Luồng Bhavanga giống như tần số dao động riêng của mỗi cá thể (chúng sanh)

Luồng này luôn luôn sao động và nó dao động theo cái TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG  của ta ở kiếp trước. Nó sẽ được xuất khỏi cớ thể cũ và sẽ nhập vào 1 chủng tử mới với điều kiện chủng tử này phù hợp với dao động của Bhavanga. Có thể hiểu là theo định luật Cộng hưỡng từ.
LPN

Có 16 Cõi sắc giới thuộc tứ Thiền.
Như vậy, khi dợt là để cái tâm hay bhavanga dao động với tần số của của 4 cõi này (gọi là chứng đắc, hay trải nghiệm). Khi tâm có tần số dao động với thiền nào thì sẽ thấy được cõi của giới đó.

Nếu tâm ko dợt thì có khả năng chỉ có f dao động ở 7 cõi dục này:
Cõi vui Dục-giới có 7 cõi là: Cõi Nhân-loại, Tứ-Đại-Thiên-vương, cõi Đạo-lợi, cõi Dạ-ma, cõi Đẩu-xuất, cõi Hóa-lạc-Thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại.
hoặc tệ hơn là xuống 4 cõi khổ :
Cõi vui Dục-giới có 7 cõi là: Cõi Nhân-loại, Tứ-Đại-Thiên-vương, cõi Đạo-lợi, cõi Dạ-ma, cõi Đẩu-xuất, cõi Hóa-lạc-Thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại.
Sơ Thiền: cõi Phạm-chúng-Thiên, cõi Phạm-phụ-Thiên, cõi Đại-phạm-Thiên. 
Nhị Thiền:cõi Thiểu-quang-Thiên, cõi Vô-lượng-quang-Thiên, cõi Quang-âm-Thiên.
Tam Thiền: Cõi Thiểu-tịnh-Thiên, cõi Vô-lượng-tịnh-Thiên, cõi Biến-tịnh-Thiên.
Tứ Thiền: Cõi Quảng-quả, cõi Vô-tưởng, cõi Ngũ-tịnh-cư-Thiên

CẤU TRÚC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MỘT TƯ TƯỞNG


Trước khi vô vấn đề “thực hiện chánh định trên một đề mục”, chúng ta phải biết sơ qua về cấu trúc, sự vận hành, và sự tạo nghiệp của một tư tưởng. Vấn đề này có trình bày trong kinh VI DIỆU PHÁP hay TỐI THẮNG TẬP YẾU LUẬN của Thích Minh Châu (2 tập).

Chúng ta để ý đến sự việc xảy ra như sau:
Tiếng “cạch” do chúm chìa khóa rơi trên mặt bàn. Khi đem phân tích nó dựa trên VI DIỆU PHÁP, ta có kết quả sau:

Sau khi ta nhận thức được sự việc vừa xãy ra như trên, trong một tiếng “cạch”: Ta biết rằng, hay có một tư tưởng trong đầu ta kết luận rằng: Đó là tiếng động của chùm chìa khóa rơi trên mặt bàn, thì tư tưởng đó đã qua năm (5) giai đoạn sau:

1.  Xuất phát từ luồng “BHAVANGA” (Cá tánh của ta).
2.  Vào những giác quan (ở đây gồm: Mắt, Tai và Ý).
3.  Làm các giác quan chú ý đến sự việc.
4.  Vào Tốc hành tâm (JAVANA) một cách yếu ớt.
5.  Ra Đăng ký tâm và Xác định tâm.

Tư tưởng đó đã di chuyển từ VI TẾ TÂM (1,2,3,4) đến THÔ TÂM (5) và mất đi một thời gian là: 17 sát-na tâm thức.


NGUYÊN TẮC TẠO NGHIỆP CỦA MỘT TƯ TƯỞNG 
 
1.  Một tư tưởng SẼ TẠO NGHIỆP khi nó đủ mạnh, có nghĩa là từ: (2,3,4,5)
2.  Một tư tưởng KHÔNG TẠO NGHIỆP khi nó không đủ mạnh, có nghĩa là (1)
 
Để GIẢI THOÁT hay GIẢI THOÁT TRI KIẾN, chúng ta đem theo sự THANH TỊNH đến cho bằng được luồng BHAVANGA (cá tánh) và VƯỢT QUA nó để đạt được sự THANH TÂM hay AN CHỈ.
  
ĐỊNH NGHĨA LUỒNG BHAVANGA 
 
Là phần đầu của VI TẾ TÂM nó lúc nào cũng RUNG ĐỘNG và khó làm cho nó chấm dứt được. Nó được tạo nên, do, và theo ý của TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG của ta, khi ta chết ở kiếp trước. Và chính nó đã âm thầm hướng dẫn ta làm việc này việc nọ, ghét người này thương người kia và cũng chính nó đã dìm, đắm ta trong NGHIỆP QUẢ.
 
Như vậy cũng đã có QUÁ ĐỦ lý do để chúng ta thực hiện cuộc HÀNH HƯƠNG từ miền VÔ MINH đến miền GIẢI THOÁT qua con đường CHÁNH ĐỊNH. Con đường này không dành cho những THIÊN TÀI, mà chỉ dành riêng cho những ai tự thấy rằng mình phải CẦN CÙ BÙ KHẢ NĂNG. Hay cho những ai vì tò mò muốn tìm hiểu coi GIẢI THOÁT và GIẢI THOÁT TRI KIẾN là gì?

source

Tuyến Tùng tạo ra cơn bão tư tưởng - cho nên phải luôn Check TT liên tục

Nguyên tắc vận hành của một tâm bệnh: Từ vô thức, tuyến tùng liên tục tạo ra những cơn bão tư tưởng đi xuyên qua màn lọc của phong tục, kiến thức... và sau khi được thanh lọc thì tư tưởng tiếp tục hành trình vào phần ý thức và hiện lên màn não với một tư tưởng rõ ràng. Đây là quy trình một tư tưởng bình thường.
Thế nhưng, ở Con Người thì lại có tình trạng tư tưởng lại bị cái màn lọc của kiến thức, phong tục...không cho nó chạy lên màn não. Và tạo nên một tình trạng ức chế. Tư tưởng đụng màn lọc và dội lại trở về cơn bão tư tưởng và cứ thế mà xoay vòng do vậy mà áp lực của tình trạng căng thẳng thần kinh. Y như khi mình bị phá sản vậy, mình rơi vào một tình thế trốn chạy không được. Ở các sinh vật khác thì họ có thể chạy trốn khi hoảng sợ, cắn lộn khi tức giận... thì ở Con Người, có những tình cảnh khó khăn mà mình không thể chạy đi hay đánh lộn được nên mình bị ức chế. Và tình trạng này ảnh hưởng đến các kích thích tố và dây thần kinh phế vị. Do sự đảo lộn này mà sinh ra những bệnh của Con Người: Loét bao tử, suy tim, trĩ, phong thấp, tiểu đường,... Phương cách là phải có một cái màn lọc khác để nâng cao sức chịu đựng hơn nữa. Phật Giáo đã cung cấp cho tụi mình đủ phương tiện để giải quyết những căn bệnh trên mà bọn mình đã biết.

Hoa Hộ Trì

Hoa Hộ Trì

Thầy Tibu hướng dẫn Ánh Sáng thực hiện
Qúa trình vẽ Hoa Hộ Trì
Ở những nơi không cho phép trưng bày hình ảnh tâm linh này nọ thì tibu đã tập hợp được những nghệ nhân này bằng cái hoa tám màu thay thế cho cái bùa Bát Quái hihihi
mời bà con tham khảo hình hoa hộ trì

Với các màu sau đây:
Hình được gọi như mặt đồng hồ, các màu chính được phân bố như sau:
Hướng Bắc (12 giờ): màu đen
Hường Đông)(3 giờ): màu xanh lá xây
Hướng Nam) (6 giờ): màu đỏ
Hường Tây) (9 giờ): màu trắng
Các màu phụ là màu trộn lại của hai màu chính:
Hướng Tây Bắc: Màu Xám
Hướng Đông Bắc: Màu Xanh đậm (?) Cái màu này lạ lắm đây!
Hướng Đông Nam: Màu Vàng
Hướng Tây Nam là Hồng

Nhụy hoa có hai màu:
1. Nặng nề: Màu đen
2. Nhẹ nhàng thanh thoát: Trắng (trong hình là trắng vì ở khu vực này toàn là tu sĩ không mà thôi)

Tất nhiên hay nhất cũng nên áp dụng tỷ lệ vàng vô cho nó hài hòa luôn.
(Hình to một gang tay của chủ nhà.)

Như vậy cách nào để trưng bày tác phẩm này?

Có hai cách:
1. Sau buổi công phu thì Tu Sĩ nhìn bằng mắt thịt tác phẩm này vài giây... rồi thôi.
2. Dành cho nhà giàu  GrinGrinGrin
In nó ra rồi dán lên vách tường đâu đó gần chỗ công phu, để sau khi dợt xong thì dành vài giây ngó nó.

Kết quả:
Làm đi, làm lại nhiều lần (không cần cầu nguyện vớ va vớ vẫn, nhớ đó nghe bà con) thì tự động rồng nó tới... nó cũng nghía!
Khi rồng nó tới thì khả năng Tu Sĩ tập dợt nó sẽ nâng cao trình độ tâm linh mình hơn.
Ông bà dùng câu: Long Thần Hộ Pháp mà hihihi  GrinGrinGrin
Nhân duyên:
Phát kiến đầu tiên  về cái hoa hộ trì này ở tại chùa Hắc Long Tự (Bình Tuy).

Câu chuyện như sau:

Lúc đó, tibu được anh Bạn dẫn xuống đó chơi. Tình hình lúc đó là Chùa không còn nước trong để cúng Phật. Nguồng nước giếng duy nhất đã bị đục.
Trong không gian lúc đó có một con rồng cứ bay qua, bay lại. Ông Thầy (thật ra là một Ni Sư) cũng thấy nó.
- - Cậu có thấy rồng đang bay không?
- - Dạ có, bây giờ làm cách nào mà làm cho bạn rồng nhìn xuống đây và ở đây hơi lâu một tý, đến khi bạn bị... "thiên nhiên kêu gọi" thì mình có mưa Thầy hớ!
- - Tui thấy rồng bay qua, bay lại mà không cách gì làm cho nó mưa.
- - Bây giờ, thầy có mấy cái thau giặt đồ bằng nhựa đủ thứ màu không?
- - Để tui tìm coi trong Chùa có cái nào không nghe.
Thế là Ông Thầy đi một hồi và bưng ra một đống thau nhựa đủ thứ màu.
- - Thầy, Thầy vào nhà đi nó sắp mưa rồi đó!
- - Còn cậu thì sao?
- - Con sẽ cầm chân con rồng này bằng cái bông được sắp xếp bởi những cái thau này.
Thế là Thầy đi vào Chùa, còn tibu thì bưng cái đống thau ra chỗ phơi lúa rồi sắp xếp ma trận.
Trên trời mây đen kéo tới đe dọa! Chưa tới năm phút, mưa nặng hột rơi xối xả. Mưa như trúc nước, mưa to chưa từng có, mưa liên tu bất tận đến độ, Thầy sợ là cái núi sau Chùa nó bị... sụp luôn!
Khỏi nói, khối lượng nước rất là nhiều: nguyên cái hồ chứa nước mưa to như cái hồ bơi cũng đầy nước luôn.
Đặc biệt bà con làng chài cho biết là: mưa chỉ quanh quẩn chung quanh Chùa!
Đặc biệt thứ hai là nước mưa, sau đó cả năm, không có lăng quăng (chắc là mưa acid). Nhưng tibu không có bị ngứa khi dầm mưa để đổ cho đầy những cái khạp chung quanh Chùa.

Người mà khoái nhất là Ông Thầy! 
Thầy ngâm nga:
Đạo cao long hổ phục,
Đức trọng quỷ thần kinh.


Quan cảnh có một không hai:
Trong chùa Ni Sư diễn ra cảnh:
tibu quần xà lỏn áo lót chạy lăng xăng hứng nước mưa.
Ông Thầy thì bận đồ Đại Lể đi ra, đi vào Chánh Diện ngắm tibu đang tìm cách cầm chân... con rồng.

Chuyện lâu rồi, mà hôm nay có dịp kể lại cũng còn mới y như hôm qua hihihi