nó tiết ra chất hạnh phúc

Vì thịt dư (amidan-LPN) và ruột dư nó tiết ra chất hạnh phúc. Vui mà cười như điên là do thịt dư. Vui mà chạy nhảy lung tung thì do ruột dư.
Tibu

Xoang - phòng cộng hưỡng trời cho


bờm: Dạo này bờm hay bị sổ mũi lắm, mỗi sáng ngồi tập là phải vật lộn với cái mũi một hồi, nước mũi cứ chảy ròng ròng, nhảy mũi liên tục, chưa kể khi nằm thì nước mũi cứ chảy ngược vào cổ họng đôi khi quên lại hít vào nuốt luôn xuống bụng, .
Khi nào bị nặng và bờm hít vào nhiều thì nó bị nhức đầu luôn á chớ, vì cái mũi nó gần ngay chỗ quán đề mục, ngay cái Agìna, vậy nó có ảnh hưỡng đến chuyện quán đề mục của mình không Thầy ơi.
Tibu: Viêm xoang mũi là một trong những cái có thể làm cho hành giả không thể thấy được gì nữa! Tỷ lệ rất là cao khi bị nạo xoang tráng (vốn là cái chỗ chính trong "cái Thấy này thấy nọ") trong khi thiền định. Nếu chỉ cắt cái màng mũi thì không bị gì cả đâu.
Trong khi công phu theo kiểu an trú chánh niệm đằng trước mặt thì máu dồn về xoang tráng rất là nhiều, (cảm giác nằng nặng, đôi khi khó chịu,...) việc máu bị dồn về chỗ này là để rửa sạch cái phòng cộng hưởng trời cho này! Trong giai đọan "Cận Định" này, dây thần kinh trong xoang tráng cũng tỉnh thức lại và trở nên nhạy cảm hơn: Như là vào đám đông là nó nặng, khi đi vào chỗ lạ và hoang vắng thì nó nặng,... Do sự nhạy cảm này mà thông thường, tu sĩ nên nghỉ tập một tuần trở lên!
Nếu không làm như vậy thì nó thành thói quen, và sau đó cả chục năm là nó sẽ càng nặng nề hơn: Nó châm chích, đau nhói khi mà hành giả tập trung tư tưởng vào bất cứ chuyện gì! Và như vậy là hết tu tập được luôn. Do vậy mà lubu cứ bị tibu cản lại, yêu cầu nghỉ giải lao, không cho tập nữa khi tới giai đọan "Cận Định" này.
Lý do, trong tương lai:
Tại đây sẽ thành hình một máy đo chính xác nhất với độ nhạy cảm cao cấp nhất! 
Nó phải là như vậy đề có thể thấy rõ, nghe rõ, ngửi rõ những chuyện đã xảy ra cách đây hàng chục kiếp sống! Do sự cẩn thiết này mà tibu đặc biệt chú ý tới chỗ này.
Ngăn ngừa:
Do vậy, nếu chú ý thì tibu hay nói về chuyện phun nước muối pha theo khẫu vị của chình mình. Chỉ cần dùng bình phun nước muối (mua ở chợ) và không dùng nước của họ (đổ đi), thay vào đó là nước muối được pha theo cách thức ba rọi ở trên.
Nhỏ mắt:
Tibu nhỏ mắt cũng từ cái nước muối trong cái bình này. Nhỏ một giọt vào một bên mắt, đợi một tý (rát, đau, ngợp thở,...) sau khi cảm giác nó bớt đi thì tuy rằng vẫn nhắm mắt thì tibu lại nắm cái mí mắt trên và kéo lên một tý nữa: cảm giác rát, đau,... sau đó là nước muối chảy vài xoang má và chữa bệnh dị ứng phấn hoa,... (có thể uống một muổn canh mật ong để làm chuyện này).
Xịt vào mũi:

Chỉ cần bóp một phát là xỉn ngay lập tức! Nó y như là acid vậy đó: Cay xé, ngộp thở, đau rát, nước mắt, nước mũi chảy ra, át xì,...Và hỉ mũi vài ba lần là nó ấm lên rồi từ đó nó không chảy mũi nguyên cả ngày! Tuy nhiên, đối với bờm thì nên dùng muối không có chất iod (vì máu bờm lại dư iod).

Sức khỏe của Tibu

Xin cám ơn anh chị em, tibu có thêm cái tật là khi chỉ cho bà con tu tập và nhất là khi bà con hé nhau kéo pháo thì tibu bị lảnh đạn vì cái tật lanh chanh chỉ cho người ta tu tập!
Có hai vấn đề:
1. Chỉ cho tu hành với phương cách trật đường rày:
---> tibu chẳng hao hớt gì mà càng phây phây mập ú ra. Là vì tibu tiếp tay với ngoại đạo để triệt tiêu Phật Giáo. Bà con tu hành thì vẫn bị ác nghiệp chi phối, tham sân si không bớt. Quả vị thánh tăng chỉ là tiếng đồn!
2. Chỉ trúng đường và bà con lại nghe theo mà làm:
---> Nghiệp nó tìm ra tibu và dợt cho te tua trước tiên. Về cái tội: Nếu mà thằng chả hay là con mẻ không tu theo cái thằng chết bằm này (ý là tibu) thì tao đã có dịp hành hạ thằng đó rồi. Nhưng do nghe theo lời thằng khốn nạn này (ý là tibu) mà nay tao tìm hoài không ra! Và khi tìm ra rồi, thì không biết lý do gì mà hành hạ được! Vì tất cả là người hiền cả rồi!
3. Tibu chỉ bị nó hành hạ vào lúc đầu của thời gian tu hành, còn sau khi đã ra được cái đề mục rồi thì tibu coi như được án treo. Và tất cã sẽ trở lại hành hạ tibu cú cuối trong khi tibu bị cận tử nghiệp chi phối.

Do vậy mà tibu lại là dân mệt chuyên nghiệp mệt đến độ đọc không hiểu cái gì cả! Và có khi do nhừ tử quá mà đành phải tự ký giấy phép cho nghỉ vài ba bữa . Tuy nhiên, với kết quả như vậy thì tibu có đừ hơn một tý nữa thì cũng đáng động tiền bát gạo!

Đám giỗ

Thầy ơi, lúc ba con mất, con đã nhờ Nhí độ tử giúp. Bây giờ tới ngày đám giỗ con phải làm gì đây thầy?
Tibu: Nếu mà mình có quyền ăn nói thì không làm gì hết. Mà chỉ hồi hướng một thời công phu. Cao cấp hơn là lên trên đóchui  vào hoa sen và tâm sự cho Ngài nghe.
Happy Life: Mẹ con nói cúng kiến đồ ăn (Mặn + Chay), trái cây, nhang đèn, lên chùa lau cốt. Nếu cần gửi tiền thầy tụngkinh... quá trời luôn. Con phải làm sao để tránh ảnh hưởng xấu cho ba đây thầy?
Tibu: Đây là phong tục. Không ăn nhầm gì với thực tế.
Happy Life: Con nghe nói cúng đồ mặn sẽ bị gì đó...(Cúng với lí do: Lúc sống không ăn chay, nên phải cúng mặn...) sẽ gâycho người chết bị gì phải không thầy?
Tibu: Không ăn nhầm vào đâu hết, vì tâm lực người cầu nguyện không có mạnh nên chỉ là một nghi thức dành cho người sống hơn là cho người chết. Người chết rất cần người sống hồi hướng về công phu tu hành. Họ không có ăn thừc ăn. Chỉ có Ngạ quỷ mới cần thức ăn được "điều chế qua tâm lực" của người cúng mà thôi. Còn cúng để đó thì chỉ là nghi thức bề

ngoài. Theo cách thấy người ta làm thì mình làm, để tự an tâm.

khác nhau giữa các thời Chư Phật

Sự giống và khác nhau giữa các thời Chư Phật
« on: April 12, 2011
tudieude: 1./Sự chênh lệch nhau về thọ mạng:
Đức Phật Thích-ca nói trong Kinh Trường A Hàm:
- Thời Đức Phật Tỳ-bà-thi, nhân loại sống đến tám vạn tuổi.
- Thời Đức Phật Thi-khí, nhân loại sống đến bảy vạn tuổi.
- Thời Đức Phật Tỳ-xá-bà, nhân loại sống đến sáu vạn tuổi.
- Thời Đức Phật Câu-lưu-tôn, nhân loại sống đến bốn vạn tuổi.
- Thời Đức Phật Câu-na-hàm, nhân loại sống đến ba vạn tuổi.
- Thời Đức Phật Ca-diếp, nhân loại sống đến hai vạn tuổi.
- Và nay Ta ra đời, nhân loại sống đến một trăm tuổi, tăng thì ít
mà giảm thì nhiều.
Thầy cho con hỏi:
- Vì sao càng về sau thì tuổi thọ của nhân loại càng giảm dần như vậy ạ?
- Sau thời Đức Phật Thích-ca sẽ đến thời Đức Phật Di-lặc. Nếu theo cái đà này thì đến khi ông Phật Di-lặc ra đời, nhân loại chỉ còn thọ mạng khoảng vài chục tuổi, có thể nào như vậy không thầy?
2./ Vì sao Đức Phật Thích-ca gọi các Đức Phật:
Phật Tỳ-bà-thi
Phật Thi-khí
Phật Tỳ-xá-bà Là Bậc Tối Chánh Giác?
Gọi các Đức Phật thời tiếp theo:
Phật Câu-lưu-tôn
Phật Câu-na-hàm
Phật Ca-diếp
Và gọi chính mình là Bậc Chánh Giác. Chứ không phải là Bậc Tối Chánh Giác ạ?
Tibu: Ngắn gọn: Chỉ là năng lực hổ trợ nhau.
Đời sống Vũ Trụ: Chu kỳ của vụ trụ, ngoài chuyện đụng nhau của những galaxy (dải ngân hà), còn có chuyện những dải ngân hà này lại chui vào Lỗ Đen và tiêu tùng trong đó! Nhưng chuyện vẫn còn tiếp diễn và chưa chấm dứt ở đây.
Vì qua bên kia, lại có sự tái sinh của những vụ trụ.
Vũ trụ thì giản nở luôn luôn và càng ngày càng to ra, do đó nhũng Định tinh (Mặt Trời) ở gần nhau (lúc ban đầu) và theo thời gian thì càng xa nhau. Do sự gần gủi này mà sự tác động hổ tương nề năng lượng với nhau rất là mạnh. Nhờ vào trạng thái hổ tương này mà các sinh vật cũng ành hưởng lây: Các Đức Phật thời đó có tới ba bốn lần "chuyển Pháp Luân"! Đại khái là Ngài xuất hiện ra tu hành thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Và chỉ dạy bà con thời đó tu hành. Thuyết pháp xong thay vì vào Niết Bàn thí Ngài lại... Đông miên,... Và Ngài đông miên như vậy cho tới khi thời Mạt Pháp xuất hiện! Sau đó, Ngài lại thức dậy và lại chuyển Pháp Luân thêm một lần nữa. Và có Ngài làm đi, làm lại được 7, 8 lần. Chuyện không thể nghĩ bàn này mà vẫn có Ngài làm được nên các Ngài này xứng đáng được gọi là "Bật Tối Chánh Giác". Sau đó vì sự giản nở của Vũ Trụ nên sự hổ tương năng lực này giảm dần. Và từ đó, những Đức Phật về sau chỉ còn làm có một lần "Chuyển Pháp Luân" mà thôi. Lý do là do thiếu năng lượng.
Tuổi thọ cũng từ nguyên tắc này mà ra.
Ngoài những chuyện tập dợt và tiêu hóa năng lượng khi tu tập các thiện pháp.