Tịnh Độ và Sự Sự Vô Ngại trong Tịnh Độ


Tịnh Độ và Sự Sự Vô Ngại trong Tịnh Độ

Tibu: Buổi nói chuyện hôm nay là nói về Tịnh Độ. Phương pháp Tịnh Độ rất đông người tập nhưng gần như là không biết làm sao luôn. Họ cứ làm đại vậy chứ không biết chi tiết cụ thể thế nào. Người ta niệm Phật rất nhiều nhưng mà khi họ (hoặc có người) nằm xuống rồi (chết) thì họ không biết làm sao luôn. Có những lần tôi đi độ tử thì tôi không có coi thân hình mềm hay nóng, (người ta cho rằng khi người chết về Tịnh Độ thì thân thể sẽ mềm), tôi thì không cho rằng như vậy, tôi chỉ biết rằng người chết mà về cõi Phật là nóng ngay đỉnh đầu (cái đảnh, cái thóp). Nếu không nóng ngay đỉnh đầu thì chưa chắc đâu. Khi một người nằm xuống (chết) mà điểm nóng cuối cùng trên cơ thể họ đã:

•   Nóng ngón chân cái là A Tỳ.
•   Nóng ở cẳng chân (bất cứ vị trí nào) là địa ngục.
•   Nóng từ đầu gối tới mép háng là bàng sanh (*)
•   Nóng ngay chốc cái mép bẹn (động mạch bẹn) thì là con Rồng.
•   Nóng bờ xương mu là một dạng quỷ.
•   Nóng ngay lỗ rún là ngạ quỷ (quỷ đói).
•   Nóng ngay ức (chấn thủy) là mấy ông thần.
•   Nóng ngực là Con Người (**)
•   Nóng giữa hai chân mày là Tha Hóa Tự Tại
•   Nóng mặt là Chư Tiên ở Dục Giới.
•   Nóng trán là Chư Thiên ở Sắc Giới.
•   Nóng ngay đảnh (thóp, đỉnh đầu) là Tịnh Độ.

(*): Bàng sanh là các loài thú vật có xương sống nằm ngang. 
- Loại Bàng sanh có hai chân như chim, công, gā...
- Loại Bàng sanh có 4 chân như bò, trâu, ngựa...
- Loại Bàng sanh có nhiều chân như rít, cuốn chiếu...
- Loài Bàng sanh không chân như rắn, trùng, cá...

(**): Người thường và chữ hiếu giống nhau, người có hiếu thì dùng thiên nhãn mới thấy được. Còn không thì nó hơi lệch xuống một chút xíu là người thường, còn Người (ăn ngay nói thật) thì ngay giữa huyệt Ngọc Đường, lên tý nữa thì những Con Người (ăn ngay nói thật) trưởng nhóm (lãnh đạo), hoặc Người làm những nghề có trình độ cao và có ăn ngay nói thật.

Nguyên con người được ví như một cái anten, anten nó kích động ở điểm nóng nào thì con người tới (đầu thai) ở đó.
Người Tịnh Độ thì rất nhiều nghiệp sát, rất nhiều kẻ thù, cho nên đi ra đường một mình là bị “dọng” à. Do vậy bắt buộc họ phải ở trong tư thế núp, ngăn, che (thế nào đó) để họ không có đụng chạm với nhiều người. Hễ mà đụng chạm là bị “dớt”.

Cái Tịnh Độ bị giới hạn rất nhiều, nhưng nó là cái hay nhất vì là cái ngỏ của nhiều người chết. Hể mà chết thì mình có thể độ được, khi một người chết thì xúm tùm lum lại để đọc kinh hay làm cách nào đó. Có một cách độ là độ giùm, khi mà độ giùm được rồi thì mất sức nhiều lắm. Nhiều người khi tu tập Tịnh Độ thì thường đọc A Di Đà Phật mà không có quán đề mục (nếu không có quán đề mục mà chỉ niệm thì không thể hiệu quả được). Ví như tờ tiền giấy chỉ in có một mặt, thành ra không xài được, do vậy phải in đủ hai mặt mới có thể xài được. Hai cái ở phương pháp Tịnh Độ là câu niệm (A Di Đà Phật) và cái đảnh (chấm đỏ) của Ngài.

Tại sao lại phải quán cái đảnh (chấm đỏ), mà không phải là cái ngực, hoặc cổ hoặc cái miệng v.v? 

Tại vì khi Ngài phóng quang vào cõi uế độ (cõi của mình), thì luồng hào quang phát xuất từ cái đảnh đi vào các cõi uế độ rồi trở về lại cái đảnh của Ngài, thành ra khi mình nương vào cái lực đi về của Ngài mà mình niệm thì mình về cõi của Ngài được. Khi một tư tưởng phóng ra thì nó không có cái gì hết, cảnh của nó toàn là uế độ không hà, nó đi nó đụng bàn, đụng ghế, đụng gì không hà. Sau một thời gian thì nó quay ngược lại. Khi nó quay về lại cái đảnh thì đối tượng (nó quay về) thì nó thấy cái đảnh. Vì lý do mình ăn theo đường quay về thì mình mới quán cái đảnh để mình niệm Phật. Khi mà mình niệm Phật thì nó về cái đảnh, khi mình quán ra được một điểm đỏ, xong rồi mình niệm Phật, mình niệm vô điểm đó, dòm vô đó thì tự động nó làm thôi chứ không cần phải dụng công nữa, có nghĩa là đẩy ra, bắn ra hay là gì khác thì nó không có đúng đâu. Thành ra khi mình dòm vô cái đề mục đó rồi mình niệm vô thì tự động nó lôi về (Tịnh Độ). Như vậy cái chiều tư tưởng phát ra là không có điểm đỏ, nhưng chiều đi về lại có điểm đỏ.

Mình đang sử dụng chiều đi về mà, do vậy nên mình phải quán cái điểm đỏ. Thì khi ra tới đó rồi mà về thì thường người ta nói “tui có cái chấm đỏ”. Rồi bước kế tiếp là chấm đỏ phải mạnh lên, nó yếu thì chưa được, tức là nó phải phát sáng ra, nó trong, khi mà nó đã hội đủ hai điều kiện đó rồi (phát sáng hoặc là trong). Ở điều kiện phát sáng thì ánh sáng nó chiếu ngược lại con mắt của mình, chiếu vô con mắt của mình và mình cứ giữ như vậy thì ánh sáng đó sẽ chiếu luôn ra hình Ông A Di Đà Phật. Đó là một đặc điểm.

Đặc điểm thứ hai là ánh sáng trong, cái cục đỏ nó trong, lúc này thì mình mới nhìn ra hai bên thì mình thấy mái tóc, rồi từ từ mình nhìn xuống dần thì ra cái trán, mắt v.v. Mình tưởng mình nhìn xuống, nhưng không phải, thì ra là mình nhìn ra hai bên, ra được mái tóc rồi thì hình ảnh chạy lên, khi hình ảnh chạy lên thì mình thấy được nguyên mái tóc, rồi hình ảnh tiếp tục chạy lên dần dần (mình cứ nhìn ngang thôi), khi mình thấy được mắt (của Ngài) trở xuống, hoặc thấy nguyên cái mặt của Ngài thì mình ở Thượng Phẩm Thượng Sanh.
Rồi từ đó mình thấy dần dần xuống dưới bàn chân, có người (linh ảnh) thì ngồi, có người thì đứng. Đó là qui trình để mình trở về cõi A Di Đà Phật.

Rồi tới khi mình độ tử, khi độ tử thì mình quán A Di Đà Phật và mình niệm Phật thì tự động có những cảnh rất lạ, là Ngài có thể đưa cái tay ra cầm người ta lên, hoặc cái hoa sen từ trên trời rơi xuống rồi người ta leo vô v.v.

Riêng mấy Nhí, có khi mấy Nhí tới gặp người chết rồi mới nói: “Ê! Chết rồi! chết rồi! Có chỗ này đẹp lắm muốn ở không?” Rồi Nhí chiếu một khúc phim trên đó, người ta thấy đẹp quá cái nói “ừ đi”. Thế là mấy Nhí mới cho người ta lên hoa sen và đưa lên A Di Đà Phật. 

Có Nhí thì nhảy lên bỏ ở Hạ Phẩm Hạ Sanh, sau một thời gian thì Nhí mới hóa hiện vô trong cái hoa sen, rồi ngồi kế bên, rồi Nhí nói chuyện. Khi mà nói chuyện này nọ, giảng pháp cho nghe, anh chàng kia nghe như vậy thì hoa sen sẽ trồi lên từng bậc. Nhí kêu là hồi hướng, khi hồi hướng xong rồi thì họ được lên Thượng Phẩm Thượng Sanh.

Hoặc cũng có khi Nhí đưa lên từng khúc, từng khúc một. Có Nhí thì làm theo kiểu hồi hướng cho lên một bậc, rồi lại hồi hướng cho lên một bậc. Tới một lúc cái người ta: “Hơ!! Hông nổi nữa, tới đây là đừ lắm rồi, chóng mặt lắm rồi” Thì Nhí lại hồi hướng nhiều hơn. Hay là cho nghĩ một thời gian, xong rồi Nhí mới đưa lên từ từ. Đó là cái sự thật đằng sau câu thông báo: “Nhí đã độ từ cửu huyền thất tổ lên Thượng Phẩm Thượng Sanh.” 

Cửu huyền thất tổ là khoảng 2000 người. Ví dụ: - "Trần Thị Be chết tội quá xin độ giùm!" Nhí tìm ra ông đó, xong rồi khoảng 2000 người nữa, có khi nhiều hơn, có khi ít hơn. Nhí đưa một lần khoảng 200 – 300 người. Nhí kêu “Ý... nặng lắm!” thấy tội lắm kìa, khi độ lên rồi thì Nhí xanh lè, tái lét. 

Mình cũng có thể nói rằng do nghiệp sát của Nhí nhiều quá thì Nhí phải làm chuyện đó. Cũng đúng thôi, ngày xưa nó giết nhiều quá, giờ nó phải cứu thôi. Khi nó đã cân bằng rồi thì xin thông báo là Nhí sẽ không làm nữa. Để mà nó có thời giờ nó tập cái khác. Đó là cách độ tử của Nhí. 

Khi làm thì có nhiều cách làm, Nhí chưa hiểu cách này: 
Khi làm thì Thấy Phật A Di Đà đứng trên hoa sen xong rồi đưa này, hoa sen này, cứ độ tử như vậy lên thì có một cái kiểu nữa hay hơn là tập trung vô cái đoạn hoa sen với cái cảnh của Ngài A Di Đà Phật, cái khúc đó thôi, khi mà Ngài A Di Đà Phật đứng trên hoa sen thì Ngài ở vào trạng thái “Ngủ Uẩn Giai Không”, khi mà đạt trình độ “Ngủ Uẩn Giai Không” đó thì Nhí nói pháp hay lắm. Nó dùng hình ảnh A Di Đà Phật, nó chỉ tập trung trên cái hoa sen với cái chân của Ngài A Di Đà Phật thì khi tập trung ở đoạn đó thì cái tâm của Nhí vào cái trạng thái “Ngủ Uẩn Giai Không”.

Khi mà nó ngồi nó thông báo, hay nó giải thích một chuyện gì, thì giải thích rất nhiều điều lạ lắm! Từ cái trạng thái đặc biệt đó thì lời nói của Nhí mang tính cách rõ ràng và uyển chuyển, do vậy sẽ vào tình trạng “Sự Sự Vô Ngại”. Cái điều mà hầu như ai cũng thích hết, nhưng mà phải độ tử rất là nhiều thì sau đó mới làm được. Chứ không phải vừa mới vô mà mình làm được đâu, cái khúc đó vô là mình không hiểu gì hết, mình không đủ phước báu để độ tử mà mình bỏ vô thì cũng giống như chiếc xe mà không có xăng, nên sẽ không chạy được. Mình phải độ tử rất là nhiều, mình giúp người rất là nhiều, thì khi đó cái trạng thái mà tập trung vô cái hoa sen với dạng Ngài A Di Đà đến. Thì khi mình dựa vào hình ảnh (ở khúc đó) mình mới nói được trong trạng thái “Ngủ Uẩn Gia Không”, tức là không có ngã, là Vô Ngã.

Còn nếu mình cho là mình giỏi rồi, mình vừa mới thấy A Di Đà Phật mình chơi độ tử vài ba lần cái mình ép con mắt của mình vô là mình nói tầm bậy, tầm bạ, không bao giờ trúng được. Do vậy mình phải qua một quá trình cái mặt xanh lè, tái lét, bệnh lên, bệnh xuống khi chữa cho người ta, độ tử người ta lên rất là mệt mỏi vì số lượng rất là đông. Thì mới xài được công thức “Ngủ Uẩn Giai Không” hay là trạng thái “Sự Sự Vô Ngại”. 

Trạng thái “Sự Sự Vô Ngại” của Kim Cang ẩn trong Tịnh Độ, một cái mà ai cũng mê hết nhưng mà không biết làm sao, thì hôm nay tui nói về cái đó. Một số rất là đông ở đây không hiểu cái đó làm sao luôn á, nhưng mà khi mình đã độ nhiều rồi thì mình mới dùng được (còn không thì nó ra cái gì á), vì không đủ số lượng (phước báu) để mà chạy. Ví dụ như là mình có một chiếc xe tăng, nó mới rồ máy một cái là cả trăm lít xăng rồi. Do vậy khi anh chưa đủ phước báu mà anh “rồ” một cái là hết liền. Vì đó là cái xe tăng nên cái lượng mà đổ xăng vô rất là nhiều mới chạy được. Công suất tỏa ra rất là mạnh nên cần phải thật nhiều xăng (phước báu) thì mới làm được. Trạng thái “Sự Sự Vô Ngại” đó là cái ai cũng mê nhưng làm rất là khó! Hết!


--- o0o --- Ghi âm bởi Tabatamsu – TDD đánh máy từ file audio. --- o0o ---