3 Điều cấm kỵ


Do vậy mà nhân vật nào mà đứng ra tập cho Nhí thì phải hội đủ hai tính chất: 
Vui tính tàn canh gió lốc, và kiên nhẫn kinh hồn.
Vui tính tàn canh gió lốc để mong có thể là người bạn thân với Nhí, là cái chỗ mà Nhí muốn nói cái gì thì cũng được gọi ... là hay, là lạ. Với đặc tính là không bao giờ kết án Nhí nói sai nên Nhí không có gì mà phải sợ! Nhí cứ thấy sao là nói vậy. Chuyện này sẽ kéo dài cho tới hai năm sau (ví dụ là Nhí tập từ 7 tuổi thì đến chín tuổi) thì độ khả tính của câu chuyện mới là cao được. Còn trước đó thì Nhí cứ lẫn lộn cái trí tưởng tượng của mình với cái thấy của màn tivi.

Điều cấm kỵ:
1.Trong thời gian này, điều cấm kỵ là cho nó coi chuyện tình cảm của người lớn. Vì nó sẽ phanh phui ra hết, và khi nó thấy chuyện "nghiên cứu" thì nó sẽ gớm và không thèm coi nữa. Nó sẽ phản ứng quyết liệt là làm như vậy là ... dơ màn tivi của nó.
2.Điều cấm kỵ thứ hai là: Không cho nó nghiên cứu chuyện làm ăn thua lổ. Vì một lần nữa là nó sẽ phanh phui ra hết và biết được những mánh khóe trong nghề nghiệp và do đó nó sẽ mất niềm tin đối với người và người.

Phải biết là Nhí rất là tôn trọng bí mật cá nhân, Nhí sẽ không được quyền tự ý phanh phui chuyện người khác, vì làm như vậy là phạm giới và bị tuột công phu ngay lập tức liền.
Khi để ý tới ai thì sẽ xuất hiện những yếu tố liên quan tới bản thân Nhí mà thôi (ví dụ như là Nhí sẽ biết là: Đây là ông chú của Ba vào tiền kiếp, hay là người bạn thân của Nhí vào tiền kiếp ...). Còn ngoài ra thì Nhí không muốn thấy.

Và hay một điều là Nhi biết nhưng Nhí lại không hé mồi điều gì cả (Nhất là khi Nhí đọc được tư tưởng).

Điều không thể được và không bao gìơ nên áp dụng đó là người ác tâm mà lại tìm cách chỉ dạy Nhí. 

Nó tai hại ở chỗ này:

Khi người này đưa công thức cho Nhí tập thì cái "ác tâm" nó ... đụng Nhí trước. Do cái ác tâm này mà Nhí sẽ gặp trở ngại vô cùng khi công phu. Linh ảnh chao đảo và không cách gì mà rõ ràng được. Và khi trình bày lại kết quả thì Nhí lại đụng phải cái ác tâm này nữa: Do đó lời báo cáo cũng không còn trung thực mà chỉ là để ... đối phó cho yên thân mà thôi:
3.Người Ác Tâm (NAT) hỏi Nhí:
- - Sao rồi?
- - Dạ,(Nhí ngập ngừng) nó cũng rõ và sáng lắm
- - Từ một tới mười nó sáng bao nhiêu?
- - Dạ (Nhí ngập ngừng) 7
Và đây là điểm chết của vấn đề:
- - Sao là 7 hả? Con tu hành gì kỳ vậy? Người ta là 10 rồi mà con chỉ là 7 là tại sao?
(do sợ quá mà lần sau Nhí sẽ trả lời một cách liều lỉnh là ... 10 ... cho yên thân) thế là bao nhiêu công trình tu hành đều xuống hố. Vì Nhí phải trả lời xạo để được yên thân! 

Mà xạo cái gì thì còn được, chớ xạo trong công phu là tiêu. 

Chỉ cần một lần thôi, là hệ thống của "cái Thấy" tự động hủy hoại!

Tâm của Nhí không còn chuẩn để tu hành nữa mà phải đợi vài ba năm sau thì may ra mới tiến bộ được. Vì cái xạo mà nó đã lọt ngay vào công phu là nó hủy hoại nguyên cả quy trình tu hành.
Y như con mắt mà lại chế acid vào là hết thấy đường liền.

Tới đây sẽ là câu hỏi, câu hỏi và câu hỏi? Xin quý Bạn cứ tự nhiên mà đưa ra. tibu sẽ cố gắng hết sức để trình bày lại cho rõ ràng hơn và cũng sẽ cố gắng hết mình để tìm ra câu trả lời thích đáng cho dù phải lặn lội lên Liên Hoa Tạng hay là lục lọi vài Thai Tạng để tìm cho ra câu trả lời Roll Eyes Cheesy Grin Smiley
Hết

Vừa vui vừa học


Chương trình thì tibu đã ... dùng hai đứa con ruột của mình ra làm thí nghiệm nên đã có sẳn, với bằng chứng khá vững chắc là sự xuất hiện của những Nhí, những Nhí này chưa một lần tay bắt, mặt mừng với tibu và chỉ nhận phương pháp qua cách tu hàm thụ, khoảng cách xa như vậy (nữa vòng Trái Đất), không có ảnh hưởng một tý xiú nào cả. Bên này thì có vài Nhí, những Nhí này thì có ... tay bắt, mặt mừng và nội công thì cũng y như là những Nhí kia.

Chuyện gì cũng vậy: Có một đưá con giỏi, đối với phương pháp này thì ... không có khó lắm đâu. Nhưng mà duy trì đứa con này thì mới là vấn đề. Vấn đề ở đây là vì Nhí quá giỏi và vượt xa những gì mà mình có thể tưởng tượng, nên mình ... khớp cơ và tự nhiên coi đây là những ông thánh sống. Rồi nó đòi hỏi cái gì là mình làm theo ý của nó, do đó cho nên tỷ lệ hư hỏng cũng có thể xảy ra như thường.

tibu rất là khoái những gia đình tuy là có Nhí nhưng vẫn cứ coi nó là đứa con của mình: Có nghiã là nó mà cà chớn là đánh cho nó chừa. Kỹ luật sắc như vậy, xem ra là ... có lợi cho đứa trẻ, vì những trận đòn này mà đứa nhỏ không dám khinh chê và coi thường những đứa bạn của nó và cho những người bạn đó là đồ chậm tiêu. 
Mặt khác những trận đòn này làm cho những vi tế khinh người, vi tế "ta đây", vi tế "mâm trên", vi tế "coi thường" khó có cơ hội để hình thành, vì nó hiểu là: "Hay thì được khen, còn cà chớn là ... ăn đòn". 

Nhưng người lớn cũng phải hiểu là: Tụi nhỏ ít sợ ăn đòn hơn là nhìn thấy tình trạng công phu của chính nó bị tuột khi chính nó đã làm bậy.

Vì tụi nó học từ lúc nhỏ nên tụi nó không có hiểu là " Làm như vậy để làm gì?" mà tụi nó chỉ có thấy thích thú khi người lớn lại khen tụi nó làm hay quá! Khái niệm tu hành tuy vậy mà ... không có Grin Đối với tụi nhỏ thì đây là một trò chơi mà cả gia đình phải tham gia. Lý do chính thức là: Tụi Nhí làm là vì nó thấy người lớn thích thú với kết quả như vầy, như kia.
Công việc chữa bệnh cho người nhà, là nó làm chỉ vì người lớn khóai. Đối với Nhí thì công việc này quá dể và không có gì là quan trọng.
Ngược lại công việc "đô tử" thì ảnh hưởng đến tụi nó ghê gớm lắm. (có đứa sợ quá nên không còn thích thú làm nữa
Kế đến là coi kiếp của chính nó.

Tuy nhiên, đây là những đứa nhỏ nên tuy rằng nó có coi, và coi rất là chính xác, nhưng nó chưa có thấm thiá gì đâu. Trừ khi nó coi và nó tự rút kinh nghiệm từ kiếp đó. Nó mà làm như vậy thì nó biến chuyển rất là nhiều.
Còn mình nhắc nó thì nó làm cho có lệ: Nó cũng có những biến chuyển, nhưng không có là bao so với những đứa "tự phát" (Những đứa có khuynh hướng "tự phát" này, nó thích tu tập ngay từ đầu). Câu chuyện lý tưởng sẽ là như vầy:
- - Con mà cũng coi được tiền kiếp à?
- - Coi được chớ!
- - Nó ra làm sao đâu? Con kể cho ... nghe coi Roll Eyes Smiley
Nhí sẽ nói là nó nhiều lắm, làm sao mà kể hết được?
và đây là chiêu nhắc khéo nó đây, nhớ cái cách nói chuyện với Nhí:
- - Trong kiếp đó con làm hay ở chỗ nào? Con kể ra để cho ... học với, là vì chỉ có một mình con là coi được mà thôi.
Nhí sẽ tìm cách kể lại những cái hay mà trong kiếp đó nó đã làm.
- - Hay quá! Với kết quả hiển nhiên như vậy, mà tội gì mình không làm nữa phải không?
Và rồi đây là đến khúc quanh của nó đây, người lớn hỏi về khuyết điểm của nó trong kiếp sống đó, vì với lý do là để cho người lớn cũng rút kinh nghiệm nên nó sẽ cố gắng kể.

Phải hiểu ngay chỗ này: Chữ của tụi Nhí không có nhiều nên sẽ có những đoạn mình không ... hiểu gì hết.
Và khi kể lại thì Nhí rất là mệt, nên nó có quyền tự nhiên ngừng ngang và nhảy nhót đi chỗ khác chơi  Cheesy  Roll Eyes Grin. Và mình cũng phải cho nó làm như vậy, chớ đừng có bắt nó làm nghiêm chỉnh thì mất tính chất quan trọng bật nhất là "Vưà Vui, Vừa Học". Nên nhớ là không có đặc tính này thì ... không bao giờ có Nhí. Cho dù đó là "Tiền Thai Giáo Nhí".

Cửa Sổ Tâm Linh


Thật ra, đứa bé nào cũng có một thời gian để khai mở tâm linh mà tibu gọi là "Cửa Sổ Tâm Linh". Tất nhiên có đứa thì cửa sổ này nó ngắn và có đứa thì nó dài!
Yếu tố "dài" và "ngắn" có thể sữa đổi đôi chút. Thông thường thì có thể sữa đổi theo ... ý thích của chính đứa trẻ. Nó mà ưa rồi thì nó làm cả ngày, cả đêm. Nó mà không ưa thì ... thôi, không ai có thể làm gì khác hơn được.

Nguyên tắc là mình làm thế nào cho đứa bé bị ám ảnh bởi những khám phá mới lạ trong khi tu tập. Và chính nó được khuyến khích khi nó tìm ra điều này, điều nọ. Không có người làm nhịp cầu thông cảm này thì nó cũng có thích nhưng không có được nhiều bằng.

Cái điểm lợi trước mắt là đứa nhỏ có một sự tập trung hơn người và đây là yếu tố thành công. Vì nó có được sự tập trung cao độ nên môi trường sinh hoạt của nó là một điều quan trọng. 

Tuy nhiên, đây là lảnh vực của nghiệp quả nên người lớn chỉ có thể can thiệp vào được một phần nào thôi. Đừng hy vọng gì cao xa trong vấn đề cải tạo môi trường của đứa trẻ. Mình chỉ có thể làm được chút đỉnh mà thôi.

Tại sao? là vì đứa bé đã có thân xác rồi, thì mình (người lớn) mới mò ra phương pháp để tu hành! Do sự trể nải này mà thân xác đứa bé đã gắng liền với môi trường nghiệp quả của chính nó rồi, khi nó vưà mới thụ thai (nó thụ thai vào ngay cái thời gian mình chưa tu hành). Do yếu tố này mà mình chỉ làm được chút đỉnh mà thôi.

Phải hiểu cho rõ yếu tố trên để mà không có buồn khi vô tình so sánh với những đưá trẻ khác.

Mặc khác, tính tình đứa trẻ có thể thay đổi do người lớn tu hành hay quá (chứng đắc A Na Hàm cho tới A La Hán) dỉ nhiên, Tu Đà Hường hay Tu Đà Hàm thì chưa có sao.

Tại sao có chuyện kỳ cục vậy? Là vì A Na Hàm hay A La Hán chỉ còn sống với con người trong kiếp này mà thôi. 

Một bên thì thăng thiên lên cõi Tứ Thiền để mà tu thành A La Hán và nhập Niết Bàn trên đó luôn (Nói về A Na Hàm), và một bên còn ngon lành hơn nữa là nhập Niết Bàn ngay sau khi chấm dứt kiếp sống cuối cùng này (Nói về A La hán).

Hai Thánh Tăng này mà là cư sĩ  và có con thì sẽ lảnh thẹo. Do những ác nghiệp đối với Cha Mẹ mà Thánh Tăng đã tạo ra đối với Cha Mẹ mình vào thời xa xưa!

Do Thánh Tăng có đứa con, nên đứa con sẽ thay đổi tính tình và đại diện cho ác nghiệp để mà đòi lại.

Không có chuyện gì mà buồn phiền: Âu cũng là chuyện xòng phẳng với nhau mà thôi Grin Roll Eyes Smiley

(còn tiếp)

Việc Nuôi Dạy Bé

Việc Nuôi Dạy Bé

Nên:
- Tu Tập được xem là một thói quen tốt cho bé, chứ đừng kỳ vọng kết quả. 
- Chơi với bé nhiều hơn là ra lệnh bé làm cái này cái nọ. Khen ngợi sách tấn bé, và điều chỉnh khi bé sai phạm. Khi bé nói dối là phải điều chỉnh ngay.
- Để cho em bé làm chứ mình không có làm thay- cả việc đạo lẫn việc đời.
- Nên nói những câu chuyện liên quan về nhân quả cho bé nghe.
- Nên cho bé đọc truyện tranh Phật giáo. 

Không nên:

- Không nên nói hoặc vẻ vời đường cho hưu chạy. (thí dụ: nói trước những chuyện chưa xảy ra cho bé).
- Không nên hỏi bé nhiều về việc tu tập, mà để tự bé thỏ thẻ kể chuyện bé “chơi” với đề mục của bé. 
- Không nên so sánh người này người kia với bé.
- Không nên nói chuyện công việc làm ăn lời lỗ trước mặt bé.
- Không nên sân hận gây gổ trong gia đình trước mặt bé.

Trên đây là những điểm chính yếu được chia sẻ của chú Phước Nhỏ, người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các Nhí và bé.