Hoa Hộ Trì

Hoa Hộ Trì

Thầy Tibu hướng dẫn Ánh Sáng thực hiện
Qúa trình vẽ Hoa Hộ Trì
Ở những nơi không cho phép trưng bày hình ảnh tâm linh này nọ thì tibu đã tập hợp được những nghệ nhân này bằng cái hoa tám màu thay thế cho cái bùa Bát Quái hihihi
mời bà con tham khảo hình hoa hộ trì

Với các màu sau đây:
Hình được gọi như mặt đồng hồ, các màu chính được phân bố như sau:
Hướng Bắc (12 giờ): màu đen
Hường Đông)(3 giờ): màu xanh lá xây
Hướng Nam) (6 giờ): màu đỏ
Hường Tây) (9 giờ): màu trắng
Các màu phụ là màu trộn lại của hai màu chính:
Hướng Tây Bắc: Màu Xám
Hướng Đông Bắc: Màu Xanh đậm (?) Cái màu này lạ lắm đây!
Hướng Đông Nam: Màu Vàng
Hướng Tây Nam là Hồng

Nhụy hoa có hai màu:
1. Nặng nề: Màu đen
2. Nhẹ nhàng thanh thoát: Trắng (trong hình là trắng vì ở khu vực này toàn là tu sĩ không mà thôi)

Tất nhiên hay nhất cũng nên áp dụng tỷ lệ vàng vô cho nó hài hòa luôn.
(Hình to một gang tay của chủ nhà.)

Như vậy cách nào để trưng bày tác phẩm này?

Có hai cách:
1. Sau buổi công phu thì Tu Sĩ nhìn bằng mắt thịt tác phẩm này vài giây... rồi thôi.
2. Dành cho nhà giàu  GrinGrinGrin
In nó ra rồi dán lên vách tường đâu đó gần chỗ công phu, để sau khi dợt xong thì dành vài giây ngó nó.

Kết quả:
Làm đi, làm lại nhiều lần (không cần cầu nguyện vớ va vớ vẫn, nhớ đó nghe bà con) thì tự động rồng nó tới... nó cũng nghía!
Khi rồng nó tới thì khả năng Tu Sĩ tập dợt nó sẽ nâng cao trình độ tâm linh mình hơn.
Ông bà dùng câu: Long Thần Hộ Pháp mà hihihi  GrinGrinGrin
Nhân duyên:
Phát kiến đầu tiên  về cái hoa hộ trì này ở tại chùa Hắc Long Tự (Bình Tuy).

Câu chuyện như sau:

Lúc đó, tibu được anh Bạn dẫn xuống đó chơi. Tình hình lúc đó là Chùa không còn nước trong để cúng Phật. Nguồng nước giếng duy nhất đã bị đục.
Trong không gian lúc đó có một con rồng cứ bay qua, bay lại. Ông Thầy (thật ra là một Ni Sư) cũng thấy nó.
- - Cậu có thấy rồng đang bay không?
- - Dạ có, bây giờ làm cách nào mà làm cho bạn rồng nhìn xuống đây và ở đây hơi lâu một tý, đến khi bạn bị... "thiên nhiên kêu gọi" thì mình có mưa Thầy hớ!
- - Tui thấy rồng bay qua, bay lại mà không cách gì làm cho nó mưa.
- - Bây giờ, thầy có mấy cái thau giặt đồ bằng nhựa đủ thứ màu không?
- - Để tui tìm coi trong Chùa có cái nào không nghe.
Thế là Ông Thầy đi một hồi và bưng ra một đống thau nhựa đủ thứ màu.
- - Thầy, Thầy vào nhà đi nó sắp mưa rồi đó!
- - Còn cậu thì sao?
- - Con sẽ cầm chân con rồng này bằng cái bông được sắp xếp bởi những cái thau này.
Thế là Thầy đi vào Chùa, còn tibu thì bưng cái đống thau ra chỗ phơi lúa rồi sắp xếp ma trận.
Trên trời mây đen kéo tới đe dọa! Chưa tới năm phút, mưa nặng hột rơi xối xả. Mưa như trúc nước, mưa to chưa từng có, mưa liên tu bất tận đến độ, Thầy sợ là cái núi sau Chùa nó bị... sụp luôn!
Khỏi nói, khối lượng nước rất là nhiều: nguyên cái hồ chứa nước mưa to như cái hồ bơi cũng đầy nước luôn.
Đặc biệt bà con làng chài cho biết là: mưa chỉ quanh quẩn chung quanh Chùa!
Đặc biệt thứ hai là nước mưa, sau đó cả năm, không có lăng quăng (chắc là mưa acid). Nhưng tibu không có bị ngứa khi dầm mưa để đổ cho đầy những cái khạp chung quanh Chùa.

Người mà khoái nhất là Ông Thầy! 
Thầy ngâm nga:
Đạo cao long hổ phục,
Đức trọng quỷ thần kinh.


Quan cảnh có một không hai:
Trong chùa Ni Sư diễn ra cảnh:
tibu quần xà lỏn áo lót chạy lăng xăng hứng nước mưa.
Ông Thầy thì bận đồ Đại Lể đi ra, đi vào Chánh Diện ngắm tibu đang tìm cách cầm chân... con rồng.

Chuyện lâu rồi, mà hôm nay có dịp kể lại cũng còn mới y như hôm qua hihihi