Hảy gõ, cửa sẽ mở

Hảy gõ, cửa sẽ mở.

Một câu nói đâu môi của Thiên Chúa Giáo. Tuy nhiên, các Đạo khác cũng có thể tham gia vào ý tưởng độc đáo này.

Với một tâm lực bình thường (Cận Định), theo lời đề nghị của Cô Ba Hột Nút: 
- -"Tuy nhiên, anh phải ở ngay trước cái cửa, hoặc là nên có cái cửa rồi... thì anh mới có thể gõ được! Chớ mà nhè cục đá, gốc cây, mà gõ thì không thể nào mở được. Và cứ đứng đó mà gõ thì chỉ tốn thời giờ một cách vô ích mà thôi.

Với tâm lực đã vào Chánh Định được rồi: Công việc là "không nên" tìm hiểu một cách vội vã liền. (ý là: sau khi gõ và cửa vừa khẻ nhích mở là đòi... giải quyết những thắc mắc)

Như là hỏi này, hỏi nọ liền. 

Làm như vậy là sai luật chơiLý do là cửa vừa mới hé mở một tý xíu mà đã hỏi rồi thì chả có ai trả lời đâu.

Đúng nhất là:

Nên tiếp tục trui luyện cái tâm cho nó mạnh thêm lên. Bằng cách An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt và giữ đề mục sáng chói, mạnh mẽ... Lâu chừng nào, hay chừng đó. 
Lý thuyết là giữ vững đề mục trên 40 giây. 

Tất nhiên, muốn làm được như vậy, thì giới luật rất là ngon lành, tính tình nhu thuận hiền hòa...

Lúc đó có thể nói: cánh cửa đã mở tối đa. 
Tâm thức đã sẵn sàng để nhận những câu trả lời rồi. 

Lúc này mà hỏi sẽ được trả lời rõ ràng và chính xác.

Như vậy:
Cánh cửa là tâm thức. 
Khi đóng là phàm tâm. 
Khi mở lại là Thánh Tâm.

Thực tế:
Chả có cái cửa nào hết!

Còn một vế nữa:Hãy tìm Người thì Người sẽ đến.  Xin Thầy Tibu giảng tiếp ạ!
Google thì chẳng thấy câu này ở đâu cả? Tuy vậy, câu này là một câu hỏi hay, rất là hay nữa là đằng khác! Cheesy Cheesy Cheesy

Câu này có hai vế:

Vế 1. 
Hãy tìm Người... Trong phần này lại đụng đến tình trạng "Nồi Nào Úp Vung Nấy".

Có nghĩa là Ăn cướp mà đi tìm thì quanh quẩn chỉ là gặp ăn trộm, ăn cắp... vậy thôi.

Vậy thì phải là người tu hành (làm nghề nghiệp Tu Sĩ) thì mới có thể đi tìm ra được Người. 

Ở đây có một biến khúc là không thể nào tìm được Người được khi "tu sĩ chỉ mới tu ở cái miệng"!

Như vậy, một khi đã thực sự tu hành, lúc nào cũng có thể tìm ra Người.

Lấy bà con... trong chùa ra làm ví dụ:

Đặc điểm:
Các Tu Sĩ này đã kiểm soát tư tưởng liên tục trước khi gặp HSTD.

Tu sĩ số một: Làm chuyện này từ khi bảy tuổi.

Tu sĩ thứ hai: Làm chuyện này qua cách như sau: một chuyện nào mà đã ra tay là chưa có lần nào thất bại. Thái độ làm là cứ vậy mà ủi tới! 

Nguyên văn: Y như con trâu! Không thèm (lại nguyên văn: em lại... lười, rất là lười) nhìn trái, nhìn phải! 

Khi té xuống, là đứng lên ngay tại chỗ đó và càng lầm lỳ ủi tới! 

Ủi tới!!! Cứ ủi cho tới khi xong, thì mới thôi!

Với đặc điểm này, hai Tu Sĩ đi tìm cách tu và đã gặp được Người! 

Vế 2:
Thì Người sẽ đến!

Đến bằng... một phương pháp rõ ràng từ A tới Z, theo kiểu dọn sẳn, chỉ còn múc ra ăn mà thôi! 

Tất nhiên, khi tu rất là giỏi, sẽ tìm thấy được những cái dở của phương pháp này! 

Ủa? Sao có cái vụ này nữa!
Câu trả lời là: Hảy đến mà coi! (Ý là tu cho xong rồi, coi lại... nó ra sao)?

Ngay lúc đầu khởi tu, cả hai đều hiểu là:

Đây rồi! Cách này sẽ đi đến đích đây! 

Và dĩ nhiên là ủi tới! Ủi riết thì... nó cũng phải xong.

Tibu ca hát (ké) lên rằng (vì đây là lời của Anh Thái ở Đà Lạt): 

Học Trò Hay, mới thấy Ông Thầy Giỏi!!!
========
Đó là chuyện ở chùa! 
========

Bây giờ, chuyện của mình thì sao? 

Những dụng cụ nên có khi "tu theo":

1. Mẫu mã (Tu Sĩ 1 và Tu Sĩ 2)
2. Bám sát theo mẫu mã, cố gắng hết sức làm theo (và làm liền): thế nào cho mình càng đồng dạng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.

Có nghĩa là các Tu Sĩ này tập 24/24 thì mình cũng cố gắng mà tập càng nhiều bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Nhất định không cho tình trạng: Nhắm mắt, nghĩ chuyện đời!

Bám bằng cách nào?
Để tự khuyến khích:
Chưa bao giờ câu của Ngài Xá Lợi Phất lại ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy hết:

========
Cách áp dụng câu của Ngài Xá Lợi Phất:

- - Tôi không muốn thấy sắc pháp này nữa, vì tôi biết là tôi còn rất nhiều việc phải làm! (Sau đó là cứ đề mục mà đánh tới qua cách thức sau): Niệm liên tục đề mục, và cố An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt trên đề mục của mình.

Tất nhiên, là tâm tánh nên nhu thuận, tính tình càng hiền bao nhiêu, lại tốt bấy nhiêu.

========
Cũng có thể áp dụng cách của chính Đức Bổn Sư khi gặp khó khăn trên đường tu tập (trích trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp):

Trích dẫn:

Kinh Maha Saccaka Sutta, mô tả hạnh tinh tấn của Bồ Tát như sau:
"Lúc ấy tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi:

"Hay là ta cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát vào nắp vọng, rồi dùng tâm (thiện) đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những tư tưởng (bất thiện)!
"Rồi tôi cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát vào nắp vọng, và nỗ lực đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những tư tưởng (bất thiện) bằng tâm (thiện). Lúc tôi chiến đấu như vậy thì mồ hôi từ trong nách chảy tuôn ra.

'Như người mạnh nắm lấy đầu hay hai vai một người yếu rồi đè xuống, dùng sức cưỡng bách và khắc phục, không cho ngóc lên, cũng dường thế ấy, tôi chiến đấu và khắc phục (những tư tưởng bất thiện).

"Sự tinh tấn của tôi quả thật kiên trì và bất khuất. Tâm niệm của tôi thật là vững chắc và không hề chao động. Tuy nhiên, thân tôi mòn mỏi và không an lạc sau khi cố gắng một cách đau khổ -- thể xác phải chịu khuất phục trước sự nỗ lực kiên trì. Mặc dầu những cảm giác đau đớn phát sanh đến thân tôi, nó không làm tổn hại đến tâm tôi chút nào.
Hết trích dẫn.

========
Xấu hổ chưa?
 Roll Eyes
Ngài tập như vậy đó, còn mình thì... nhắm mắt thì lại nghĩ chuyện đời!
Như vậy, trên 2500 năm rồi mà còn ạch đụi, ở lại lớp như vậy thì... đúng quá rồi, than trách gì nữa!

Chưa kể, hở ra là... ngủ thiền!!! Roll Eyes
========

Kế hoạch:
Ngày một tý, không cần làm nhiều: Chỉ cần nhắc nhở cái tâm là:

- - "Em à, vào đây là tập nghe em. (đọc tên các mẫu mã) và nhắc nhở rõ ràng là:
Các Tu Sĩ Gạo Cội này, không bao giờ làm như mình cả, mà chỉ lo tinh tấn tu hành.

Rồi cố gắng mà ủi tới... tới luôn.
Nhất định không thèm "đỗ thừa"
Nhất định "không thèm chịu thua"

Trên đường tinh tấn tu hành... Ở đâu cũng làm như vậy, người người cũng thực hiện như vậy... để mà tiến tu hết, 

Chẳng qua đó là sự chưa quen của một "thói quen mới mà thôi!
========

Chưa hết, mỗi lần thức dậy, là hô to tên của mình:

Phước!... Dạ!
Phước!... Dạ!
Phước!... Dạ!

Và tuyên bố:

Hôm nay tui điều khiển ông, chớ không phải như trước đây, ông lại điều khiển tui! Nghe chưa?
Bắt cái tâm nó làm theo ý của mình!