Cách cột Tâm

Cách cột Tâm 


34650- 14 điều dạy của Phật
bt: Mới đi làm về, thấy trên bàn có tấm tranh lụa mở ra xem thì ra là.. 14 điều răn của Phật, xin trích vài câu:
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ
6. Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu.
7. Đáng thương nhất của đời người là tự ty...
Làm người thì ai mà không (có khi) dối trá, tự đại, ghen tỵ, tự ty v.v... Muốn tránh được những cái này thì có cách nào từng bước một để tiêu trừ không?
mến
HL: Dối trá: đụng chạm ngoài đời thì... dối trá là chuyện thường. Thế nhưng khi đã phát tâm tu hành thì bước đầu tiên nên chọn một khu vực nào đó... để tập... nói thật. Có nghĩa là hễ mà bước vào khu vực đó thì tu sĩ bắt buộc phải nói thật cho dù có banh thây, nát thịt, hay quê xệ đến chừng nào đi nữa thì cũng phải nói thiệt.
Cao hơn tý nữa: là kiểm tra tư tưởng liên tục, và hễ hở ra (có nghĩa là dư thời giờ) là thiền định liền. Chữ “liên tục” ở đây là không có chuyện giải lao mà là xiết bù lon cái tư tưởng. Làm như vậy thì có lúc đuối người và xuống tinh thần vì thấy cái tư tưởng có quá ghê tởm. Lúc này nên ca hát lên vài câu Pháp Cú cho tỉnh táo rồi làm tiếp, nhưng câu đó như sau:           
            300.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui niềm bất hại.
            301.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui tu thiền quán
Hay là nên ngâm nga:
            197.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không hận, giữa hận thù!
                        Giữa những người thù hận,
                        Ta sống, không hận thù!
            198.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không bệnh giữa ốm đau!
                         Giữa những người bệnh hoạn,
                        Ta sống, không ốm đau.
(đệ chế lại chút xíu: thay chữ “ốm đau” thành: bệnh hoạn)
            199.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không rộn giữa rộn ràng;
                        Giữa những người rộn ràng,
                        Ta sống, không rộn ràng.
Và chiêu thức cuối cùng nhưng cũng là chiêu đầu tiên khi đệ thức dậy, đó là kêu to trong tâm cái tên của mình và dạ ba lần:
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
Chiêu này để tự nhắc nhở với đệ rằng: Ngày hôm nay là ngày Tui điều khiển ông chớ không phải ông lại điều khiển tui như hồi trước khi tui tu. (có thể đổi tên của mình để gọi_tui)

Hai  Lúa



Hướng tâm lên trên khi làm việc/sinh hoạt trong ngày là em cứ chú ý tới cái không gian trước trán mình và cố gắng mường tượng cái đề mục ở đó.

Sau một thời gian làm quen cái chuyện hướng tâm lên này thì chuyển qua giai đoạn đẩy cái đề mục mường tượng đó ra xa một chút, mỗi ngày cố đẩy ra xa mỗi chút 


Sau đó nó ra cái đề mục thiệt luôn : tức là cứ hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục cách một khoảng từ Ajna chiếu ra, rồi cứ cố ngày từng ngày đẩy nó ra một chút, tới chừng em làm nó xa đủ khoảng một với tay rồi thì cũng là lúc em quen rồi nên một cách rất tự nhiên - nó ra đề mục của em ngay đó luôn trong khi sinh hoạt hằng ngày.

Ban đầu cháu làm theo kiểu nhớ lại khuôn mặt Má cháu, hay mặt thằng nhóc con cho nó dễ, rồi đẩy cái hình ảnh đó ra trước trán. Khi em mình đã quen và hiểu ý rồi thì cháu nhớ cái hình mồi đề mục rồi đẩy ra. Rồi không nhớ hình mồi nữa mà cố vẽ đề mục ra rồi đẩy.

Vì trên đây chỉ là Kỹ thuật tập cho cái Tâm mình nó hướng về chuyện tu tập để không lăng xăng nghĩ bậy, nghĩ linh tinh trong khi làm việc /sinh hoạt ( mở mắt ). Tập cho tâm mình nó hướng lên trên để quen dần cách đưa đề mục ra xa. Nên LC có viết rõ trên kia là : tập hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục, chứ không phải quán và niệm đề mục.

Còn khi vào tập chính thì Niệm và Quán cần đồng thời mới có sự tập trung cao và có lực đúng theo cách thực hành mà Thầy và HSDT trao khi mình nhận đề mục ạ.

Áp dụng
-Thoải mái,thoải mái và thoải mái ...có nghĩa là không nặng về kỹ thuật gì hết á,vì chỉ là tâm nghĩ đến mà thui 

-Đoc câu Chuối ghi - mình thực hành ngay liền tại chỗ: như là đang coi tivi -phim Hài Hoài Linh- ở trên đầu tủ ý :nội dung phim hay quá ,mà mình cứ vừa lặt rau,mắt nhìn rau(coi chừng có con sâu đang bò đó nha!) ,mà tâm cứ hướng lên trên TVi để nghe  Hoài Linh nói chuyện /diễn măc cười quá.... Grin Grin

-Bi giờ mình thay phim Hàì bằng chấm đỏ/ngọn lửa...-> tâm mường tượng ra mờ mờ là ok rùi .(khỏi phải suy nghi vọng tưởng là con nhỏ này đó ...hài dô duyên quá,không biết trưa mai nấu món gì, cái anh chàng đó sẽ lấy con nhỏ kia đẹp hơn.. Grin Grin.) 

-Khi mà mình cảm thầy mờ mờ " rành rọt "rùi thì mình đẩy cái tủ ti vi đi xa một chút(Chuối ghi là đẩy đề mục ra xa tí xíu nữa)
....
Và như vậy lâu ngày thì kết quả là mình quen "An trú CNDTM" và thấy đề mục 100%-> cái này với mình thì ý này thấy rất quan trọng lắm(tập được sẽ nói sau há Chuối )
...
Cám ơn Chuối và mọi người ạ

Kính

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta phát tâm tu hành?

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta phát tâm tu hành?


Các bạn thân mến, Sự phát tâm tu hành của mình cũng sẽ đụng ba lực lượng này:
1. Lực lượng chống đối (có thể hữu hình và vô hình) lực lượng này do ác nghiệp mà mình vô tình hay cố ý tạo ra.
2. Lực lượng trung gian: Lực lượng này (cũng có thể là hữu hình và vô hình) trong đó có một số đông là những ông hàng xóm của mình như anh chị em, bạn bè thân thích, và một số thế giới vô hình như thổ thần, và quỷ thần ở đâu đó... Mặc dù chúng ta không thấy họ nhưng họ cũng ở đó lâu rồi.
3. Và lực lượng ủng hộ mình: là những huynh đệ cùng có cái nhìn như mình và cùng tu hành như mình (lực lượng này cũng có phần hữu hình và vô hình của nó). Và nhất là một số các vị Hộ pháp vì lời hứa với Đức Phật (kinh Pháp Hoa) mà họ sẽ phải hộ trì những người sơ tâm.
Sự yên ổn tu hành có được hay không, cũng tùy thuộc vào thái độ tu hành của mình. Một phần cũng chính vì thái độ không tôn trọng nhau mà trước nhất các vị Hộ Pháp sẽ làm cho mình gặp khó khăn và khổ sở vô cùng khi tiếp tục tu hành mà không chịu sửa đổi những lỗi lầm của mình.

Vào những lúc đầu tiên


Cái tâm tu hành, vào những lúc đầu tiên, nó không có thể hiểu ý của mình là cái gì! Cho nên lúc nào nó cứ lụp chụp, và không thể nào làm theo cái trí thông minh của mình được. Hiện tượng "Không đồng bộ này" rất là thông thường vì là do chưa quen.

Tất nhiên, không phải là dùng tới roi vọt mà nó chịu nghe theo mình đâu! (Chuyện này là do ảnh hưởng của thời tu kín của con hồi kiếp xa xưa mà ra đó).

Mà hầu hết là dùng sự điều đình tâm thức, có nghĩa là nói đi nói lại, và cứ nói rất rất nhiều lần cho em nó nghe, và lúc đó, em nó mới hiểu ý định của con là cái gì! Như vậy là nên cho em nó hiểu là khi làm như vậy là hợp lý, là đúng rồi đó.

Tibu gọi là "em nó" với ý nghĩa là cái linh hồn đó.

Trong HSTD kết quả thông thường cho thấy:
Để cho linh hồn (còn gọi là "em nó") hoạt động đồng bộ với thể xác thì tu sĩ đều mất rất là nhiều thời gian tinh tấn tu hành ở mức độ là 70% sức khỏe của chính mình. 

Trong thời gian này, quan trọng nhất là không nên nôn nóng, hay là sân hận không có lý do (như là: Tự nhiên suy nghĩ về chuyện quá khứ xa xôi nào đó, rồi tự mình đùng đùng nỗi giận). 

Là vì khi còn thói quen này thì công phu cứ xuống sông, xuống biển hết. Nhớ đó nghe con Grin Grin Grin

Ngay chỗ này mà hấp tấp là hao tốn sức lực ghê lắm lận. Có nghĩa là thay vì dùng cương thì nên dùng nhu.
Tibu