Đàn Pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề dưới cái nhìn Vô Sắc

Thưa thầy!

Con xin được viết về Đàn Pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề dưới cái nhìn Vô Sắc.
Đàn pháp nào chỉ dùng "ký hiệu" hoặc là "âm thanh" đều thuộc về trình độ "Vô Sắc" mà phạm vi là cõi Tứ Định (nôm na: cõi của tư tưởng). Cõi này gồm: Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Tưởng Xứ.

Có nghĩa là Đàn Pháp nào chỉ dùng hình tướng (như tượng Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp) lại thuộc về trình độ "Hữu Sắc" mà phạm vi hoạt động là cõi của Hữu Sắc (nôm na là... cõi của "linh hồn", nếu kỵ húy là cõi của "thần thức"). Khỏi nói, cõi nào bao gồm "Sơ Thiền", "Nhị Thiền", "Tam Thiền", và "Tứ Thiền".
Trích dẫn
Được biết Đàn Pháp Chuẩn Đề gồm có 3 phần:
-   Phần Chữ Om: Đứng im (1)
-   Phần chữ trong câu chú quay theo chiều ngược kim đồng hồ (2)
-   Phần cả dòng chữ chạy theo chiều kim đồng hồ (3)
Đọc chơi cho vui thì... chỉ có vậy thôi à?

Nhưng để mà làm được thì:
1. Không có chuyện giỡn chơi, hay là làm trây, trây mà được đâu... Lý do: Đây là cách vận dụng tâm thức ở trình độ "Phật Mẫu". Một trình độ có thể biên thành... Phật. Nôm na hơn: Nếu tâm thức nào có đầy đủ ba chiều xoay (Trái, Phải, và Đứng im) thì tâm thức đó là Phật.

2. Như vậy, điều kiện nỗi là ba chiều xoay của tâm thức, còn điều kiện ngầm là: 
Giới Luật kiên cố.
Kèm theo Đại Nguyện vững vàng. 
Và Sức Khỏe theo kiểu "Sanh Ra Để Làm Chuyện Này".
Trích dẫn
Khi nhìn vào chuyển động của vòng pháp này, con hiểu ra rằng:
1.   Vì có (2) nên (3) mới chạy: Khi tua chậm lại chuyển động của các chiều xoay này. Con hiểu rằng: Cứ mỗi một chuyển động ngược kim đồng hồ của từng vòng chữ, sẽ tạo lực đẩy ngược chiều giúp cho cả vòng (3) quay.
Vạn sự khởi đầu nan. Khi chuyển động được thì... điều kiện ngầm (Giới và Nguyện) lại là chủ chốt! Điều tai hại là Giới mà không đũ. Nguyện mà không kiên cố thì kết quả: Hành giả được coi là chưa đủ trình độ để khám phá Đàn Pháp: Hàng giả sẽ bị hất ra và bị bịnh rất là nặng. Cho nên khi tập Đàn Pháp Phật Mẫu là cái sợ nhất cho người chỉ, cũng như cho người tập.
Trích dẫn
Lấy ví dụ như chuyển động bên trong của những mắt xích bên trong của cái đồng hồ, sẽ có cái nhìn sinh động và rõ nét về chuyển đông này. Đây là 1 chuyển động rất tự nhiên nếu như cái tâm nó hiểu ra.
Hiểu được là do... Giới và Nguyện đều kiên cố.
Trích dẫn
2.   Vì (2) và (3) chuyển động liên tục, nên (1) đứng im: Khi tua nhanh chuyển động của (2) và (3) liên tục, liền thấy những lực đồng đều phát ra từ những câu chú, tạo thành những nan hoa giống như bánh xe Chuyển Pháp Luân. Bởi những lực này bằng nhau và đối xứng nhau, nên chữ Ôm ở giữa được đứng im. Khi chữ Ôm này đứng im và phát sáng mạnh, thì linh ảnh Phật Mẫu xuất hiện.
3.   Từ đây, Ôm chính là hiên tại. Còn quay trái là “quá khứ đã qua”, quay phải là “Tương Lai chưa tới”. Chỉ có pháp hiện tại là cần chú tâm.

Con xin được hết ạ.  Grin
------
Sau đây là file đính kèm buổi nói chuyện với Thầy ở dưới:
Đoạn này quá hay, và không còn gì để bàn thêm. Vì tất cả chuyển vận đều ăn theo sự quán tính! (có nghĩa là ban đầu thì quay chậm, và sau khi đã quay chậm được rồi, mà hành giả không bị gì... thì vận tốc tăng dần đều cho tới khi chỉ là ánh sáng... 

Hơn thua ở chỗ... nhìn cho kỹ!
Linh ảnh xuất hiện ở cõi Vô Sắc... là một khẳng định là hành giả đã tập xong.

Tibu: một giờ toát mồ hôi! Có điều là pháp tác động nhanh quá nên tibu ngu ngơ, rêm đầu, ngớ ra, mãi sau này mới hiểu!!!
Cô Vân (Cô Ba Hột Nút): Ba bốn tuần gì đó, vì lý do sức khỏe (Cô bệnh rề, rề, thể chất yếu như sên)
Mun: Chỉ có 30 phút! Sau đó, hệ thần kinh thay đỗi theo trình độ Phật Mẫu Mun bị mệt và đau hố mắt, và đầu.