Re: Xả tâm ??? Thân hành nghiệp ???

Thầy ơi,

Xin Thầy cho tụi con bài pháp về cách thức xả tâm khi vận dụng trong tu tập các Pháp:

- Giới Luật
- Kiểm Tra Tư Tưởng Liên Tục
- An Trú Chánh Niệm Trước Mặt

Và các đối tượng để xả tâm ?
Lợi ích của xả tâm trong tu tập và trong đời sống ?
Mối liên quan của tứ vô lượng tâm : Từ, Bi, Hỷ Xả ?

=====================================================

Vấn đề tiếp theo con muốn hỏi là : thân hành nghiệp và chuyển hóa thân hành nghiệp ?
Con có từng hỏi Thầy có phải mọi Pháp đều quy hướng về thân. Thầy đã trả lời có 2 cách:

-Cách 1 : Yoga ==> Cách này chỉ dẫn đến Cận Định
-Cách 2 : An Trú Tránh Niệm Trước Mặt ==> Cách này có thể dẫn đến Giải Thoát và Giải Thoát Tri Kiến

Con xin được hỏi rõ hơn về Cách 2.

Kính Thầy,
Xả Tâm:Nó có hai đường đi.
1. Tà Định: thường được những người trí thức, cho rằng mình là thông minh, áp dụng.
Xuất phát từ suy nghĩ, nghiền ngẫm của cá nhân. Do thói quen tự cho là mình thông minh hơn người cho nên...
Mới có suy nghĩ chết người như sau:
1. Đi đâu, hỏi đâu cũng gặp một câu trả lời:
- - Đầu óc của tui trước kia nó lung tung cái "tụ nói, tự cười". Nay tu tập một thời gian thì nó đâu mất (ý là cái tự nói, tự cười).

Thế là về nhà học giả ngu ngốc này lại tìm cách "XẢ TÂM", buông bỏ, loại trừ, khống chế... không cho cái "tự nói, tự cười" này hoạt động.

KẾT QUẢ: Sau một thời gian, tu ngốc này tàn tàn. Điên không ra điên, khùng chẳng ra khùng!!! Ngơ ngơ, ngáo ngáo, quên trước, quên sau... Rồi dẫn đến một nỗi sợ đám đông!!! Và nhập cốc luôn! Sống như một thây ma biết đi!

Tất nhiên, chuyện này xảy ra như cơm bửa khi dân trí thức mó vào chuyện tu hành.

Nó tai hại y như là tắt máy xe. Do hành động tắt máy xe này mà có chuyện gọi là XẢ TÂM.
========

Bây giờ lại bàn về cách tu hành cho đúng cách.

Để ý: bà con này khi nhập cốc, có khi ở một mình hai ba năm, mà khi hỏi đáp thì vẫn nhanh nhẹn và ngon lành như thường.
Để ý: bà con này khi được phỏng vấn về "cái tự nói tự cười" thì được biết là nó yên lặng và êm ru! Đến độ muốn suy nghĩ lại như xưa lại rất là khó! Ngay cả sân hận, tham luyến, si mê nó cũng biến đi đâu hết! Tuy là chằng có gì là tài sản nhưng tâm hồn nó thảnh thơi.

Rất là khó hiểu ở chỗ này:

Đi đâu, ở đâu, làm gì cũng HẠNH PHÚC. Đến độ nhìn mây, uống nước lạnh, hít thở... tất cả đều HẠNH PHÚC.
Phản ứng thường có là: Gì Cũng Cười! Và Nụ Cười Rất là Hồn Nhiên!
Phản ứng thứ hai rất là lạ... ở chỗ khi lắng nghe bà con than thở, lo lắng đau bệnh (nhẹ) thì sau khi nói chuyện xong... ngay khi giả từ, cũng là lúc hết/bớt lo. Thậm chí lại hết bệnh luôn!

Đặc biệt là tác pháp rất là lẹ. Trong một chớp mắt (có khi chỉ qua một cái lắc người) thì đã biết tường tận sự việc. Có khi đang lắng nghe một câu chuyện thì... người kể... chưa hết câu chuyện là Tu Sĩ đã biết rõ ràng và rành mạch luôn.

Thậm chí biết luôn người đối diện hiểu như thế nào luôn!

Tất nhiên, như vậy mà ai lại không ham?

Và câu hỏi là Tập Làm Sao?

Chỉ có một cách có thể áp dụng cho số đông:
Đó là AN TRÚ CHÁNH NIỆM ĐẰNG TRƯỚC MẶT. Và đây là cả một nghệ thuật về thực hành.
Điều kiện rất đơn giản: 
1. Nên có một đề mục, 
2. rồi An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt trên đề mục đó. l
3. Làm hoài một thời gian thí sẽ đến đích.

Cách này rất khác cách XẢ TÂM (đã được trình bày). 

Cách này được ví như nổ máy xe và để nó ở vị trí Số Không (Neutral, Point mort). Nhìn ngoài thì xe đứng im. Nhưng thật ra... xe đang rồ máy ở số "không".
Cho nên, khi gặp chuyện, hay có chuyện thì xe "sang số" và chạy được liền!

Học Trò Hay, mới thấy Ông Thầy Giỏi!!!

Còn một vế nữa:Hãy tìm Người thì Người sẽ đến.  Xin Thầy Tibu giảng tiếp ạ!
Google thì chẳng thấy câu này ở đâu cả? Tuy vậy, câu này là một câu hỏi hay, rất là hay nữa là đằng khác! Cheesy Cheesy Cheesy

Câu này có hai vế:

1. Hãy tìm Người... Trong phần này lại đụng đến tình trạng "Nồi Nào Úp Vung Nấy".

Có nghĩa là Ăn cướp mà đi tìm thì quanh quẩn chỉ là gặp ăn trộm, ăn cắp... vậy thôi.

Vậy thì phải là người tu hành (làm nghề nghiệp Tu Sĩ) thì mới có thể đi tìm ra được Người. 

Ở đây có một biến khúc là không thể nào tìm được Người được khi "tu sĩ chỉ mới tu ở cái miệng"!

Như vậy, một khi đã thực sự tu hành, lúc nào cũng có thể tìm ra Người.

Lấy người trong chùa ra làm ví dụ:

Đặc điểm:

Các Tu Sĩ này đã kiểm soát tư tưởng liên tục trước khi gặp HSTD.

Tu sĩ số một: Làm chuyện này từ khi bảy tuổi.

Tu sĩ thứ hai: Làm chuyện này qua cách như sau: một chuyện nào mà đã ra tay là chưa có lần nào thất bại. Thái độ làm là cứ vậy mà ủi tới! 

Nguyên văn: Y như con trâu! Không thèm (lại nguyên văn: em lại... lười, rất là lười) nhìn trái, nhìn phải! 

Khi té xuống, là đứng lên ngay tại chỗ đó và càng lầm lỳ ủi tới! 

Ủi tới!!! Cứ ủi cho tới khi xong, thì mới thôi!

Với đặc điểm này, hai Tu Sĩ đi tìm cách tu và đã gặp được Người! 

Vế 2:

Thì Người sẽ đến!

Đến bằng... một phương pháp rõ ràng từ A tới Z, theo kiểu dọn sẳn, chỉ còn múc ra ăn mà thôi! 

Tất nhiên, khi tu rất là giỏi, sẽ tìm thấy được những cái dở của phương pháp này! 

Ủa? Sao có cái vụ này nữa!
Câu trả lời là: Hảy đến mà coi! (Ý là tu cho xong rồi, coi lại... nó ra sao)?

Ngay lúc đầu khởi tu, cả hai đều hiểu là:

Đây rồi! Cách này sẽ đi đến đích đây! 

Và dĩ nhiên là ủi tới! Ủi riết thì... nó cũng phải xong.

Tibu ca hát lên rằng (lời của Anh Thái ở Đà Lạt): 

Học Trò Hay, mới thấy Ông Thầy Giỏi!!!

========

Đó là chuyện của chùa! 

Bây giờ, chuyện của mình thì sao? (còn tiếp)

Mẫu Mã, yêu thương... Y chang... Tuy nhiên: giới hạn