QUÁN TƯỞNG KHI ĂN UỐNG

Một thời con nghe như vầy , tại đạo tràng... Utah, Ngài "thích ca" (ca bài Chánh Pháp) Mr.Ù phóng... micro tới một đại chúng nho nhỏ những tu sĩ "thích nghe", "thích tu". Trong đại chúng có một tu sĩ "thích hỏi" đứng lên, trịch vai hữu... ủa, xí quên, mặc áo mô-đen không có trịch được, hí hí,  Grin Grin vị này đi nhiễu ba vòng quanh... cái bàn giấy để kiểm tra : pin điện thoại, tài khoản còn bi nhiu, và giấy bút.

( cái đoạn này con nhái y Kinh, mong Quý Cô Chú ACE hoan hỷ Grin Grin Grin )

Thích hỏi : - Thầy ơi, bữa cơm nhà con rất nặng nề, yêu cầu từ "trên" đưa ra là ăn uống im lặng. Thành thử bọn con nít nín khe dù rất muốn kể chuyện bạn bè, trường lớp... Ăn kiểu đó thành ra ... chắc là cơm trộn nặng nề thành chất độc cho cơ thể ha Thầy. Làm sao khắc phục Thầy ?
Thầy : - Thì... con cứ ăn im lặng thôi. Thầy mà ăn vậy Thầy càng khoái...
--  Ủa ?? ! Là sao Thầy ?
-- Khi con ăn, con hãy nghĩ tới hình ảnh người nông dân, con trâu, bụi tre, ruộng lúa....v.v... những cảnh thanh bình đó, và sự vất vả của người nông dân , của con trâu, của mấy con sâu bị thuốc trừ sâu... con nghĩ như vậy thì tự nhiên con sẽ thấy miếng ăn của mình nó ngọt lắm, ngọt từ hai bên cánh lưỡi ngọt vô. Thầy ăn như vậy nên ăn cái gì cũng thấy ngon hết.
-- Vậy là khi ăn và quán tưởng cái chuyện trên, mình sẽ quên, sẽ không thèm chấp vào cái tình trạng áp đặt nặng nề kia hả Thầy ?
-- Đúng ! Vì khi đó mình sẽ thấy rằng : mình ngồi đây, ăn bữa cơm này, trong nhà mát, sạch sẽ, có bàn ghế, có thức ăn... Còn ngoài kia, có người này người nọ họ ăn ngoài trời nắng, ngoài mưa, ngoài góc đường ... ăn qua loa, hoặc đói meo không có gì ăn. nghĩ như vậy mình sẽ thấy cái chuyện nặng nề kia không là cái gì cả so với cái mình đang có.
-- Hay quá Thầy ! Như vậy khi mình bới cơm cho ai ăn, mình cũng email tư tưởng vô đó được luôn hả Thầy ?
-- Đúng ! Con làm như vậy đó. Gửi gắm những hình ảnh, suy nghĩ như trên vô chén cơm.
-- Thì nó sẽ có công năng chuyển hóa người ăn kia luôn hả Thầy ?
-- Đúng vậy !
-- Trời ơi hay quá ! Thầy, vậy thì làm như thế nào ?
-- Con cứ nhìn vô chén cơm mà quán tưởng như vậy.
-- Cận Định làm được không Thầy ?
-- Được chớ !
-- Là phải nhắm mắt nhập Cận Định rồi email vô chén cơm ?
-- Không, con chỉ cần nhìn và nghĩ vậy là đủ.
-- Vậy thì khi chuẩn bị nấu cơm, mình quán tưởng như vậy vô đồ đang nấu thì sao Thầy ?
-- Đúng luôn !
-- Hay quá Thầy. Tụi con cám ơn Thầy.
-- Thầy cám ơn con !  Grin Grin Grin
nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=8751.25

Bốn loại Ngựa

Một thời con nghe Thầy nói như dzị nè Grin Grin Grin :

Một vấn đề dễ gặp phải là : khi nhận phương pháp tu tập, hành giả bắt tay vào Thực Hành thì theo thời gian, thường sẽ rơi vào những suy nghĩ sau :
Đức Phật nói rằng ứng với một hoàn cảnh thì mình sẽ có bốn phản ứng khác nhau, y như bốn loại ngựa.

1. Con ngựa khôn nhất, thứ thiệt nhất là con ngựa mà khi Ông Chủ nó vừa có ý nghĩ "quẹo phải" thì nó liền quẹo phải.
2. Con ngựa thứ hai này, khi ông chủ nghĩ rằng ổng muốn quẹo phải, ổng giơ cái Roi lên, con ngựa vừa thấy BÓNG của cái roi là nó quẹo phải. --> độ nhạy yếu hơn loại ngựa số (1)
3. Con ngựa này cái roi phải chạm vào người nó mới quẹo phải được  --> Độ nhạy yếu hơn nữa.
4. Con ngựa thứ tư này phải đánh thấu xương, đau thê thảm thì nó mới quẹo được bên phải.

Đó là nói về mức độ nhạy cảm trước vấn đề và sự lợi hại của sự nhạy cảm.

Khi mới dợt một phương pháp thì hành giả có ý nghĩ rằng :   À há ! Cú này mình phải là số (1) rồi !
Sau một thời gian , thấy "khó ăn" quá thì mình lại nói :  Thôi vậy , mình là số (2) vậy !
Rồi thêm một thời gian nữa mình lại :  ...Uhmm... Cái này sao mà... khó quá dzị ta ! Thôi thì... (1) không được, (2) không xong. Thôi mình là (3) vậy !
Thêm một thời gian nữa dợt không xong mình xụm luôn thì ...: Ôi thôi chắc mình là số (4) quá !
Và mình dợt như vậy.

Cái quan niệm mình là số 1,2,3,4 đều là SAI LẦM cả !
Vì thật sự mình không biết mình là số mấy , vì mình nằm trong Vô Minh. Vô Minh thì coi như là mù, điếc, câm, không có cảm giác luôn.
Đi vô một cái Đạo cũng giống như mình lạc vào một vùng chưa lần nào mình tới, mình không biết đâu là đâu, rồi tự cho mình là số 1,2,3,4 là điều hoàn toàn Vô Lý !

Do đó cho nên, mình chỉ cần nghe lời hướng dẫn của Người Chỉ Đường và mình cứ đi. Vấn đề là mình có đi hay đi không mà thôi, còn tới hay không tới thì... kệ Tía nó.
Grin Grin Grin

Trong điều kiện như vậy mình sẽ tiến rất nhanh !

Những người Tập đại, không làm hùng hục, nghe NCĐ nói không có gì nguy hiểm đâu là làm liền, họ không đắn đo do dự, không tính thời gian, không tính toán, vô tư hoàn toàn nên Tập Rất Tự Nhiên. Do tính chất Tự Nhiên như vậy mà họ rơi vào Đạo. Vì thực chất Đạo là Tự Nhiên.

Nếu mình hiểu tính tự nhiên theo kiểu Vô Minh của mình thì mình lè phè. Lè phè thì lại chẳng được tới đâu hết.
 Cho nên mình cứ làm theo vận tốc của mình và nghĩ rằng " hôm nay mình có làm, hôm nay mình có cố gắng ".
Còn kết quả thì kệ tía nó.
Mình chỉ cần biết là mình sẽ tiến tới cái mốc đó. Nhưng khi mình chưa tới thì mình cứ làm, tới rồi thì mình giữ nó. Giữ một thời gian rồi tới hỏi NCĐ "còn nữa không" thì NCĐ sẽ chỉ tiếp tới mốc thứ 2, thứ 3 ...v.v... theo cá tánh của người hỏi đường. Vậy thôi. Grin Grin Grin

nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=8751.0

Đục tường Vô Minh

Một thời con nghe Thầy mình nói dzị nè  Grin Grin Grin :

Mình  tu giống như ở trong một căn phòng tối đen thui ( Vô Minh ) mà mình đã mò mẫm trong đó cả hàng triệu triệu năm rồi. Ở trong đó mình chơi với bụi, đất, cát, đá...v.v. Có những lúc mình thấy hay hay, nhưng có lúc mình thấy chán. Khi chán thì mình đi kiếm thứ khác để chơi, thì, may mắn thay, trong căn phòng tối thui đó có những người Bạn, hay là Người Chỉ Đường. NCĐ này, nhờ một phương pháp chính xác là sự Tập Trung Tư Tưởng Ngay Đằng Trước Mặt mà họ thẩm định được chỗ nào là chỗ mỏng nhất của bức tường, và họ sẽ nói mình đục ra theo hướng đó.

Nghĩa là mình bị Vô Minh vây, nhưng mình vẫn có một lợi điểm nào đó mà NCĐ thấy được, NCĐ lợi dụng lợi điểm đó để đưa cho mình một Pháp Môn.

Vấn đề là mình cứ đục. Họ chỉ mình hướng đó thì mình cứ đục đi. Đục tới đâu hay tới đó. Trước khi cái sát na mà mình đục lủng bức tường thì mình vẫn chưa thấy được một cái gì cả !
Ví dụ cần 150 nhát búa mới lủng thì từ nhát búa đầu tiên cho tới nhát 149 mình vẫn hoàn toàn ở trong phòng tối đen, và mình vẫn cảm giác mình chưa tiến triển gì cả, vì mình không thấy chứ thật ra bức tường nó vẫn lủng dần đó chứ !
Cho tới nhát búa cuối cùng thì bức tường lủng ! Mình mới thấy Ánh Sáng ở ngoài rọi vô.

(---> lời bàn thêm : 99 cent chưa phải là 1 dollar, nhưng 1cent vẫn có giá trị của nó là chỗ này đây  Grin Grin Grin )

Thường thường khi tập mình hay bị nôn nóng là vậy !
Hễ nôn nóng thì mình đục lung tung, thay vì cái búa tán trúng cái dùi thì được chứ nôn nóng thì có khi đục trúng tay mình, hoặc đục sang chỗ khác của bức tường thì cũng không được cái gì hết ( vì NCĐ đã chỉ mình chỗ tường này mỏng nhất rồi ).

Trong Kinh Duy Ma Cật có nói Nhờ Thần Lực mà có thể rút ngắn được (10 ) kiếp sống trong một buổi, và cũng có thể kéo dài đi khoảng mười ngàn kiếp ( 10.000 ) trong một buổi. Điều đó nói lên rằng, nếu mình nghe lời khuyên nhủ đúng đắn của NCĐ thì mình hướng về việc thực hành ngay. Do thái độ của mình mà nhờ một buổi nói chuyện của Họ mình có thể rút ngắn được mười kiếp sống hoạc mình làm thêm mười ngàn kiếp nữa cũng chưa thành công !

Vấn đề là mình có muốn thay đổi thực sự hay không mà thôi !

Cái Mâm Cặp máy tiện

Một thời con nghe như vầy ...  Grin Grin Grin

Chị Bờm hỏi :
- Thầy ơi, trong cuộc sống, khi mình đứng trước một cảnh THAM , mình thấy người ta THAM, thì mình nên nhìn với cái Tâm gì ?

Thầy nói trước tiên mình có nên cái nhìn về cái thước mâm cặp của thợ tiện cơ khí.
Nó là một loại thước có hai phần, một phần đo độ chính xác tới con số 0,1,2,3... cm
Phần còn lại là cho phép độ sai số tới 0.1, 0.2, 0.3 ...
Phần hai này trượt qua trượt lại trên phần thứ nhất để canh sai số.

Khi tiện một vật như con ốc, vít hay gì đó, thỏi kim loại được đưa vào và tiện theo đúng thông số kỹ thuật, và chỉ cho phép sai số tới vài giêm ( giêm = một phần mười của milimet ). Cái thước cặp phần 2 là làm cái chuyện canh me này.

Qua chuyện Đạo :
- Khi đứng trước một sự việc, một cảnh có THAM , nó xảy ra hiện tượng :
1. Mình nhìn và bị cuốn theo, bị tham theo. Cái này không nói làm gì. hehehe
2. là, mình KHÔNG THAM ngay tại thời điểm đó, mình không có Tham cái chuyện đó, nhưng mình lại thấy KHÓ CHỊU vì mình THẤY họ như vậy.

Thì đây là cái thước mâm cặp để đo mình đây !

Giải thích :
- Khi mình thấy cảnh THAM , nhưng mình lại KHÔNG THAM. thì ngay lúc này , mình đang ở cái số 0 của cái thước thứ nhất.

- Nhưng vì trái tai gai mắt, nên ít hay nhiều mình lại bị KHÓ CHỊU. Thì ngay lúc này, cái khó chịu của mình là đang ở cái thước thứ hai, cái đo độ sai số.

Nghĩa là : 0 ( không tham) --> Thô Tâm Tham đã yên.

nhưng KHÓ CHỊU -> thành ra 0.1, 0.2, 0.3, .......0.9. --> Vi tế Tham.

Như vậy, tùy theo mức độ KHÔNG phẩy Mấy của mình thì mình đo được sự dao động của Vi Tế Tâm THAM trước hiện tượng.

Ví dụ thấy cảnh người ta đánh nhau , chửi lộn mà mình còn bực chút xíu , còn một gợn nhẹ bực bội thì khi đó mức độ SÂN Vi Tế của mình chỉ còn ở 0.2 hay 0.3 gì đó thôi.

Nguồn:   http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=8751.0