Hộ Thân & Bắt Ấn

 Hộ Thân & Bắt Ấn

HỘ THÂN

Giúp ta thực hiện công phu AN TOÀN hơn, khi hộ thân KỸ LƯỞNG, những luân xa sẽ được KHÉP CHẶC lại và tránh tình trạng xuất hồn mà không TỰ CHỦ được.

Thần chú: Om, Driym (ôm dri - dim).

BẮT ẤN:

Thường, nên tìm tu sĩ tu đắc pháp Mật-tông để truyền ấn thì ấn pháp có tác dụng mạnh hơn. Nếu không có duyên thì tự phát bi nguyện rồi tự tập bắt ấn lấy.

- Chắp 2 tay, co 2 ngón trỏ y như hình, ngón trỏ phải nằm trên ngón trỏ trái.

- Hai ngón cái thẳng, trám kín vòng cung của ngón trỏ phải.

- Chạm ngón cái của khế ấn vô 6 chỗ trên thân thể.

Ấn Hộ Thân

Chạm nhẹ ẤN vô 6 chổ sau: Vừa chạm nhẹ, vừa đọc trong tâm câu chú: VỚI TẦN SỐ CAO

1. Giữa THÓP. (Huyệt Thần Đỉnh, trong các sách châm cứu có nói tới).

2. Giữa TRÁNG. (Huyệt Ấn đường).

3. Giữa chổ LỎM ngực PHẢI. (Huyệt Vân Môn).

4. Giữa chổ LỎM ngực TRÁI. (Huyệt Vân Môn).

5. Giữa NGỰC. (Huyệt Chiên Trung).

6. Giữa MIỆNG.

(Thực hành 7 chu kỳ)

Đọc Lời Nguyện trầm nhất

Nguyện xin ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT hộ trì cho con trong buổi công phu hôm nay được yên ổn và bình an.

Nguyện xin các chúng HỮU TÌNH cùng tu hành với con đều được bình an

Nguyện xin các chư vị HỘ PHÁP, HỘ ĐẠO TRÀNG đẩy lui tất cà các ác đạo, ác tâm, ác nghiệp ra khỏi chốn đạo tràng (chổ tu).

Nguyện xin các chư vị THANH TỊNH, ĐẠI THANH TỊNH.

Hộ thân là một xảo thuật (lấy "Huyễn Trị Huyễn") trong Mật Tông. Nó có tác dụng là bảo vệ cái hào quang và khép lại những trung tâm năng lực của mình. Nó còn có tác dụng là kêu gọi những vị Hộ Pháp Kim Cang đến để bảo vệ mình khi mình tu hành.

ẤN KIM CANG ĐỊNH TRONG CÔNG PHU

Ấn (theo thủ hiệu OK) còn gọi là "Kim Cang một tay" đó là ngón tay trỏ đụng ngón tay cái tạo thành một vòng tròn và các ngón tay kia thư giãn theo kiểu vừa phải.

Ấn Kim Cang hai tay: Với tâm lực của tu sĩ thì dùng ấn này nó ngon lành hơn cái ấn kim cang một tay.

Thiết lập: Tay phải bất ấn "Cam Lồ": Ngón áp út đụng với ngón cái tạo thành một hình vòng tròn các ngón tay kia lại thư giãn một cách vừa phải.

Tay trái bắt ấn "Dược Sư" ngón tay giữa đụng với ngón tay cái tạo thành một vòng tròn, các ngón tay kia lại thư giãn vừa phải.

Kiết ấn:

Hai tay lại để ngửa, các đầu ngón tay hướng vào nhau.

Động tác kế tiếp là: tu sĩ cứ một mạch đẩy cho hai bàn tay khít lại với nhau, các ngón tay sẽ tự động xen kẽ: ngón trên, ngón dưới một cách hài hoà và tự nhiên.

Động tác cuối cùng là: Thả hai cái vòng ở hai bàn tay đó ra và để hai đầu ngón cái đụng nhau và nằm trên trỏ phải thì đây là ấn Kim Cang hai tay.

Chú ý:

Trong điều kiện này: Ngón trỏ của bàn tay "Phải" sẽ nằm trên ngón trỏ của bàn tay "Trái". Ngón giữa phải lại nằm **dưới** ngón giữa trái... và....

Khi bắt ẤN 2 bàn tay đụng nhẹ nhau như KẸP 1 TỜ GIẤY HÚT THUỐC LÁ

Nên đọc từ từ kỹ lưởng, đọc tới đâu làm tới đó.

XẢ ẤN:

Đem ẤN ĐỤNG DA ĐẦU RỒI MỚI XẢ.

Chú ý: Hộ thân trên chỉ tác dụng lên hệ thần kinh.

Ứng với tình trạng tu cao cấp (từ Tam thiền trở lên), tu sĩ phải quán một hột vịt đứng (hai đầu to bằng nhau) màu vàng trong đó có một người ngồi bắt ấn hộ thân và quán cho họ thực hiện lại những động tác hộ thân vừa nêu trên. Hộ thân này rất tốt với hào quang của tu sĩ. Nên nhớ cho kỹ rằng: Mỗi lần đọc một câu chú để hộ thân, hột vịt lại lóe hào quang. Căn cứ vào mức độ lóe sáng đó, tu sĩ biết được độ vững chắc của sự hộ thân.

Ấn Hộ thân

 Vy có hỏi Thầy sao khi đi Nhập Cốc hay đến nhà Thầy tập thì con tập rất yên và có thể tập 3-4 thời một ngày mà không bị gì cả và rất hăng hái tập còn ở nhà dù trong cái ổ của con và mọi người rất yên nhưng con nội đối phó với vọng tâm không cũng mệt rã rời và hết giờ.


       Thầy dặn trong trường hợp này nên kiết Ấn Hộ Thân trước khi tập.

      Vy nói con đọc trên HSTĐ thấy nói Tịnh Độ không cần hộ thân nên hồi giờ con chưa bao giờ làm cả.
      Thầy bảo trong trường hợp mình bị vọng tâm thì nên dùng.


Cám ơn VP đã gởi link và nhắc cô đăng lên nhé!

Hỏi Pháp với Thầy. Ấn Di Đà Định và Ấn Đại Định

 Vy xin ghi lại cuộc trò chuyện với Thầy về hình Phật Sám Hối.


Vy hỏi: Ông Phật màu vàng dùng để Sám Hối, Ông bắt Ấn gì vậy ạ?

Thầy:

      Ông Phật bắt Ấn A Di Đà Định. Mình Sám Hối thì nên chọn hình Ấn A Di Đà Định vì Ổng hiền, dễ thông cảm nhờ Ổng thì dễ cho mình hơn.
      Ông Phật trong Vô Sắc bắt Ấn Đại Định. Khi Ông bắt Ấn Đại Định là Ông nghiêm túc hơn, dữ hơn, ngầu hơn.

       Ông nào hiền hơn thì mình nhờ chứ nhờ chi khi Ông đang Đại Định. Mình vô rất khó. Mình chạy ngõ sau mà ai hiền hơn thì mình nhờ chứ nhờ chi Ông Đại Định khó lắm.

Vy: Dạ, mình chọn đường dễ mà đi mà, hơn nữa khi mình Sám Hối là mình hướng về Cái Hiền để Sám Hối thôi. Như là con đang cần thuốc cảm thôi.

Thầy: Đâu cần thuốc ung thư làm gì.

Vy: Thầy giải thích ra tụi con dễ hiểu hơn rồi. Con cám ơn Thầy. Thầy còn gì chưa nói không ạ? Có cái gì tụi con chưa biết không?

Thầy: Cứ cái dễ nhất là mình chơi. Mình bám A Di Đà có trật đi nữa mình cũng ôm Quan Thế Âm chứ Đại Thế Chí là khó tưởng tượng ra lắm.

Vy : Quan Thế Âm và A Di Đà gần gũi với con người hơn

 Thầy: A Di Đà là Thầy của Quan Thế Âm. Ông rờ đầu là khỏe. Đâu cần nhiều chỉ cần chút chút thôi. Dỏm nhưng mà đúng là được. Chi mà khó. Mình đã khó rồi mà còn leo lên nấc thang Đại Định. Khó lắm!

Một vài Người vì lý do gì họ làm được chớ còn thường thường ai cũng đi vào A Di Đà Định hết. Nó dể hơn.

Vy: Không hiểu sao con thấy tượng Phật A Di Đà trong Vô Sắc con rất thích nhưng sau này khi con hiểu ra thì con không dám nữa.

Thầy: Đương nhiên do nó đẹp quá nhưng nó quá sức của mình. Mình làm không nổi thì thôi. Chớ thiệt ra A Di Đà với Quan Thế Âm là nguyên bộ mình đi dễ. Quan Thế  Âm muốn Quỷ thuyết pháp cho là Ổng cũng biến hóa được.

Vy: Dạ, Nguyên Câu Chú là bao nhiêu hình tượng của Ổng rồi. Nhưng mà A Di Đà và Quan Thế  Âm là hai Ngài gần gũi với đời sống của con người nhất.

Thầy: Cũng xa. Tại vì cách đây hàng triệu thế giới về hướng Tây lận mà. Tuy cách xa hàng triệu thế giới nhưng mình dễ cảm hơn. Ổng Hiền chứ mấy Ông Kia mình chịu không nổi đâu.

Vy: Mấy Ông kia còn xa hơn nữa hả Thầy? Tỳ Lô Giá Na rồi …

Thầy: Xa hơn nữa, dữ hơn, mạnh hơn chỉ dành cho những người giỏi hơn chứ còn mình chơi lè phè “Ông thông cảm nha tui yếu hơn”. Ông Kia Ok là mình chơi. Khó quá chơi không lại. Khó làm. Vậy thôi!

Virus Covid

 Hôm nay khi trò chuyện Thầy có dạy em

Phải ráng mà tập cho ra Đề Mục ít nhất là một lần khi đó cái óc mình mới phân cực được và hào quang màu vàng thì mới không bị dính Virus. Nếu mà chưa ra thì ráng mà ngồi rặn cho ra chứ không thì đừng nói tại sao và đừng đổ thừa!

           Các Anh Admin đồng ý nên em xin được chia sẽ tin này cùng mọi người. Mong rằng ai chưa ra cũng sẽ cố nặn cho ra Đề Mục nhé!