Bi Trí Dũng

- Bi: Từ Bi
- Trí: Trí tuệ
- Dũng: lòng quả cảm mạnh mẽ, sự hy sinh quên mình
Ba cái này phải đi với nhau thì chúng ta mới có được một sự căn bằng cho tâm trong hành động.
- Nếu chỉ có Bi mà thiếu Trí (Đầu) và Dũng (Tay) thì trở nên rất yếu đuối, không có sức mạnh, thiếu bản lĩnh quyết đoán... nghĩa là Không đủ phương tiện để độ!
- Nếu chỉ Trí và Dũng mà thiếu Bi (Tình Thương) thì sẽ hành động rất lý trí một cách mạnh mẽ nhưng rất lạnh lùng và cứng ngắt vì thiếu đi yếu tố của mềm mại ấm áp của Tình Thương.

Tập chính là làm cân bằng ba yếu tố trên trong công việc độ sanh và độ tử là một điều rất cần thiết cho một Người Tu Tập!

BHT

Thích Ca:                      Trí
Quan Thế Âm:               Bi
Địa Tạng:                      Dũng
Vì sao? Địa Tạng tượng trưng cho Dũng vì phải thật là lỳ đòn hay là dân chơi tứ hướng mới dám chọn Điạ Ngục A Tỳ làm quê hương và văn phòng làm việc. Ở đó chỉ một Ngôn Ngữ Duy Nhất là: Rên la thảm thiết. Không có ánh sáng. Không có khái niệm về hạnh phúc... thì Ổng phải rên la làm sao cho những Bệnh Nhân ở đó hiểu rằng: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không? Làm được công việc đó: Ngoài những trí, bi, thì Dũng phải là một yếu tố không thể thiếu để thực hiện Đại Nguyện. Lần đầu tiên Hai Lúa tui được diện kiến Đức Địa Tạng thì Hai Lúa tui thấy Ngài như sau: Đầu đội cái nón có 5 cái khía (mỗi cái khía có một Ông Phật: tượng trưng cho Ngũ Phật Trí). Tay trái ôm Phật A Di Đà, và Phật A Di Đà lại quay mặt về phía Ngài. Tay phải cầm tích trượng. Lưng dựa vào Kỳ lân màu xanh da trời (một vài lần Ngài lại ngồi trên con Vật này). Tướng mạo thì cực kỳ vui tính nhưng khi nhìn kỹ thì toát ra vẻ cực kỳ nghiêm trang.