Quán và Suy Nghĩ

TD: Quán có khác với suy nghĩ hay không? Suy nghĩ có đồng với vọng tưởng hay không? Còn định lực vững vàng thì như thế nào mới gọi là vững vàng?
HL: Lại mang tội nói leo, nói hớt:
Suy nghĩ là... suy nghĩ
Quán là thấy rõ hình ảnh xuất hiện đằng trước mặt.
Suy nghĩ là dùng trí thông minh để đi từ hiện tượng này, đến hiện tượng sau.
Quán là Thấy hiện tượng này và hiện tượng sau mà không hề có Suy Nghĩ
Suy Nghĩ có thể đồng với Vọng Tưởng: Nhưng Quán Tưởng không thể đồng với Vọng Tưởng được.
Suy Nghĩ là cái hiểu của trí thông minh bình thường.
Quán là cái thấy của Chánh Định.
Ví dụ:
Cuốn Đức Phật và Phật Pháp của đệ thì (Lật đại ra) tr. 318 Chương: Vài Đặc Điểm của Phật Giáo. Đoạn Phật Giáo Và Hàng Phụ Nữ
Dòng 1 có ghi: “Và, bỏ lại một bên mọi dục của ngũ trần.”
Quán: Nhập Tứ Thiền Hữu Sắc Quán một màn Ti Vi xuất hiện đằng trước mặt và tác ý cho nó thật trong sáng mạnh mẽ.
Tác ý (Đặt câu hỏi): Ở cuốn khác thì thấy cái gì ở trang đó 318? Liền Thấy như sau: Trong màn ti vi xuất hiện một cuốn khác. Và cuốn đó lật ra ngay trang 318:
Dòng 1 có viết như sau: “nữa, cũng theo luận cứ trên, một hành động ác không có tác ý.”
Các Huynh và các Bạn cứ kiểm tra. Ai có cuốn Đức Phật và Phật Pháp mà có đúng hiện tượng trên thì cứ thẳng thắn cho biết kết quả.
Mến.
Hai Lúa.
TB: cuốn được quán là trong chương Phật Pháp và đoạn Nghiệp Quả Trên đây là những cái khác nhau của Quán và Suy Nghĩ. Tụi mình thấy Suy nghĩ không làm được như vậy. Để tiện việc tra cứu: Cuốn Đức Phật và Phật Pháp của đệ là do Nhà xuất bản Thành Hội Phật Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm Phật Lịch 2533 tức là năm 1990. Cuốn mà đệ Quán lại do Nhà xuất bản: Đại Nam ấn hành vào năm 1987.
Mến.

Các Hạng Người

Ông Phật nhìn con người như thế nào?
Đức Phật chẳng bao giờ để ý tới giàu, nghèo, con trai, con gái mà Ngài chỉ nhìn cái thói quen của con người biểu hiện qua đời sống của con người.
Đức Phật bật mí chút xíu cho chúng ta biết về các hạng người:
1.Loại thứ nhất: Loài quỷ đói thành người.
Hạng người này hay thích tích trữ đồ ăn nhưng không dám xài. Nếu có xài thì xài rất ít hay ăn rất ít. Trong lòng thì ganh tị với những ai tích trữ nhiều hơn mình.
2.Loại thứ hai: Là A Tu La, hung thần thành người.
Hạng người này khi hội họp lại hay nói xấu người này, người nọ. Khi có ai đụng chạm tới họ thì họ có bè có phái, họ rủ ra cãi lộn, đánh lộn và có khi cãi lộn, đánh lộn với ngay chính dòng họ của họ luôn. Họ rất là hung dữ, thường thì họ hay tụ họp người của họ lại và bàn tính dùng mưu lược hay bằng sức mạnh nhằm thống lĩnh người này, người nọ, nhóm này, nhóm kia.
3.Loại thứ ba: Người thành người.
Hạng người này khi họ gặp nạn thì họ ít than vãn lắm, cái tính họ thuần hơn. Họ hiểu rằng: Đúng rồi, người ta đối xử như vậy là đúng rồi. Tức là trong lúc mà người ta đối xử như vậy thì họ cũng nhận thấy rằng họ có lỗi và thành thật họ nhận lỗi và biết như vậy luôn. Do đó họ không có oán trách nhiều như hai loại trên khi gặp nạn. Đặc biệt, hạng người này khi hội họp, họ thích nói tới việc thiện đã làm hay sẽ làm. Thêm một điều nữa là họ sống rất là sòng phẳng. Có nghĩa là họ đáng công ba đồng, họ nói ba đồng, đáng công sáu đồng họ nói sáu đồng, và khi ai đó mướn họ thì họ làm hết sức chớ không có lề mề.
4.Loại thứ tư: Tiên thành người.
Hạng người này rất thích ở chỗ thoáng. Cái nhà họ ở bố trí rất là sáng sủa, sạch sẽ, ngăn nắp, có nhiều cửa sổ, sáng và lạ lắm. Có nhiều nhà có nhiều cửa sổ, nhưng khi mình vào mình thấy nó tối. Còn có nhiều nhà mình bước vào mình thấy sáng, cái không khí trong nhà cho mình cảm giác vậy. Vì họ làm việc liên tục nên mình có cảm giác là họ ít có mệt lắm, nhưng họ cũng mệt chớ không phải không mệt. Riêng những bảo vật mà họ hay giấu thì hầu như là những vật có chiếu sáng, họ rất thích vật chiếu sáng.
Đó là những sự phân biệt giữa người này và người kia. Chúng ta thấy rằng, con người nhìn con người thì quá tệ. Do đó, lúc hỏi Đức Phật về việc người này, người nọ có lấy nhau được không, thì Ngài nói như sau:
--“Nếu mà muốn biết, thì anh coi thử gia đình đó ăn ở có hậu hay không? ”
Người ta hỏi:
--“Ủa, sao mình không coi là người ta có của hồi môn hay là có phải là kỹ sư giai cấp nào, mà lại coi là ăn ở có hậu hay không?
Ngài đáp: hết. ”
--“À, của hồi môn, giai cấp này nọ không có trúng cái gì “Và nếu anh coi ăn ở có hậu hay không, vì ăn ở có hậu thì con cháu nó được phước. Hễ có được phước thì nó giàu mấy hồi. Hay là nó gặp những người chỉ dạy những điều phải.

Và điều phải nhất là ĐI TU ĐỂ THOÁT LUÂN HỒI. ”
Tibu