ĐIỀU THÂN, ĐIỀU TỨC

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THÂN


TƯ THẾ THIỀN: Nhớ để nguyên CÁI LƯỠI tiếp xúc với HÀM ẾCH.

Định nghĩa: 
Là một tư thế ĐƠN GIẢN, thăng bằng, an toàn, ít bị mỏi.

Phân loại: 
Có hai tư thế thường dùng: NGỒI và NẰM.
     Ngồi: Ngồi ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi. Nếu thích ngồi BÁN GIÀ thì nên theo cách đã được trình bày ở các sách HATHA YOGA (Nhớ để bàn chân PHẢI trên bàn chân TRÁI). Nếu chọn tư thế ngồi trên ghế thì để hai gót chạm nhẹ vào nhau.
     Nằm: Nằm ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi

Phương Hướng:
Có những người không hề bị DỊ ỨNG thì sẽ có (4) cảm giác chính sau:
- Cảm giác không ĐÃ, hay không AN TOÀN khi quay mặt về hướng đó.
- Khi công phu BỊ VẶN CỔ một cách đột ngột về một hướng khác.
- Cảm giác NHƯ BỊ NGHIÊNG, mà thật ra mình ngồi rất thẳng.
- Cảm giác LẮC LƯ nhẹ nhàng, ngay cả lúc nằm cũng vậy.

Giải quyết:
Cứ XOAY từ từ cả thân hình qua hướng khác (nhớ xoay theo chiều kim đồng hồ).
Ví dụ: Nếu lần này ngồi ở hướng BẮC thì tới lần công phu sau sẽ ngồi quay mặt về hướng ĐÔNG BẮC. Nếu lại không được, thì ở lần sau, ta lại xoay qua hướng ĐÔNG…

THƯ GIÃN:

Định nghĩa: 
Là không gồng bất cứ bắp thịt nào KHÔNG CẦN THIẾT trong lúc công phu: Vẫn giữ hàm răng KHÍT, cả cái lưỡi tiếp xúc với hàm ếch (vòm họng).

Mục đích: Tránh VỌNG NIỆM thường xuất hiện vào lúc mới vô công phu.

Thực hành:
Buông thả tất cả các bắp thịt từ đầu ngón chân, qua các khớp, lên đến đầu. Nếu trong lúc buông thả mà có chỗ nào bị trở ngại thì:
Gồng nhẹ nó lên rồi thả ĐỘT NGỘT (Như 1 sợi dây đang căng bị cắt đứt đột ngột !). Điều thân cho ngon lành đã, rồi mới thực hành TIẾP TỤC…

a) Buông xả mọi việc và ý tưởng.
Đã buông xả thì buông xả thể xác trước, rồi tới tư tưởng sau: Thì mới đi xa được. Cách buông xả của Hai Lúa tôi, khi ngồi, như sau: Từ tư thế ngồi cứ một hơi thở hít vô rồi thở ra, tôi để ý đến ngón chân và khi thở ra: tôi buông thả nó, xong tới bắp vế, rồi tới đùi, hậu môn, vai, cổ hơi cúi đầu xuống (Gập cằm, nhẹ thôi!), dùng đầu như “đội trần nhà sẽ làm xương sống thẳng một cách tự nhiên.

b) Đếm hơi thở
Sau đó tôi đếm hơi thở như sau: Hít vào thở ra, tôi tưởng tượng vẽ một con số trong các loại đồng hồ điện tử xuất hiện đằng trước mặt như sau:
1, 2, 3... cho tới 12. 

Lặp đi lặp lại ba chu kỳ, những con số chỉ cần xuất hiện “Mờ Mờ” thôi là đủ rồi vì đây chỉ là cách để làm cho tâm quên đi những việc thường ngày thôi (buông xả tư tưởng).



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TỨC


Định nghĩa: 
Là sự chú ý vào sự RA, VÀO của hơi thở, dựa vô đó có thể thư giãn được dễ dàng hơn, chỉ đưa tu sĩ tới CẬN ĐỊNH thôi, đừng quá tin vô kinh sách.
Sự phân bổ khí lực:
Khi hít VÀO: Khí lực bị CHẶN ĐỨNG. Khi thở ra: Khí lực được LƯU THÔNG.
Vì thế, nên thư giãn các cơ bắp vào lúc: THỞ RA (thở ra dài hơn hít vô).

Mục đích:
Nối tiếp tình trạng CẬN ĐỊNH với CHÁNH ĐỊNH:
Từ CẬN ĐỊNH qua CHÁNH ĐỊNH là qua hai trạng thái tâm lý rất khác nhau:
Ở cận định: THAM DỤC còn rất nhiều (không thể hết được!).
Ở chánh định: THAM DỤC càng ngày càng mất đi (tùy theo độ nhập định).
Nên khi đi từ cận định đến chánh định, ta sẽ không tránh khỏi một sự đảo lộn về tâm lý. Như chúng ta sẽ thấy như sau:
"BẤT CỨ SỰ DAO ĐỘNG TÂM LÝ NÀO ĐỀU DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ: tuột định."
Do đó nên giải quyết như sau:
    
Thực hành:
Với hai ngõ vào (mũi, miệng) và hai chỗ chứa (phổi, bụng), ta có ngay sự phân bố về đặc tính ÂM (-), DƯƠNG (+) như sau:
Mũi (+) --- VÀO --- (-) Miệng
PHỔI (+) --- CHỨA --- (-) BỤNG
Ta nhận xét như sau: nếu khi thở, mà dùng MŨI với PHỔI là thuần DƯƠNG (+,+):
Ta sẽ bị nóng tính, hồi hộp, dễ kích động, KHÓ THƯ GIÃN…
Nếu khi thở có sự phối hợp giữa MIỆNG và BỤNG là thuần âm (-,-): Ta sẽ bị: chết vì kiệt, hay yếu xìu, bệnh nặng…

Vì vậy: Ta nên dùng MŨI và BỤNG: Âm dương điều hòa: (+,-) là hơi thở TRẺ THƠ!
CHÚ Ý TỚI HƠI THỞ RA nhiều hơn HÍT VÀO (thở DÀI ra nhưng đừng quá mức).
Ví dụ: Nhắm mắt lại, khởi sự bằng hơi HÍT VÀO, khi THỞ RA lại tưởng tượng:
-Con số xuất hiện (mờ mờ) ngay đằng trước mặt trong một khung hình nhỏ.
-Lập lại ba (3) chu kỳ; mỗi chu kỳ gồm 12 con số hay 12 HƠI THỞ.
-Chú ý đến việc TÁC Ý vô những con số đó để làm cho chúng RÕ lên.
-Nên thở chậm thôi, cố gắng phồng BỤNG lên khi hít VÀO. RỒI SẼ QUEN