'Mua bán tâm linh '

Trẻ con có khả năng tâm linh cao thì rất hay, nhưng đừng nghĩ chúng là Thánh Nhân giữa đời thuờng mà tôn thờ chúng một cách qúa đáng thì vô tình chúng ta đã làm hại chúng.
Cho dù trong vấn đề tâm linh, chúng đã đạt đến một mức thượng thưà nào đó, nhưng cũng chỉ là những đứa trẻ rất ngây ngô, suy nghĩ rất đơn giản ..Vẫn cần chúng ta chỉ bảo và dạy dỗ.

- Đừng bao giờ nói với trẻ rằng:
" Con hãy tập cho ra đi rồi , cô chú hay cha mẹ cho con cái gì mà con muốn"…hay là "Con muốn cái đó thì con phải tập được đi rồi Me (Cha) cho"
Điều đó sẽ gieo vào đầu trẻ con một sự mặc cả "mua bán đổi chat"  trong tâm linh ngay thôi.
Vì Đạo cần đến một sự đam mê niềm ham thích đi từ trái tim và tâm hồn thiết tha của trẻ như một động lực thôi thúc nó tìm đến và khám phá, khi đuợc xây dựng trên sự đam mê thì luôn luôn có niềm vui và sự sáng tạo, đó là điểm quan trọng của vấn đề.
Làm vậy là chính mình đã dạy hư đưá trẻ và cũng là một cách gián tiếp phá hỏng đi tinh thần học đạo của trẻ.
Chúng ta phải cho trẻ thấy được "Ngọn lửa" hay hình ảnh Ông Phật trong tâm chúng là một hình ảnh rất là đẹp và trong sáng, nó vô giá, đừng để con trẻ suy nghĩ cái đó chỉ có giá trị bằng đồ vật. Nhận biết Đạo bằng trái tim chứ không bằng giá trị vật chất
Chúng ta muốn cho con trẻ thì cứ cho nhưng đừng bao giờ ra một mặc cả nào hết. Hãy để chúng hiểu rằng chúng ta cho "vô điều kiện", vì tình thương mà cho ra.

Khi ta lo lắng chăm sóc cho đứa trẻ ta hãy tự hỏi từ thâm sâu trong lòng ta rằng ta làm điều ấy cho nó là vì một mục đích gì ?
Nếu trong tâm ta nghĩ về nhí như một thứ "đầu tư bất động sản về tâm linh"
thì chúng ta không thể nào tiến triển đuợc trong vấn đề tu tập tâm linh của mình đuợc …và chúng ta cũng sẽ huỷ hoại luôn vấn đề tu tập của Nhí ..
Đừng hời hợt mà nghĩ rằng suy nghĩ trong tâm ý của mình là vô hại. Tuy là vô hình vô ảnh nhưng tất cả đều được in dấu trong trời đất này cả !
 Lúc nào chúng ta cũng nói đến "vô ngã", nhưng chúng ta có bao giờ nghĩ đến chuyện phải suy nghĩ thế nào để là "vô hại" cho kẻ khác không ?

- Dạy cho trẻ tự biết cố gắng vươn lên trong tu tập không phải là đem một nguời khác ra mà so sánh và chê bai nó, như:
" Hãy nhìn kià, nó cũng bằng con thôi mà nó làm đuợc, tại sao con lại không?"
 Đó là điều không nên, đừng bao giờ tạo trong suy nghĩ trẻ một sự so sánh về chuyện gì cả, vì tự bản thân mỗi con nguời không ai giống ai hết, nghiệp của mỗi cá nhân mỗi khác thì cách tu tập tiến thân trên con đuờng đạo cũng như vậy, nên chi những lời so sánh như thế chỉ tạo nên trong lòng trẻ một sự ganh đua mang đầy tính cạnh tranh và ganh tỵ , lẫn nhau …hiềm khích ngấm ngầm lẫn nhau mà thôi, mà chuyện như vậy xảy ra trong tâm trẻ là điều tối kỵ trong chuyện học đạo rồi.
Hãy nhẹ nhàng mà khuyên bảo con hãy cố lên , con sẽ thấy mình tiến lên từ từ , ngày mới bắt đầu và đến nay con đã hơn rất nhiều ..lúc đầu con không biết gì hết nhưng bây giờ con đã biết đuợc như vậy đó …nếu con chiụ cố gắng con sẽ học đuợc rất nhiều thứ hay từ Thầy dạy cho con …
Tạo cho nó một sự tự tin và tự biết lớn lên với chính mình hơn ngày hôm qua chứ không phải hơn nguời đối diện ..

- Đừng bao giờ dùng áp lực bắt trẻ học đạo một cách guợng ép vì sợ hải chúng ta, điều đó chỉ làm cho trẻ vì qúa sợ mà đâm ra nói láo để cho đuợc yên thân, khỏi bị nguời lớn la rầy, quấy nhiễu vì bắt phải thấy cho đuợc Ông Phật ... Vì qúa sợ mà vô tình chính cha mẹ đã làm trẻ thành ra nói láo
Thật ra chúng ta vì qúa nóng lòng cho việc học Đạo của trẻ mà hành động thiếu đi sự suy xét sâu xa của nó nên thay vì mong có một kết quả tốt đẹp lại phải nhận lấy những thất bại khó tránh

- Đừng nghĩ rằng một đứa trẻ tu tập giỏi thì phải là một đứa giỏi luôn cả về việc học hành và những chuyện khác trong đời sống hằng ngày của nó.
Đó là chúng ta đang đòi hỏi qúa cao về chúng rồi và đặt một áp lực qúa lớn cho trẻ. Chúng chỉ có thể làm bên nào thì chỉ một bên thôi …nếu chúng ta muốn chúng là một Tu sĩ thứ thiệt trứ danh thì chúng không thể là một Học sinh thứ giỏi xuất sắc nữa đâu …
Hãy thông cảm với chúng và cố gắng chấp nhận những thiếu sót của trẻ con. Đôi khi chúng có thể là đứa ngớ ngẩn nhất trong cái đám trẻ con cũng không chừng …Mấy khi đời đạo mà vẹn toàn đâu nên cũng đừng buồn hãy nghĩ rằng: " Nếu như nó không được tu tập thì nó còn tệ hại hơn thế nữa thì sao, giờ nó có tu tập được như vậy cũng là tốt lắm rồi .."
Chúng chỉ có thể " Toàn Tri " chứ không thể " Toàn Năng "
* Toàn Tri: là cái gì cũng biết
* Toàn Năng : là cái gì cũng có thể làm được hết ( Cái này thì Nhí không làm nổi )
Nên chi biết thì có biết đó, nhưng không phải mọi chuyện chúng có thể làm được hết cả đâu.
Trẻ tu tập để trở thành Toàn Tri chứ không thể Toàn Năng

- Tập cho nó một suy tư về bên trong tâm hồn của nó hơn là cái vật chất đẹp đẽ bề ngoài…khi mà chúng ta qúa chăm lo về sắc diện bên ngoài thì vô tình chúng đã bị chi phối nhiều về ngoại cảnh mà lơ là không nghĩ đến tu tập đuợc nữa.  … Khi Tâm đẹp mặt sẽ đẹp

Truớc khi bàn về " vô ngã" hãy nghĩ làm sao để " vô hại" cho trẻ trong cách chăm sóc và nuôi duỡng chúng. Học "vô ngã" mà quên " vô hại " thì hại vô cùng!
source