Bốn loại Ngựa

Một thời con nghe Thầy nói như dzị nè Grin Grin Grin :

Một vấn đề dễ gặp phải là : khi nhận phương pháp tu tập, hành giả bắt tay vào Thực Hành thì theo thời gian, thường sẽ rơi vào những suy nghĩ sau :
Đức Phật nói rằng ứng với một hoàn cảnh thì mình sẽ có bốn phản ứng khác nhau, y như bốn loại ngựa.

1. Con ngựa khôn nhất, thứ thiệt nhất là con ngựa mà khi Ông Chủ nó vừa có ý nghĩ "quẹo phải" thì nó liền quẹo phải.
2. Con ngựa thứ hai này, khi ông chủ nghĩ rằng ổng muốn quẹo phải, ổng giơ cái Roi lên, con ngựa vừa thấy BÓNG của cái roi là nó quẹo phải. --> độ nhạy yếu hơn loại ngựa số (1)
3. Con ngựa này cái roi phải chạm vào người nó mới quẹo phải được  --> Độ nhạy yếu hơn nữa.
4. Con ngựa thứ tư này phải đánh thấu xương, đau thê thảm thì nó mới quẹo được bên phải.

Đó là nói về mức độ nhạy cảm trước vấn đề và sự lợi hại của sự nhạy cảm.

Khi mới dợt một phương pháp thì hành giả có ý nghĩ rằng :   À há ! Cú này mình phải là số (1) rồi !
Sau một thời gian , thấy "khó ăn" quá thì mình lại nói :  Thôi vậy , mình là số (2) vậy !
Rồi thêm một thời gian nữa mình lại :  ...Uhmm... Cái này sao mà... khó quá dzị ta ! Thôi thì... (1) không được, (2) không xong. Thôi mình là (3) vậy !
Thêm một thời gian nữa dợt không xong mình xụm luôn thì ...: Ôi thôi chắc mình là số (4) quá !
Và mình dợt như vậy.

Cái quan niệm mình là số 1,2,3,4 đều là SAI LẦM cả !
Vì thật sự mình không biết mình là số mấy , vì mình nằm trong Vô Minh. Vô Minh thì coi như là mù, điếc, câm, không có cảm giác luôn.
Đi vô một cái Đạo cũng giống như mình lạc vào một vùng chưa lần nào mình tới, mình không biết đâu là đâu, rồi tự cho mình là số 1,2,3,4 là điều hoàn toàn Vô Lý !

Do đó cho nên, mình chỉ cần nghe lời hướng dẫn của Người Chỉ Đường và mình cứ đi. Vấn đề là mình có đi hay đi không mà thôi, còn tới hay không tới thì... kệ Tía nó.
Grin Grin Grin

Trong điều kiện như vậy mình sẽ tiến rất nhanh !

Những người Tập đại, không làm hùng hục, nghe NCĐ nói không có gì nguy hiểm đâu là làm liền, họ không đắn đo do dự, không tính thời gian, không tính toán, vô tư hoàn toàn nên Tập Rất Tự Nhiên. Do tính chất Tự Nhiên như vậy mà họ rơi vào Đạo. Vì thực chất Đạo là Tự Nhiên.

Nếu mình hiểu tính tự nhiên theo kiểu Vô Minh của mình thì mình lè phè. Lè phè thì lại chẳng được tới đâu hết.
 Cho nên mình cứ làm theo vận tốc của mình và nghĩ rằng " hôm nay mình có làm, hôm nay mình có cố gắng ".
Còn kết quả thì kệ tía nó.
Mình chỉ cần biết là mình sẽ tiến tới cái mốc đó. Nhưng khi mình chưa tới thì mình cứ làm, tới rồi thì mình giữ nó. Giữ một thời gian rồi tới hỏi NCĐ "còn nữa không" thì NCĐ sẽ chỉ tiếp tới mốc thứ 2, thứ 3 ...v.v... theo cá tánh của người hỏi đường. Vậy thôi. Grin Grin Grin

nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=8751.0