Pháp hội online


---o0o--- Ghi âm bởi BM (2011). Vothuong đánh máy từ file audio ---o0o---)

TDD: - Vì sao trong thọ Bát Quan Trai Giới Đức Phật không cho ngủ giường cao?
Tibu: - Vì ngủ sẽ té gãy cổ (cười ha ha)
TDD: - Còn không cho thức dầu thơm là vì sao ạ?
Tibu: - Xức dầu thơm bằng hoa thiên nhiên thì nó đỡ hơn, dầu thơm công nghiệp (nước hoa) nó bỏ vô những thứ như định hương, xạ hương hay là những chất lấy trong con cá voi, con chồn. Do đó khi mình dùng (xứt) thì tâm linh nó tụt xuống dữ lắm.

BM: -Con xin hỏi thầy là có những vị tu lên đến Tu Đà Hoàn rùi mà họ vẫn chuyển sang pháp tu khác?
Tibu: - Vì đâu có một sự ràng buộc nào đâu. Tu Đà Hoàn là một vị Thánh, chẳng qua là họ nhìn qua cái lăng kính của sự vô thường thôi, đâu có gì đặc biệt đâu, thành ra là họ có quyền đi lung tung. Họ còn 7 kiếp nữa là tu xong.
BM: Khi lên đến đấy tâm linh họ rất là rõ rồi, họ nhìn thấy được cái gì là đúng với chân lý chứ ạ?
Tibu: - Không, tại vì cái vấn đề khi mà đi tới đó rồi, họ ở trong điều kiện như vậy, xong rùi cái ý định của họ không có, thành ra họ có thể đi tới đi lui tùm lum. Gì thì gì chứ chỉ còn có 7 kiếp mà thôi.
BM: - Khi tu sĩ đã đạt đến quả vị Tu Đà Hoàn rùi mà không giữ giới thì có bị mất quả vị đó hay không ạ?
Tibu: - Đâu có mất đâu. Nó nằm trên đó chớ. Khi mình làm ẩu thì nó sẽ bị cái tình trạng là nhân quả hiện tiền. Mình mà làm ẩu thì sẽ bị quả liền thôi.
TDD: - Cho con hỏi là khi mình phát tâm tu hành và bắt đầu những chuỗi ngày tu tập, thì những cõi giới vô hình xng quanh họ nghĩ gì về mình?
Tibu: - Họ ngạc nhiên từ chuyện này tới chuyện kia. Vì họ thấy khi từ cái hào quang quá tệ của mình đến khi ngồi được chừng 5, 10 phút gì đó nó ra được đề mục chẳng hạn, thì hào quang nó “bụp” ra màu vàng. Cái màu vàng là họ không hiểu tại sao có luôn. Do đó cho nên thứ nhất là họ sẽ kinh hoàng, thứ hai là họ sẽ dang ra xa. Dang ra xa thì được, nhưng kinh hoàng thì không được, cho nên mình mới thông báo cho họ biết là mình tập.
TDD: - Còn những người tu mới ở cận định, chưa vào được chánh định thì sao ạ?
Tibu: - Cận định thì họ chỉ thấy cái hào quang của mình từ lúc mà nhá nhem, sần sùi, màu sắc đậm rồi nó biến thành mờ nhạt hơn. Nhìn vô tươi mát hơn, thành ra là nó biến đổi trong cái điều kiện của cận định.
TDD: - Vậy thì những chúng sanh nào sẽ đi theo hộ mình đầu tiên ạ?
Tibu: - Toàn là rồng rắn không hà.
DN: - Thế đến khi nào thì hết ạ?
Tibu: - Khi mình lên tới khoảng tứ thiền thì thấy họ. Lúc đó đồng thời mình hiểu cái thời gian mà mình với họ quen nhau luôn trong gia đình luôn. Họ âm thầm phù hộ mình, rùi cũng có khi mình làm cho họ được những điều họ kính nể. Cho nên (mình với họ) có một tình cảm rất vững chắc. Giờ này mình biết nó là con kiki, con tô tô, thấy nó là hiểu nó liền. Nó thấy mình nó cũng hiểu mình liền. Do nên nó bắt buộc phải có 1 sự liên kết và sau đó là suy ra cái chuyện là mình phải chia tay họ, khi chia tay thường là người ta không chịu đâu.
BM: - Con nghĩ là nguyện ngài A Di Đà Phật …
Tibu: - Không mình lên tới Tịnh Độ mà, mình hỏi là tự nhiên nó ra à. Vì nó có sẵn rồi mà mình không biết thôi, khi mình thấy được ngài A Di Đà rồi thì con mắt của mình thấy rõ lắm, độ chánh định của mình cũng mạnh lắm. Thành ra khi mình nói hộ pháp của mình ra sao ta là tự nhiên nó ra à.
TDD: - Vậy ngoài rồng rắn ra thì có quỷ theo gì không ạ?
Tibu: - Không không, mấy loại xưong sống thẳng là không có đâu.
TDD: - Con nghe nói có La Sát rùi Chư Bộ Đa theo nữa mà thầy?
Tibu: - Mình khiển nó không nổi đâu, nó chơi mình liền. Như khi mình nuôi con sư tử để coi nhà vậy, nó “đớp” mình được như chơi đó. Nguy hiểm lắm! Không ai chơi với nó. Con quỷ là nó đớp mình liền, thành ra khi mình chơi với con quỷ mình phải có trình độ và hiền lắm mới được.
LN: Mấy ngày nay con thấy bồn chồn trong người, tập không được thầy ơi?
Tibu: - Thường thường là mình “ăn” vô một vấn đề gì đó thì phải có thời gian “tiêu hóa”. Giá trị về mặt tiêu hóa là nó làm cho mình vui. Nếu mình không có vui là mình chưa tiêu hóa hay là mình quên cái quy trình làm vui.
BM (Hỏi dùm LN): - Ln nói là cái cảm giác bồn chồn có từ khi LN vào bệnh viện để chăm sóc cho mẹ của thầy giáo dạy Anh Văn. LN niệm Phật và hồi hướng cho bà ấy xong thì bị như vậy.
Tibu: - Khi mình mệt quá mà cứ đi ăn đám cưới thì cũng mệt à. Trước khi mình làm cái chuyện đó thì mình phải làm cho mình vui lên đã rồi mình mới làm. Nếu không được thì thôi mình đi ngủ, vì mình mệt quá rồi nó nạp không nổi nữa.
BM: Những lúc như thế thì mình có nên đọc một cuốn kinh không ạ?
Tibu: - Thì mình chỉ cần làm những cái chuyện đơn giản thôi. Nhưng nếu mình bồn chồn ngủ không được là thế giới vô hình xung quanh họ đang cần kiến thức về kinh sách gì đó. Nếu mà không thì cứ đi ngủ thôi, đừ quá thì mình đi ngủ thôi. Vì mình hổng có làm ăn gì được lúc đừ nữa hết.
TNT: Nửa tiếng nữa tụi mình sẽ đi ngủ... Các bạn có nửa tiếng nghe!
DN: Có những người không tu con thấy họ rất là hiền và vui vẻ trong cuộc sống. Mình (DN) tu 2 năm rùi mà không bằng được người chưa tu như vậy.
Tibu: - Uhm, nhưng mà phía bên trong thì chưa chắc. Vì mình chỉ thấy cái chăn thôi, khi mình đắp vô thì không trong đó có rận hay là không, thành ra là nhìn bên ngoài thì thấy hay. Trừ trường hợp mình nhìn thấy được hào quang của họ thôi, những cái màu (hào quang) mà thô, năng nề, đậm là nó biến hóa chưa. Khi hào quang nghiên về cái màu vàng hoặc màu da cam phải nói rằng đó là những người chơi được (người tu hành). Nòng cốt của họ là tu hành.
DN: - Chắc là kiếp trước họ có tu rồi phải không ạ? (Ý muốn hỏi những người có hào quang màu vàng, da cam)
Tibu: - Khi có khi không. Mình có pháp để nói được cái gì đó. Nhưng khi dùng cái gi đó để theo dõi họ thì thấy rằng cái quy trình tuyệt đối thì khó lắm. Quy trình tuyệt đối chắc chắn khó xảy ra lắm, nhưng mà quy trình tương đối thì nhiều.
BM: Khi tập nhìn hào quang, khi mà mình chưa có Thiên Nhãn thì có thể tập theo cách Thầy dạy là nhìn bằng cách lé mắt thì có được không?
Tibu: Thấy, thư giãn con mắt là mình thấy, còn nhìn chăm chú thì nó không ra đâu.
TDD: Vậy là mình chưa vào chánh định cũng có thể thấy (hào quang) phải hông Thầy?
Tibu: Người ta thấy nhiều lắm chớ! Chẳng hạn như nhìn một đám nhang, người ta nhìn hoài như vậy thì bị chảy nước mắt, nhức đầu, rùi sau đó thì người ta thấy được các cõi giới thấp. Nhưng mình hổng chơi như vậy, mình tập nhìn hào quang của chính mình hoặc người yêu của mình, hào quang của mình và của người yêu nó hạp lắm. Chẳng hạn như dòm bàn tay của họ thì thấy các viền tay nó phát sáng ra.
TDD: Con đọc trong tập tin thấy có đoạn nói khi Thầy vào cái cốc của ông thầy nào đó, rùi ông thầy đó nhập định đục thủng hào quang của Thầy.Thầy liền tác ý dẫn luồng điển của ông kia xuống đất. Lỡ như tụi con gặp phải người kia thì phải xử lý sao ạ?
Tibu: Mình phải giỏi như họ thì mới gặp được họ, người đó hiếm lắm. Nhưng mà như vầy: Dù gì đi nữa thì mình cũng hiểu nguyên tắc luồng điện, hễ mà có gì thì cho nó chạy xuống đất, mình thấy người nó tê thì liền nghĩ tới đất. (12’35). Chẳng hạn như mình vô một cái vùng, khi thấy ông đó tự dưng người mình bắt đầu tê tê, tốt hơn hết là đi ra ngoài thử lấy bàn tay nhúng xuống nước lạnh rùi đi vô, đừng có chùi hết nước lạnh. Khi đó họ lấy nhân điện của mình thì họ sẽ bị cảm cúm.
TDD: Vòng lưỡng kim nó có tác dụng trong trường hợp này không Thầy?
Tibu: Không ai thấy vòng lưỡng kim mà chơi hết á, vì cái đó làm hao năng lực của họ, nên họ không chịu.
TDD: Đeo vòng lưỡng kim thì Tha Hóa Tự Tại có vô được không Thầy?
Tibu: Không, nó đụng vô thì sẽ bị hao năng lực. 



TDD: - Thầy ơi khi thấy Thầy trên đảnh thì có thể giao tiếp với Thầy như nói chuyện trên đây được không ạ?
Tibu: - Àh, phải là Tứ Thiền. Chớ nhỏ quá là nó đi ra nó thấy mặt tui chàu quạu lên là nó la :” Chết chết rồi, chàu quạu lên, cái gì nữa đây?”. Nhưng mà nó lộn rồi mà mặt tui vẫn toe toét cười thì không sao. Nó biết liền à. Thành ra cái chuyện ngồi trên đảnh khi mà anh tập phương pháp này rồi thì anh chui vô trong những cái chỗ khác người ta sẽ thấy cái đảnh, thành ra là người ta sẽ hiểu rằng :” Ê cái này có chủ rồi, đừng có đụng tới cái thứ này. Đụng tới cái thứ này là phiền . Thành ra "các chúng hữu tình không có phận sự đồng loạt lui ra", nghe một cái là ớn óc rồi, dọttttt… Bởi vì không ai quánh lại cái thứ này hết đó. Thành ra cái câu này là cái câu nói của dân nhà nghề. Hồi xưa rồi người ta đã sợ cái cái câu này, đã sợ lắm rồi, thành ra mình dùng cái câu đàn anh mình thôi. Còn cái băng của mình là cái băng Kim Cang Vương.
 
TDD: - Cái băng là sao Thầy?
Tibu: - Băng là băng đảng đó… Hahaha
TDD: - Kim Cang có nghĩa giống Kim Cương không ạ?
Tibu: -Kim Cang là Kim Cương.
BM: - Kim Cang chắc hơn Kim Cương chứ ha?
Tibu: - Không. Kim Cang là Kim Cương.
TDD: - Thầy cho con hỏi vì sao các Đức Phật có hình tướng nam mà không phải là nữ?
Tibu: - Đó là câu ghê gớm lắm. Có người nào đó mới làm được cái chuyện này. Như vậy thì dưới cái hình ảnh đó đó, mà khi mình vô đó mình mới biết được là hình ảnh bằng đàn ông là dùng lý trí. Còn hình ảnh bằng đàn bà là dùng tình thương, nó nói êm hơn. Cái thằng lý trí nó nói anh phải vầy, vầy, vầy, vậy đó. Anh phải nhập định 15 phút xong rồi anh xả thiền, vậy đó, nó nói cứng nhắc vậy đó. Nhưng mà cái thằng tình thương thì nó nói: Không, mày phải vui lên, vui lên thì mới làm cái này cái kia được. Tùy theo tình hình mà đó là Bà Phật hay là Ông Phật.

TDD: - Dạ thưa Thầy con nghe nói dòng Pháp Kim Cang có những câu hỏi Pháp mà mình không được đạo sư trả lời đến khi mà người hỏi được quán đảnh phải không ạ?
Tibu: - Không. Chẳng hạn nếu mình hỏi tới nữa là cái gì thì thường thường người ta không nói bởi vì cái đó là sai cái tính chất giáo dục đi. Chẳng hạn như tui nói là sau ít phút nữa rồi anh tới cái đó rồi anh sẽ thấy cơn xoáy đó. Cái tự nhiên  do cái tâm lý đó anh chưa tới mà anh đã thấy cơn xoáy rồi. Thành ra nó không được. Nó không nói trước thì thôi, mà nó nói trước đi nữa thì nó nói trước những cái mà anh khó làm được lắm. Nên nó mới nói được. Chứ còn không có gì gọi là bí mật hết. Không có. Thường thường người ta cứ tưởng đó là bí mật nhưng mà không có. Chẳng hạn như là nói rằng là: trong ba người , có một người mới vô, mà hai người kia thì lâu. Câu chuyện của hai người lâu hỏi chuyện nhau, một người kia ngồi. Đối với một Ông Tiên thì ổng sẽ dùng bàn tay phất một cái là người kia không có nghe gì hết trơn. Nghe ù ù ù không hiểu gì hết. Còn hai người kia có thể nghe và nói chuyện thoải mái luôn, đó là chuyện của Ông Tiên. Có con Rồng thì cũng hay làm cách đó.

Còn đối với dân Phật giáo thì không có. Là vì rằng Ông Anan đó, khi chưa được cái gì hết mà Ổng đã nghe 84.000 pháp môn, thì lấy gì mà một Ông Thầy chặn lại ở đằng kia? Thành ra là không có chuyện đó, không có chơi cái đó. Mà ai mà chơi cái đó chắc là bị bệnh hoạn hay sao đó không biết. Không có đâu, không có cái chuyện mà người ta nói là :” Ê, anh, anh không có được hỏi trước”. Không có. Sẽ được trả lời rất là lịch sự, là tại vì:  nếu mà mình nói trước thì sẽ nhầm lần thôi, bây giờ  anh cứ tập trước đi, tập tiếp đi rồi tính sau. Đó, là vậy. Còn nếu mà hỏi về cái này cái nọ thì nếu trả lời là trả lời, không có dấu chi hết.
 
TDD: - Dạ như vậy với những câu hỏi Pháp mà chúng con hỏi trên diễn đàn, thì có những câu hỏi như thế nào mà sẽ là sai nguyên tắc không ạ?
Tibu: - Không. Không có sai nguyên tắc.
TDD: - Như người tu Tịnh (Tịnh Độ) hỏi về chuyện mà tu Mật hay là bên Thiền gì đó thì có bị sao không ạ?
Tibu: - Không. Không có bị gì hết. Không bị gì đâu. Chắc chắn là không có bị gì đâu. Anh tu Mật mà sao anh hỏi chuyện Mật hay anh tu Thiền mà sao anh hỏi chuyện Mật gì đó. Không có. Cái đó là người ta nói làm sao thôi đó, chớ còn những cái người đi về tìm hiểu thì anh có quyền chớ. Anh có quyền hỏi sau bụi tre kia là cái gì chớ. Phải không? Thì cái người đồng điệu thì họ nói sau cái đó là con suối, có người họ nói không, sau cái đó là con rắn đó. Sao không nói trước là con rắn hay con suối đi. Khổ vậy đó.
 
TDD: - Thầy cho con hỏi tiếp là: Tu Tịnh Độ thì có thể khai mở Kundalini được không ạ?
Tibu: - Khi mà lên tới cái dạng mà ra Đề mục hay tới cái dạng mà Linh ảnh của Ngài A Di Đà rồi thì Kundalini đóng lại rồi thì người ta mới thấy được cái đó. Còn khi mà mình nói rằng mình là mình chuyên khoa Kundalini thì trật. Chẳng hạn như là anh ở vùng núi anh ăn không được thì tui sẽ chỉ. Khi khổng khi không mà người ta chỉ thì không có, người ta không làm cái đó. Chẳng hạn như là nói: Ừ, tui chỉ anh Kundalini, nhưng mà anh ở chỗ này thì cần tui chỉ làm gì? Nó yếu, nó ăn hết thì giờ luôn. Thành ra không chỉ thì phải nói rằng: anh tập cái gì mà anh đòi tập kundalini? Anh có bị đói, bị lạnh, bị khát không? Nếu bị mấy cái đó thì chỉ, còn không bị thì: thôi, tập đi, chỉ làm chi? Khổ quá.Đi…
 
TDD: - Những người có nhiều Thiện Pháp thì có ảnh hưởng gì đến việc độ sanh khi mình tu hay không ạ?
Tibu: - Có nhiều Thiện Pháp thì người ta nhắm đến việc độ tử. Tại vì khi mà mình độ 1 người thì nó được 10 người. Tức là 1 người mình độ lên thì được 10 người mình vô tình mình giết. Thành ra là cái tỷ lệ như vậy mà mình làm việc độ tử thì nó tốt hơn. Còn việc độ sanh cũng là 1/10 thôi nhưng mà mình làm không nổi đâu. Thiệt luôn đó. Làm không nổi.
Nhưng mà khi mà mình làm độ tử thì mình nói theo cái chiều thuận, ai cũng muốn đi lên đó thì mình chỉ hướng đi lên, thế là họ đi lên. Tuy nhiên phải có cách, biết cách rồi, thì đã nói rồi.
 
TDD: - Dạ Thầy cho con hỏi tiếp là những tu sĩ mà có tâm tánh đố kị với cái chuyện tu tập của người khác thì có ảnh hưởng gì đến việc tu tập của bản thân mình hay không ạ?
Tibu: - Cũng vậy. Ở ngoài nó sao thì ở trong nó vậy. Anh đi ra Đề mục mà anh quánh không có trọn vẹn thì tự nhiên ở ngoài anh cũng nói này nói nọ người ta à. Thành ra ở ngoài nó sao thì ở trong nó vậy à. Thành ra người mà đố kị thì cái tâm họ kỳ lắm, những lúc họ tập họ sẽ có những cái lăng xăng kỳ lạ lắm. Chẳng hạn có những người không chắc ăn, không chắc ăn thì mình tập cái là mình có chắc ăn không ta? Thì mình mới hỏi ông kia, hỏi ông giỏi hơn, là tui làm vầy có chắc ăn không? Thì ông kia nói: chắc ăn rồi. Thì không có nên đi hỏi một thằng nữa là: ê ê ê, tui làm có chắc ăn không? Thì thôi được rồi, anh làm đi, cứ nói chuyện không chắc ăn thì suốt đời không được. Không có mở cái lòng  ra mà không có tin chắc thằng kia nói đúng hay nói sai. Mà cứ đi hỏi thằng này thằng kia. Ví dụ như hỏi thằng giỏi hơn mà nó nói: đúng rồi đó, đúng rồi đó thì mình chơi luôn.
 
Tibu: - Ví dụ như mình nhập Tứ thiền không chắc ăn, rồi nhập xuống Nhị thiền, rồi nhập xuống Sơ thiền, cứ nhập vậy hoài không chắc ăn. Khi mà mình nhập kỹ đó, kỹ ko phải mình là kỹ mà không chắc ăn… Chẳng hạn như em nói anh đó thôi bi giờ anh đi tới ngã 3 đó thì anh có cua trái nha, cái anh đó hỏi chắc ăn không? Rồi anh đó đi đường gặp bà kia ảnh hỏi đi tới ngã 3 rồi cua trái, thì bây giờ không cua là lạc đường. Vì những người đó họ nói thiệt chớ không có nói chơi. Mình đã cua rồi thì mình hỏi, mà người ta nói rồi là mình làm.



BM: - Dạ Thầy ơi Thầy cho con hỏi. Hôm trước Thầy nói mình tập VTC mà đến một cái lực nào đấy, tập ở ngoài trời mình hất tay lên thì có những ông tiên đang ở trên đám mây thì ổng bị rơi xuống chết luôn hở Thầy? Thì mấy ông đó sẽ đi đâu ạ? Sẽ đi đàu thai ở đâu ạ?

Tibu: - Mấy ổng sẽ đi đầu thai thành những người giỏi à. Ờ, mấy ông tiên mà ổng xuống thì sợ lắm.

BM: - Vậy khi họ đầu thai thì họ sẽ tu rất là giỏi ạ?
Tibu: - Ừ họ đỡ hơn, họ đỡ hơn người thường.
BM: - Thế như thế mình có mang tội sát sinh không ạ?

Tibu: - Không. Mình đâu có ý đồ sát sinh ai đâu? Quơ quơ quơ quơ  vầy cái rồi, cái ổng đứng cạnh cái luồng mình lên vậy thì đâu phải làm cái bùm cái là được liền đâu? Tán cái mây từ từ chứ, rồi cứ thế nhiều lực thì nó rớt xuống 3,4 ông vậy đó. Ngay cái riền đó, ngay cái riền đó tự nhiên nó rớt xuống 2,3 ông tui cứ ngồi tui dòm đó: Ủa 2à3 ông rớt xuống. Đó là tiên mắc đọa là vậy đó. Nhưng mình đâu có ý đồ là mình giết ổng đâu, đâu phải. Cái lực của mình nó lên, ai nằm trong cái mây đó mình đâu có thấy đâu. Thành ra khi họ rớt xuống đầu thai thì họ cũng đầu thai thành những cái người thuộc diện trên trung bình chứ đâu phải rớt xuống là hủy hết trơn đâu, đâu có đâu. Thường thường thì họ cũng có thể tu, cũng có thể tu thôi. Rớt ngay cái vùng đó luôn.

BM: - Thế lúc đó họ sẽ đi đầu thai luôn ạ?
Tibu: - Đúng rồi. Chẳng hạn như tui nhớ tui thấy. Tui quơ quơ sao đó không biết, thấy nó trống đi 1 cái đoạn thôi, tui dòm dòm dòm tui mới thấy rớt một ông xuống, rồi mấy ông rớt xuống. Cái mấy ổng rới rớt rớt bay vô cái nhà thương ở trên nhà tui đó. Cái mấy ổng đi đầu thai hết trơn à.

BM: - Anh TDD định hỏi gì Thầy ạ?
TDD: - Thầy cho con hỏi khi mình vô tình xả ấn mà đụng tới mấy ổng thì sao ạ?
Tibu: - Ổng cháy à. Ông mà lố lố lố là ổng cháy râu cháy áo hết đó. Rồi ổng ngồi buồn buồn buồn thì ổng bị như là nước mưa vậy đó. Rồi nếu mà mình xả vô cái vật ổng đang đi, chẳng hạn như là có cái con đường trong không gian của mình mà mình xả cái là con đường nó biến mất, thành ra họ cứ tới đó họ dồn cục họ đi không được. Rồi họ cứ la la la. Hai ba năm sau mình tu giỏi cái mình nghe la ới ới ới… Cái lúc đó mình mới biết trời đất quỷ thần ơi, té ra mình xả ấn mà họ đứng dồn cục ở đó, kẹt xe hết trơn. Thành ra là mình : ố ố ố, xin lỗi, mình làm lại, làm lại để họ có cái đường đi.

TDD: - Vậy họ có chết ko ạ?
Tibu: - Có chứ? Mình quất một cú là họ chết tươi liền đó chứ. Nhưng mà tại sao mình xả dữ vậy? Mình không hiểu sao mình xả dữ vậy. Hồi trước đó, tui ngồi  Má không cho vô nhà, đi đêm mà, Má không cho vô nhà. Má cứ tưởng xì-ke, với ăn trộm, thành ra Má nói :” Bà mày, Không có cho nó vô nhà. Dặn Ông dặ Mợ là không có mở cửa cho nó vô”. Thế là Hai Lúa ra ngồi ngay cái đòn gianh chiếu xuống, ngay cái đỉnh cao đó, ngồi tập luôn. Thì khi tập như vậy thì Má mở cửa ra, mà mình mới ngồi tí xíu có bao nhiêu đâu? Thành ra là mình xả ấn mình đi vô, mình đi vô nhà thì mình nằm mình ngủ. Đâu khoảng 3, 4 tháng sau gì đó, 3à4 tháng sau lận, đang nhập định thì mình nghe tiếng kêu: Ông Phước ơiiiiiii……
- Mình nói: ủa, cái gì đó? Cái gì ta?........
- Ông Phước ơiiiiiiiiii…….
- Cái mình nghe cái lực nào đó, cái mình dòm: trời đất quỷ thần ơi, Ông Tiên quần áo xốc xếch cháy râu, cháy đồ hết. Rồi mình: xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi,…
- Ông xả ấn, xả ấn cái lửa nó xẹt lên tui nè…
Cái mình sám hối, mình đọc lại cái câu Chú cầu nguuyện của mình đó. Cái câu Chú: “Om Mani Padme Hum” gì đó. Thì khi mình đọc: “Om Mani Padme Hum” thì mình mới nguyện xin cho ổng trở lại bình thường cái ổng trở lại bình thường liền. Mừng quá trời luôn. Mình mừng lắm. Ổng kẹt 3 tháng trời đứng tòn ten trên mái nhà mình đó, mình đâu có biết. Cái mình nói xong là ổng cảm ơn mình ổng đi thôi. Tại mình đâu có cái ý đồ đó, thành ra họ không có giận mình. Mình không có ý là đồ lớn lối. Suốt ngày mình ra giúp người thành ra mình không có hiểu được cái sân hận, thành ra mình ụp lên một phát vậy thì mình đâu có biết có chuyện gì xảy ra đâu? Cho dù mình chưa là cái gì hết mà lỡ vậy nó tội người ta.

TDD: - Thầy ơi cho con hỏi là tội bất hiếu của một đứa con đó Thầy. Bất hiếu với Cha Mẹ nhưng đứa con đó không muốn mà Cha Mẹ cứ làm nó bất hiếu thì cái tội đó nó như thế nào hở Thầy? Mình sẽ đọa tới đâu và mình có tu được không?

Tibu: - Tội bất hiếu là nó chơi mình nặng nề nhất đó. Thứ nhất là nó xúi mình tập cho lẹ lên, mạnh lên, là mình đừ mình hết tập luôn. Hoặc là nó ngăn trở mình bằng cách là: chẳng hạn mình ra một cái Đề mục, nó chưa ra được Đề mục đâu là nó xẹt tới, ánh sáng nó chớp vô đầu mình là mình hoảng sợ mình hết dám làm luôn. Đó là hai cái, một cái ở Cận Định ở dưới. Còn nếu mình đã tu được rồi nó chặn không được mà mình vẫn tiếp tục tu là nó sẽ dí cho mình, làm cho hết sức luôn, làm mình hư luôn, hết sức luôn là coi như mình không tập được.
Giọng nữ: - Ánh sáng nó chóa vô mặt sợ là hết tập luôn hở Thầy?
Tibu: - Hết tập luôn. Làm không nổi. Thành ra là nếu bị 2 cái đó rồi thì là....Một cái là mình thấy sợ rồi. Còn cái kia là mình tập quá mức luôn cái nó hư luôn.

BM: - Có nghĩa là dù là Bố Mẹ có làm gì với mình thì mình lúc nào cũng phải có hiếu? Cho dù là… J 
Tibu: - Thì mình cố gắng mình đừng có làm tổn thương mấy ông đó. Trừ trường hợp là ổng kêu chứ: ê, tối nay xơi thằng kia…Ha ha… Thì mình đâu có được xơi. Mình đâu có được đánh cho nó chết, hay làm sao đâu. Không được. Xúi bậy thì mình kêu không thôi. Nếu như cái việc mà đã hợp lý rồi thì mình bắt buộc mình phải làm, tốt hết là mình làm. Còn có những cái ngoài khả năng của mình thì mình sẽ không làm, mình không thể nào làm được. Chẳng hạn như là mày ngày mai mày phải bay lên trời thì làm sao mình bay được? Ý tao thích con gái đó mà mày lại đẻ một thằng con trai thì bây giờ mày biến trở thành congái cho tao đi, thì không được.

TDD: - Thầy ơi, nếu trong một cuộc cãi lộn như vậy đó Thầy, người Mẹ quỳ xuống lạy người con, thế là người con tưởng rằng mình bất hiếu. Từ đó không có dám tu gì nữa hết. Thì cái tội đó là tội như thế nào hở Thầy? Ý là lạy không cho người con tu, lạy không cho người con nói rồi cứ cãi qua cãi lại rồi cuối cùng cả nhà cùng cãi luôn. Rồi cứ như thế quài vậy đó Thầy. Vậy là sao Thầy?
Tibu: - Mình đi luôn, mình đi luôn chớ mình tu đâu có ai biết đâu.

TDD: - Tới mức mà người Mẹ quỳ xuống luôn thì đó có phải là tội bất hiếu không Thầy?
Tibu: - Không. Bà nói là mình không tu, nhưng mà mình lén tu thì cũng được à.  Chứ nhà tui đâu có ai cho tui vô tu đâu. Hi hi hi. Cứ rình rình rình tui tu không đó. Tui tu chui mà đâu có sao đâu? Ờ tui tu lậu đó. Thành ra bây giờ tui tu giỏi quá thành ra họ cản không được thôi. Tui sợ lúc đầu tui tu chui nên không ai biết. Tui không có thắp nhang, không có gõ mõ, không có gì hết mà. Làm sao mà biết được? Tui không có một cái tư thế nào hết đó, làm sao mà biết được? Chớ anh đừng có ra mà anh nói: không, tui tu là tui phải bận áo này, thế kia, anh không tu mà anh gây khó khăn cho người ta đó. Chẳng hạn như là anh chưa tu thì giỏi, mờ vợ con của anh đã khổ rối, mà anh tu anh nói đứa con ngày mai Ba tu, Ba bắt đầu ăn chay, nghĩa là sao? Chén mới, đũa mới, nồi mới, ăn chỗ riêng. Thì cái người vợ con mới nói chứ: trời ơi, không biết ổng có vô Niết bàn không mà ổng ăn đã khó khăn rồi. Thành ra là cái cách của mình thôi. Tự nhiên ra cái mình nói: Ê… Cái bàn thờ của tui bà đừng có đi ngang qua… Bà bận đồ dơ dáy mà bà đi ngang qua làm chi vậy? Không, mình không chơi bàn thờ luôn. Thành ra mình tập là mình tập theo một cái ngán. Đâm ra là không ai biết mình làm cái gì? Chứ mình nói: Mẹ, con tu rồi, Mẹ đừng có làm cái đó nữa, làm chi vậy? Họ không thích mình tu thì thôi, mình im, mình tu đâu có ai biết? Là tại vì mình tỏ thái độ làm sao đó thì họ mới chống đối chứ. Chứ còn tu, chưa tu gì ai biết đâu? Họ cứ nói chứ: Mày hiếp vợ người ta, rồi xì ke, mày ăn cắp, … Mình cũng không trả lời luôn. Làm đúng cái nào thì làm, không đúng không làm. Không sợ gì hết. Thành ra không có nói làm chi. Tới khi mà phun ánh sang lên, tu mà phun ánh sang lên cái người ta kêu: Cháy nhà…Cháy nhà. Vây thôi. Đâu làm gì đâu?

TDD: - Thầy cho con hỏi nếu như mà khi mình rời xa Cha Mẹ để mình tu đó Thầy, nhưng mà cái kiếp đó mình tu cũng không có được luôn. Cái như vậy đó Thầy, mình có mang tội bất hiếu khi không có lo lắng cho Cha Mẹ hay không ạ?
Tibu: - Đúng rồi. Anh viện cớ anh đi tu để anh chơi thì ráng chịu anh thôi.
Tibu: - Mình quyết tâm để mình tu nhưng mà tu cũng hổng được.
Tibu: - Hổng được thì không sao. Vì anh vô anh gặp những ông Thầy ba vía thì thôi thua luôn chứ làm sao giờ? Trúng ông Thầy thứ thiệt thì tu mới ra, ổng không chỉ thôi chớ ổng chỉ là ra liền. Bảo đảm. Cho nên trúng mấy ông Thầy gì đó là anh thua. Có cái hình dáng mà không có phương pháp là anh thua liền.

BM: - Thầy ơi hôm qua con nói chuyện với Thầy xong thì con nằm ngủ con mơ thấy có một người cầm một thanh gươm ạ, đâm trúng giữa ngực con và con cảm giác rất là đau luôn.
BM: - Xong rồi hôm qua con nghe nói chuyện xong thì con đi ngủ trưa, con nằm ngủ con mơ thấy có một người cầm một thanh gươm ạ, đâm trúng giữa ngực con và con cảm giác rất là đau luôn. Cảm giác rất là đau đớn. Thế xong rồi lúc đấy tự nhiên con thấy cái đề mục ngọn lửa của con phát sáng rất là mạnh về phía cái thấy luôn. Lúc đấy con cũng cảm giác rất là đau nhực, nhưng mà con vẫn tiếp tục nhìn về cái Đề mục thì nó phát sáng rất là mạnh, nên con nghĩ trong giấc mơ cái người mà đâm cái thanh gươm vào chính giữa ngực con là làm cho Đề mục nó phát sáng lên.

Tibu: - Con mơ ha? Vậy mà không sợ gì hết hở?

BM: - Dạ không ạ, lúc đó con thấy rất là đau, cảm giác như đúng là một thanh gươm thật nó đâm vào ngực mình luôn đó. Nhưng mà lúc đấy con lại thấy Đề mục của con phát sáng rất là mạnh nên con lại chú ý đến cái đề mục, thì dần dần con thấy thanh gươm đấy nó mất. Thì không còn cái cảnh mà người ta đâm.

Tibu: - Cái đó là liều mạng đó. Liều mạng vì hồi tui tu tui cũng bị vậy. Vì vậy cái hành động mà tui tu, sai trái nhiều hơn. Chẳng hạn như là mình dớt một cú lên đầu ông thầy chùa, bị ông thầy chùa cà chớn quá. Dớt vô một phát là ổng phải ngưng không có hộ niệm được nữa. Tại ổng đen thùi ổngngồi trước mặt tui mà. Dớt một phát là ngồi qua bên kia đổ mồ hôi tùm lum tà ta hết. Thì sau đó tui lên chùa, 49 ngày sau tui lên chùa, thì cái ông đó ổng cũng ngồi nữa. Mà tui thấy trời đất ơi sao ông này ngồi trước bàn thờ Phật mà ổng cà chớn quá vậy? Thì tui dớt ổng một cái nữa. Ngay cái lúc đó thì Hộ pháp Di Đà mới, tui không có biết ai đâu, tự nhiên tui bị một cái lực nó chọt vô trong cái lỗ rún tui đó. Thì cái lực nó bị mất phép, không còn gì hết. Thì sau đó về nhà nằm ngủ, về nhà trưa rồi nằm nghỉ. Thì khi nằm nghỉ như vậy thì mới hiện ra một ông Hộ pháp Di Đà, cao khoảng 11à12mm thôi,đẹp dễ sợ luôn. Đứng bồng bềnh bồng bềnh. Thì mình mới hỏi: Ủa anh là ai vậy?
- Tui là Hộ pháp Di Đà.
- Chứ hồi nãy tui bị chọt vô bụng?
- Tui chớ ai, tui làm chớ ai.
- Ủa tại sao anh làm vậy?
- Tại vì anh làm như vậy mà anh không có chỉ cho người ta thì cái đó vô ích hoàn toàn. Vậy là không đúng. Chẳng hạn như anh làm xong rồi anh mới nói: ê, ông, tại sao mà ông ngồi trước bàn thờ của tui mà hào quang ông màu đen vậy? Tại vì phải hỏi ổng vậy. Thành thử nó mới có tính chất giáo dục. Chớ còn không ai muốn làm gì mà không có tính chất giáo dục thì nó đâu có tác dụng gì đâu? Thành ra ổng kể ổng hỏi tui vầy nè: đó, rồi bây tới phiên bà chị nghen.

BM: - Dạ.
Tibu: - Cái lực khi mà thoát ra từ cái luân xa ngay ngực đó, nó mạnh quá thành ra là phát đau. Thì khi nó phát đau thì mình bị cái ảo giác là thanh gươm nó đâm vô. Thì khi nó đâm vô thì tâm lý của con là nhảy vô cái ngọn lửa. Thì khi mà ra cái ngọn lửa rồi thì con dốc tâm trí con ép, thì cái thân của con biến thành Chư thiên. Thành ra cái thân người ta biến thành Chư thiên thì cái luân xa của cái ngực nó ấy, thành thử mình thoát bằng cách nhập Chánh Định, cái đó là dễ sợ luôn.

BM: - Thế có nghĩa là khi nói chuyện với Thầy xong thì con được cộng hưởng lực nên lúc con nằm ngủ thì cái luân xa ở giữa ngực thì nó phát ra quá mạnh đúng không ạ?
Tibu: - Ừ đúng rồi.



TDD: - Dạ Thầy cho con hỏi là người tu mà ăn đồ cúng thì có bị làm sao không Thầy?
Tibu: - Ăn đồ cúng? Có, người nào dị ứng ăn vô đau bụng chết bà luôn. Còn không có thì không sao, ăn hết thoải mái, không sao hết.
 
TDD: - Thì…thưa Thầy con có đọc một câu chuyện mà có nói có Vị tỳ kheo kia mặt mũi rất là xấu xí. Đi tới cái vùng nào đó để hóa duyên thì không có ai mà bố thí cho cái vị Tỳ kheo này hết vì thấy cái mặt ông này khó ưa quá. Cho nên ông này rất là đói bụng. Thì khi mà ông đi ngang qua một cái miếu thì ông thấy có đồ ăn trong đó, nên ổng vô miếu ổng lấy đồ ổng ăn. Thì khi ổng ăn đồ trong miếu thì ông thần trong cái miếu đó thì đi bẩm báo với Đức Phật là cái đồ này là để người ta cúng cho tôi chứ không phải cúng cho ổng, mà sao ông Tỳ kheo kia lại ăn. Tại con thấy có câu chuyện, con thắc mắc là cái gì không phải dâng cho mình mà mình ăn, cũng như đồ cúng thì con nghĩ là cái Tâm người cúng họ chỉ có cái ý là cúng cho Cô Bác hay gì đó vô hình họ ăn, chứ không phải cho mình. Mà mình ăn thì con sợ nó có ảnh hưởng tới cái chuyện tu tập gì hay không ạ?
 
Tibu: - Bây giờ mình thấy là có một món ăn, mình nói cái món ăn này là để cho ông bà mình ăn. Cháu tới kêu: cho con ăn với. Không, cái đồ này của Ông Bà. Nhưng mà cái món ăn mà để cho con nít nó tới nó ăn thì nó giành đó. Nó giành. Thí dụ cái người đó tới ăn là ông già thì con nít nó không được quyền giành. Ý mình nói rằng là ví dụ ông tu, ông thầy tu đó rất là giỏi, ổng tới ổng ăn, thì ông thần kia ổng lạy thôi, tại Cha mình tới ăn mà. Khỏe quá đi chớ. Thì ổng do đức hạnh ổng tới ổng ăn mà. Chứ còn nếu ông thầy tu đó ổng tu bằng một ông thần, thì ông thần ổng mới giành. Chỉ vậy thôi.

Chẳng hạn như mình nói trái cây đầu mùa cho Ba ăn, anh mình tới cầm lên là mình gây liền. Nhưng mà trái cây đầu mùa mình để đây cho thằng anh mình nó ăn, nhưng mà Ba mình tới Ba ăn thì mình đâu có dám làm gì được. Thành ra cái cấp bậc khi mà ăn nó như vậy.
Nhưng mà đó là câu chuyện nói chơi thôi. Chứ ông thầy chùa gì mà dở vậy. Vì tu mà chỉ bằng ông thần hoàng là dở quá. Thì khi mà ổng giỏi rồi thì ổng vô tác phong ổng đàng hoàng chứ đâu phải ổng chụp ổng ăn đâu? Kỳ cục vậy? Thành ra cái câu chuyện người ta dàn dựng lên với cái tính cách là dân gian thôi.

TDD: - Dạ…Con muốn hỏi, tức là: Thọ Ký và Ấn Chứng có nghĩa là gì vậy Thầy?
Tibu: - Thọ ký và Ấn Chứng? Thọ Ký, Ấn Chứng tức là ông làm tới đâu thì cái Ông Thầy đó ổng biết ổng Ấn Chứng số 3, số 4, số 2 gì đó. Nhưng mà  anh cũng không hiểu gì hết luôn. Không hiểu gì hết. Rồi anh toát mồ hôi, cái người ta kêu: thôi anh Nhị Thiền rồi đó, nhưng mà anh không có cảm giác Nhị Thiền. Cho tới khi mà anh lên tới Tứ Thiền rồi đó, người ta nói Nhị Thiền anh mới hiểu được. Đó, chứ còn khi mà mình tập tới đó cái người ta nói: Ôi anh Nhị Thiền, Ôi anh Tam Thiền., thì không có một cảm giác gì đâu, không có cảm giác gì là khó cực lắm đâu, ngoại trừ cái biểu hiện của cái Đề mục. Dựa vào cái biểu hiện của Đề mục mà Ấn chứng. Thậm chí tức là: Ui HL ơi, cho tui phương pháp Tu đi. Rồi cái người ta chỉ mình phương pháp Tu tức là thọ chứng, đơn giản vậy đó.

TDD: - Vậy là chuyện gì xảy ra giữa những người tu với nhau hay giữa các tu sĩ và các Chư Phật- Chư Bồ Tát vậy Thầy?
Tibu: - Ờ tại vì chẳng hạn nó như kêu vậy rồi cái anh về anh bỏ lơ luôn. Anh tuy là anh móc vô được rồi mà anh không xài. Thì thôi. Nhưng mà khi mà nó móc vô rồi mà anh xài có nghĩa là anh vào cuộc rồi. Rồi chưa?
TDD: - Dạ. Brightmoon ơi hỏi đi!

BM: - Dạ…Hi hi… Àh hỏi gì nhỉ? Để lật sách. Ủa thế con đọc cái cuốn Đức Phật và Phật Pháp thấy cái thời gian biểu của Đức Phật đó Thầy. Buổi sáng thì thuyết Pháp cho mọi người, còn buổi tối thì thuyết Pháp cho Chư Thiên. Có phải là Thầy học tập cái phương pháp đấy từ Đức Phật không ạ?

Tibu: - Không, không có cái thứ lớp vậy đâu. Mình không có cái lớp vậy. Cái khi mà nhiều người hỏi câu hay là mấy ổng tới à, là mấy ổng tới à. Thường thường mình ngồi nói chuyện mà xa như vậy, rồi cái chấn động của Tâm thức của mình thì thường thường mấy ổng hay tới lắm. Mấy ổng hay tới lắm.
TDD: - Tới trên đảnh của mình hở Thầy?
Tibu: - Không, tới quanh quẩn vùng, trên vùng không gian mình ở.
TDD: - Như con, ở bên con vậy có ông nào tới bên con không ạ?
Tibu: - Không, bên này, bên này người ta đứng ( bên Thầy)

BM: - Thế mấy hôm nay có Ông Chư Thiên nào qua nghe Thầy giảng Pháp không ạ?
Tibu: - Nhiều, nhiều. Nhiều nên mới mở ra ngồi nói chuyện chơi nè.
TDD: - Đã vậy Thầy? Cheesy

BM: Anh Tứ định hỏi gì ạ?
TDD: - Thầy cho con hỏi tiếp là. Cái này con đã post trên Diễn đàn mà giờ con hỏi trực tiếp. Con muốn biết là người phối ngẫu trong tu tập Mật giáo đó Thầy. Vì sao các Đạo sư lại thường có vợ. Như Đạo Sư Liên Hoa Sâm thì có tới 2 vợ, Đạo sư Marpa thì cũng có 1 vợ? Cái chuyện có vợ của mấy Ngài này có phải chuyện độ sanh hay là liên quan gì đến chuyển hóa tính dục hay cái pháp tu gì đó không ạ?

Tibu: - Không có đâu! Thường bây giờ mình có một cái dạng, như là thường thường mình ở một mình mình đó. Mình làm te tua mới được đó. Nhưng mà ổng có vợ có con rồi mà ổng làm được là cái năng lực của ổng nó mạnh lắm. Thành thử ra là mấy cái người mà đầu tàu đó là họ năng lực mạnh lắm, thành ra là họ cũng vừa có vợ, vừa có con. Như là Bổn Sư của mình cũng vừa có vợ, vừa có con vậy. Bổn Sư của mình đâu phải Ông Thầy Chùa, Ổng là cư sĩ mà, Ổng là cư sĩ. Đó, thành ra chứng tỏ ổng rất là mạnh. Thành ra khi mà ổng đẻ ra bọn mình toàn là dân Mật Tông không à. Toàn dân làm le lưỡi cóc mới được mà!

BM: - Thầy ơi Thầy, khi nào mình tu đến mức nào đấy thì mình có thể (ví dụ như là ai đó có tình cảm với mình – yêu mình) thì mình hồi hướng như thế nào đấy để cho họ không có tình cảm với mình nữa không ạ? Hihi…

Tibu: Được chớ! Mình chơi được.
BM: Thế cách làm như thế nào ạ?
Tibu: Cái cách là chửi thẳng zô mặt nó, Grin dùng tiếng Đ.M (Đan Mạch) là dùng “quỷ dược”, nó mà tới là mình dùng tiếng Đan Mạch, dùng rồi mà nó không lui thì cứ khiên nó đi thôi. Mình đã dùng tiếng Đan Mạch nhiều lần rồi mà nó vẫn còn tới nữa thì nó thương mình ở cái nét bên trong, mà yêu phía trong thì bền lắm. Còn chỉ thương ở nét phía ngoài thì khi mình dùng tiếng Đan Mạch là nó biến thôi.

TDD: - Dạ, TDD còn thắc mắc một chút. Chỗ người phối ngẫu đó Thầy. Thì mấy Đạo Sư có vợ thì lúc đó mấy Đạo sư đã tu xong rồi hay chưa xong vậy Thầy?
Tibu: - Xong rồi áh.
TDD: - Tu xong rồi mới có vợ hở Thầy?
Tibu: - Họ mới tính chuyện là họ chỉ nữa. Chưa xong họ không dám chỉ đâu.
TDD: - Vậy là tu xong rồi mới có vợ?
Tibu: - Đúng rồi. Chớ chưa xong rồi họ chỉ rồi không được làm sao? Họ lấy cái dữ kiện ở đâu mà để trả lời? Chẳng hạn như là, khi mà gặp lại một con chó cách đây khoảng 10.000 năm rồi sao? Thành ra phải tu xong rồi mới biết được, biết được chứ không thôi là nó kỳ lắm. Còn không biết là tự nhiên kỳ lắm. Phản ứng tầm bậy tầm bạ liền. Mình không biết là mình phản ứng tầm bậy tầm bạ liền. Mình biết rồi thì mình nói: Oh, cái con vật ngày xưa đây, giờ mình kiếm nó ra đây, nó đã trở lại, sau mấy ngàn năm, chục ngàn năm chẳng hạn, đã trở lại.

Thành ra là khi mà anh đi vô trong cái người hướng dẫn anh áh, tự nhiên mình ở một cái tư thế kỳ lắm. Là mình thấy có một anh chàng vô cứ ngồi kế bên mình, ngồi dưới đất á, ngủ gà ngủ gật như vậy thì mấy thằng bạn nó vô nó nói: ủa cái thằng này nó làm thái độ gì kỳ vậy? Nó ngồi kế bên anh mà nó ngủ gà ngủ gật gì kỳ vậy? Nếu mình biết đó là một con vật hồi xa xưa của mình thì mình thông cảm cho người ta. Còn nếu như mình không biết thì mình nói: Ê tại sao anh vô đây mà anh ngủ gà ngủ gật là tại sao? Thành ra nó gây khó chịu. Khi mà mình biết rồi thì chuyện ngủ gà ngủ gật không ăn thua gì hết. Thông cảm lắm. Biết liền. Chứ không phải lên một cái lớp mà ai ngủ gục là đánh giá mấy người đó là cà chớn. Nó không có cái kiểu đó. Thành ra là cái thái độ của một người đi vô trong một cái trạng thái lai pháp thì có những lúc họ ở trong vị thế chẳng hạn như người nhà, rồi vị thế người trên, vị thế bạn bè, có những cái vị thế là những cái con vật. Bởi vậy nhiều khi anh thấy những con vật mà nó hay bay lên nhà. Anh nói chuyện cái tự nhiên nó cuộn tròn xuống dưới phòng khách nó nằm nó ngủ. Thì sau này nếu mình gặp lại nó, nó cũng vậy, tuy là người, nhưng khi tới nó cũng làm vậy, cuộn như vậy, nó không thoải mái được. Mình vô mình nói : Chời sao kỳ vậy! Nhà Ông Thầy mà khi mình tới mình cuộn tròn dưới đất mình ngủ là sao? Nó tự nhiên lắm, nó vô tự nhiên lạ luôn, rất là tự nhiên. Thành ra mình không có nghề mình kêu: trời ơi, con kia con kia kiểu gì mà? Thôi em đi dzìa đi em khùng rồi. Không có. Rất là tự nhiên, thông cảm cho nhau dễ sợ lắm. Thành ra mà anh không tu xong, cho tới thái độ đó là anh ớn da gà liền.