Mới tu, tu lâu... Ai ngon hơn ?


Nên suy nghĩ cho kỹ:
Không phải cái gì từ đầu óc tibu ra là đều hay và đúng hết đâu nghe bà con:
Hỏi là ai tu lâu trong cái chùa này, thì hiện nay đành phải nói là tibu.
Tuy nhiên, vì chuyện coi kiếp này nọ đã có người làm được, cho nên, chuyện tu lâu cũng được xét lại! Grin Grin Grin
Cho tới nay, Bà Cụ… Bé Hạt Tiêu hiện nay là đã nói về chuyện tu hành nhiều nhất. Do rất là lanh lẹ bên kia thế giới nên Bà Cụ đã có những nhận xét hết sức là… ngang cơ (một tiêu chuẩn mà tibu rất là mê khi lập ra cái chùa trên trời này)!
1. Ngang cơ thứ nhất:
Nhìn cái hình không đầu của tibu, Bà Cụ Bé Hạt Tiêu có nhận xét như sau:
Cái phần thân thể không có đầu đại diện cho cách tu của HSTD, và đây là phương pháp chết. 
Muốn cho nó sinh động, thì còn một chuyện là ráp cho được cái đầu vào đó thì nó mới sống động được.
Tuy nhiên, khi ráp cái đầu của chính mình vào thì phương pháp đã mất đi phần nguyên con của nó! Nên nó chỉ còn là 90 mấy % mà thôi.
Muốn cho đúng, thì nên ráp đầu của một Ông Phật vào đó thì nó mới đúng 100%.
Nhận xét này thật là ghê rợn, Bà Cụ không thích làm sai lạc cái phương pháp (qua cách ráp vào bất cứ cái đầu của ai cũng được như tibu đã đề nghị), mà Bà Cụ nhấn mạnh đến cái đúng nhất, nguyên thủy nhất là nên ráp cái đầu của Ông Phật vào thì nó mới thật là đúng.

2. Cái ngang cơ thứ hai:
Trong khi trao truyền kinh nghiệm tu hành với nhau thì ai cũng tôn trọng ý kiến của người tu lâu, và mặc nhiên chấp nhận kinh nghiệm này là khuông vàng thước ngọc cho mọi người.
Tuy nhiên, vì khi trình bày này nọ thì không thể nào có được bầu không khí hòa bình! Mà lúc nào cũng có cảnh to tiếng và thường tận cùng bằng cách ném đá cho nhau…
Về vụ này Bà Cụ lại có nhận xét như sau:
Thật ra, trong Đạo Tràng, khi trình bày cho nhau phương pháp tu: Không có chuyện thuyết pháp một chiều, mà nên đưa tình trạng học hỏi kinh nghiệm lẩn nhau.
Người giỏi thì nên học hỏi kinh nghiệm sụp hố của bà con yếu hơn, và tìm cách trao truyền kinh nghiệm tâm linh của mình. Đồng thời người yếu hơn cũng hiểu cái phần yếu của mình mà lắng nghe kinh nghiệm của những người đi trước. Như vậy cách này có tính cách cá nhân  theo kiểu một chọi một, nhiều hơn là cách chung chung của một người nói chung cho một tập thể. Và vì tình trạng nói chung mà nó mới xảy ra cái tình trạng hiểu lầm này nọ.

Và Bà Cụ Bé Hạt Tiêu có kết luận là:
Một khi đã vào đây thì chưa có ai là người hoàn hảo hết mà thực tế là: Trong cuộc trao truyền kinh nghiệm tâm linh cho nhau nghe thì cả hai người giỏi và dở đều rất cần học hỏi với nhau:
Người giỏi thì cần lắng nghe trường hợp người dở để có thể có thể tìm trong hồ bao của mình có cái gì để giúp đối tượng đặc biệt này không?
Trong khi đó người dở nên lắng nghe và so sánh nhiều nguồn gốc khác nhau để chọn cho mình cái cách hợp với mình nhất để có thể An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt dể dàng nhất.
Làm như vậy thì không có ai ném đá ai cả.
Tibu ghi lại qua lời tường thuật của Mẹ Bé Hạt Tiêu, khi vui câu chuyện vào mới hôm qua.