vấn đề lợi mình, hay là hại người - Tibu

 

Về vấn đề lợi mình, hay là hại người, Đức Bổn Sư đã dạy tụi mình là:

1. Chuyện gì mà hại mình và hại cho người thì... nhất định không làm.
2. Chuyện gì mà hại mình và lợi cho người thì... cũng không làm.
3. Chuyện gì mà lợi mình nhưng hại người thì... không làm.
4. Chuyện gì mà lợi cho mình, và lợi cho người thì không những là nên làm, 
mà cứ thấy là làm, và làm hoài thôi.


Định là gì? - BMoon

 Chánh định hay là phương tiện

   1.   Định là gì?

Theo sách: Nó được gọi là định, samàdhi với nghĩa tập trung (samàdhàna). Tập trung là gì? Ðó là sự xoay quanh (àdhàna) của tâm và tâm sở một cách đều đặn (samam) và chánh đáng (sammà) vào một đối tượng DUY NHẤT. Bởi vậy, đấy là trạng thái nhờ đó tâm và tâm sở ở trong tình trạng quân bình, chánh đáng, và đặt để hết vào một đối tượng duy nhứt, không phân tán hay xao lãng.

Theo ngôn từ bình dân: Hãy tưởng tượng từ Ajina bắn ra một viên đạn. Anh bắn 100 lần, 100 lần viên đạn đó trúng hồng tâm -> Đó là Định
Và hãy tưởng tượng: Ở trường bắn súng có những tấm bia với khoảng cách khác nhau, 10m,20m, 30m… Vậy thì: nếu anh bắn trúng hồng tâm ở các khoảng cách khác nhau-> Đó chính là độ sâu, là các cấp bậc của Định ( Tầng thiền)

2.   Tại sao cần có định?
-   Từ thực tế, chúng ta đều thấy: bất cứ một vị bác học  tài ba nào tìm ra Một Định Luật, bất kì môt vị danh nhân nào để lại công trình vĩ đại -> Vị đó phải có Định mạnh trước. Họ đã bỏ hàng giờ, quên ăn quên ngủ say mê nhìn vào từng công thức, từng sự kiện để tìm ra một Lý thuyết chung nhất. Và có 1 điểm chung, họ luôn đặt đề tài và óc suy nghĩ ra trước mặt để mường tượng ( visualize) cái vấn đề họ đang đào sâu nghiên cứu.  Lúc này, Cái vấn đề họ đang nghiên cứu chính là đề mục, mục đính của họ chính là Sáng tạo ra những công trình mới-> Họ là thiền sư trong chính lĩnh vực họ đang làm.
-   Với Thầy Thích Ca, bản thân được miêu tả trong kinh sách là một người giỏi trong tất cả các hoạt động. Ngay cả khi đi  thử nghiệm các nhóm tu khác nhau thời bấy giờ, Thầy đều đi qua rất nhanh -> Đây là một vị về Tâm lực là Rất mạnh. Và Vị ấy đã vào Đạo bằng con đường Quán 12 nhân duyên ( là con đường rất khó bởi chỉ có 1 người thiện xảo trong việc điều tâm mới làm được mà thôi)
-       Với việc học nói chung, học sinh đều cần nhìn cái hình ảnh trước mặt thì mới Hiểu được thầy cô giáo nói gì.
-   Bơi thế, đối với người học Phật, chúng ta cũng đi theo một cách thức tương tự
-   Xem thêm: Genius https://www.youtube.com/watch?v=40yqDWiEr_g


3.   Phân loại Định theo các nhóm đề mục





a.   Nhóm đề mục hstd sử dụng ( Nước, Lửa, Mặt trăng, Mặt trời, Chấm đỏ…-> Tựu chung là nhóm đề mục có màu sắc, ánh sáng)
- Cách thức: Quán
-Mục đích: Tác động thẳng trực tiếp vào vi tế tâm và đa năng trong mục đích. Gói thêm Tư Tưởng vào ( Khổ, vô thường, vô ngã), nó sẽ trở thành mục đích Quán.
-Mức độ đinh: Tập trung vào đề mục đằng trước mặt, 100 lần chỉ làm đúng 1 vị trí như đang bắn súng -> Tư tưởng đi theo đường thẳng, cố định duy nhất vào 1 vị trí -> nhóm đề mục chúng ta đang làm sẽ giúp người tập có Định ( Hay sự tập trung) nhanh nhất bởi vì nó huấn luyện cho cái Não chỉ làm 1 việc, lặp đi lặp lại theo phương Thẳng mà thôi.

b.   Nhóm đề mục Quán Hơi Thở (Thiền Nam Tông), Quán Giác trên Hành Động( Thân Hành Niệm)
-   Cách thức: Quán
-   Mục đích: Xác định điểm đầu-cuối rõ ràng; có lợi cho người muốn tinh lọc sự vận hành của Tâm.
-   Mức độ định: Trung Bình. Nhìn bảng vẽ phía trên: Đề mục đi theo một góc toạ độ lặp đi lặp lại, ban đầu là góc rộng, sau đó nó thu nhỏ góc lại cho đến khi góc đó khép lại thành 1 điểm. Do đó, khi lướt qua cách thực hành, chúng ta sẽ thấy: Định Lực xây dựng từ một Góc Quét hay 1 đoạn thẳng, Quét Hoài cho đến khi nó thu hẹp lại thành 1 cái Điểm và Rồi Từ cái Điểm đó mới làm tiếp -> Vậy: Với một người mới xịt ra hơi đằng trước mặt thì lấy gì Định mà làm nổi Một Góc Rộng rồi Thu Hẹp thành 1 điểm? Một VD khác để minh hoạ rõ hơn: Khi Tâm rà radar trên 1 khoảng trống, cái máy có tính năng tốt thi nó rò ra được mục tiêu. Còn cái máy công nghệ dở ẹc thì khả năng nó rò ra mục tiêu có cao không?  

c.   Nhóm đề mục quán vô thường ( Bất tịnh trong vật thực, bất tịnh trong cơ thể với phân loại Móng, Da, Gân, Thịt, Tóc, Đờm, Máu, Mủ…; Quán một cái thân thối rứa qua cac giai đoạn phân rã)
-   Cách thức: Quán
-   Mục đích: Giảm tham dục
-   Mức độ định: Thấp do Các Đối Tượng dùng làm đề mục sẽ thay đổi liên tục trước mắt, không có tính chất Duy Nhất nên trái ngược với Định nghĩa ban đầu về Định
d.   Nhóm đề mục Quán Từ Bi Hỷ Xả ( Lấy một hoặc nhiều đối tượng , cho thành 3D rồi quán từ, bi, hỷ, xả trên đối tượng đó)
- Cách thức: Quán
- Mục đích: Giảm Sân, Giảm Si, mở rộng Tâm
- Định: Thấp vì thay đổi đối tượng và không là Duy Nhất

e.   Nhóm đề mục tuỳ niệm ( Niệm Danh Hiệu Phật, Pháp Tăng, Ca ngợi công Đức Chư Phật)
-   Cách thức: Niệm bằng miệng
-   Mục đích: Ca ngợi và nhắc nhở người niệm về Cái Ân và Các Đức Tính Tốt của Chư Phật, Pháp, Tăng
-   Định: Đây là nhóm đề mục mang lại Định Lực THẤP NHẤT vì Phát Xuất bằng Miệng, tạo Âm Thanh đi qua Hai Tai vào Não Bộ rồi Não Bộ mới từ đó Mường Tượng Hoăc Không Mường Tượng ra trước mặt. Quan sát trên 1 đứa trẻ học ngôn ngư mới, cứ bật băng nghe liên tục thì đến 1 lúc chúng sẽ nói được y như người bản địa. Nghĩa là phương pháp này tác động vào khả năng ghi nhớ của Não, chứ không tác động vào khả năng Tư Duy. Đây là Cách làm trái ngược hẳn với mô hình học tập áp dụng trên tất cả các mặt đời sống nói chung chứ không riêng gì trong Đạo.

g.   Nhóm đề mục Thiền Đuổi Bắt ( Tra cứu trong sách chính thống thì Đây là nhóm đề mục không được nhắc đến, tuy vậy vì nó vẫn được sử dụng như 1 phương pháp Quán nên sẽ đề cập tới luôn)
-   Cách thức: Quán
-   Mục đích: Nhận biết tâm, nghĩa là cứ ngồi nhìn xem cái Tâm mình nó đang nghĩ gì và vọng cái gì.
-   Định: Lơ mơ như cây đèn mờ. Nếu coi cái Tâm như đứa trẻ mình đang nuôi lớn, nó còn non nớt lắm thì sẽ hiểu rõ hơn. Khi 1 đứa trẻ còn bé, người làm cha làm mẹ tất nhiên phải có nhiệm vụ hướng cho nó làm cái hay, cái đẹp; lắm khi môi trường sống quá ác, xấu thì phải chuyển con mình đi chỗ khác. Ấy vậy mà với phương pháp Thiền Đuổi Bắt như trên, chúng ta sẽ thấy đây là cách thức Để cho con mình tự sinh, tự diệt, và chẳng có định hướng cho nó làm người tốt. Đương nhiên, với 1 đứa trẻ đủ khôn, nhiều phước báu; khả năng nó sẽ thành 1 bậc Kì Tài cũng có; nhưng xét trên mặt bằng chung, khả năng nó ăn chơi đàn đúm với đám bạn xấu chiếm 99.99%. Vấn đề cho nó trải nghiệm chỉ xảy ra khi Nó đã đủ cứng cáp và hiểu biết mà thôi.  

Kết luận: Với bảng phân tích phía trên, chúng ta phần nào hiểu được những Cách Thức Thực Hành và lợi ích của từng nhóm đề mục. Trên phương diện về Định, chúng ta đi đến kết luận rằng: Nhóm đề mục mà hstd đề xuất là nhóm đề mục nhanh nhất giúp người tập có Định. Và nếu ở đây anh làm không có ra được thì qua các phương pháp khác, cái khả năng anh có Định cũng vô cùng khó. Và cái cho là Tuệ khi đoc sách chỉ là cái Đọc mà mình biết, chứ không có tính chất TỰ ở trong.
-   Không chỉ có vậy, bởi thói quen đưa mọi thứ ra trước mặt để quan sát, về sau này khi đã có Định vững mạnh; thói quen này sẽ giúp ích rất nhiều trong vấn đề quán sát.
-   Và vì là nhanh nhất, sẽ có những cú cua sát sườn mà người tập cần nhất thiết lưu ý.

4. Phân loại Định theo tính chất Chánh, Tà




Nếu đã có Định đi lên, tất có Định đi xuống. Định đi lên dựa trên tính chất Hướng Thiện của nó. Định đi xuống là Định có tính chất Sân Hận, Ganh Ghét, Đố Kị. Một ví dụ lặp đi lặp lại về tính nguy hiểm của ĐỊNH khi nó mang tính chất Tà, chính là Đề Bà Đạt Đa. Nói về Định, ông là người có Định Thâm Sâu. Nói về Ghanh Ghét, ông là người Ghanh Ghét Đức Phật số một.
Bởi vây, bất kể có tu theo nhóm đề mục nào , những GHI CHÚ luôn luôn phải nhắc nhở trong đầu:
-   Mục đích Tu: Giải Thoát
-   Khi Tham: Quay lại vô thường
-   Khi Sân: Quay lại Từ,  Bi, Hỷ, Xả
-   Và: Khi thấy Nguy Hiểm trong chính cái Định của mình, LẬP TỨC quay về SÁM HỐI
5.   Khúc cua nguy hiểm:
Nắm nằm lòng 2 giới sau đây, Người Tập nhất định sẽ cua qua được những khúc cua nguy hiểm
-   Có hiếu: Ít nhất mình không Vô ơn với chính người đã sinh ra mình,thì mình có tư cách để Tu được. Biến thể: Coi Cha Mẹ là CỦA TÔI ( Sẽ bàn sau trong bài Tự Ngã)
-   Ăn ngay nói thật: Thật 100% thì cái nhìn thấy sẽ đúng 100%. Lưu ý:

*Nếu đã sai lệch ngay từ cái nền ban đầu, về sau những gì Quan Sát và Nhìn thấy sẽ bị bóp méo bới cái Tưởng do chính Mình tạo nên.

*Nếu không có bàn luận về Pháp với những Thiện Tri Thức, Nhân quả sẽ là: Khi đã có định lực mạnh, góc nhìn sẽ mang tính chất Phiến diện và lệch hẳn về 1 phía chứ không thể nhìn tổng quát cho được, bởi vì ngay từ đầu mình đã không cởi mở thì cái Nhìn cũng chỉ có 1 chiều mà thôi