Mường tượng chấm Đỏ


Thầy ơi.
Sau thời gian tu tập con rút ra được một quy trình như sau:
1. Bước 1.
 Như hai bạn nói, tập trung tâm vào một điểm cố định trên vùng không gian đen thui trước mặt, ( đây là phương pháp gom bi, tập trung tâm để nhanh vào định hơn) nếu duy trì giai đoạn này quá lâu và niệm khơi khơi thì chỉ làm mồi cho tha hóa tự tại. con tự nhủ nên nhanh chóng chuyển sang giai đoạn hai.
2. Bước 2.
Giai đoạn hai là giai đoạn mường tượng chấm đỏ giống như phương pháp sám hối của HSTD, nghĩa là:
mường tượng Ông Phật ngồi trên hoa sen 5 cánh, ngay trước mặt và sám hối.
(có thể thực hành anytime - LPN) khỏang cách >= 50cm.
Phương pháp này cận định làm cũng được và cũng có lực, Thầy dạy cận định mà sám hối theo phương pháp này rất có hiệu quả. Con tận dụng bài này để giúp mình quán chấm đỏ trong khi còn ở cận định là:
Mường tượng cái chấm đỏ đằng trước mặt, tương tự như cách mường tượng trong khi sám hối.
Phương pháp Quán khởi đầu bằng “mường tượng” là giai đoạn thấp nhất của Quán, tuy nó chưa phải là chánh định nhưng có hơi hám của chánh định và tất nhiên nó cũng có lực. Vì vậy, lúc này mà phóng cái niệm A DI ĐÀ PHẬT vào chỗ mường tượng chấm đỏ cũng có hiệu quả…không chóng thì chầy sẽ thoát khỏi tha hóa tự tại, thoát cận định để bước vào chánh định.
Bước này tiến bộ hơn bước 1.(vì không phải ai khi ở cận định cũng có thể tưởng tượng được chấm đỏ ngay...nên con hạ xuống một bậc là mường tượng chấm đỏ cho dễ hơn một tý...ai mà tưởng tượng được chấm đỏ thì không cần làm chuyện này).
3. Bước 3.
Mường tượng lâu ngày thì chấm đỏ càng ngày càng rõ ràng hơn...nghĩa là có sự tiến bộ, con biết mình đã chuyển từ “mường tượng chấm đỏ” sang thành “tưởng tượng cái chấm đỏ” đằng trước mặt...một sự tiến bộ đáng kể và con đã đặt chân vào vùng trời của chánh định từ đây...tất nhiên niệm phóng ở bước 3 lực mạnh hơn ở hai bước trên.
4. Bước 4.
Khi chấm đỏ đã nổi thành 3D và ánh sáng đã chiếu vào cái thấy thì con biết mình đã chuyển được tâm thức từ “tưởng tượng” sang thành “tư tưởng” tuy chưa hẳn 100% là tư tưởng nhưng nó là một bước tiến quan trọng tương đương với các trạng thái của tư tưởng “ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền” tùy theo độ nổi 3D; độ rõ; màu sắc và ánh sáng phát ra của đề mục.

5. Bước 5.
Khi chấm đỏ đã rõ ràng như thật; con nhìn rộng ra và nhìn thấy cả mái tóc của Ngài hoặc đọc câu khẩu quyết "Nguyện xin thể hiện" thì sẽ thấy Ngài A DI ĐÀ hoặc Tam Tôn hoặc nguyên cả Tịnh độ thì cái Quán của con không còn hơi hám của tưởng tượng nữa mà đã chuyển hoàn toàn thành TƯ TƯỞNG...” cung trời Tứ thiền cũng là cung trời của Tư tưởng” con đường từ đây đã rộng thênh thang.

Để biết mình tiến bộ hoặc thụt lùi…con tự so sánh với các bước trên, để biết mình đang ở giai đoạn nào.
Con thực hành đi tới đi lui các bước này cho thật nhuần nhuyển gọi là làm căn bản phương pháp tu của mình…xin Thầy chấm bài cho con ạ.
GỈAI THÍCH:
HHDL xin chỉ xin giải thích ý tưởng của mình ở  bước 1 và bước 2 thôi vì các bước còn lại nằm trong quy trình tu tập của Thiền hoặc Tịnh độ rồi…
Bước 1. như hai bạn nói, tập trung tâm vào một điểm cố định trên vùng không gian đen thui trước mặt, ( đây là phương pháp gom bi, tập trung tâm để nhanh vào định hơn) nếu duy trì giai đoạn này quá lâu và niệm khơi khơi thì chỉ làm mồi cho tha hóa tự tại. con tự nhủ nên nhanh chóng chuyển sang giai đoạn hai.


Nhìn bằng mắt thịt…ở đây có hai vấn đề cần thảo luận:
1.   Mở mắt nhìn:
Cái này ai cũng biết rồi nhìn bằng mắt thịt là thói quen của chúng ta từ lúc sanh ra tới giờ. Như Thầy đã dạy mở mắt nhìn vào đốm nhang, mặt trời…là các phương pháp tập của thần quyền…tu sĩ HSTD không dùng cách này tập…mà phải nhắm mắt 100%. (tuy nhiên khi lên trình độ tứ thiền nhu nhuyễn rồi thì Thầy sẽ dạy cách mở mắt quán, cái này xin chưa bàn tới ở đây).
Không tính nhìn để mồi, phương pháp này vẫn được chấp nhận nha (mồi thì chỉ cần nhìn vài giây là đủ).

2.   Nhắm mắt lại nhìn:
Nguyên văn trong kỷ thuật quán niệm của Thầy là Thế này:
Hành giả nhắm mắt 100%.
Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình.(>= 50 cm)
b. Cách niệm:
Niệm với một giọng cao nhất bằng cái tâm, có nghiã là niệm trong cái đầu, và tất nhiên là không cho phát ra thành tiếng. Cách niệm này dân Mật Tông gọi là Kim Cang Trì. Niệm từng chữ một và kéo dài ra như sau:
AAAaaaa ...
Diiiiiiiiiii......
Đààààà.....
Phậậâ.tttttt.
c. Khi niệm, mắt chăm chăm nhìn vào một điểm ngay đằng trước mặt và ngang với tầm nhìn của chính mình. Đệ nói chăm chăm có nghiã là nhìn cố định vào một điểm, không nhìn về bên phải hay nhìn về phía trái. Có nghiã là không cho cái nhìn của mình nó chạy qua, chạy lại mà chỉ nhìn có vào một điểm duy nhất mà thôi
d. Tưởng tượng cái điểm đó thành ra một cục màu đỏ y như đóm nhang (hay to bằng cái  đèn LED của máy vi tính).
Đây là toàn bộ kỹ thuật Thầy đã cung cấp. nếu chúng ta cố gắng làm đúng y chang thì đi rất là nhanh và không gặp trở ngại gì.
Nhưng sai sót của chúng ta là ở đâu?…HHDL suy nghĩ mãi và phát hiện ra sai ở chỗ này.Chúng ta quên cái câu “một tầm tay với”…mà chúng ta chỉ làm đúng ở đoạn an trú chánh niệm đằng trước mặt mà thôi.
Phân tích:
Tầm tay với trung bình của chúng ta khoảng 40 - 50cm trở lên.
Con mắt chúng ta  có hiện tượng lưu ảnh; đó là các hình ảnh lưu lại trong võng mạc một thời gian trước khi biến mất. tuy là nó lưu trong võng mạc nhưng cho ảo giác về một hình ảnh lưu lại ở trước mặt với khoảng cách từ 20cm tới 30cm.
Khi về Đà lạt, Thầy có kiểm tra xem các bạn tập lâu ngày mà chưa thấy đề mục có bị “mù” không bằng cách kiểm tra sự lưu ảnh của con mắt? Nếu có lưu lại Thầy giải thích là có thể tập được, còn không lưu lại được một hình ảnh nào hết thì coi như là con mắt bên trong nó “MÙ”.Các bạn có thể thử lại xem mình có bị “mù” con mắt bên trong hay không? Đây là bước kiểm tra thứ nhất.
Nếu không mù xin đọc tiếp.(đoạn này hơi khó vì nó liên quan tới kiến thức thế gian pháp) Cái quan trọng ở đây là lưu ảnh nó xuất hiện trong tầm 20 – 30cm …nếu các bạn tập trung một điểm đằng trước mặt ở khoảng cách này (20 - 30cm) thì…cái phạm vi này vẫn còn nằm trong tầm thấy của con mắt. (nhãn căn).
mà theo kinh VI DIỆU PHÁP tu tập trên cái thấy của con mắt (nhãn căn) thì chỉ đưa đến kết quả cao nhất là cận định mà thôi.
Nhấn mạnh: Cho nên nếu cái điểm các bạn chọn để tập trung, ở trong tầm 20 -30 cm thì cái thấy của các bạn vẫn là cái thấy của con mắt. chứ chưa phải là cái thấy của ý căn.
Hậu quả:
Nếu tập trung ở tầm này thì : các bạn sẽ thấy nhiều điểm sáng xuất hiện bất ngờ không báo trước và đủ màu sắc vì sao vậy? đó là do các bạn tập trung chú ý vào một điểm ở khoảng cách gần liên tục nên thỉnh thoảng có vài hạt tỉnh điện chạy qua dây thần kinh của điểm vàng ở đáy con mắt và xuất hiện các điểm sáng như trên. Vì là hình ảnh do con mắt nó sinh ra nên kết luận là cận định.
(HHDL có lần xuất hiện ánh sáng tròn vo bằng đồng xu và sáng trưng he he Thầy nói là cận định thế là hiểu liền)
Hoặc do tập trung ở trình độ cận định lâu ngày nên các ông tiên (tha hóa tự tại) nhất là các ông điện thần nhân xuất hiện các ông này truyền Linh điển vào các bạn, nó là một dạng tỉnh điện, tỉnh điện này nó chạy qua đáy mắt (điểm vàng) của các bạn thế là xuất hiện ảo giác. Có thể thấy này thấy nọ nhưng là đồ vay mượn mà thôi. Chơi lâu ngày sẽ bị nhập thấy tê, rần rần, thỉnh thoảng vài chỗ trên mặt hoặc trên thân nó rung rung, cơ nó giật giật (do tỉnh điện nó gây ra) thấy vậy là gần bị nhập rồi đó các bạn. cái ảo giác do mấy ông tha hóa chiếu cho xem nó gần mắt tầm 20 -30 cm.
TV của tứ thiền chính hiệu ở tầm 40- 50 cm trở lên (một tầm tay với) tùy tâm lực và nổi 3D rõ ràng...khoảng cách này mới nổi 3D được.

CÁCH GIẢI QUYẾT:
Các bạn nên cố gắng tập theo đúng lời Thầy dạy là:
“Hành giả nhắm mắt 100%. 
(hoàn toàn thư giãn đôi mắt, ko dùng mắt thịt - LPN)
Trong khi nhắm mắt lại như vậy thì lại nhìn vào một điểm. Điểm này nằm ngang với tầm nhìn và khoảng cách bằng một với tay của mình.” Với khoảng cách một tầm tay với…nó tầm 50cm trở lên thì khoảng cách này nó vượt qua tầm thấy của lưu ảnh. Thế là cái thấy nó không còn là cái thấy của con mắt nữa, mà nó chuyển qua cái thấy của ý căn.
Theo Vi diệu pháp Thầy dạy đóng ngũ căn lại chỉ dùng một ý căn để tập là kỷ thuật này đây. chỉ khác nhau là chỗ tập trung mà xa một tầm tay với trở lên thì là cái thấy của ý căn;-> chánh định.
Đẩy đề mục đi càng xa thì độ chánh định càng sâu, càng nhỏ lại thì tâm lực càng mạnh.(tùy theo sức của mình) ngược lại: nhỏ hơn tầm tay với thì là cái thấy của nhãn căn -> rơi vào cận định…(tuy nhắm mắt mà các bạn cứ căng mắt ra nhìn trước mặt và đợi đề mục xuất hiện; chứ không chịu ngừng cái nhìn của con mắt và chuyển qua cái nhìn của ý căn).
Không có lực mà niệm này niệm nọ thì chỉ rước họa vào thân.
Một số bạn không đủ sức để tập trung ở khoảng cách một tầm tay với thì làm sao?
Còn thực tế chúng ta làm thì chỉ tập trung được cái tầm nhìn khi nhắm mắt ở khoảng cách tầm 20 -30 cm mà thôi, nên cứ loay hoay mãi trong cận định.
Để khắc phục HHDL mới xin Thầy được sử dụng phương pháp mường tượng cái chấm đỏ.
Nếu ở khoảng cách này (20 -30 cm) mà mường tượng thì nó là cái thấy của ý căn (Chú ý mường tượng không phải là cái thấy của lưu ảnh)
 Trình tự cái thấy của chúng ta như sau:
Hình vẽ cái chấm đỏ -> mắt -.> võng mạc (lưu ảnh) -> theo dây thần kinh đi vào não bộ (ý căn), và lưu giử lại đây.Thầy gọi quá trình này là làm cho bộ thần kinh nó học.
Lưu ảnh : là cái thấy ở võng mạc. chỉ lưu lại được vài phần/giây thôi rồi biến mất liền. tiêu chuẩn xem phim là 24 hình/giây thì ko bị giật.
Còn mường tượng là cái thấy lưu trong não bộ.( Mường tượng là chúng ta cố gắng nhớ lại cái hình ảnh chấm đỏ mà trước đây đã thấy, đã được lưu trong não bộ.)
(ý thức) nay ta bắt nó chiếu ra lại.
Tưởng tượng là cái thấy trung gian (giữa ý thức và tiềm thức).
Tư tưởng là cái thấy của (tiềm thức - A lơi da thức).

Mường tượng:  là các bạn khắc phục được điều mà các bạn bỏ qua trong câu khẩu quyết của Thầy là “khoảng cách một tầm tay với”.

Con hay suy nghĩ về câu Thầy dặn : nhắm mắt 100%.
Nhắm 100% là sao ta ?? Vì nhắm là nhắm sát , nhắm tịt rồi, chỉ khi tập trung chưa quen mới bị rung giật mí mắt. Vậy cái số 100% là cái gì ?
Trong cái hiểu của con lúc đó ( và tới bây giờ ) là :
- Đại đa số hành giả khi nhắm mắt quán đề mục thì dù đã khép mí mắt hoàn toàn, nhưng vẫn dùng con mắt bị nhắm gồng lên chăm chú vào một điểm cách một khoảng để vẽ đề mục. Thực chất, cái điểm đó khi dùng con mắt đã nhắm đó để nhìn thì chỉ nhìn xa nhất là tới .... cái mí mắt !
Không gian và khoảng cách đã bị đánh lừa bởi thị giác hạn chế do thói quen xưa giờ "nhìn là phải mở mắt" như chú HHDL nói trên, nên Cái Thấy nó ra nhỏ nhỏ to to không ổn định và cảm tưởng như cách tầm 20-30cm --> Cận Định.
- Khi nhận ra vấn đề này, con hiểu rằng 100% nghĩa là mình không dùng con mắt đã nhắm để cố vẽ lên cái mí mắt nữa. Mà hoàn toàn thư giãn đôi mắt. Một vài lần đầu chưa quen thì bị lấn cấn tâm lý ở chỗ là :
  *  Cái Thấy của mình là điểm sáng đã ra đây, còn Cái Thấy khi không dùng con mắt nhắm mà thấy có phải do trí nhớ, trí tưởng tượng mà thấy ?? Một số hành giả không chấp nhận Cái Thấy này cho dù nó mờ mờ ảo ảo như khi mình nhớ mặt người thân của mình. Trong số này có con, kẹt một khoảng thời gian và lâu lâu vẫn kẹt lại.
Cho tới khi đọc bài Chú viết thì con vững lòng rồi. Thầy mà ký duyệt là con nhe răng cười hoài luôn cho coi ! GrinGrinGrin
- Làm chưa quen thì nó không có đẩy ra được, và con bị lấn cấn ở chỗ này tiếp : tâm lực chia hai phần (--> yếu xìu) do chơi trò bắt cá hai tay này :  
1 là, vẫn giữ cái điểm đằng trước mặt mà nhìn chăm chú.
2 là, cố nhớ lại cái đề mục trong trí nhớ = bên trong đầu (như nhớ mặt Má mình) và cố đẩy ra xa một tầm với tay. Rồi ráp cái hình ảnh đẩy ra đó tới khoảng cách đó.

- Khi đã hơi quen rồi thì bất cứ hình ảnh nào chợt nhớ trong ngày lúc nhắm mắt con cũng cố đẩy ra xa luôn, coi như ... tập quán suốt ngày nhưng không tác ý, chỉ để lấy đà cho quen cách đẩy cái thấy ra trước. Khi quen hơn thì hễ làm gì mà nhắm mắt được trong sinh hoạt thì con đẩy đề mục ra và vừa quán vừa niệm.

- Khi đã quen với cái nhắm 100% này, thì cái Ý của mình mường tượng cái đề mục cũng giống như nhớ lại khuôn mặt người thân, chỉ khác là, con làm thêm cái động tác : đẩy cái mường tượng này ra xa như mình đang thấy Má mình đứng ở khoảng cách một tầm với tay chứ không như cái thấy của trí nhớ là vị trí lởn vởn ngay trong đầu.
Và động tác Quán đề mục lúc này con mới cảm giác thật sự nó chiếu ra từ Ajna.
--> theo cái hiểu của con thì đây là : Dùng Ý để Quán.
Túm lại là làm riết nó quen. Làm nhiều nó thuộc.
nguồn: forum/hoasentrenda.com