Ý ----> Khẩu ------> Thân.

Thì bởi vậy, thông thường là khi đi tim Đạo thì ai cũng mơ là mình sẽ đụng "Chân Sư" hay ít ra cũng là "Chánh Pháp Nhãn Tàng"!
Nhưng ít ai ngờ rằng điều kiện để mà gặp cái "Sự Thật Lớn" là chính mình lại tự sữa đổi để có thể an toàn  khi làm một sự thật nhỏ, đó là: Ăn Ngay Nói Thật. Và đừng có giởn chơi ở chỗ này: Vì đây là Phước Báu Lớn Nhất của Con Người.
Trong dây chuyền sản xuất bất cứ con người nào thì lúc nào cũng khởi từ ba vấn đề, đó là:                                                Ý ----> Khẩu ------> Thân.
Trong Đạo Mười (10) Chánh của Đức Bổn Sư:
Cái Chánh Kiến nó khởi ở chỗ này:
Khi ý có thật thì ---> Miệng Nó Thật.
Khi Miệng Nó Thật ---> THÌ THÂN NÓ THẬT.
Chỉ khi nào hội đủ điều kiện này thì "hành giả" biến thành "Hành Thiệt" và cũng là lúc, đi đâu cũng gặp "Chân Sư".
Còn lúc nào cũng có một "bí mật nho nhỏ" ở trong ý của mình thì sẽ gặp toàn là đồ lâm vố. Và đó là điều luật ngàn thu khi đi tìm cái Sự Thật Bự như là cái Chân Lý.
Khỏi nói thì ai cũng phải Chánh Kiến ở điều này:
Muốn có cái bự là Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả), Trong cái Chánh Kiến của Con Đường Mười (10) Chánh thì cũng phải tự điều chỉnh để có cái nhỏ là: Lòng Hiếu Thảo đối với Cha Mẹ.

source

Đường Đạo

HL: Đừng có lo thanh minh... thanh nga ... cái chuyện này chuyện kia. 
Bổn phận của Người Chỉ Đường thì họ biết lúc nào là người đối diện nói theo kiến thức và lúc nào nói theo kinh nghiệm công phu. Cũng như lúc nào nói chơi, lúc nào nói thiệt. Không biết cái này thì không thể nào chỉ đường được.
Con coi, khi tập xe đạp thì leo lên nó qụeo đầu này, quẹo đầu kia. Rồi một hồi nó mới chạy thẳng được.
Không cho nó làm như vậy thì cái tâm nó không thể nào mà tập được. 
Vì trên lý thuyết thì từ A tới B mình có thể kẻ một đường thẳng (vốn là đường ngắn nhất). Nhưng thực tế thì chẳng có ai có thể đi được trên đường thẳng này, mà phải đi tuỳ theo sức của mình. Có nghiã là đường cong hay đường lạng quạng nhưng hướng chính là vẫn hướng vào mục đích là ngon lành rồi.
source