Cố ịn lên cái tâm thức của người kia


Giải Bày

October 10, 2008


Trung Bộ kinh tập 3 có một bài kinh số 124 tựa là: Kinh Bạc-câu-la (Bakkula sutta). Ngài Anan đã kể lại chuyện tu hành của Ngài Bạc-câu-la, Ngài này đặc biệt là tu hành trong 80 năm mà không tiếp xúc bất cứ một ai. Quả thật đây là một trường hợp đặc biệt, có một không hai trên thế giới.
Trong thời gian 80 năm trời tu hành trong rừng: Ngài đã không nhận bất cứ một vật gì của bất cứ ai, không khất thực, không cần áo quần, không thuyết pháp cho cả con trai và con gái, và cũng thật là đặc biệt: Ngài cũng không có bị bệnh hoạn gì cả!
Có thể nói là đây là một Vị Thầy Tu đại diện cho dạng “Tiểu Thừa” một cách “nguyên thủy”.
Ngay cả khi người bạn nối khố (đang tu hành theo dạng lỏa thể) nhờ Ngài thọ giới cho thì Ngài cũng chỉ có nói một câu đúng giới luật vào thời đó, và sau đó là người bạn này tự tìm hiểu và tự tu thành A La Hán.
Đến cuối đời Ngài thì Ngài lại xuất hiện, kêu gọi tăng chúng và khi các Thầy đã tụ tập đầy đủ thì Ngài lại ngồi xếp bằng và thị tịch một cách ngon lành! Ai cũng khen đây là một trường hợp thật là hy hữu! 
Nói về thời gian thành tựu của Ngài thì cũng chỉ có bảy (7) ngày (y như những Đại Đệ Tử khác của Đức Phật), có nghiã là 29193 ngày còn lại của cuộc đời của Ngài: Ngài chỉ sống một mình trong rừng.
Nhận xét: 
Vì trong bài kinh không có nói đến đoạn Ngài có chỉ cho Chư Thiên tu hành cái gì hay không, nên lại có hai trường hợp có thể xảy ra:
1. Nếu Ngài có chỉ cho Chư Thiên thì việc này sẽ dẫn đến chuyện Con Người sẽ gặp được Ngài và nhận sự chỉ giáo của Ngài. Nhưng trong bài kinh chỉ nhắc đến một chi tiết duy nhất là: Người bạn nối khố đến thọ giáo và Ngài cũng chỉ có bố thí cho câu thọ giới rất là đúng với giới luật hiện thời. 
Và sau đó là người bạn này... tự tìm hiểu và tự tu thành A La Hán! 
2. Do hai chi tiết trên mà tụi mình mới biết chắc rằng: Ngài lại không có chỉ cho Chư Thiên tu hành một tý xíu nào cả! 
Kết luận: Và như vậy, sau khi Ngài tu thành công với thời gian tuyệt vời là 7 ngày. Ngài mặc nhiên biến thành “một xác chết biết đi”: Năng lực của Ngài được bảo toàn 100% với một thể xác không bệnh hoạn (có nghiã là trong kiếp này: Ngài đã không còn bị Nghiệp sát chi phối) mà Ngài lại chỉ sống một mình trong rừng! Như vậy, thì cũng không có gì là lạ: Khi Ngài đi tìm và tập hợp tăng chúng lại và ngồi xếp bằng thị tịch một cách ngon lành và êm ái y như kinh đã ghi lại!
Theo nhận xét của đệ thì đây: Đúng là phí của trời!



Trong khi đó, Đức Bổn Sư thì bị 1250 vị tu sĩ níu kéo cho tới khi gần chết mà cũng còn một người cuối cùng đến hỏi về cách tu hành. Cảnh tượng thương tâm đến độ mà ngay cả Ngài Anan cũng phải phá lệ, phá bỏ lời hứa (khi Ngài đăng ký làm người giúp việc cho Đức Phật) bằng cách ngăn chặn vị này lại với lý do là Đức Bổn Sư không còn sức khỏe nữa. Nhưng với sức cạn và lực đã suy mà Đức Phật, Ngài cũng thều thào nói với Anan là:
- - Này ông à! ông đừng có cản không cho người này vào hỏi đạo! Ông nên để cho tui chỉ cho ông đó phương cách tu hành! Cảnh tượng rớt nước mắt này là một ấn tượng và cũng như là một niệm cảm hứng vô biên của những Bồ Tát thuộc về các thế hệ con cháu sau này. Khi họ cũng noi theo gương lành này mà chỉ cho những người khác tu hành.
Nói về cảnh tu sĩ mà đã ra sức chỉ cho những người khác cùng đồng tu với mình thì có hai dạng:
1. Một dạng chỉ nghe nói và nay thì chỉ nói lại cách tu thì dạng tu sĩ này chỉ có hơi lo lo mà thôi.
2. Còn dạng thực chứng thì mỗi khi chỉ cho bất kỳ ai thì họ hay nói ở trạng thái “Nhập Chánh định”.
Và khi họ trình bày chi tiết cách thức tu hành này thì: “Họ nói tới đâu thì họ làm tới đó”.

 Cái tâm thức của họ nó... cố ịn lên cái tâm thức của người kia
và làm cho người đó: Nếu chịu khó tập liền thì sẽ có trớn để tập luôn. Hậu quả là vì lý do tu sĩ thực chứng này nói trong “Chánh Định” nên cái tâm thức nó cũng dính chặc với đối tượng và tự động nó “trông nôm đối tượng” tu hành. Hiện tượng này, y như là cái ra đa (radar) phản lực cơ khi chiến đấu trong không gian. Có nghĩa là cái ra đa nó có thể “lock” (khóa) vào cái mục tiêu (đang di động rất là nhanh) và một khi Phi công khai hỏa thì hỏa tiển “không đối không” này vẫn có thể bay nà theo mục tiêu và sau cùng là lao vào mục tiêu, tuy rằng mục tiêu (phản lực cơ bị bắn) đã bay vào hướng khác. Hiện tượng chết người này có được là nhờ vào cái tính chất đặc biệt mà cái ra đa này đã được trang bị.

Nay lại nói tiếp về sư “Trông Nôm” này của tâm thức của vị tu sĩ thực chứng kia. Họ sẽ sung sướng khi “biết” rằng đối tượng đã chịu khó tu tập và đã được kết quả như vầy, như kia. Và ngược lại thì họ cũng bực bội và rất là khó chịu khi đối tượng thay vì đang có thời giờ để tu hành mà lại lo... coi “Phim Tập”. Tuy rằng họ không nói nhưng họ rất là... khổ!
Nên nghe bé Lillian kể lại một giai thoại như sau:
-- Con chỉ cho bạn con tập để tránh cái tình trạng “bad girl” (con gái hư hỏng) sau này của nó. Mà nó lại không chịu tập, nên con đã vào giấc ngủ của nó là kêu cái tên của nó to thiệt là to để nó tỉnh dậy! Và nó đã tỉnh dậy! Và cũng đã cố gắng tập tiếp! hì hì hì. 
Diễm Phương thì qua nhà đệ với nét mặt “đừ câm” và cứ nằm im lặng mà ôm đệ để “lấy hơi”. Và dĩ nhiên chỉ cần nhìn cái tướng của nó là đệ biết nó mệt lắm rồi (Nó chỉ mới có 5 người tu theo cách của nó chỉ mà thôi!).
Đức Phật thì bị tới 1250 vị thì phải hiểu là sức chịu đựng của Ngài là như thế nào! Sau cùng, ai cũng biết là Ngài chết vị kiết lỵ nhiễm trùng máu. Một cái chết ác nghiệt và dữ dội.
Trở lại chuyện của Cô Vân trong nhóm lu bu. Cô chết với một hình thức rất là ác nghiệt: Cô chịu đau cho đến ói ra máu và chết trong đau đớn cho đến giây phút cuối cùng. Nhìn về khiá cạnh “Bồ Tát” thì đây là cái chết của một vị tướng chết ngay trong chiến trường với “da ngựa bộc thây”! Một cái chết kiêu hùng! Không phải ai cũng có thể... được như vậy! Và cũng như là Đức Bổn Sư, cái chết rất là anh hùng này lại là một cảm hứng và cũng rất là... ấn tượng để làm gương cho những vị Bồ Tát thuộc hệ con cháu sau này noi gương và cũng sẽ hy vọng là được chết y như vậy khi họ ra sức chỉ cho những người khác tu hành.
Nhìn về khiá cạnh Vô Minh thì đây là một cái chết đầy sai lầm, họ nói rằng: “Tu hành mà chết như vậy thì tu làm cái đéo gì!” “Phương pháp này sai rồi!” Phải y như các sách đã ghi nhận chớ, đây nè sách có ghi lại rõ ràng nè:
Ngài này thị tịch, Ngài kia sau khi làm thơ thì thâu thần thị tịch, Ngài nọ bỏ lại thân thể...
Xin thưa, về thân thể thì Hai Lúa tui cũng đã để lại nhục thân, nhưng mời các Bạn lên lại cái chỗ đó, im lặng mà cảm nhận được trình độ tâm linh của chỗ đó  thê thảm như thế nào chưa?
Nó là con số không to tổ bố! Nó phát xuất từ niềm tự hào và rồi họ (những cư dân ở chỗ đó) không còn cố gắng tu hành nữa. Đâm ra cái nhục thân đó lại là một trở ngại thế mới chết chớ!
Đúng ra, thì Hai Luá tui lại không cần phải viết lại câu chuyện này, nhưng vì vẫn còn cứ nghe tiếng xì xầm của anh em trong nhóm nên đành phải ghi lại đây đôi điều gọi là giải bày tâm sự dùm cho “Cô Láng Giềng” hay sau này là “Cô ba Hột Nút”.
theo Hai Lúa