Việc Tu Hành - Tibu

tibu: Có hai trường hợp ưu tiên:

1. Thông thường là nó phải có những biểu hiện ưa thích này nọ. Hoặc là khi ngưòi lớn mà nghĩ rằng: Sẽ tìm cách cho nó tu thì chính bản thân của người lớn cũng vui lân lân và nhẹ nhàn cả ngày (sự nhẹ nhàn và vui vui này, một đôi khi, có thể kéo dài nguyên cả cái hôm mà mình nghĩ rằng sẽ tìm cách cho nó tu).

2. Khi thiện nghiệp chín mùi, sẽ có chuyện này xảy ra: Nhí sẽ bảo trợ và chờ đứa bé đủ tuổi là trực tiếp chỉ cho đứa nhỏ tu hành! Nếu mà nó xảy ra như vậy là mừng hết lớn   . 

Ngoài hai trường hợp ưu tiên trên, đứa bé chỉ có một thời gian gọi là "Cửa Sổ Tâm Linh". Khi tới cái cửa sổ này thì nó tự nhiên hỏi về chuyện này (nếu nó là đứa gần tuổi dậy thì). Còn không thì người lớn tự nhiên gặp nhân duyên với chuyện tu hành và cũng một cách rất là tự nhiên đứa trẻ được cho tu hành. 

Nhưng nên hiểu là phần đông: Đây chỉ là một "Cửa Sổ Tâm Linh"! 

Phản ứng đứa nhỏ sẽ quyết định thời gian của cái "Cửa Sổ Tâm Linh" này. Nó thích là nó thành tu sĩ. Nó không thích thì ... thôi.

Không có ai dở, hoặc là hay, hoặc là có lổi trong vấn đề này: Chỉ là những biểu hiện của biệt nghiệp.  
Hết


Việc Tu Hành:
Cái căn bản khi đi vào con đường tu hành là tôn trọng tự do cá nhân.

Một đứa nhỏ chưa có thể lựa chọn đâu là đúng, đâu là sai, tất nhiên là cần sự hướng dẫn của người lớn.

Yên ổn hay là rắc rối cũng từ đây mà ra.
http://hoasentrenda.com/FrontPage/NhiTuTap.htm

Hay nhất là vừa vui, vừa học
Không có chuyện thưởng phạt, đổi chát (như làm xong thì cho coi xinê) trong vấn đề tu hành.

Việc Thiện:
Tât nhiên, làm việc thiện được thì cứ làm. 
Lúc nào cũng tùy duyên thì pháp mới có thể lưu xuất được.
Pháp lưu xuất là mình cùng bà con cùng học được bài học đó.

Còn nếu có suy nghĩ: 
Khi mình làm như vậy thì chắc chắn nó phải là có kết quả như thế kia thì "pháp không thể lưu xuất được".
Khi pháp không có lưu xuất thì có tình trạng "giấu nhẹm" và "khai trừ nó", do đó mà hận thù và bất mãn phát sanh từ đó mà ra!

source

'Mua bán tâm linh '

Trẻ con có khả năng tâm linh cao thì rất hay, nhưng đừng nghĩ chúng là Thánh Nhân giữa đời thuờng mà tôn thờ chúng một cách qúa đáng thì vô tình chúng ta đã làm hại chúng.
Cho dù trong vấn đề tâm linh, chúng đã đạt đến một mức thượng thưà nào đó, nhưng cũng chỉ là những đứa trẻ rất ngây ngô, suy nghĩ rất đơn giản ..Vẫn cần chúng ta chỉ bảo và dạy dỗ.

- Đừng bao giờ nói với trẻ rằng:
" Con hãy tập cho ra đi rồi , cô chú hay cha mẹ cho con cái gì mà con muốn"…hay là "Con muốn cái đó thì con phải tập được đi rồi Me (Cha) cho"
Điều đó sẽ gieo vào đầu trẻ con một sự mặc cả "mua bán đổi chat"  trong tâm linh ngay thôi.
Vì Đạo cần đến một sự đam mê niềm ham thích đi từ trái tim và tâm hồn thiết tha của trẻ như một động lực thôi thúc nó tìm đến và khám phá, khi đuợc xây dựng trên sự đam mê thì luôn luôn có niềm vui và sự sáng tạo, đó là điểm quan trọng của vấn đề.
Làm vậy là chính mình đã dạy hư đưá trẻ và cũng là một cách gián tiếp phá hỏng đi tinh thần học đạo của trẻ.
Chúng ta phải cho trẻ thấy được "Ngọn lửa" hay hình ảnh Ông Phật trong tâm chúng là một hình ảnh rất là đẹp và trong sáng, nó vô giá, đừng để con trẻ suy nghĩ cái đó chỉ có giá trị bằng đồ vật. Nhận biết Đạo bằng trái tim chứ không bằng giá trị vật chất
Chúng ta muốn cho con trẻ thì cứ cho nhưng đừng bao giờ ra một mặc cả nào hết. Hãy để chúng hiểu rằng chúng ta cho "vô điều kiện", vì tình thương mà cho ra.

Khi ta lo lắng chăm sóc cho đứa trẻ ta hãy tự hỏi từ thâm sâu trong lòng ta rằng ta làm điều ấy cho nó là vì một mục đích gì ?
Nếu trong tâm ta nghĩ về nhí như một thứ "đầu tư bất động sản về tâm linh"
thì chúng ta không thể nào tiến triển đuợc trong vấn đề tu tập tâm linh của mình đuợc …và chúng ta cũng sẽ huỷ hoại luôn vấn đề tu tập của Nhí ..
Đừng hời hợt mà nghĩ rằng suy nghĩ trong tâm ý của mình là vô hại. Tuy là vô hình vô ảnh nhưng tất cả đều được in dấu trong trời đất này cả !
 Lúc nào chúng ta cũng nói đến "vô ngã", nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ đến chuyện phải suy nghĩ thế nào để là "vô hại" cho kẻ khác không ?

- Dạy cho trẻ tự biết cố gắng vươn lên trong tu tập không phải là đem một nguời khác ra mà so sánh và chê bai nó, như:
" Hãy nhìn kià, nó cũng bằng con thôi mà nó làm đuợc, tại sao con lại không?"
 Đó là điều không nên, đừng bao giờ tạo trong suy nghĩ trẻ một sự so sánh về chuyện gì cả, vì tự bản thân mỗi con nguời không ai giống ai hết, nghiệp của mỗi cá nhân mỗi khác thì cách tu tập tiến thân trên con đuờng đạo cũng như vậy, nên chi những lời so sánh như thế chỉ tạo nên trong lòng trẻ một sự ganh đua mang đầy tính cạnh tranh và ganh tỵ , lẫn nhau …hiềm khích ngấm ngầm lẫn nhau mà thôi, mà chuyện như vậy xảy ra trong tâm trẻ là điều tối kỵ trong chuyện học đạo rồi.
Hãy nhẹ nhàng mà khuyên bảo con hãy cố lên , con sẽ thấy mình tiến lên từ từ , ngày mới bắt đầu và đến nay con đã hơn rất nhiều ..lúc đầu con không biết gì hết nhưng bây giờ con đã biết đuợc như vậy đó …nếu con chiụ cố gắng con sẽ học đuợc rất nhiều thứ hay từ Thầy dạy cho con …
Tạo cho nó một sự tự tin và tự biết lớn lên với chính mình hơn ngày hôm qua chứ không phải hơn nguời đối diện ..

- Đừng bao giờ dùng áp lực bắt trẻ học đạo một cách guợng ép vì sợ hải chúng ta, điều đó chỉ làm cho trẻ vì qúa sợ mà đâm ra nói láo để cho đuợc yên thân, khỏi bị nguời lớn la rầy, quấy nhiễu vì bắt phải thấy cho đuợc Ông Phật ... Vì qúa sợ mà vô tình chính cha mẹ đã làm trẻ thành ra nói láo
Thật ra chúng ta vì qúa nóng lòng cho việc học Đạo của trẻ mà hành động thiếu đi sự suy xét sâu xa của nó nên thay vì mong có một kết quả tốt đẹp lại phải nhận lấy những thất bại khó tránh

- Đừng nghĩ rằng một đứa trẻ tu tập giỏi thì phải là một đứa giỏi luôn cả về việc học hành và những chuyện khác trong đời sống hằng ngày của nó.
Đó là chúng ta đang đòi hỏi qúa cao về chúng rồi và đặt một áp lực qúa lớn cho trẻ. Chúng chỉ có thể làm bên nào thì chỉ một bên thôi …nếu chúng ta muốn chúng là một Tu sĩ thứ thiệt trứ danh thì chúng không thể là một Học sinh thứ giỏi xuất sắc nữa đâu …
Hãy thông cảm với chúng và cố gắng chấp nhận những thiếu sót của trẻ con. Đôi khi chúng có thể là đứa ngớ ngẩn nhất trong cái đám trẻ con cũng không chừng …Mấy khi đời đạo mà vẹn toàn đâu nên cũng đừng buồn hãy nghĩ rằng: " Nếu như nó không được tu tập thì nó còn tệ hại hơn thế nữa thì sao, giờ nó có tu tập được như vậy cũng là tốt lắm rồi .."
Chúng chỉ có thể " Toàn Tri " chứ không thể " Toàn Năng "
* Toàn Tri: là cái gì cũng biết
* Toàn Năng : là cái gì cũng có thể làm được hết ( Cái này thì Nhí không làm nổi )
Nên chi biết thì có biết đó, nhưng không phải mọi chuyện chúng có thể làm được hết cả đâu.
Trẻ tu tập để trở thành Toàn Tri chứ không thể Toàn Năng

- Tập cho nó một suy tư về bên trong tâm hồn của nó hơn là cái vật chất đẹp đẽ bề ngoài…khi mà chúng ta qúa chăm lo về sắc diện bên ngoài thì vô tình chúng đã bị chi phối nhiều về ngoại cảnh mà lơ là không nghĩ đến tu tập đuợc nữa.  … Khi Tâm đẹp mặt sẽ đẹp

Truớc khi bàn về " vô ngã" hãy nghĩ làm sao để " vô hại" cho trẻ trong cách chăm sóc và nuôi duỡng chúng. Học "vô ngã" mà quên " vô hại " thì hại vô cùng!
source

Bé của TLT

Dear all
  Mình thấy các ACE rất thích các bài "Bé tu tập",và cũng mong muốn con,em,cháu mình cũng tu tập(như TLT cũng thích),nhất là khi đọc các bài của Nhí con Lá Chuối
Mình cũng góp phần tham gia tí xíu-cho thêm phần ...phong phú- để gọi là 1 tí xíu làm kinh nghiệm cho các ACE sau này, vì "mỗi người mỗi vẻ",thể chất và tâm thức các cháu khác nhau- mặc dù là không biết... kết quả như thế nào
Chỉ mong các vị (new members) đừng nghĩ đây là một cuộc tranh đua thi tài của các cháu và so sánh đánh giá hơn thua  thì ...tội nghiệp cho các cháu lắm
Bé con TLT cơ thể rất iếu,TLT không có dám mơ ước cháu giỏi như các Bồ Tát Nhí của HSTD,chỉ mong cháu khỏe mạnh và cháu tu để giảm nghiệp cho chính bản thân cháu khi lớn lên và cho cuộc đời cháu 

Cháu trước 6 tuổi là cháu ọe liên tục, không ăn cũng ọe, ăn vào cũng ọe..nên món chính của cháu là sữa 
mà cháu chỉ uống sữa vào ....giữa đêm khuya -khi mê ngủ và mút sữa theo quán tính...(2 tiếng uống 1 lần) thì mới ko bị ọe
Chính vì uống khuya,cho nên răng cháu bị ...xiết ,hư hết,và cháu ăn vào cũng nhai không được vì... cái thì đau nhức và cái thì mòn không nhai được 
Cháu chĩ biết ...nhai và ăn được 1 ít khi cháu mọc được ...4 cái răng cữa đằng trước -khoảng gần 10 tháng nay

Từ ngày TLT biết HSTD, thì cháu....hết ọe ,trong khi trước đây TLT làm "đủ thứ trò": tây,ta,tâm linh.,đeo đũ thứ ..mà không hề xinhe ..... 
TLT chỉ muốn lạy và tri ân rất rất nhiêu Đức PhậtTỳ Lô Giá Na đã cho TLT biết được chùa  HSTD,giải tỏa cho TLT về Cha ,Mẹ ,con cái... và cuộc sống....từ từ theo thời gian- thông qua sự trợ giúp của các Bồ Tát Sống ...nhìu lắm lắm
TLT gửi cháu cho các Chú ở chùa mình và các Chú chỉ cách TLT công phu và hồi hướng cho cháu,để cháu..tiến bộ từ từ..

Bé con TLT học không giỏi,thân thể  ốm,nhưng lại hay nghich ngợm,nói nhìu,không tập trung nên các bạn cháu không có thích.cháu lắm
Có khi ,trong lớp tổ chức  sinh nhật của các bạn khác ,ai cũng được mời,.. trừ cháu ra
Những lúc như vậy cháu ..buồn và thật ngây thơ ..lầm lủi 1 mình,tội nghiêp lắm  

TLT ko biết làm sao chỉ nói cháu:"những lúc không ai chơi với con,hay con bùn,ngồi 1 mình thì con niệm Phật  thầm: A Di Đà Phật thật chậm ,ở trong tâm.Con xin Ông Phật sao cho con hết bùn,con học giỏi và các bạn chơi với con"
Những lúc chở con trên xe,TLT cũng hay bảo cháu:"con nhắm mắt lại ,niệm Phật đi”
Những lúc dạy cháu học, nói hoài cháu không hiều,TLT (thiệt“sùng bố” )..biểu cháu vào…ngồi thiền niệm Phật đi….
Và tương tự…nói chung cái gì mà giải quyết hoài mà không được(đánh,la,hét …) thì cuối cùng là cứ…”thui con niệm Phật đi,mệt con quá”…Là cháu te te làm liền vì Mẹ sẽ ko la đánh nữa..
Thường khi mà cháu niệm Phật thầm như vậy (nhắm mắt) là sau đó cháu…ngủ say sưa
……
Khi đọc bài Lá Chuối ,TLT mới biểu cháu thêm là tưởng tưởng chấm đỏ và niệm vào đó
Và kết quà các bài mà TLT đã viết như vừa qua

TLT cũng ko bảo cháu tập ,mà tự động mỗi tối đi ngủ thì cháu tự làm.
Rùi khi TLT hỏi thì cháu trã lời
Từ từ thui,
Có ngày:   -> Ông Phật có màu vàng này nè Mẹ (như màu vàng chanh) không sáng lắm 

Ngày tới:       - Xung quanh ông Phật có gì ko con ?
                -> (suy nghĩ  nhớ lại ): A ,có mặt trời Mẹ 

                     - Mặt trời mọc ở đâu con,-bên trái,bên phải hay dưới chân..Ông Phật?
                 -> Con không biết ở đâu Mẹ ui! 

                     -(Là sao,là sao, hok hiểu gì hết)-con thấy mặt trời mà,phải không ?
                 ->con không biết mặt trời mọc ở đâu,nhưng mà có mặt trời (tự tin khẵng định)

                     -Thế sao con biết có mặt trời
                 ->  con không biết nhưng ở đằng sau đầu ông Phật sáng lắm Mẹ

                     - Sàng màu gì con?
                  ->Sáng màu vàng,Mẹ,…nhưng cái áo không sáng,hoa sen không sáng.Mẹ

                      -Hay quá há

Hai ba ngày sau
                     -Tối con có niệm Phật không?
                   -> dạ,có Ông Phật sáng lắm Mẹ

                     - Ông Phật màu gì con ?
                   -> Ông Phật màu vàng (vẫn vàng chanh) nhưng sau đầu ông Phật sáng ,màu vàng đậm hơn
                   ->Nhưng cái trán Ông Phật sáng lắm Mẹ(lấy tay chỉ ngay Ajna)

                        -Nhưng cái trán ông Phật sáng màu gì,con?
                   ->Ánh sáng màu vàng,mẹ
                   -> vẫn màu vàng hả con ?...
Ngày sau:…..

                 ->Mẹ ngay giữa trán Ông Phật có cái cục màu đỏ ,và nó sáng lắm

                    --(Là sao,là sao,2 cục đõ sao?) Con  nói cục đỏ ngay trán hay trên đỉnh đầu ông Phật sáng ?
                 -> Cái cục ngay trán : đỏ mà sáng lắm Mẹ

                     -Còn cái cục đỏ trên đĩnh đầu Ông Phật  đi dâu rùi ,còn đỏ nửa không con ?
                 --> Mẹ ui,lúc đầu Ông Phậtt hiện ra thì có cái  cục đỏ trên đỉnh đầu ông Phật,nhưng lúc sau cái cục đỏ ngay trán Ông Phật 
                       sáng,cục đỏ kia biến mất

                     -Ồ ,sao ngộ quá hé,mà con ráng giử Ông Phật lâu để chơi với con nha
               
Ngày sau
                -> hôm nay con thấy cái áo Ông Phật cũng sáng,hoa sen cũng sáng,Mẹ
                -> cái cục đõ trên trán sáng lắm ,Mẹ..
               ...........

Ngày sau 
             --> Hôm qua con thấy Ông Phật sáng màu vàng đậm lắm mẹ,vàng như ...(lúc nào cũng tìm cái gì để so sánh)   ..như cái này
               (cái nhẫn màu vàng y TLT đeo),cái áo cũng sáng,hoa sen cũng sáng,đắng sau đầu Ông Phật cũng sáng lắm


Ngày hôm kia
            -> con thấy ông Phật sáng ,nhưng cái cục đỏ trên trán ko sáng Mẹ ,

              -Zị hả,còn mấy chỗ khác thì sao con ?
            -> Áo Ông Phật vẩn sáng,hoa sen vẫn sáng
            -->màu vàng  lợt thui Mẹ

                (thông cảm ,có ngày !!)

Ngày hôm qua
            -> Con thấy cục đỏ trên trán ông Phật sáng lắm Mẹ

             - Cục đỏ ngay trán Ông Phật to không con ?
            -> Không Mẹ,nó nhỏ như cái đầu viết đó …

……….

Chú ui ! cho con hỏi
1/ -Bé thấy cục đỏ ngay trán ,thì cục đỏ trên đầu Ông Phật biến mất,hả Chú?
2/ khi nào (trạng thái nào) là bé thấy cục đỏ trên trán phát sáng,khi nào thì không sáng-(như bé diễn tả có ngày không thấy sáng),để con nói bé lưu ‎‎‎ý 

Con cám ơn Chú và các vị nha
Kính 

TB: HSTD ui! TLT tính viết tiếp tục cho phần "Con hỏi cho bé con" - để chủ đề được liên tục ,nhưng lại thấy topic này ..nên không biết bỏ vào đâu
Thui thì TLT bỏ vào đây hé-hok biết đúng không nữa? Grin


source

lỗi lầm đối với trẻ con

Chuyện mắc phải lỗi lầm đối với trẻ con là điều khó tránh khỏi …
Lúc chúng phạm lỗi thì đừng qúa giận mà la mắng hay đánh đập vì cái tội đó …
Khi cảm thấy đang qúa giận thì hãy khoan dạy con.! 
Hãy chờ cho cơn giận qua đi rồi cố gắng từ từ nói chuyện với chúng, chia sẽ với chúng và cuối cùng là giúp trẻ con giải quyết cái lỗi đó với tinh thần chia xẻ với bé !
Vì khi chúng ta la mắng hay đánh đập trong sự tức giận là chúng ta chỉ đang biểu thị sự nóng giận của chúng ta trong tâm đối với con cái …
Bề mặt thì chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang dạy con nhưng thật ra chúng ta chỉ đang xả cơn giận lên chúng.
 Cái tâm của trẻ thì đang bị sự giận dữ của chúng ta áp đảo làm cho hoảng sợ, nên chúng sẽ không hiểu và cũng chẳng biết chúng ta đang muốn nói gì hay dạy chúng điều gì …
Nên cách vưà la mắng hay đánh đập để dạy dỗ ấy hoàn toàn không có tác dụng gì với tâm trí của trẻ cảnó không giúp gì cho việc sửa sai đối với bé mà chỉ làm chúng hoảng sợ bởi cái tâm giận dữ của chúng ta đang phát ra mà thôi.  
Trẻ con chúng chẳng cảm nhận được gì ngoài sự giận dữ của chúng ta !

Thì chúng sẽ không bao giờ dám thổ lộ những sai phạm và những điều gì mà chúng biết cha mẹ không bằng lòng …
Làm như vậy vô tình chúng ta đã làm cho con cái giấu giếm che đậy những cái tật và lỗi lầm của chúng sau lưng chúng ta và khi phát hiện ra thì chúng lại mang tội nói dối với cha mẹ mà nguyên nhân chính là do chúng ta đã tạo nên áp lực đối với trẻ ! 

Dĩ nhiên là sẽ nói cho bé hiểu về những sai trái của chúng đã làm, nhưng nói làm sao để chúng có thể hiểu và nghe chứ không phải là hoảng sợ ..
Khi chúng đã thổ lộ kể lễ cho chúng ta nghe là lúc chúng đang cần sự giúp đỡ của chúng ta giúp các bé  giải quyết vấn đề mà tự chúng không thể làm được..
Phải hiểu rằng đó là lúc trẻ con đang đi tìm sự giúp đỡ, chứ không đi tìm sự la mắng của chúng ta … vì chúng nó thật sự cũng đã qúa lo sợ với cái lỗi đó rồi …nên chúng ta không cần làm cho chúng khiếp đảm hơn nữa thì phản tác dụng hoàn toàn! 

- Hãy là những người Bạn đồng hành thân thiết nhất của con
- Là chỗ dưạ tin cẩn nhất của con cái …
- Là nơi giúp nó giải toả những lo âu sợ hải ….


*Tóm lại là một nơi Trú Ẩn An Toàn Nhất khi nó cần đến …


Làm cha mẹ chúng ta đừng nghĩ rằng mình có quyền tối cao gì đó đối với trẻ mà hãy nghĩ rằng mình phải có trách nhiệm và bổn phận đối với con trẻ. 
Đó là những Linh Hồn còn non nớt yếu kém không thể tự chăm sóc, nên cần đến sự bảo bọc và che chở của chúng ta những Bậc được gọi tên là Cha Mẹ!
Được làm Cha Mẹ trong đời đó là một kinh nghiệm giúp cho chúng ta khai mở đức hy sinh và lòng tận tuỵ, với một tấm lòng thương cảm triù mến sâu xa và thâm trầm …
Khi cảm nhận được những tình cảm sâu sắc đó đối với đứa con thì chúng ta mới hiểu được lòng Mẹ Cha của mình như thế nào, khi đó thì sự tôn kính sẽ nảy sinh không chút gượng gạo …Thế cho nên người ta mới nói: 
"Nuôi con mới biết công lao mẹ già "
" Sinh con mới biết được lòng mẹ cha !"

suorce

Lời Cho Trẻ tiếp theo

Lời Cho Trẻ tiếp theo 
Khi viết những lời này tnt chỉ viết với những kinh nghiệm trong hoàn cảnh của tnt để chia xẻ cùng mọi nguời, chứ không nhằm phê phán hay chỉ trích bất cứ ai. Vì chưa chắc cách chỉ bảo con của tnt là một mẫu mực để có thể đem áp dụng trong mọi truờng hợp.

Chúng ta có những hoàn cảnh khác nhau, bởi vì trong mỗi gia đình đều có những biệt nghiệp riêng của nó mà không gia đình nào giống gia đình nào cả.
Nên khi chúng ta đọc những kinh nghiệm của nguời khác thì hãy uyển chuyển để chọn lựa những gì phù hợp với hoàn cảnh của mình mà xử dụng …
Đừng đứng trong tâm trạng và hoàn cảnh của mình mà phán xét nguời viết thì thật là tội nghiệp !

Sinh con đã chẳng dễ mà dạy con càng khó hơn ! 
"Con cái không chỉ là con cái mà đó là những giấc mơ của cha mẹ !"
Đối với tnt thì sự giáo dục đuợc bắt đầu từ lòng mẹ ! Mọi suy nghĩ và tâm tư của mình nói ra trong " tầm nghe " của bé đều có chiều huớng tạo nên tính cách của con sau này !
Để của cải lại, chưa chắc con đã giữ được, để sách Thánh Hiền chưa chắc con đọc được, chỉ có để lại sự tu tập cho con, thì chúng mới có thể dùng hoài không hết! 

Nên Tu Tập đối với tnt được xem như một thứ Tài Sản quý giá nhất mà tnt có thể cho con mà không sợ bị mất !
Mỗi đứa trẻ ra đời đều mang theo vận mạng và nghiệp riêng của nó, đó là điều mà chúng ta không thể nào cuỡng cầu theo ý muốn của mình được. 
Nên có được thành Nhí hay không đều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào vận mệnh của nó đối với Thế Gian này mà thôi !
Chúng ta hiểu chuyện Tu tập là dựa trên nền tảng của Phuớc báu và Nghiệp Quả thì không hề có chuyện giỏi hay dở, hoặc tính hơn thua cạnh tranh trong vấn đề tâm linh này được.

Đừng bao giờ nói với trẻ rằng:
- " Tụi con tập coi đứa nào giỏi hơn " …
- " Sao nó tập đuợc mà con tập không được "
- " Chị đó tập giỏi ghê chưa, con hãy học theo chị đó " …

Điều đó hoàn toàn không đúng với tinh thần tu tập.
Mà vô tình đã gây nên trong suy nghĩ của bé sự cạnh tranh, so sánh và tánh ganh tỵ.
Trẻ làm được hay không làm được đều tuỳ thuộc vào cái " sức " do phuớc báu chi phối nó mà thôi …
Nên chúng ta chỉ có thể khen ngợi khích lệ Bé Tập trên tinh thần vượt lên với chính bản thân của nó, nghiã là ngày hôm nay làm giỏi hơn hôm qua và năm này thì đã tiến bộ nhiều hơn năm trước lắm rồi …

Hãy nói cho trẻ hiểu là " Con đang tiến bộ từng ngày với sự tu tập của mình "
Phải để cho trẻ thấy được là nó Tự Chiến Thắng với bản thân nó chứ không phải chiến thắng với kẻ khác
Vì đây là sự Tu sửa trong chính tâm hồn và bản thân của Bé đối với Nghiệp lực để hoàn thiện chính mình và thoát khỏi sự Vô Minh … của cuộc đời nó, chứ không phải sự tranh giành quyền lực hay một vị thế gì với ai … trong cuộc sống này …

Đừng bao giờ quên rằng chính trong cách giáo dục của chúng ta sẽ hình thành nên tính cách của đứa nhỏ sau này !
Đối với một đứa bé khi tu tập thành Nhí thì lại càng phải cẩn trọng hơn vì có rất nhiều cách làm hư bé rất dễ dàng: 
"- Chúng ta sẽ làm hư nó bằng cách khen ngợi nó qúa lố
- Làm hư ý chí bằng cách, cái gì cũng chiều chuộng nó
- Làm hư trái tim nó bằng cách lo lắng tôn thờ qúa đáng "
 
Cho dù nó là cái gì thì nó vẫn còn rất là trẻ con và ngây ngô …
Việc đạo nó có thể là thông thạo nhưng việc đời nó vẫn còn là một đứa con nít chưa hoàn thiện … nên chúng ta cần giúp nó về mặt đúng sai trên phương diện đời sống, để nó không phải đánh mất chính mình vì sự dạy bảo sai lệch của chúng ta …

Chúng ta may mắn có đuợc những bậc Chân Sư chân chính để dẫn đuờng chỉ bảo cho chúng ta, lèo lái để chúng ta có thể vượt qua những trở ngại đầy cam go và hiểm hóc của Nghiệp đang bủa vây xuống đời sống của trẻ … thì cách tốt nhất hãy nghe lời khuyên và sự chỉ bảo của Chú TiBu một cách cẩn thận nhất, để hòng không tiếp tay với Nghiệp huỷ hoại đi sự tu tập của Nhí !

Khi đuợc làm cha mẹ của Nhí đó là ân phước nhưng cũng là một trách nhiệm tối cao mà mình đuợc giao phó cho trọng trách nặng nề này !
Đừng bao giờ bắt Nhí dùng màn tivi để coi việc đời. 
Vì chúng ta nên biết Thần Thông là con dao hai lưỡi nếu xử dụng không đúng cách thì chúng ta đã vô tình vi phạm giới luật, đồng thời rất hao tổn nguyên khí của chúng vào những vấn đề rất là vớ vẩn thì thật là qúa tội nghiệp cho trẻ! …

Làm cha mẹ chỉ là người nuôi duỡng và chăm sóc về mặt thân xác, còn Linh Hồn thì phải được sự diù dắt và chỉ bảo từng li từng tí của Chú.
Phải có sự kết hợp, hỗ trợ ăn ý từ hai phiá như thế thì may ra Nhí mới có cơ may phát triển trên con đuờng Đạo này !
source

Việc Nuôi Dạy Bé


Nên:
- Tu Tập được xem là một thói quen tốt cho bé, chứ đừng kỳ vọng kết quả. 
- Chơi với bé nhiều hơn là ra lệnh bé làm cái này cái nọ. Khen ngợi sách tấn bé, và điều chỉnh khi bé sai phạm. Khi bé nói dối là phải điều chỉnh ngay.
- Để cho em bé làm chứ mình không có làm thay- cả việc đạo lẫn việc đời.
- Nên nói những câu chuyện liên quan về nhân quả cho bé nghe.
- Nên cho bé đọc truyện tranh Phật giáo. 

Không nên:

- Không nên nói hoặc vẻ vời đường cho hưu chạy. (thí dụ: nói trước những chuyện chưa xảy ra cho bé).
- Không nên hỏi bé nhiều về việc tu tập, mà để tự bé thỏ thẻ kể chuyện bé “chơi” với đề mục của bé. 
- Không nên so sánh người này người kia với bé.
- Không nên nói chuyện công việc làm ăn lời lỗ trước mặt bé.
- Không nên sân hận gây gổ trong gia đình trước mặt bé.

Trên đây là những điểm chính yếu được chia sẻ của chú Phước Nhỏ, người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn các Nhí và bé.


source

Pháp Môn Chăn Trâu & Quy Trình của Hai Lúa


Pháp Môn Chăn Trâu & Quy Trình của Hai Lúa
HL: Thì cũng đúng, pháp môn diệt khổ! Nhưng hang ổ của cái khổ nó y như mặt trận Củ Chi: có nghĩa là vào đó thì đường hầm, mìn bẩy, hầm chông, lực lượng chiến đấu kiên cường (Như bác T, chiến đấu trong ba tháng không cần ra ánh nắng mặt trời).  Mà Huynh chỉ nói khơi khơi như vậy thì bà con chưa rõ.
Câu hỏi là:  Sơ đồ hành quân của Huynh ra làm sao?
Về nét tổng quát thì khổ nó nằm ở 3 mật khu:  Thân khổ, khẩu khổ và ý khổ.
- Bắc Tông thì không thèm đụng đến ba cái lem nhem này mà chỉ chỉa mũi dùi và tổng tấn công vào cái con trâu.
- Nam Tông thì cầy sâu, cuốc bẩm để leo lên 4 tầng thánh.
Sơ đồ hành quân của bọn lubu thì lợi dụng triệt để hết tất cả những khả năng của "Con Người" mà diệt khổ bằng nhiều ngã.
Chương trình như sau:
A. Chương trình chính là vào Tịnh Độ.
B. Trẻ con được 7 tuổi: dùng đề mục "Ngọn lửa" để châm ngòi.
1. Vào đàn pháp Quan Thế Âm bằng đề mục xâu chuỗi.
2. Vào Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn.
3. Chữa bệnh, độ tử, giải oan, cúng thí thực, hồi hướng...tất cả những thứ này là để trả những ác nghiệp mà đứa trẻ đã tạo ra từ vô thủy cho đến naỵ.
4. Thay đổi Hộ Pháp.
5. Làm quen với A Di Đà Phật: Ra vào Tịnh Độ như ăn cơm bữa.
6. Khai triển Ngũ thông.
7. Bẻ vào quả vị Thánh Tăng qua công thức Ngộ Đạo.
8. Khai triển triệt để những khả năng chữa bệnh.
9. Khai triển nghệ thuật tái sanh.
10. Khai triển nghệ thuật lấy lại sức.
l1. Để đứa trẻ đánh võ "Tự Do" với cái khổ, bằng cách theo dõi những phát minh của tụi nhỏ trong quá trình độ sinh và độ tử.
12. Phân thân.
13. Tìm một chổ đứng để có thể độ các chúng hữu tình.
14. Ra trường:  Bồ Tát Quan Thế Âm với 11 đầu và hơn 1000 tay và hơn 1000 con mắt. Với 3 tỷ phân thân.
15. Nếu còn dư sức thì sẽ học tiếp những nguyên tắc chính để vào tất cả các đàn pháp bên Mật Tông, cũng như dùng Thần Thông Du Hý để khám phá Liên Hoa Tạng và học những bộ kinh lớn như:
- Khổng Tước Kinh (Ở Địa Ngục A Tỳ)
- Kim Cang Đảnh (Trong đảnh của Ngài Tỳ Lô Giá Na)
- Kinh Hoa Nghiêm (Bộ origin của Ngài Long Thọ)
16. Tới đây mà chưa có nhừ tử và còn sức thì sẽ học tiếp nguyên tắc "Đại Viên Cảnh Trí" danh từ chợ trời của bọn lubu: "Năm Ông Nhập Một".  Danh Từ đúng: "Phản Bổn Hoàn Nguyên". Có nghĩa là vào Chân Lý bằng con đường "Có".
17. Hiểu rõ chấn động và sức mạnh của:  Hùm, Phát, Bhrum, Vãm, và sau cùng là chấn động trứ danh: SuBham! Sự hiểu rõ này qua những trận đánh nhau với tất cả những pháp thân mà đứa nhỏ đã học.
18. Hết.