năm kiểu nằm mơ

TD: mỗi người có một giấc mơ, còn cái giấc mơ của lão Ho Trung Tử là gì nào?
HTT: Giấc mơ của HTT là có được một ngày ngủ không mơ gì cả. Phật bảo với ngài Anan rằng "Chư Phật ngủ
chẳng mơ bao giờ".
Hùng: Người ngồi thiền đầy đủ thì không thể có vụ ngủ chiêm bao được. Còn thức chiêm bao thì tùy theo chỗ đến của hành giả.
TDhahaha... nói theo lão HT tử và lão dao phay thì ta có thể dùng giấc mơ để đo lường sự tu tập???... nếu tu còn dở thì ngũ còn mơ mộng, tu hay chút thì còn ít mơ mộng... tu khá hơn... thì hết mộng mơ... bà con đồng ý không? Ngày lo những chuyện đêm mơ Đêm mơ những chuyện ngày tơ tưởng hoài... Nếu ngày không tưởng đêm lại không mơ... thì tâm an tịnh??? bà con chịu chỗ này không?....
HL: Có năm kiểu nằm mơ:
Mơ lung tung không đầu không đuôi (tâm sân hận).
Mơ bị rơi từ trên cao xuống (tâm thô tục).
Mơ bị lạc đường (tâm tầm thường).
Tỉnh thức trong giấc mơ (tâm tinh tấn).
Mơ đâu trúng đó (tâm thanh tịnh).
Ngủ không mơ (Tâm tỉnh thức: nếu và chỉ nếu: khi ngủ không mơ cộng thêm hiện tượng là chỉ thấy ánh sáng trắng)
HTT: Cảm ơn Hai Lúa đã cung cấp năm kiểu năm mơ. Ở đâu chép chuyện đó vậy? Chuyến nào chứ chuyến này lão TD học được nhiều điều nhất. OK?
HL: Chào Huynh HTT. Không có chép ở đâu hết mà là ở ngay trong người của đệ. Còn vài loại giấc mơ nữa là: nằm mơ mà thấy con trai hay con gái (tâm tham dục vẫn còn)
Nằm mơ trắng đen (thú tính nhiều). Nằm mơ màu y như mình thấy vậy (Nhân tính nhiều).
PTH:
Dear all: Bậc Thánh có còn nằm mơ không? Đây là 1 trong 5 đề tài tranh luận giữa các sư đã hoàn toàn lộ rõ sự bất đồng và làm tách ra Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Đó là theo tôi nhớ đã đọc như thế trong 1 cuốn sách của HT Quảng Độ, dịch từ sách của ông Kimura Taiken (spelling?)  Đọc từ lâu rồi, mà nãy giờ lục tủ sách không thấy cuốn nào của HT/QĐ để tra cứu, nên chỉ nhớ mang máng, có thể là 1 trong 2 cuốn sau: Đại Thừa PG Tư Tưởng Luận, Tiểu Thừa PG Tư Tưởng Luận. Đ/h nào trong tủ sách có 2 cuốn này có thể tra cứu giùm. Hình như, Đại Chúng Bộ (sau này là Đại Thừa) cho rằng ngay cả A La Hán tối ngủ vẫn mơ, còn bên Thượng Tọa (sau là Tiểu Thừa) cho rằng chứng quả A La Hán là tối ngủ kể như hết mơ mộng.
Tuy nhiên, khi chúng ta đọc sách về chư Tổ Tây Tạng, Trung Hoa, vẫn thấy các Ngài nằm mơ như thường, giấc mơ tào lao thì không nghe nói (vì hẳn không sách nào ghi làm chi), nhưng còn mơ thấy Phật hay Bồ Tát hay chư thần thì là có thấy ghi trong sách. Thí dụ Ngài Marpa (ở Tây Tạng) nằm mơ thấy Thầy Tilopa gọi qua Ấn Độ bảo để thỉnh thêm kinh hay học thêm pháp. Hay như Ngài Bá Trượng mơ thấy ông Tăng (hóa thân cáo thành tinh) tới lạy, xin làm tang lễ như tăng sĩ. Lúc đó Ngài BT là Thầy của cả ngàn tăng sĩ rồi. Ngài hôm sau ra gốc cây, moi ra 1 xác cáo, bèn làm lễ tang như 1 ông sư. Còn nói về Tịnh Độ và Mật Tông thì nằm mơ là thường. Tu tử tế, nếu không mơ, mới là chuyện lạ.
Chỗ này thực tình tôi không hiểu, chỉ suy đoán mù mờ thôi. Lý do thứ nhất: do sức cảm ứng của chư Phật, Bồ Tát hóa hiện ra (Trước khi trì chú nhà Phật, tôi từng trì chú ngoại đạo, thờ các ông Lục, cho nên tôi biết là chú lực thực sự có cảm ứng với NHIỀU giới vô hình, nên đây là chỗ khó biện biệt). Thứ hai: các pháp này đi từ Tướng vào Tánh, dụng tâm với nhiều nguyện lực, gom cả biển niệm để đưa chung về một tánh nước của giải thoát, cho nên những hình tướng hóa hiện trong mộng là bình thường. Riêng PG Tây Tạng có môn Du Già về Mộng, như cuốn "The Tibetan Yogas of Dream and Sleep" của Tenzin Wangyall Rinpoche, NXB Snow Lion 1998 (Trong nước có dịch rồi, nhan đề "Những Yoga Tây Tạng Về Giấc Mộng và Giấc Ngủ" do NXB Thiện Tri Thức, TP HCM in năm 2000). Trở ngược ban đầu, còn tại sao Đại Chúng Bộ tin là bậc A La Hán vẫn nằm mơ thì không thể nhớ nổi, hy vọng đ/h nào tra cứu lại được chăng.
Cheers
HL: Chào Huynh PTH. Đệ là người gặp được một A La Hán. Có nói chuyện với Anh ấy (anh ấy bình dân đến độ khi đối diện mình không thể xưng hô cái gì khác ngoài chữ Anh, về đủ thứ đề tài. Tất nhiên là có cả những giấc mơ. A La Hán nằm ngủ không có mơ mà chỉ là ánh sáng, Vô sắc nằm mơ thì chỉ thấy không gian bao la rộng lớn và đen ngòm. Hữu Sắc nằm mơ không mộng thì lại thấy trong veo và rất là sạch sẽ: ngay cả không khí cũng... sạch và trong veo luôn. Vô minh khi nằm mơ không mộng thì lại không thấy gì cả. Không có chuyện nào mà một vị A La Hán bị cái tình trạng là  Không nhớ. Người còn quên đôi chút là A Na Hàm.
HTT: HL nghiên cứu giấc mơ kỹ vậy có xuất phát bởi ngày xưa mê chơi số đề không? Mẹ của đệ ngày xưa thuộc nằm lòng 100 con số ứng với trăm giấc mơ. Cuối đời cụ niệm Phật miên mật và đã thật nhẹ nhõm khi ra đi. Tôi đang lo không biết lúc ấy sẽ la hét cỡ nào đây.
HL: Không có chuyện số đề mà chỉ vì thắc mắc và nghe bà  con cô bác nói về giấc mơ. Sau này đọc sách cũng thấy các Ngài bàn về giấc mơ. Rồi kế đó, vào năm 1983, đệ dùng màn ti vi của Tứ Thiền Hữu Sắc để tìm hiểu rồi tổng kết thành chừng đó triệu chứng. Thấy nó cũng hay hay nên hễ có dịp là đệ trình bày lại. Lo gì lúc ấy, ăn ở hiền lành thì là ông tiên. Giúp đỡ bạn bè một cách bất vụ lợi thì là Tha Hoá Tự Tại. Có hiếu với Ba Má thì lên Nhị Thiền rồi... đi luôn vô Niết Bàn. Tập tành này nọ và có khuynh hướng ráng sức thì lần sau là thượng căn. Tập tà tà thì lần sau là hạ căn. Có gì mất đâu mà sợ.
KKT: Huynh HL là A Na Hàm mà còn là “quèn” sao? Bao nhiêu người chỉ muốn Nhập Lưu (Tu Đàng Hoàn) mà còn chưa được nữa là. Có chuyện này cũng hay: Bà con có biết ngay lúc Phật TC tại thế có bao nhiêu vị đắc A La Hán chăng? (Huynh HL có thể dùng màn ảnh TV để xem giùm chuyện này chăng? 
HL: Khi đệ tập vòng phép Om, Mani Padme Hùm thì các Ngài có chỉ một chi tiết trong cách quán tưởng đàn pháp này là: Đứng trước Bàn thờ Ngài A Di Đà Phật thì có 1250 Vị A La Hán. Khi quán ra đủ con số đó thì cái tư tưởng xẹt qua xẹt lại báo hiệu cho đệ biết rằng: Đây là số A La Hán của Thời Đức Phật Thích Ca. Đệ có phối kiểm với Anh Sơn thì anh ấy cũng nói rằng con số này đúng đó.
Chúc Hoà: Kính chào huynh HL,
Với “tư cách” A Na Hàm (Nhất Lai) vậy huynh chỉ còn sinh ra một lần nữa thôi sao? Huynh có ý định sinh vào đâu không vậy?
HL: Không có chuyện đi đâu hết. Đệ là dân cư trú lỳ. Sau khi đệ phát nguyện và tuột xuống Nhị Thiền, theo ý của Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na để làm Bồ Tát Bất Thối chuyển bậc tám. Nơi đây đệ có điều kiện chỉ cho Bạn Bè nhiều hơn. Chuyện rất là dài.