Muốn Hành Thiền và Hành Thiền

Thầy Ajahn Chah
Chào Các Bạn.
Ở trang nhà của Huynh BA có nhiều bài về Thầy Ajahn Chah, mời quý Bạn buồn buồn ghé qua để chôm về, trước là mua vui, sau là làm việc nghĩa. Sau đây là một ví dụ: Cái gáo dừa. Ý Muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có thể khởi đầu việc hành thiền, giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra về có người hỏi:
- Anh mua dừa làm gì?
- Mua để ăn.
- Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?
- Dĩ nhiên là không.
- Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?
Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy? hello TD. Chúng ta nảy ý muốn hành thiền trước khi thực hành. Nếu không có ý muốn thực hành đến trước thì sẽ không có việc thực hành. Quan sát như vậy giúp cho trí tuệ phát sinh.
Bạn biết rõ điều này. Chẳng hạn, đối với trái dừa, bạn sẽ ăn luôn cái gáo dừa chăng? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao bạn mua nó? Bởi vì cái gáo bao gồm phần cơm dừa.
Chúng ta không ăn gáo dừa. Nhưng bây giờ chưa phải là lúc vứt bỏ gáo dừa. Trước tiên, phải giữ gáo dừa lại đã. Sau khi ăn cơm dừa xong, bạn sẽ vứt bỏ gáo dừa đi.
Việc thực hành của chúng ta cũng vậy. Trước khi hành thiền, ta phải có ý định muốn hành thiền, nhưng sự muốn là một phiền não.
Bởi vậy khi đã hành thiền rồi phải bỏ ý muốn đi, bỏ mọi tham ái. Nếu có người nào cho rằng chúng ta ăn cả cái gáo dừa thì đó là chuyện của họ. Chúng ta biết chuyện của chúng ta đang làm là được rồi.
Mến.

Thuyền đắm - cứu ai?



Sun Jan 31 00:37:48 1999
Chào các Bạn.
Câu chuyện nầy rất xưa. Sau khi được nghe câu chuyện thì tùy vào phản ứng của mình mà người kể chuyện sẽ biết được mình thuộc về loại người như thế nào.
Chuyện rằng (chuyện do anh Thu kể hồi ở Đà Lạt):
Trên một chiếc thuyền có bốn người:
1. Người nghe câu chuyện nầy và cũng là người chèo thuyền.
2. Một ông Vua thuộc loại *Minh Quân*
3. Một ông Thầy giáo giỏi.
4. Và một người Cha già.
Chiếc thuyền đang qua sông thì bị đắm. Người kể hỏi rằng, trong trường hợp anh/chị chỉ có thể cứu sống một người thì: Anh/chị phản ứng ra sao vì ba người khách đều không biết bơi. Và tuỳ theo sự quyết định của mình mà người kể sẽ biết được mình thuộc loại người nào khi mình:
-- Theo tớ thì tớ sẽ cứu người Cha già!
-- OK! Vậy anh là người có *Hiếu.
-- Không có thắc mắc: Tui cứu ông Vua!
-- OK! Chẳng sao cả, Anh là một người *Trung*.
-- Moa (tiếng Pháp: tôi) ấy à! Moa lại cứu ngay người Thầy giáo giỏi!
-- OK! Cũng tốt anh là người có *Nghĩa*
Từ câu chuyện nầy mà đệ lại liên hệ đến câu chuyện bỏ lửng của *Korean monk Won Hyo và vì bỏ lửng (người kể lại không kể rõ tại sao Thầy lại chạy ra ngoài lầu xanh và ca hát lên rằng:
-- De-an! De-an!
Vì câu chuyện cứ bỏ lửng một cách có ý đồ mà các Huynh đã bàn đến chuyện: Thầy có thể phá giới. Có nghĩa rằng Tính tham ái của mấy Huynh còn nhiều. Theo ý của câu chuyện *chiếc thuyền* trên. Biết đâu Ngài đã hóa độ được cô ta và làm cho cô ta thấy không phải tất cả mọi người con trai tới đây là đòi *ấy* mà vẫn có thể có một vị Thầy Chùa tới đây, tuy rằng là *impropriety* và dùng Lý Vô Thường để cho cô ta ngộ và khởi tu thì sao? Sở dĩ đệ dám nói như vậy là vì có một câu thòng trong câu chuyện:
…he had realized the true meaning of practice...
Các Bạn thử nghĩ.
Mến.
Hai Lúa.
TB: Phản ứng của đệ là khi anh Thu nghe kể xong câu chuyện *Chiếc Thuyền* trên thì đệ lại có phản ứng như sau:
-- Em sẽ hô to với hai người kia: Niệm Phật! Niệm Phật đi!
Và đệ sẽ chụp người ở gần đệ nhất và cứu họ vào bờ, bất kể họ là người nào!

ý nghĩa chữ Phước và Đức

Phước và Đức
Fri Jan 29 14:13:17 1999
Chào Huynh Hoà cùng các Bạn.
Hồi còn ở Đà Lạt, đệ có quen một ông Thầy dạy Hán văn. Trong lúc vui câu chuyện anh ấy có chiết tự cho tụi đệ nghe về hai chữ Phước và Đức như sau.
Chữ Phước gồm:


- bộ *Y* (có nghĩa là áo quần)
- Kế đến là chữ Nhất (Với ý nghĩa là con số một)
- Sau đó là một cái ô vuông là chữ khẩu.
- Rồi cuối cùng là một hình vuông trong đó có 4 cái ô vuông nhỏ gọi là chữ Điền với ý nghĩa là ruộng lúa.
Diễn nôm rằng:
Một người mà có đủ áo quần (bộ Y) và ăn uống thoả thích (bộ Khẩu và chữ Điền) là một người có Phước.
Xét rằng: Căn cứ vào 2 điều kiện trên: Bọn mình ở đây ai cũng đều có Phước cả.

Chữ Đức
Anh Thái lại nguệch ngoạc vào tờ giấy rồi chiết tự như sau:
- Đây là bộ *Hành* có nghĩa là hành động.
- Cái dấu thập ở trên là con số 10
- Cái hình chữ nhật nằm ngang với hai cái gạch nằm cheo chéo là chữ *Mục* ý nói về con mắt
- Và sau cùng cái đám nguệch ngoặc ở dưới cùng là chữ *Tâm*.
Diễn nôm rằng: Khi hành động mà dùng tới 10 con mắt để quán xét cái Tâm thì đích thị đây phải là một người có Đức.
Mến.
Hai Lúa.
TB: Huynh Hoà mà đọc những chuyện hư cấu của đệ đi hành hiệp thì Huynh sẽ thấy đệ chơi trò *tu phước* rất ngầu. Đệ sẽ trả lời cho Huynh cặn kẽ cái điều mà Huynh đã nghi khi có đủ tài liệu để dẫn chứng.

tự tử - nguy hiểm

Nhân quả
kiet: hi anh Luân,
Không nói lâu nay anh vẫn khoẻ chứ, còn tui thì mới đi vn về và bị tại nạn xe gắn máy rùi... gần mất mạng đó... may là còn mạng để nói chuyện với anh nè... híhí Tui thấy đời thiệt là vô thường đó hen... Tui bị đụng phải 1 cô giáo viên và cô đó bể cổ và nứt sọ chết liền tại chỗ.... Thôi vài hàng thăm bà con xa gần.....
HL: Chào Huynh Kiet và các Bạn.
Người mà chết bất đắc kỳ tử như vậy hầu như đều bị nhân quả của những lần họ tự tử
Do tình trạng cứ ngoẻo như vậy hoài (khi còn trẻ trung), mà hầu hết các Tôn Giáo lớn đều cấm không cho tự tử (vì lý do cứ chết trẻ hoài như vậy, họ không làm ăn được gì cả). Một người chết như vậy sẽ... bất tỉnh tại chỗ đó một thời gian tùy theo nghiệp quả nặng hay nhẹ: Có nghĩa là một người thường làm việc thiện thì tỉnh lẹ hơn là một người hay làm ác. Người làm việc Thiện nhiều thì sẽ tái sanh liền vào đâu đó!
Người làm ác nhiều thì lại bất tỉnh tối đa là 7 ngày rồi từ đó họ tỉnh lại và cảm giác lạnh và sợ hãi. Họ chạy/đi thất tha thất thểu cố nhớ lại chuyện gì đã xảy ra cho mình. Thói quen sống một cách ích kỷ nay đã có dịp để hoàn hành: Chung quanh họ cảnh trời u ám và không một bóng người, họ cứ di lang thang, thất tha thất thểu như vậy. Vì mới chết, nên dư âm của cuộc đời còn mạnh. Sau 7 ngày thì họ bỗng nhiên bất tỉnh và tự động xuất hiện lại ngay tại chỗ mà mình chết trước đó. Hiện tượng nầy càng ngày càng yếu dần và lập đi lập lại tối đa là 7 lần (có nghĩa là 49 ngày sau khi chết). Sau 7 lần cứ tới lui nơi bị chết đó thì họ bị nghiệp lực lôi kéo đi hẳn vào cõi nào đó và không còn trở lại được nữa.
Mở ngoặc:
Cũng có trường hợp họ cứ tới lui hoài tại nơi họ chết. nhưng sau lần thứ 7 thì phải có người có định lực mạnh mẽ cộng với nhân duyên thì mới... nói/cầu nguyện cho họ nghe được.
Đóng ngoặc
Vì vậy mà mình hay tụng kinh 49 ngày là vậy nhưng mình thường làm sai chỗ: Vì tụi mình cứ tỉnh bơ rủ nhau tụ tập gây tiếng ồn bằng cách tụng ở... Chùa! Trong khi đó người vừa chết (là người cần nghe nhất) thì cứ nằm ngay nơi mà họ chết!
Giải quyết:
Có 3 cách tụng:
1. Ồn ào tụng: Cái nầy chỉ tốt khi... vọng tâm nhiều.
2. Vi thanh tụng: Cái nầy dùng để... trị Ma, Quỷ và độ tử