Tịnh độ không cần hộ thân

 sutrămnăm: Trước khi bắt đầu quán chấm đỏ thì STN đã bắt ấn hộ

thân theo chỉ dẫn trong tài liệu đầy đủ đọc OM DRI - DIM và làm 7

lần.....)

Tibu: Đây là chế và độ . Tịnh độ không cần hộ thân.

Mà sutrămnăm tự chế cho chắc ăn! Nên khi sutrămnăm tập dợt trước

khán giả và thế giới vô hình... 

Họ hiểu rằng: sutrămnăm đang chơi Thiền hoặc là Mật. Nên họ tới, và họ coi mình làm ăn ra sao! 

Thế là mùi hương của họ ảnh hưởng tới mình. Trình bày như vậy xong rồi,tibu lại phân tích: Mùi hương thơm là một sự tiến bộ trong tâm linh.

Do vậy mà không lo.

Giải quyết: Cứ y chang các cách tập của Tịnh Độ mà chơi thì rồi sẽ

không còn gì theo mình nữa

con cá tư tưởng

 TIBU: 

Tâm của người chưa tu được ví như là con cá sống trong nước.

Khi có một phương pháp tu thì vào ngay giai đoạn đầu, con cá tư

tưởng đó bị phương pháp tu hành nó câu lên khỏi mặt nước. Nên

nó dảy dụa này nọ. 

Cách giải quyết là: Cứ dợt đại thì một thời gian sau nó sẽ xụi lơ cho mà coi.

 nguồn: HSTD TinhDo1 pdf

Đầu óc luôn bị chi phối 9, còn tập chỉ có 1

 

Tibu: Bàn như vậy thì cũng đúng, nhưng khi tập thì nó lại lưu vào bộ nhớ của chính mình. Vì chỉ có những lúc dợt như vậy thì tâm thức mới được nghỉ ngơi.

Ví dụ: vẽ một vòng tròn và đặc tên cái vòng tròn này là: khi chưa tập.

Trò chơi là cứ mỗi lần mình nghĩ ra một chuyện thì mình chấm một

cái:

1. Công chuyện hằng ngày

2. Cơm áo

3. ngoại giao

4. lương lẹo

5. hơn thua

6. lẹ hơn, chậm hơn

7. Thua lổ, lời lắm.

8. con cái, vợ chồng, bồ đào.

9. qùa tặng

Sơ sơ là đầu óc bị chi phối bở 9 cái này.

Bây gìơ lại lấy tờ giấy khác đặc tên là: Khi tu tập.

1. đề mục.

Như vậy có phải là khi tu tập thì đầu óc chỉ bị một cái và như vậy nó được nghỉ ngơi hơn.

 

Kế đó là nên chú ý tới cái biết của cái óc: Cái nào mà đẹp, mà yên

lành là tự động nó nhớ. Ví dụ như: Khi đói thì ai cũng nói về những

món ăn mà mình đã ăn qua. Khi khổ thì lại kể chuyện hồi xưa, hồi

còn thơ ấu! Như vậy, tất cả nó còn đó. Và trong đó, cái đẹp nhất lúc nào cũng là sự thảnh thơi, vô tư lự. Và cũng là cái mà cái óc của mình nó bám vào đó nhiều nhất. Nhiều đến độ là nó lưu lại bộ nhớ của chính mình, nằm yên đó và chờ dịp thuận tiện là xuất hiện trở lại!

Và bởi vì lý do đó mới có cái chuyện người này là thượng căn, tu sĩ

nọ là hạ căn.

Do vậy, khi chết thì chỉ còn giữ cái công phu là chính. Còn những cái chuyện lubu khác đều sẽ đi vào quên lãng. Vì cũng là lý do đó mà trong khi sống có những lúc mình quên tập thì những kinh nghiệm tâm linh này nó nằm yên đó, không mất đi đâu cả và chờ khi có dịp là sẽ sống lại để tiếp tục tu hành y như hồi xa xưa. Cũng vì lý do năm yên như trên, khi mình thấy là mình cà xịch cà đụi trong việc tu hành thì mình cũng hiểu là: Chuyện này mình chưa có làm nhiều như những người kia mà thôi. Ai mà làm nhiều thì nó quen tay, chớ không có gì là kỳ bí cả.

nguồn: HSTD TinhDo 1.pdf