CẤU TRÚC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MỘT TƯ TƯỞNG


Trước khi vô vấn đề “thực hiện chánh định trên một đề mục”, chúng ta phải biết sơ qua về cấu trúc, sự vận hành, và sự tạo nghiệp của một tư tưởng. Vấn đề này có trình bày trong kinh VI DIỆU PHÁP hay TỐI THẮNG TẬP YẾU LUẬN của Thích Minh Châu (2 tập).

Chúng ta để ý đến sự việc xảy ra như sau:
Tiếng “cạch” do chúm chìa khóa rơi trên mặt bàn. Khi đem phân tích nó dựa trên VI DIỆU PHÁP, ta có kết quả sau:

Sau khi ta nhận thức được sự việc vừa xãy ra như trên, trong một tiếng “cạch”: Ta biết rằng, hay có một tư tưởng trong đầu ta kết luận rằng: Đó là tiếng động của chùm chìa khóa rơi trên mặt bàn, thì tư tưởng đó đã qua năm (5) giai đoạn sau:

1.  Xuất phát từ luồng “BHAVANGA” (Cá tánh của ta).
2.  Vào những giác quan (ở đây gồm: Mắt, Tai và Ý).
3.  Làm các giác quan chú ý đến sự việc.
4.  Vào Tốc hành tâm (JAVANA) một cách yếu ớt.
5.  Ra Đăng ký tâm và Xác định tâm.

Tư tưởng đó đã di chuyển từ VI TẾ TÂM (1,2,3,4) đến THÔ TÂM (5) và mất đi một thời gian là: 17 sát-na tâm thức.


NGUYÊN TẮC TẠO NGHIỆP CỦA MỘT TƯ TƯỞNG 
 
1.  Một tư tưởng SẼ TẠO NGHIỆP khi nó đủ mạnh, có nghĩa là từ: (2,3,4,5)
2.  Một tư tưởng KHÔNG TẠO NGHIỆP khi nó không đủ mạnh, có nghĩa là (1)
 
Để GIẢI THOÁT hay GIẢI THOÁT TRI KIẾN, chúng ta đem theo sự THANH TỊNH đến cho bằng được luồng BHAVANGA (cá tánh) và VƯỢT QUA nó để đạt được sự THANH TÂM hay AN CHỈ.
  
ĐỊNH NGHĨA LUỒNG BHAVANGA 
 
Là phần đầu của VI TẾ TÂM nó lúc nào cũng RUNG ĐỘNG và khó làm cho nó chấm dứt được. Nó được tạo nên, do, và theo ý của TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG của ta, khi ta chết ở kiếp trước. Và chính nó đã âm thầm hướng dẫn ta làm việc này việc nọ, ghét người này thương người kia và cũng chính nó đã dìm, đắm ta trong NGHIỆP QUẢ.
 
Như vậy cũng đã có QUÁ ĐỦ lý do để chúng ta thực hiện cuộc HÀNH HƯƠNG từ miền VÔ MINH đến miền GIẢI THOÁT qua con đường CHÁNH ĐỊNH. Con đường này không dành cho những THIÊN TÀI, mà chỉ dành riêng cho những ai tự thấy rằng mình phải CẦN CÙ BÙ KHẢ NĂNG. Hay cho những ai vì tò mò muốn tìm hiểu coi GIẢI THOÁT và GIẢI THOÁT TRI KIẾN là gì?

source