Nhẫn Nhục

Lục Độ Ba La Mật:
Ở đây, mình rơi vào cái lực của dạng Bồ Tát, mình học theo Bồ Tát, hay là mình đang trên đường đi tới Bồ Tát cũng được: Đầu tiên là Bố Thí, thứ hai là Trì Giới, thứ ba là Nhẫn Nhục, thứ tư là Tinh Tấn (Tinh Tấn có nghĩa là cố gắng hết mình), thứ năm là Thiền Định và thứ sáu là Trí Tuệ.
Trong tất cả những vấn đề này, thì Bố Thí ít được người để ý tới.
Trì Giới thì khi mình bình tĩnh rồi, mình đủ cơm no áo ấm, vợ con êm ái, lúc đó mình có cảm tưởng là đã trì giới ngon lành. Nhưng đến khi hoàn cảnh đảo lộn một chút xíu, lúc đó mới thấy Nhẫn Nhục là cần thiết.
Trong sáu vấn đề trên, Nhẫn Nhục là cái khó nhất mà chúng ta phải vượt qua. Cho nên khi có chuyện lộn xộn, mình phải lặp đi lặp lại câu bùa hay là câu chìa khóa: “Nếu mà tôi không có nhẫn nhục được với anh chị thì tôi sẽ nhẫn nhục với ai? Không lẽ tôi nhẫn nhục với người bạn thân tôi? hay là tôi nhẫn nhục với Ông Phật? ” Ở đây Nhẫn Nhục có nghĩa là chịu đựng, nhường nhịn, thay vì cãi lộn, hay đánh nhau, thì nhường nhịn cho qua chuyện.
Nhường nhịn dễ bị lầm lẫn với sợ hãi. Còn nhẫn nhục là không sợ hãi. Tức là mình muốn đập nó thì mình đập được, nhưng mình không làm. Hay cãi lộn, làm dữ mình cũng làm được nhưng mà mình không làm. Khác với cái kia là sợ sệt, là nhát.
Có nhiều lúc mình bị ép quá thành ra mình bị rối trí, lúc đó mình mới biết như thế nào là: Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát. Là Đại Thế Chí nha. Đó là ông Bồ Tát đứng đầu tất cả những Bồ Tát. Không phải là dễ làm đâu, không phải chuyện dễ đâu. Bồ Tát là ghê gớm lắm mà Ông đó Ổng đứng đầu, thành ra lúc nào mình cũng thua Ổng một chút trên con đường tiến tu.
Do đó, cho nên thật là không ngu tí nào cả khi Phật nói với chúng ta là: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Phương pháp Thiền Định thì ta có rồi, Trí Tuệ thì ta thấy họ biểu diễn trước mặt chúng ta, Tinh Tấn thì chúng ta đã có những cái mốc xích để đi rồi.
Duy chỉ còn Nhẫn Nhục.
Chúng ta tưởng rằng là chúng ta đã hiểu về Lục Độ Ba La Mật: Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định và Trí Tuệ. Nhưng thật ra hiện giờ chúng ta chưa hiểu gì cả. Chúng ta chỉ mới bàn luận thôi nên cũng chưa có hiểu rõ thực chất của vấn đề mà đã nói về nó.
Hay là, trong một sự kiện mà mình “chui” vào đó nhưng vì mỗi người có một nghiệp quả khác nhau, cho nên chúng ta không hiểu gì hết về Lục Độ Ba La Mật.

Ví dụ như một đứa trẻ đóng vai người anh và vì nghe lời cha mẹ nên cho em cây kẹo vậy. Động tác đó phát xuất từ suy nghĩ nể nang, vâng lời cha mẹ thôi. Riêng bản thân nó thì không hiểu gì cả.