Tỉnh thức trong đời sống – Con đường tu của ông Tibu – Tập trung, tự làm, tự nhớ, tự trải nghiệm thì nó mới bền.

Thien Dang   

Thầy ơi, tiếp theo bài này, sự tỉnh thức của thiền sư thì như thế nào ạ.

Con thấy chiêu tỉnh thức này thiết thực quá. Con mà được tỉnh thức như Ngài Suzuki trong câu chuyện thì bữa sơn nhà sẽ không bị đổ sơn vào người, lái xe cũng an toàn hơn, làm việc cũng hiệu quả hơn.   
Bright Moon   
Tỉnh Thức này thì diễn đàn mình cũng có vài người làm được mà. Đối với chị thì thường khi có người bưng đồ mà cái ly chuẩn bị đổ, 1 mắt chị vẫn đang nói chuyện với bạn nhưng tay kia thì cầm chặn ly nước của bạn đang bê luôn. Nghĩa là vận tốc thấy ly đổ, tay đưa ra, cầm chính xác, nhanh hơn vận tốc ly nước đang đổ. Hoặc như khi mở cửa đi vào thang bộ, cái cửa phía sau nó đóng lại cái rầm, bạn đi bên cạnh giật mình hét lên, nhưng chị vẫn tỉnh bơ, vì là biết cái cửa sẽ đóng như thế từ trước. Nói chung cứ tập đều đều thì đến lúc sự bình tĩnh, nhận biết đủ để dùng. Đây chỉ là biểu hiện của tâm nhanh nhạy, thuần thục.
Thien Dang   
Hay quá chị!!!   
.........726   
Thấy TLH kể phóng xe trên phố 80km/h Smiley)
.............145   
Chắc phóng đâu đấy chứ phố mà 80 thì chắc hông nổi quá anh Smiley))
Thien Dang   
Éc, con số làm được thật là khiêm tốn!!!
..........174   
Phụ nữ có khả năng đồng thời làm được nhiều việc, man thì thua không được như vậy... Khi chụp hình bộ não sẽ thấy đốm lỗ chỗ (phụ nữ), còn nam thì chỉ 1 cục... .
Thien Dang   
Các Nhí thì không nói, còn người lớn như chị, còn phải đi làm lo đời sống. Sao có thể làm được và cân bằng được hay vậy ạ? 
Tiểu Liên Hoa   
Chả có gì là ko thể cả. Mấy chuyện đó rất là tầm thường. Ko có gì là ghê gớm. Chỉ đơn giản là sự tập trung. Làm việc gì cũng tập trung cao độ thì ko có gì là ko thể. Nếu ai từng được tlh đèo xe máy hoặc đi xe máy cùng tlh thì sẽ thấy. Tlh đi tới đoạn nào là biết đoạn trước đó 10m-20m có ổ voi, ổ gà nào. Chỗ nào sóc, chỗ nào có gồ. Chỉ cần đường đó đã đi 1 lần. Dù là duy nhất thì dù đoạn đường có dài 100km vẫn biết từng cái gồ nhỏ nhất trên đoạn đường đấy. Còn nếu là đường đi lần đầu. Ko được chính xác thế nhưng cũng cảm giác đường rất tốt- cụm từ này là người khác nhận xét
Còn chuyện phân đoán 1 vài giây sau xung quanh sẽ chuyển động theo hướng nào thì lại ko có gì khó.
Như mình đã từng tâm sự. Mình từng như phân cực. 101 người bên trong. Vì thế chỉ 1 giây. Có 1 hành động gì đó thì trong đầu đã có 101 phương án nảy ra từ mọi góc độ. Và cả kết quả của 101 phương án đó.
Người khác ko có sự phân cực đó thì chỉ đơn giản là toàn tâm toàn ý làm cái gì mà thôi. Con bản thân cứ lơ ngơ, lơ mơ giữa đời. Làm ko ra làm, chơi chả ra chơi. Cứ lớt phớt giữa cuộc sống thì sẽ ko có độ tập trung để làm cái gì cả.
Đời hay tập. Bất kể là cái gì. Đem tâm mà làm. Toàn tâm toàn ý làm việc đó. Thì lúc nào cũng có kết quả tốt nhất. Còn bản thân cứ hở hững. Đứng ở đây nhưng cứ nhìn chỗ kia thì sẽ ko có được thành quả tốt nhất đâu.
Đường tu cũng vậy. Đích đến cuối cùng chỉ có 1- giải thoát. Nhưng con đường đi tới thì có rất nhiều. Rất nhiều con đường có người tới thành công. Ko phải chỉ có con đường của ông Tibu. Các bạn có thể tham khảo, có quyền lựa chọn các con đường khác, con đường nào bạn cảm thấy tin tưởng, bạn cảm thấy dễ đi, cảm thấy phù hợp. Nhưng làm sao để tới được đích mới là vấn đề. Con đường của ông Tibu là do ông đi trước. Mở ra con đường hoang sơ, kể lại kinh nghiệm cho ai muốn đi thì có thể đi theo. Còn vì sao cách đi của ông Tibu lại là đặc biệt. Cách đi của ông Tibu khác các cách đi khác thế nào thì bạn đi tới 1 độ nào đó sẽ hiểu. Hoặc đủ nhân duyên, đủ phước báu gặp người đi tới độ nào đó. Người đó tâm sự lại cho mà nghe. Nhưng là. Làm đi thì thấy. Đừng mải vùi đầu vào mớ lý luận suông. Rồi sẽ mắc kẹt trong đó. Đem so sánh với đường này, đường kia. Rồi muốn tham khảo đủ thứ. Mình nói thật. Con đường của ông Tibu đã đi. Tới những gì mình đi thì mình thấy nó rất hoàn thiện- dù còn vài chỗ hoang sơ cần sửa sang cho hoàn chỉnh. Đừng thêm thắt cách này cách kia. Chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.
..........174   
Hỏi thử có con đường nào mà full level như của Tibu đâu nè, kiếm mòn con mắt  nhưng vì nó quá siêu, ngắn ngủn nên nhiều khi bị sốc . Càng nghiền ngẫm thấy càng thấm.
Thien Dang   
''Còn vài chỗ hoang sơ cần sửa sang cho hoàn chỉnh'', xin chị nói rõ luôn ạ, đưa người phải đưa sang sông ạ hihi.
Thay Phuoc   
Nhập cho được Chánh Định đi cái đã rồi “hoang sơ” tính sau.đó là căn bản nhất. 
Thien Dang   
Chỗ này mà kêu hoang sơ thì con xin...tắt thở ạ. Còn cách các Ngài xa quá!
Tiểu Liên Hoa   
Ko nói được bằng cách nhắn tin. Và lại càng ko thể nói được với người chưa đi tới đó. Nên là. Muốn được nghe thì đi đi. Đi tới đâu, vướng ở đâu thì có người chỉ ở đó. Ko làm mà chỉ lý luận suông. Mình ko ưng.
...........174   
Do cái đầu nó đã quen với lý luận xưa nay rồi... Khó bỏ đó mà... Bởi vậy tai hoạ, ì ạch, mới thấm đòn..
Tiểu Liên Hoa   
Cách của ông Tibu là con đường thực hành. Nên bạn chưa làm được thì ko thể chỉ được gì cho bạn cả. Có ngã thì mới có người nâng, chưa bắt đầu đi, chưa ngã mà cứ đòi người ta nâng hay chỉ cách nâng thì biết chỉ làm sao? Tập bằng con tim. Toàn tâm toàn ý mà tập. '' tu chết bỏ'' đó là chìa khoá để thành công.
Brightmoon   
Nghi ngờ, so sánh thì cũng không phải là xấu hoàn toàn. Con người phát triển được tới ngày nay cũng là nhờ biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời cho những cái họ nghi vấn.Những năm 1600, những ai theo toà thánh thì đều cho rằng mặt trời và những hành tinh khác quay quanh trái đất, và chúng ta là trung tâm. Nhưng có 1 người tên Bruno thì tỏ ý nghi ngờ. Ông ta tìm được 1 cuốn sách được viết cách đây 1500 năm nói về: nếu 1 vị thần bắn 1 mũi tên, sẽ có 2 khả năng xảy ra: 1 là mũi tên đó trúng vào cái cây, 2 là mũi tên bay xa mãi- nghĩa là tất cả không gian này là vô hạn, và trái đất thì chẳng phải là trung tâm. Nếu rơi vào trường hợp 1, vị thần đó lại bay sang cái cây có chứa mũi tên và bắn tiếp, và cứ thế cứ thế thì có nghĩa là thế giới này cũng lại là vô hạn. Ông ta bảo vệ cho cái trường phái này, nên bị tra tấn, bị xử tử chỉ vì nó đi ngược lại với lý thuyết và lợi ích của Toà thánh, he he. Rồi sau đó, Galileo là 1 nhà thiên văn học, khi nhìn kính viễn vọng, ông ta đã nhìn ra rằng: trái đất là quay quanh mặt trời chứ chẳng phải mặt trời quay quanh trái đất. ĐIỂM KHÁC BIỆT của những người này là khi họ nghi ngờ 1 vấn đề, thì họ bỏ rất nhiều thời gian để chứng minh rằng Điều họ nghĩ là đúng bằng chính việc họ nghiên cứu, tìm, ghi chép và làm (làm chết bỏ).  Còn những người nghi mà chỉ hỏi hoặc là chỉ nói, thì chỉ là những người đi theo đám đông, chỉ là chạy theo xu hướng Bầy Đàn, chứ chính họ cũng không thể nào Tự Hiểu cho được. Vì chỉ là cái thích nhất thời, nên nay họ khen cái này, mai họ chạy đi khen cái khác vậy thôi. Có thể hiểu cái nghiệp này dẫn tới việc họ cứ đứng im, vì cứ di chuyển được 1 chút thì lại thụt lùi trở lại, vì sợ sai, vì tiếc. Nếu muốn Chê và chứng minh 1 điều là sai lầm, y như ông thầy đã từng nói: Làm. Làm và về đập thẳng vào mặt cái tụi mà mình cho là ba hoa kia 1 lý lẽ do chính mình thấu hiểu, trải nghiệm. (eek) Đó chính là đột phá, là phá rào mà đi, là hoán cải, và tất cả sẽ cám ơn người đó, vì họ đã góp phần giúp phát triển, hoàn thiện.  - Bây giờ nói đến vấn đề làm thế nào để chọn cái nghi vấn đúng này. Thường thì trong hàng loạt các nghi vấn B,C,D,E...cái gốc nó nằm ở A. Vậy nếu tìm được liên kết của B,C,D,E tới A và chứng minh cái A đó là sai, thì mới là cách nghi vấn đúng. Còn cứ mỗi một ngày đi hỏi B, B1,B2, C, C1,C2 mà không mò được ra sợi dây liên kết và cái điểm A kia thì có mãn kiếp cũng không giải quyết được nghi ngờ đâu. Tìm về lại điểm A và phá nghi từ đó thì mới thành công được. Kể cả hỏi về các hiện tượng tâm linh cũng thế, vì mình chưa thấy gốc nên mình mới đi hỏi ngọn, hỏi rất nhiều ngọn mà không quy được về gốc thì rồi sẽ lại quên, kiếp sau hỏi nữa hỏi nữa, hỏi mãi mà không nhớ. Nên chỉ có thể tự làm, tự nhớ, tự trải nghiệm thì nó mới bền. Tất nhiên, ô Phật thì cứ có người hỏi là sẽ trả lời. (eek).   
Tiểu Liên Hoa   
Thế nên cái câu từ rất lâu của ông Tibu ý. Luôn nhắc là làm gì phải làm cho thật kĩ: hỏi, nghĩ, hiểu, làm . Cái đó không chỉ trong đạo mà kể cả ngoài đời cũng thế. Bất kì 1 việc nào. Dù là nhỏ nhất. Nếu bạn tập trung, nghĩ, tính toán, rồi bắt tay vào làm mà thật chắc tay cho từng hành động nhỏ thì ít khi có sơ xót sảy ra lắm. Nó sẽ vẫn có sai số ngoài sự tính toán và cố gắng của mình. Nhưng nó sẽ ít hơn rất nhiều khi mà cứ làm mà chưa nghĩ nghĩ kĩ, tính toán, dự trù kĩ. Chỉ ví dụ 1 việc đơn giản như tay cầm đôi đũa gắp đồ ăn thôi, ko tập trung thì đưa tay với( hành động cầm vào) đôi đũa, chuyển đôi đũa để tay kia cầm chuẩn bị gắp, nếu ko tập trung và cẩn thận thì đũa rơi liền chứ ko nói các sự việc lớn khác như khi đi xe, khi làm việc. Nên đa phần sự việc làm ra có sai xót là do mình chưa đủ tập trung, chưa đủ cố gắng, tính toán, sự tinh ý quan sát xung quanh.... còn 1 phần ít là chi phối nghiệp quả...  ở đây mình muốn nhắc là thay vì mình tìm hay chìm vào cái lý thuyết nào đó với mục đích làm việc gì đó ở đời tốt hơn. Thì mình chỉ cần tập trung hơn vào cái việc ở đời của mình tốt hơn là đã có thu hoạch tốt hơn rồi, chưa kể còn đỡ mất thời gian lý luận suông rồi cứ chìm trong đó, thắc mắc, hỏi.... (uhm. Thật khó để nói hết nghĩa hay diễn giải được hết ý. Thôi thì cứ vậy đã).
Hay nói như này cho dễ hiểu này. Có thể nói là làm bất kì việc gì với cả con tim, (hoặc nhiều người coi con tim là biểu tượng của cảm tính thì có thể dùng là làm bằng cả linh hồn). Hoặc cứ nghĩ sau khi mình làm việc này xong thì có thể mình chết. Tức là đây có thể là hành động cuối cùng của mình. Thì dĩ nhiên mình sẽ tập trung để làm cái việc cuối cùng đó tốt nhất, hoàn hảo nhất. Đó. Cứ nghĩ vậy là sẽ tập trung và làm trọn vẹn hơn chứ không cần phương pháp nào thức tỉnh hay gì cả. Việc lớn hay việc nhỏ. Việc đời hay việc đạo đều áp dụng vậy đcc.   
Duc Thien   
Thức tỉnh với kiểm soát tư tưởng liên tục có phần nào giống nhau ko em? Có thể dùng cái sau thay cho cái trước không? Tất nhiên là để phục vụ tu tập.   
Tiểu Liên Hoa   
Theo em thì 2 việc ko giống nhau hoàn toàn nhưng đem lại kết quả gần giống như nhau. Và dĩ nhiên là cái kiểm soát tư tưởng liên tục vẫn được ông Thầy khuyến khích mà. Không phải chỉ trong tu tập mà cả các việc đời cũng vậy. Đều áp dụng rất tốt.
Brightmoon   
Ksttlt nghĩa là theo dõi tư tưởng, kiểm tra nó. Thức tỉnh nghĩa là tỉnh táo, nhận biết. Sau một thời gian ksttlt va atcndtm thì tâm sẽ im lặng. Im lặng thì sẽ nhận biết. Vậy nên thức tỉnh là biểu hiện của 1 cái tâm nhu nhuyễn. Có rất nhiều biểu hiện khác ngoài Thức Tỉnh. Đó là Thanh Tịnh, An Lạc, Trí Tuệ phát sinh.
Tim chan su   
Với những người tu tập atcndtm giỏi thì khi làm việc ở đời họ có thể nào quên đầu quên đuôi hay là làm việc ở dạng vô ý thức được không Mun?. Ngày xưa a hay quên đầu quên đuôi và luôn làm việc trong trạng thái không có kiểm soát. Hiện giờ thì khả năng tập đã đỡ hơn, làm việc gì thì hiểu là mình đang làm cái gì và thường làm đến nới đến chốn và trí nhớ cũng phục hồi rất nhiều.  Đề mục của a thì chưa có gì là ổn định nhưng cái cách sống, thói quen sống của a nó thay đổi liên tục theo hướng tích cực. Và a có cảm giác là còn rất nhiều cái nữa cần thay đổi, đặc biệt là cho đến nay thì hoàn toàn vẫn chưa biết Phật Pháp là gì luôn.
Bri oon   
Atcndtm giỏi, và cơ thể đã đủ quen với cường độ, ít nghiệp sát thì không có quên đầu quên đuôi được đâu anh ạ. Em làm việc rất là tỉnh táo luôn. (eek). Tỉnh đến mức con bé cùng cty nó nhận xét: bt em thấy chị nhìn qua như không để ý, nhưng cứ báo cáo em đưa ra là chị biết chỗ sai ở đâu (eek) Có điều cũng cần hiểu là nếu cơ thể mệt; thì mặc dù Tâm rất tốt nhưng có một lớp chắn giữa Tâm và Thể Xác, dẫn tới việc bị gián đoạn, như ngơ, quên trước sau. Cái này thì không tránh được vì Thể Xác yếu quá.   
Tim chan su   
Nếu trường hợp mình bị thể xác quá yếu, xảy ra tình trạng quên trước quên sau thì mình phải làm gì tiếp theo, giảm cường độ tu tập rồi sám hối, làm thiện pháp theo sức mình,,, hay là nên làm như thế nào e?   
Brightmoon   
Mình làm 70% sức mình. Thầy luôn chỉ trong phần thực hành rồi ạ (inlove). Quên trước sau có thể là do máu không lên não, bị chặn ở cổ (với ai chuyên giết người bằng cách chặt đứt cổ người khác), hoặc do thiếu máu, hoặc huyết áp thấp quá, hoặc cao quá. Cái đó thì lại cần bác sỹ cho thuốc để mình có đủ tinh khí. Rồi mình tập để đẩy tinh khí lên đầu. Khi thấy nhức đầu quá mức là mình đã làm quá. Mình giảm cường độ lại. Đó là thông thường. Còn với người đã bị gấu rượt, thì mặc dù sức đang 1, bỗng nhiên từ đâu nhảy vọt lên 10, thế là họ cứ chạy vèo vèo qua các tầng thiền. Sau khi chạy xong, họ cũng phải nghỉ lấy hơi, giống như vận động viên chạy nước rút; chứ không có ai mà chạy liên tục được. Chạy liên tục là cháy máy khét lẹt liền. He he.
Tim chan su   
Lúc a bị chiếu bí nhiều mặt trận, a ngồi trầm ngâm suy nghĩ mọi thứ và a thề rằng “ từ nay trở đi không làm ác pháp nữa” rồi a bắt tay vào giữ giới luật bắt đầu bằng việc bỏ hút thuốc, bỏ bia rượu và hạn chế thật tối đa chuyện thích ngắm các cô gái đẹp. Sau một thời gian như vậy thì a mới biết được là “mình đang là dạng không có hiếu” và a bắt đầu nắn chỉnh cái suy nghĩ của mình để đi vào hướng có hiếu. Và sau thời gian thực hành như vậy thì bây giờ a lại hiểu cách đối xử với bà xã của mình là một vấn đề lớn cần được nhìn nhận và đưa ra hướng giải quyết cho nó ổn thoả. Chỉ đến đây thôi chứ chưa có hướng chính xác là như thế nào nhưng nó sẽ theo hướng là có lợi cho đối phương và sẽ đâm chém cái bản ngã của mình cho nó suy yếu dần.
Brightmoon   
Hay đấy anh! Bỏ được 1 thứ thì những thứ khác, kể cả bản ngã sẽ dần sụp đổ thôi.

BM:
Biết người, biết ta là biết quá khứ, vị lai luôn rồi đó chứ. Một người ưa cái vẻ bề ngoài nhiều hơn là cái Tính chân thật hiền lành bên trong, thì cái sở thích đó nó phát ra một cái sóng là: "Tôi thích, nhào vô". Vậy là trong hàng ngàn mối quan hệ đụng mặt nhau hàng ngày ấy, có một ánh hào quang chiếu rọi làm sáng đối tượng kia lên và làm lu mờ những vật cản xung quanh khác; và trong mắt người đó, ấy chính là Lựa chọn, là Tương lai, là Con đường họ sẽ đi cùng nhau qua năm tháng. Rồi đến khi cái mong cầu đó không thành, họ sẽ có 2 chiều hướng:

- Với cái tính biết nhìn lại bản thân, họ hiểu ra: Hoá ra đó chính là do mình, do từ cái Tâm hướng ngoại nên mình lôi kéo và bị lôi kéo. Từ nay mình sẽ nhìn vô bên trong, chứ chẳng ưa cái vẻ bề ngoài nữa. Và một Sở Thích hay là cái Tật sẽ bị triệt tiêu ngay thời điểm ấy với tâm lực mạnh mẽ.

- Với cái tính thích đổ lỗi, họ cho rằng Đây chính là Sao La Hầu rơi trúng đầu, nếu không có nó, hẳn đời mình sẽ sung sướng biết bao nhiêu. Thế là họ thù ghét đối tượng kia, và đi tìm đối tượng khác để khoả lấp. Rồi cứ thế, cho đến khi gặp lại ở một Tương Lai không xa, họ lại cứ thế tiếp tục mà đâm sầm vào nhau. 

-> Biết người, nhưng cần biết rằng: Là do cái Tật của mình lôi kéo Người tới, để tạo ra Cảnh cho mà nếm. Dũng cảm mà vượt thoát, hay uỷ mị khóc lóc đổ lỗi, thì 2 bàn tay ấy đã vỗ thì phải thành tiếng. 

-> Đấy chính là khởi đầu của Nhân Duyên và Con Đường của Nhân-Quả đó. Nó bao trùm không những mối quan hệ giữa người với người, mà còn là tất cả lựa chọn trong đời mình. 
* Mun nghe nhiều câu chuyện quá khứ vị này là hoàng hậu, vị kia là hoàng phi, vị này là tướng, vị kia là lính, nhưng rồi câu chuyện ấy có ích gì nếu nó chỉ là câu chuyện cho vui, còn người trong cuộc thì không rút ra được bài học gì cho bản thân. Một cuộc đời không rút ra được gì, mà chỉ là xem cho có cái để kể, thì câu chuyện đó không có nhiều giá trị.