Trung Đạo


HL: Đã gặp chuyện thì cứ làm thử đi rồi biết: đâu là thiện đâu là ác liền. Hơi đâu mà bàn chuyện của thiên hạ (ở đây là nai và sư tử). Là dân ngu nên cứ từng phát một mà lấy kinh nghiệm. Sau này quen rồi thì mình tự nhìn ra những cái thiện sâu sắc và những cái ác sâu sắc.
Ví dụ như chuyện leo lên các từng trời rồi... nhìn bà con tắm chẳng hạn. Sau khi làm một lúc thì tự biết rằng chuyện leo lên đây để nhìn lén bà con, nó không đã bằng leo lên đây để tìm cách chữa bệnh cho bà con. Làm một thời gian nữa thì là tự nhận biết rằng: leo lên đây để chỉ là chữa bệnh cho bà con thì cũng không đã bằng khi leo lên đây để nhìn ra những ưu điểm và khuyết điểm của bà con. Làm một thời gian nữa thì mới nhận biết rằng leo lên đây để chỉ tìm ra được những ưu và khuyết điểm của thiên hạ thì nó không đã bằng cách tìm cho họ những cách tu hành cho hợp với khả năng của họ. Làm một thời gian nữa thì mới biết rằng... tâm giới hạn thì năng lực giới hạn, tâm vô lượng thì năng lực vô lượng... Và đây là cái ác sâu sắc nhất mà đệ đã tìm ra.

HL: Không thể phá chấp được trong khi chưa có chánh kiến. Tại sao? Là vì khi *chưa thấy đúng như thật* thì làm sao mà phá được cái chấp của chính mình? Chuyện này cũng y như là một người mù bẩm sinh mà ra tay dọn cái phòng khách vậy. Cái xác suất để cho căn phòng trở nên ngăn nắp hơn hoàn toàn rất là thấp, nếu không nói là không thể nào thực hiện được.

HL: Không có gì là ghê gớm như vậy đâu. Khi ý chí muốn sống bị dứt điểm thì các chấp trước đều tự động rơi rớt. Khi đã chiến thắng được hơi thở thì tất cả chỉ là đồ lạc xoong. Bản Ngã chỉ bám vào ý chí muốn sống, và từ đó phát sinh lung tung, đủ thứ trên đời. Ngay bản thân thì chính cái Bản Ngã nó lại chế ra ba thể: thể xác, linh hồn và tư tưởng.
Phải quất sụm ba ông thợ xây này thì mới có cái chính kiến một cách song song với các bậc Giải Thoát được. Biểu hiện của người về nguồn: Khi một người đã về nguồn được rồi thì họ chứng và đắc được tất cả chuyện ở đời đều là ảo giác. Do ảo giác này nó ám ảnh nên họ không còn tác ý trong chiều hướng như bọn mình nữa: Bọn mình hay tác ý theo chiều hướng như sau: Có rồi thì muốn có hoài. Đây là cái chấp lớn nhất. Do họ (người đã về nguồn) không còn tác ý như trên nữa, nên hành động họ y như là... tiếng động của cái mõ vậy:  
            cốc... cốc... cốc...
Có nghĩa là hành động của họ thật là độc lập, không dính dáng về quá khứ hay lo lắng về tương lai... hành động của họ chỉ còn là *Duy Tác*. Cách này thật là hấp dẫn và có vẻ như là dễ làm. Nhưng thực chất rất là khó vì: Muốn xài sang như Mỹ thì điều kiện trước tiên nhất là phải là dân Mỹ cái đã. Chớ đừng có chỉ mới là dân Mỹ... Tho mà đòi xài sang thì tiêu đời trai liền.



Làm cách nào để thành một ông hoặc bà tiên ở cung trời Đao Lợi ?

Cách thức để tu lên Đao Lợi là: Họ làm đủ mọi cách để giữ lại tình thân hữu, cả cuộc đời của họ là chỉ sống thật là... dễ thương, nhận phần thiệt thòi về mình với ý đồ là duy trì tình bạn vậy thôi.

xem thêm...

Tu hành phải có Phước Báu

Tu hành phải có 

Phước Báu lớn nhất là: Chữ Hiếu

Các con hoài nghi là phải

Các con hoài nghi là phải

Quán , Suy nghĩ, Vọng tưởng

Quán , Suy nghĩ, Vọng tưởng

Bắt con khỉ (tư tưởng) nó im một cách đột ngột!

Bắt con khỉ nó im một cách đột ngột!

Đi tìm Hạnh Phúc

“Không có tâm đi tìm sự Giải Thoát  thì sẽ không bao giờ được Giải Thoát cho dù có tu Đạo Phật.” HL

Đi tìm Hạnh Phúc

Làm thế nào để cái tâm ngưỡng mộ đức Phật ADIDA


Con gần đây (Khoảng 1 tuần) Bắt đầu tu tập nghiêm chỉnh lại (Tại lúc trước con lười biếng quá >_< ) Con bắt đầu niệm Phật - Nhưng con niệm phật ADIDA mà con như không biết gì, cũng không có được tâm ngưỡng mộ ngài mà cầu đạo (Mặc dù con đã có đọc 48 đại nguyện của ngài, nhưng sao con không có được tâm đó). Nhưng con lại có tâm ngưỡng mộ Quan Thế Âm Bồ Tát - Chắc là do con đọc nhiều và nghe nhiều những nhiệm màu do niệm Mẹ Quan Âm đó chú. Vì vậy con muốn hỏi chú

1. Con phải làm sao để sinh được cái tâm ngưỡng mộ, kính phục đức Phật ADIDA?

Tự nhồi sọ  Grin Grin Grin Bằng cách suy nghĩ như sau: Học trò của Ngài mà mình còn mê như vậy thì tại vì minh chưa có suy nghĩ về Ngài A Di Đà nhiều mà thôi. 
Vã lại Ngài là Vị Phật đầu tiên đưa ra đề án Tịnh Độ hay đến độ mà tất cả Thập Phương Chư Phật phải làm theo thì phải nói Ngài A Di Đà Phật là quá xuất sắc, đáng được đảnh lể và học theo.

nguồn: forum/hoasentrenda.com