Nhẫn Nhục

Lục Độ Ba La Mật:
Ở đây, mình rơi vào cái lực của dạng Bồ Tát, mình học theo Bồ Tát, hay là mình đang trên đường đi tới Bồ Tát cũng được: Đầu tiên là Bố Thí, thứ hai là Trì Giới, thứ ba là Nhẫn Nhục, thứ tư là Tinh Tấn (Tinh Tấn có nghĩa là cố gắng hết mình), thứ năm là Thiền Định và thứ sáu là Trí Tuệ.
Trong tất cả những vấn đề này, thì Bố Thí ít được người để ý tới.
Trì Giới thì khi mình bình tĩnh rồi, mình đủ cơm no áo ấm, vợ con êm ái, lúc đó mình có cảm tưởng là đã trì giới ngon lành. Nhưng đến khi hoàn cảnh đảo lộn một chút xíu, lúc đó mới thấy Nhẫn Nhục là cần thiết.
Trong sáu vấn đề trên, Nhẫn Nhục là cái khó nhất mà chúng ta phải vượt qua. Cho nên khi có chuyện lộn xộn, mình phải lặp đi lặp lại câu bùa hay là câu chìa khóa: “Nếu mà tôi không có nhẫn nhục được với anh chị thì tôi sẽ nhẫn nhục với ai? Không lẽ tôi nhẫn nhục với người bạn thân tôi? hay là tôi nhẫn nhục với Ông Phật? ” Ở đây Nhẫn Nhục có nghĩa là chịu đựng, nhường nhịn, thay vì cãi lộn, hay đánh nhau, thì nhường nhịn cho qua chuyện.
Nhường nhịn dễ bị lầm lẫn với sợ hãi. Còn nhẫn nhục là không sợ hãi. Tức là mình muốn đập nó thì mình đập được, nhưng mình không làm. Hay cãi lộn, làm dữ mình cũng làm được nhưng mà mình không làm. Khác với cái kia là sợ sệt, là nhát.
Có nhiều lúc mình bị ép quá thành ra mình bị rối trí, lúc đó mình mới biết như thế nào là: Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát. Là Đại Thế Chí nha. Đó là ông Bồ Tát đứng đầu tất cả những Bồ Tát. Không phải là dễ làm đâu, không phải chuyện dễ đâu. Bồ Tát là ghê gớm lắm mà Ông đó Ổng đứng đầu, thành ra lúc nào mình cũng thua Ổng một chút trên con đường tiến tu.
Do đó, cho nên thật là không ngu tí nào cả khi Phật nói với chúng ta là: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Phương pháp Thiền Định thì ta có rồi, Trí Tuệ thì ta thấy họ biểu diễn trước mặt chúng ta, Tinh Tấn thì chúng ta đã có những cái mốc xích để đi rồi.
Duy chỉ còn Nhẫn Nhục.
Chúng ta tưởng rằng là chúng ta đã hiểu về Lục Độ Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Nhưng thật ra hiện giờ chúng ta chưa hiểu gì cả. Chúng ta chỉ mới bàn luận thôi nên cũng chưa có hiểu rõ thực chất của vấn đề mà đã nói về nó.
Hay là, trong một sự kiện mà mình “chui” vào đó nhưng vì mỗi người có một nghiệp quả khác nhau, cho nên chúng ta không hiểu gì hết về Lục Độ Ba La Mật.

Ví dụ như một đứa trẻ đóng vai người anh và vì nghe lời cha mẹ nên cho em cây kẹo vậy. Động tác đó phát xuất từ suy nghĩ nể nang, vâng lời cha mẹ thôi. Riêng bản thân nó thì không hiểu gì cả.

Phật Di Lặc : Cực kỳ vui tính nhưng cũng có kèm theo cái cực kỳ nghiêm nghị.


Phật Di Lặc
Tue, 05 May 1998 11:56:27
Ở đây, chỉ có một mình đệ là mặt giáp mặt với Bồ Tát ở Đâu Xuất mà thôi. Trong lần đó (1983) đệ Bị ổng giảng cho một bài học Nhớ Đời về cách làm Thầy Thiên Hạ.
Hòa: Xin hỏi anh Hai Lúa đã thấy Đức Di Lặc trong hình ảnh nào của Ngài: nghiêm trang như ông giáo khi giảng Duy Thức hay cười hoan hỉ đùa chơi với lũ trẻ.
HL: Chào Huynh và các Bạn.
Hồi đệ mới... quen Đại Trí Văn Thù Sư Lợi qua Mạn Đà La Om Tryim (Án Xỉ Lâm) thì đệ có nhờ Thầy dẫn qua xứ Đâu Suất thăm Di Lặc Bồ Tát. Thầy mỉm cười và dùng oai lực *trùm hoa sen vào người đệ và chưa tới một nháy mắt là tới nơi. Dân Đâu Suất có những nét đặc biệt sau đây: Bận đồ bằng bạc (như đồ phi công: Áo liền với quần và chỉ có một màu: Màu Bạc). Đầu họ rất tròn, tròn cứ y như là hòn bi, nét mặt đẹp như tượng Hy Lạp.
Thường thì họ đi đều bước khi đi chung. Âm nhạc thì phát ra từ đâu đó và có nét như... nhạc Ấn Độ.
Bồ Tát ngồi trên hoa sen 5 cánh, nét mặt được pha trộn giữa hai nét:
Cực kỳ vui tính... và cực Kỳ nghiêm nghị:-|.
Nội Đâu suất là chỗ thuyết pháp về chân lý cao thượng. Ngoại Đâu suất là những chỗ thuyết pháp về... âm nhạc, ăn uống và dạo chơi hay ngắm cảnh.
Cũng y như ở đây, và bất cứ tầng trời Dục Giới nào, trong nội Đâu Suất, dân nghe thuyết pháp tự nhiên đứng theo từng khối:
- Khối thì Ngồi
- Khối thì Đứng
- Không thấy có khối nào nằm hay đi.
Thầy dùng Thần Giao Cách Cảm và nói ngay trong đầu mình và như vậy mỗi người là một channel, không có interference. Chỗ nào khó hiểu thì thấy video luôn. Học theo kiểu này thì buộc phải... nhớ đời.
Mến.
Hòa: Tôi không có lý do nào để không tin lời anh, nhất là khi anh nói chắc như đinh đóng cột. Nhưng anh cũng biết trong giới tu hành người ta cũng thường nhắc tới Ma Ngũ Ấm, và ảo giác. Chỉ có anh là biết chắc là chuyện anh kể thực hư ra sao, còn người khác thì vẫn bán tín bán nghi cho đến khi... có người cũng kể “những điều trông thấy...” giống như anh. Nhưng từ đây cho đến lúc đó anh vẫn đáng được nhận một cái xá thật dài. Và sau khi kiểm chứng có thể nhiều người sẽ đưa anh lên bàn thờ ngồi đó, nếu anh thích.
Thân,
HL: Chào Huynh và các Bạn.
Cái điểm chết của vấn đề là *tự nhiên họ đưa mình lên bàn thờ mà ngồi*. Di Lặc Bồ Tát có nhắc với đệ rằng: Ông làm sao đó thì làm! Họ mà cho ông leo lên bàn thờ là chết với tui! Vì sao?
Là vì:
1. Khi ông thuyết pháp *Quá Tầm Hiểu Biết Của Họ, tất nhiên họ sẽ không làm được!
2. Do loay hoay thực tập lời thuyết pháp quá tầm tay đó, mà lâm vào tình trạng Bị Bí Lối 
3. Vì bí lối mà họ sẽ cho ông là *Cao Siêu!
4. Vì Cao Siêu mà họ sẽ cho ông lên bàn thờ ngồi liền thôi.
Và vì làm như vậy mà mang tiếng là Cầu Danh.
Ngược lại: Nếu ông làm cách nào đó mà họ thấy rằng: Chẳng qua Thằng cha này (nguyên văn) nó hên hơn mình, rồi nó có một phương pháp thứ lớp, nhi tiến, từng bước một, nên: Nó tập thành công! Thì nay mình cũng gặp hên (là biết được phương pháp của thằng chả) thì mình cũng sẽ tới đó thôi, chớ chẳng có cao siêu gì! Và vì *Không Cho Rằng Đó Là Cao Siêu, nên họ làm theo! Và họ sẽ không bao giờ cho ông ngồi lên bàn thờ. Và như vậy, ông rửa được cái nhục Cầu Danh.
Mến.
Hai Lúa.
TB: Tụi mình có thể cảm thấy nguyên lời thuyết pháp của Di Lặc Bồ Tát cũng có kèm theo hai đặc tính: Cực kỳ vui tính nhưng cũng có kèm theo cái cực kỳ nghiêm nghị.

Vườn Thanh Tịnh của BHT










Mới tu, tu lâu... Ai ngon hơn ?


Nên suy nghĩ cho kỹ:
Không phải cái gì từ đầu óc tibu ra là đều hay và đúng hết đâu nghe bà con:
Hỏi là ai tu lâu trong cái chùa này, thì hiện nay đành phải nói là tibu.
Tuy nhiên, vì chuyện coi kiếp này nọ đã có người làm được, cho nên, chuyện tu lâu cũng được xét lại! Grin Grin Grin
Cho tới nay, Bà Cụ… Bé Hạt Tiêu hiện nay là đã nói về chuyện tu hành nhiều nhất. Do rất là lanh lẹ bên kia thế giới nên Bà Cụ đã có những nhận xét hết sức là… ngang cơ (một tiêu chuẩn mà tibu rất là mê khi lập ra cái chùa trên trời này)!
1. Ngang cơ thứ nhất:
Nhìn cái hình không đầu của tibu, Bà Cụ Bé Hạt Tiêu có nhận xét như sau:
Cái phần thân thể không có đầu đại diện cho cách tu của HSTD, và đây là phương pháp chết. 
Muốn cho nó sinh động, thì còn một chuyện là ráp cho được cái đầu vào đó thì nó mới sống động được.
Tuy nhiên, khi ráp cái đầu của chính mình vào thì phương pháp đã mất đi phần nguyên con của nó! Nên nó chỉ còn là 90 mấy % mà thôi.
Muốn cho đúng, thì nên ráp đầu của một Ông Phật vào đó thì nó mới đúng 100%.
Nhận xét này thật là ghê rợn, Bà Cụ không thích làm sai lạc cái phương pháp (qua cách ráp vào bất cứ cái đầu của ai cũng được như tibu đã đề nghị), mà Bà Cụ nhấn mạnh đến cái đúng nhất, nguyên thủy nhất là nên ráp cái đầu của Ông Phật vào thì nó mới thật là đúng.

2. Cái ngang cơ thứ hai:
Trong khi trao truyền kinh nghiệm tu hành với nhau thì ai cũng tôn trọng ý kiến của người tu lâu, và mặc nhiên chấp nhận kinh nghiệm này là khuông vàng thước ngọc cho mọi người.
Tuy nhiên, vì khi trình bày này nọ thì không thể nào có được bầu không khí hòa bình! Mà lúc nào cũng có cảnh to tiếng và thường tận cùng bằng cách ném đá cho nhau…
Về vụ này Bà Cụ lại có nhận xét như sau:
Thật ra, trong Đạo Tràng, khi trình bày cho nhau phương pháp tu: Không có chuyện thuyết pháp một chiều, mà nên đưa tình trạng học hỏi kinh nghiệm lẩn nhau.
Người giỏi thì nên học hỏi kinh nghiệm sụp hố của bà con yếu hơn, và tìm cách trao truyền kinh nghiệm tâm linh của mình. Đồng thời người yếu hơn cũng hiểu cái phần yếu của mình mà lắng nghe kinh nghiệm của những người đi trước. Như vậy cách này có tính cách cá nhân  theo kiểu một chọi một, nhiều hơn là cách chung chung của một người nói chung cho một tập thể. Và vì tình trạng nói chung mà nó mới xảy ra cái tình trạng hiểu lầm này nọ.

Và Bà Cụ Bé Hạt Tiêu có kết luận là:
Một khi đã vào đây thì chưa có ai là người hoàn hảo hết mà thực tế là: Trong cuộc trao truyền kinh nghiệm tâm linh cho nhau nghe thì cả hai người giỏi và dở đều rất cần học hỏi với nhau:
Người giỏi thì cần lắng nghe trường hợp người dở để có thể có thể tìm trong hồ bao của mình có cái gì để giúp đối tượng đặc biệt này không?
Trong khi đó người dở nên lắng nghe và so sánh nhiều nguồn gốc khác nhau để chọn cho mình cái cách hợp với mình nhất để có thể An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt dể dàng nhất.
Làm như vậy thì không có ai ném đá ai cả.
Tibu ghi lại qua lời tường thuật của Mẹ Bé Hạt Tiêu, khi vui câu chuyện vào mới hôm qua.

Hoa sen trên cạn



Có cái này cho đủ bộ luôn nè bà con:
Số là cách đây không lâu, khi Bé Hạt Tiêu (BHT) về lại Utah, tibu có lên thăm và coi cụ BHT có cái gì mới cho bà con thưởng thức hay không?
Là một người rất là mê thiên nhiên, nên khi tibu mà lên nhà của BHT là hay đem theo cái ống dòm, để dòm chim chóc trên đó.
Như thường lệ, tibu đứng ngay chỗ nhà bếp và lấy óng dòm ra và định tâm dòm thử...
Thì lần này, khi đứng vào vị trí đó... Chư Thiên thông báo là đây là một vườn hoa sen! 


Hết hồn, hết vía! Tibu nhìn vào óng dòm và lướt trên những đám hoa hồng:
Thật là nhiệm màu: tất cả những đám hoa hồng mà tibu nhìn lướt qua đều có dáng dấp hoa sen!
Ngay lúc đó, cụ BHT ngồi trên cái chiếc võng đã bị mục nát và nhìn bà cụ nhắm mắt có lẻ nhập định thì tibu lại thoáng thấy nét mặt bà cụ BHT lại giống hình Quan Thế Âm bốn tay của Tây Tạng.
Để bụng, tibu sẽ hỏi BHT về chuyện xây dựng nên cái vườn sen trên cạn này!
Mãi cho đến hôm nay, nhân tnt trình bày lại cái hình không đầu, thì tibu mới có dịp phỏng vấn BHT về công trình thần tiên, có một không hai này.
BHT đặt tên cái vường đằng sau nhà là:
- - Khu Vường Thanh Tịnh Của Con.

Sự thành lập:

Ngẫu nhiên, trong khi chạy chơi với Ben (là một ông tiên nhỏ, hay theo BHT để tu học) thì BHT và Ben lấy một nắm hột sen trong cái hoa sen to tướng ngay trong phòng khách

=======================

tibu lại nói thêm về hoa sen này:

Khi tnt mới mua nhà, tibu có lên coi và phát hiện ra thanh khí đã tụ lại trong phòng khách và có dạng một hoa sen to tướng.

=======================

Khi hai đứa nhỏ chạy ra ngoài vườn sau nhà, thì những hạt sen này bị rơi và lọt vào ngay  giữa các thân của các cây hoa hồng!

Hai ngày sau đó thì phép lạ lại xảy ra:
Khi BHT nhìn bằng thiên nhãn những cái bụi hoa hồng, thì BHT có thể nhìn thấy được thấp thoáng trong đó có hào quang của những hoa sen! 
Những hào quang hoa sen này do thanh khí từ các hột sen hôm trước tạo ra 
(dĩ nhiên, lúc này thì thanh khí còn rất là yếu, cho nên chỉ có những tu sĩ nào có thiên nhãn thì mới thấy được mà thôi.


Suy tính tạo nên cái vườn sen:


Thế là ông bà có cái câu: 
Khổ Vì Cái Của! 

BHT bị rơi vào tình trạng, bỏ những hoa sen bằng thanh khí này đi thì uổng, mà tạo nên một cái vườn thì chưa biết cách nào mà làm ra!

Tất nhiên, chỉ có BHT là người biết làm nên cái vườn này mà thôi!

Ba năm sau đó, vâng không có quy vị nào đọc lộn cả! 

BHT lên Tịnh Độ và đem nước từ Thượng Phẩm Hạ Sanh xuống và tưới vào khắp cái vườn sau nhà trong một thời gian là ba năm ròng rả!

Để thanh khí có thời gian hội tụ: trong thời gian đó, vườn hoa bổng nhiên vắng vẻ y như là vườn hoang.

Hiện nay, tất cả hoa hồng đã có dạng hoa sen mà mắt thường có thể thấy được luôn!

tibu ghi lại cuộc phỏng vấn có một không hai này, và có đề nghị là: vào đợt hoa hồng sắp tới thì sẽ chụp hình cho bà con cùng thưởng lãm...

===================
Khi ghi lại chuyện này, tibu lại nhớ trong một lần tranh luận với một anh bạn về ... thế giới vô hình nó có thật hay là không!
 
Trong khi vui câu chuyện thì anh bạn có đề nghị là:
- - Tui đuối lý với anh rồi! Nhưng để củng cố niềm tin, thì anh lên đó mang một cái hoa xuống đây, thì tui tin nó mới đã!
- - Anh à! Tụi tui chưa đủ mạnh để làm được chuyện... dể dàng đó, nhưng nếu có thể đợi thì tụi tui sẽ có thể làm cho anh coi chơi cho vui nghe!

Và nay đã có cụ BHT làm nguyên một vường hoa sen trên cạn luôn!

Ghi chú: Bà con đợi hình nghe!

Chuyện ngôi nhà của tiền kiếp !


Chuyện ngôi nhà của tiền kiếp !

Lúc đầu tiên đi mua nhà tnt có một cảm giác rất lạ với khu vườn sau của ngôi nhà hiện đang ở bây giờ …
Khi được dẫn đến thăm quan và coi để mua ngôi nhà …tnt  đã đi thẳng một mạch ra sau vườn, đứng nhìn khu vườn tự nhiên thấy thích vô cùng …

Vườn sau nhà có một cái thác nước nhân tạo được ông chủ nhà trước dùng đá đỏ xây như dạng một hòn non bộ nhỏ có nước chảy, rồi bên cạnh đó lại có lót một miếng đá ximăng rộng nhìn rất là hưũ tình …tnt khi nhìn miếng đá và cảnh trong khu vườn là tự nhiên rất muốn mua ngôi nhà …chỉ vì khu vườn rất là dễ thương này …
tnt không để ý lắm đến phòng ốc trong nhà …vì nhà bên này họ xây đồng loạt thường bố trí giống nhau …

Sau khi mua nhà xong, tnt có mời Chú lên xem xét phong thuỷ thế nào ?
Khi đến nhìn ngôi nhà Chú có nói đến chuyện ngôi nhà có một linh ảnh hoa sen rất to nằm ngay trong phòng khách chính diện của ngôi nhà …đồng thời có kèm theo linh ảnh của một con ruà miệng gác lên hoa sen ..và hình ảnh con ruà thì kéo dài bao trùm đến hết căn nhà …Linh ảnh con ruà sau này BHT đã dời nó đi rồi vì lý do gì đó ..chắc là nó không thích hay sao tnt cũng không rõ. …

Chú nói với sự kết tụ của linh khí như vậy thì đây là một cái chuà !
Mà đã là chuà thì người sống ở đây phải là người tu hành mới ở được.
Chú nói ngôi nhà này càng ở sẽ càng đẹp ra ..lúc đó tnt cũng không hiểu ý của chú lắm …vì cái " đẹp " mà chú nói nó mang một ý nghĩa  rất "Tâm Linh" nhiều hơn là vật chất …..

Đó là những gì với " nhãn quang " một người như Chú mới có thể thấy được thôi , chứ tnt với con mắt thịt thì chẳng có thấy linh khí hay linh ảnh gì hết.  Cool

Lúc mua nhà thì BHT chỉ mới năm tuổi thôi …
Sau này khi BHT lớn lên và tu tập đến lúc coi được tiền kiếp thì nó lại kể cho tnt nghe về nhân duyên tại sao tnt lại thích cái vườn và muốn mua ngôi nhà.

BHT nói rằng :
Nơi này cách đây mấy chục ngàn năm về trước ngôi nhà hiện giờ là một cái hang động của gia đình mình đã sống ..lúc đó là thời tiền sử con người còn ăn lông ở lỗ chưa có áo quần để mặc …và chỉ sống trong hang núi rồi săn bắt thú rừng …
Nơi mà mình đang nằm đây trước kia là một tảng đá rất to và me đã nằm bằng da thú để làm nệm và chăn đắp …còn miếng đá bên thác nước  sau vườn là nơi me thường hay ngồi chơi …
Khi kể lại cho Chú nghe thì Chú đã kết luận rằng :
" Thiệt đúng là của đợi người "  Cheesy Cheesy Cheesy

Có một thời gian lâu tnt không rảnh và phần làm biếng không ra chăm sóc vườn lại thêm cả một năm hơn tnt vắng nhà nên khu vườn gần như bỏ hoang.
Đọc bài Chú viết chắc mọi người sẽ nghĩ khu vườn chắc đẹp lắm …nhưng thực tế trong mắt bình phàm như tnt thì thấy nó thật là giống vườn hoang không ai chăm sóc dọn dẹp thấy mà phát ớn vì nghĩ đến chuyện làm cỏ cho cái vườn … Grin
tnt mới trở về lại gần đây …có  mời cô chú cùng một số bạn bè lên nhà chơi …chú mới phát hiện ra chuyện hoa hồng mang hình dáng của hoasen trên cạn …chứ thật tình tnt cũng không để ý hoa trong vườn nhà mình ra sao nữa … Cheesy

BHT lại nói phòng nào trong nhà giờ cũng có hoa sen cả rồi Me à ! Chỉ có phòng Me là con không dám bỏ vào thôi vì sợ chư thiên xuống ca hát nói chuyện là  Me khó ngủ yên được …

Còn khu vườn thì BHT gọi đó là "nơi trú ẩn bình yên" nhất của nó …và đặt tên là " Khu Vườn Thanh Tịnh Của Con " 
Có lần BHT cũng có nói với tnt là : Trong vườn toàn là hoa sen không đó Me, nên rất thanh tịnh …lúc đó tnt cứ nghĩ là chắc hoa sen bự trong nhà BHT đem ra ..chứ không biết nó có cả một câu chuyện như chú viết vậy … Grin Grin Grin

Trong vườn có hai cây thuộc dạng cổ thụ rất to lớn …mà Ba của BHT dùng để mắc võng cho BHT ngồi chơi …Hôm trước chiếc võng cũ đã rách bươm, giờ đã được Cô cho chiếc võng mới thay vào rồi ! Grin

Nó cũng nói là đã chỉ cho hai cái cây đó tập nữa ….thiệt là cũng không biết sao luôn ….Chắc còn rất nhiều thứ mà tnt không sao biết nổi nữa vì nhóc con này làm toàn chuyện " động trời" mà lại tàng hình trong mắt mình không hà, nên chi chỉ có chú mới biết nó đang chơi trò gì nổi thôi ! 
Khi ra ở vườn sau nhà tnt có một cảm giác là những lúc mệt mõi hay buồn phiền ra ngồi đong đưa dưới tán là của hai cây trong vườn nhà thì rất dễ chiụ, vì không khí nhẹ nhàng mát diụ từ bóng mát của hai cây lớn làm mình thấy rất thoải mái ….một cảm giác nhẹ nhàng mát diụ như mon men len tới làm mình chợt muốn ngủ thế thôi …

Mấy bữa trước dọn vườn tnt đã cắt hết mấy cành hoa hồng tàn ..nên giờ chẳng còn hoa hồng nào để " chộp ảnh " khoe cùng mọi người nữa ! hihihi
Thôi thì hẹn khi nào hoa hồng nở sẽ để ý " chụp " cho bà coi nhen !  Cheesy
 Thiệt đúng là chẳng khác gì vàng mà để trước mặt thằng mù … Grin Grin Grin


TNT mẹ BHT

Bi Trí Dũng

- Bi: Từ Bi
- Trí: Trí tuệ
- Dũng: lòng quả cảm mạnh mẽ, sự hy sinh quên mình
Ba cái này phải đi với nhau thì chúng ta mới có được một sự căn bằng cho tâm trong hành động.
- Nếu chỉ có Bi mà thiếu Trí (Đầu) và Dũng (Tay) thì trở nên rất yếu đuối, không có sức mạnh, thiếu bản lĩnh quyết đoán... nghĩa là Không đủ phương tiện để độ!
- Nếu chỉ Trí và Dũng mà thiếu Bi (Tình Thương) thì sẽ hành động rất lý trí một cách mạnh mẽ nhưng rất lạnh lùng và cứng ngắt vì thiếu đi yếu tố của mềm mại ấm áp của Tình Thương.

Tập chính là làm cân bằng ba yếu tố trên trong công việc độ sanh và độ tử là một điều rất cần thiết cho một Người Tu Tập!

BHT

Thích Ca:                      Trí
Quan Thế Âm:               Bi
Địa Tạng:                      Dũng
Vì sao? Địa Tạng tượng trưng cho Dũng vì phải thật là lỳ đòn hay là dân chơi tứ hướng mới dám chọn Điạ Ngục A Tỳ làm quê hương và văn phòng làm việc. Ở đó chỉ một Ngôn Ngữ Duy Nhất là: Rên la thảm thiết. Không có ánh sáng. Không có khái niệm về hạnh phúc... thì Ổng phải rên la làm sao cho những Bệnh Nhân ở đó hiểu rằng: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không? Làm được công việc đó: Ngoài những trí, bi, thì Dũng phải là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện Đại Nguyện. Lần đầu tiên Hai Lúa tui được diện kiến Đức Địa Tạng thì Hai Lúa tui thấy Ngài như sau: Đầu đội cái nón có 5 cái khía (mỗi cái khía có một Ông Phật: tượng trưng cho Ngũ Phật Trí). Tay trái ôm Phật A Di Đà, và Phật A Di Đà lại quay mặt về phía Ngài. Tay phải cầm tích trượng. Lưng dựa vào Kỳ lân màu xanh da trời (một vài lần Ngài lại ngồi trên con Vật này). Tướng mạo thì cực kỳ vui tính nhưng khi nhìn kỹ thì toát ra vẻ cực kỳ nghiêm trang.