Kinh dịch là của nước ta

KKT: Nghĩa là khi đó không cần nói tới giới mà hành động của mình không có gì sai trái với giới, phải không? (hi hi). Huynh có biết rằng Đức Khổng Tử phải năm 70 tuổi mới đạt được trình độ này không? (hi hi). Ngài nói rằng Ngài “thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du cũ”, nghĩa là: năm 70 tuổi thì tùy lòng muốn mà vẫn không xa lìa phép tắc...! Đệ diễn nôm rằng: khi đó (70 tuổi) vẫn có thể “rủ ren rù wến” mà... vẫn không xa lìa phép tắc...! (ha ha ha)
HL: Theo nhận xét của đệ là Đức Khổng Tử chỉ mới ngộ lý mà thôi, còn sự thì chưa đến được. Theo cái cách của Ngài thì Ngài chỉ khai triển tới mức nhị nguyên thôi còn cái Nhất Nguyên thì Ngài đã thấy nhưng chưa biết đường vào. Cái vụ Nhất Nguyên thì... người ta thấy lâu rồi! Nhưng đường vào thì hiện giờ Phật Giáo vẫn giữ độc quyền. Vì Phật Giáo không những có Người vào đó được mà còn giải thích phân tích rành mạch con đường! Bằng chứng là được một lô người theo đó mà vào. Tất nhiên những chỗ khác thì lâu lâu cũng có vài người lẻ tẻ họ cũng vào được. Cái này bật mí cho Huynh nghe: Kinh dịch là của nước ta còn Trung Hoa thì chỉ đến mức *San Định* là cùng. Do vậy mà hệ thống bắt mạch trong Nội Kinh thì Trung Hoa bị phe ta chơi xỏ lá mà tới giờ này vẫn chưa biết.

Chỉ đường


Wed, 06 May 1998
Anh ở đâu?
HL: Tui ở trong một cái nhà có cái sân cỏ bề ngang dài 20 mét và 58cm, bề dài dài 40 mét 47cm. Quanh đó có một cái hàng rào màu nâu đỏ cũ kỹ, lủng lỗ, thấy mà gớm, cỏ thì có lúc tui lại thấy nó... giống tui nên tui ít khi cắt, có khi nó cao tới... đầu gối. Huynh Hùng có tới phàn nàn là phải cắt cỏ đi chớ!...vv... vv. Và nếu tui cứ thế mà tả cái nhà tui thì đến... Tết Marốc Các Bạn mới biết, mà tới đúng nhà tui được.
Trở lại vấn đề Phật Pháp, thường thì trong những bài thuyết pháp tụi mình đụng tới những danh từ về Chơn Tâm như:
- Thường Lạc
- Rỗng lặng
- Thanh tịnh
- Tịch chiếu
- Như Như
Oái oăm là sau khi biết được những cái toát yếu đó thì: Tụi mình lại chuyển sang khuynh hướng dùng những danh từ đó để choảng nhau. Và ngoài chuyện choảng nhau như trên (Ở đây, tụi mình từng gặp người tình nguyện vác gậy Key Board, Với hậu quả là biến chỗ nói về Pháp tối thượng thành Võ Đài Key Board Mà quên đi rằng: Tụi mình đang bị *Bế Tắt Huyệt Đạo: Mà đệ xin tóm tắt những đoạn văn trước đây:
- Đúng rồi đó! Cứ nhìn vào nó thì nó tiêu liền thôi!
Và câu tiếp theo là:
- OK, nó tiêu liền, nhưng tui thấy... nó vẫn cứ trở lại. Và xin anh cho biết cái của anh nó có trở lại không?
- Cái của tui cũng... trở lại!
Câu chuyện trên nó cứ lòng vòng và đi vào lối cùng và sau cùng là một sự im lặng chết người và vấn đề bị bỏ lửng!
Nguyên nhân:
Có phải vì lý do mình bị thôi miên do những danh từ trên mà xảy ra cái chuyện bế tắc trên chăng?
Trở lại vấn đề Tìm nhà ở đầu bài:
Cũng giống như một Bạn nào đó, lại nỗi máu anh hùng, đi tìm nhà đệ mà chỉ căn cứ vào sự miêu tả tỉ mỉ của đoạn văn trên mà thôi. Thì chắc chắn còn lâu lắm Bạn đó mới tìm ra và có khi lại tìm lộn nữa (vì có những nhà, cùng những chi tiết đó mà... lại không phải là nhà của đệ!)
Trở về lại chuyện Phật Pháp. Cũng vì lý do đó mà lại có những bài đính chánh bàn về cái Ngoan Không chăng?
Và bạn đó có biết đâu rằng: trên đường đi đến nhà đệ, Bạn sẽ không gặp bất cứ một chi tiết nào của căn nhà mà đệ đã miêu tả kỹ lưỡng! Cho tới khi đứng trước căn nhà của đệ thì Bạn đó mới ngộ ra rằng: À! đây là cái hàng rào xiêu vẹo của đệ đây! [...]
Cũng vậy! Chỉ khi nào mình đến được cái đích tối thượng rồi thì mình mới thật sự biết những cái:
- Thường Lạc
- Rỗng lặng
- Thanh tịnh
- Tịch chiếu
- Như Như
Đó nó sẽ thật sự như thế nào mà thôi. Còn trước đó chỉ toàn là những sự suy diễn, đoán mò của mình trên những danh từ đó mà thôi. Và vì mình suy diễn sai nên mình không bao giờ tới là vậy.
Mến.

Cốt tủy của đạo Phật

Cốt tủy của đạo Phật
...BA: Cốt tủy của đạo Phật là: "làm lành, tránh ác, tu tâm"!  )
            "Không làm các điều ác,
            Luôn làm các điều lành,
            Giữ tâm ý thanh tịnh.
            Đó lời chư Phật dạy." (Pháp Cú)
thang: Đồng ý đó là cốt tủy Phật Giáo, nhưng lành hay ác chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Trong một tiền kiếp Phật đã phải phạm tội giết người như vậy hành động đó lành hay ác?  Do đó theo tôi nghĩ ráng giữ tâm thanh tịnh đó là chuyện đầu tiên, rồi hành động theo tâm thanh tịnh.... lắm khi không có đủ thời gian để coi việt sắp làm là lành hay ác... (Nói lòng vòng rồi lại trở về thiền định nữa rồi.... )
HL: Ác và Thiện chỉ tương đối, nhưng nó có ép phê giống nhau: Làm thiện thì tâm thanh tịnh, và càng ngày càng nhạy cảm với những chuyện ác, đến độ nghĩ bậy cũng không nỗi nữa. Làm ác thì liền bị loạn động, Chuyên môn tự thúc dục bằng cái điệp khúc:
-- Đây là một cơ hội bằng vàng đây! Mạnh được yếu thua đó là luật tự nhiên! Thế là sau đó là nhào vô, đạp lên nhau, ăn thua đủ liền, bất kể nhân quả!
Do vậy mà lần hồi sẽ dẫn đến chuyện: Khó ngủ, thấy quê trong bụng mỗi khi nghĩ về chuyện đó. Với nhân quả là tan gia bại sản. Hoặc là làm ra bao nhiêu con cháu nó phá sạch.
Mến.

Nhân quả của khuyết tật


Nhân Quả

Trong lúc bàn về nhân quả,
- Anh Thu ở Đà Lạt hỏi chơi: Mấy ông coi ngón tay tui nè nó không đều và anh đưa cho tụi tui coi 2 ngón cái.
Ngón cái trái ngắn hơn ngón cái phải 0.5 cm (1/5 inch).
- Cô Trang cũng hỏi: Lưng con nỗi mụn rất nhiều.
- Anh Minh hỏi: Thằng nhỏ mới có 5 tuổi mà cận tới 6 độ lận, nó đeo cái đích ve chai chớ không phải cái kính cận đâu.
- Chú Phước Nhỏ: Cái đầu của tui nó chỉ giật liên tục khi tui thiền mà thôi. Còn không thiền thì không sao hết.
Giải quyết: Thực hiện chánh định trên khuyết tật của một đối tượng thì sẽ biết được nhân quả của khuyết tật đó. Thực hiện: Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc, quán một màn tivi trong sáng xuất hiện rõ ràng đằng trước mặt. Tác ý coi khuyết tật của đối tượng đó. Đối tượng xuất hiện, và màn tivi tự động zoom ngay tại ví trí của khuyết tật đó. Đối tượng mất và cùng lúc ấy xuất hiện đoạn phim diễn tả tại sao mà bị khuyết tật đó.
Kết quả:
Anh Thu: Do cân đong không đồng đều (tiền kiếp)
Cô Trang: Lưng bị mụn nhiều do vát đồ ăn cắp mà ra (tiền kiếp)
Thằng nhỏ: Do nhìn Đồ Bất Tịnh mà sinh ra chuyện trên. (tiền kiếp)
Chú Phước Nhỏ: Do thú vui vặn cổ (gà vịt...) khi nhậu nhẹt (hiện kiếp) mà bị như vậy.
Mến.