Bàn về Cái Thấy




Chú ơi con có một số thắc mắc trong khi con tập. Chú chỉ cho con với nghen.

_ Mấy nay con bắt đầu tập VTC chỉ một chút xíu thôi. Khi nào con thấy hơi rịn mồ hôi và hơi nặng trên đầu thì con nghĩ. Tức là tầm 5 đến 7 phút à. Tối qua con cũng làm vậy. Sau đó con chui vô giường con ngủ, và đương nhiên là con tập rồi con mới đi ngủ. Khi con tập thì con để ý thấy là nó tê ngay hàng chân mày hoặc  trên chỗ đó 1 chút. Nhưng nói chung là ở khu vực đó. Bình thường (cách đây vài ngày), con còn phân  biệt được rất rõ giữa chỗ hàng chân mày và trung tâm Ajna. Nhưng tối qua là lần đầu tiên con không thể khống chế chuyện đó. Con vừa làm đề mục, vừa cố gắng thủ thỉ với chính mình là cho nó lên trên, chứ ngay chân mày là THTT đó nghen. Và khi đó thì con hình dung ngay chính giữa cái trán mình, cho nó phóng vào đó và đi ra xa trước mặt. Sau đó thì con tập trung hết chú ý vào cái đề mục ngay đàng trước mặt của con và không thèm để ý đến nó tê ở khúc nào nữa. Làm được một hồi thì con thấy hơi mệt nên con xả luôn. Vì con không muốn ép đầu óc mình làm việc nhiều quá. Và con thấy là cũng không thể ép cái sự tập trung, cũng như sự tê cho nó từ hàng chân mày đi lên giữa trán nổi nữa, nên con ngưng.

Câu hỏi là con làm như vậy có được không chú? Có chỗ nào cần sửa không chú? Và lần sau nếu lại như vậy thì nên rút kinh nghiệm ra sao ạ?
Nó có hai cách để qúan cho ra đề mục:
1. Là cách "dùng cái nhìn của Con Người": Có nghiã là dùng hai trung tâm năng lực để mà thấy. Hai trung tâm năng lực này là:
Ajna (tính từ đường nối của chân mày, đo lên phía trên khoảng 1/3 hướng về đường chân tóc) và Anahata (chính là huyệt Ngọc Đường, cái chỗ đeo hộ phù).
Cái thấy trong trường hợp này là: Từ Anahata đưa thẳng ra một với tay, và từ Ajna "nhìn xuống" cái điểm đó. Có nghiã là hành giả sẽ thấy cái đề mục nó hiện ra ở góc độ là "âm 60 độ" (-60 độ).

Bàn thêm về cách này:
Có nghiã là hành giả dùng hai trung tâm năng lực để mà thấy cái đề mục:
Cái đầu tiên là Ajna để làm "Cái Thấy".
Cái thứ hai là Anahata (vốn là trung tâm năng lực của "Con Người"): để làm cái máy chiếu phim.

Ứng dụng:
Như vậy, khi kết hợp:
a. Ajna với Sahasrara (Ngay đảnh), ta có "cái thấy của các Vị Phật" với góc độ: +45 độ (có khi là +60 độ)
b. Ajana với Ajna (ngay tráng), ta có "cái thấy của Chư Thiên" với góc độ là 0 độ (tầm nhìn ngang)
c. Ajna với Vishuddha (ngay yết hầu), ta có "cái Thấy của Chư Tiên" với góc độ: -45 độ
d. Ajna với Anahata (ngay ngực), ta có "Cái Thấy của Con Người"  với góc độ thấy là: -50 độ
e. Ajna với Manipura (ngay chớn thủy), ta có "Cái Thấy của Chư Thần" với góc độ thấy là: -60 độ
f. Ajna với Svadhisthana (ngay lỗ rún), ta có "Cái Thấy của Qủy Thần" với góc độ thấy là: -65 độ
g. Ajna với Muladhara (ngay xương cụt), ta có "Cái Thấy của Quỷ thần ăn tinh khí" với góc độ thấy là: -70 độ
h. Ajna với mép bẹn, ta có "Cái Thấy của các Loài Rồng"
i. Ajna với đầu gối, ta có "Cái Thấy của Địa Ngục"
j. Ajna với đầu ngón chân cái, ta có "Cái Thấy của A Tỳ Địa Ngục".

Rất là đặc biệt:
Khi kết hợp giữa ba trung tâm năng lực [Ajna (ngay tráng), Anahata (ngực) và Svadhisthana (lỗ rún)] vào lúc nghe một người khác trình bày về một vấn đề gì đó thì hành giả sẽ biết người này nói thật hay là nói xạo.

2. Là cách dùng "cái nhìn của Chư Thiên": Có nghiã là cứ từ Ajna nhìn ngang với tầm nhìn và cách xa một với tay, là chỗ sẽ thấy cái đề mục. (Cách này thường hay dùng).

Nhận xét:
Trong trường hợp yếu sức thì nên dùng cách 1.
Còn bình thường thì dùng cách 2.

Áp dụng vào thực tế:
Có những lúc, không hiểu sao mà khi cố gắng đưa cái điểm tê tê nó lên ngay Ajna thì lại không được (do yếu sức khỏe). Thì lúc này nên dùng cách 1.
Còn bình thường mà nó tê ngay Ajna thì dùng cách 2.
Quote
_Khi con không tập và tỉnh thức. Thì lâu lâu, nhất là khi con ngồi...toilet, con thấy 1 cái khung chữ nhật viền trắng, cỡ như cái khung hình 5x7'' đó chú. Con không biết chính xác nó là bao nhiêu cả. Nó làm con liên tưởng đến cái màn TV 9x12cm. Nhưng nói thiệt là con không biết ước lượng độ dài nên 9x12cm là cỡ nào con cũng mù tịt. Con biết cái này là cận định nè. Nhưng thấy hoài như vậy thì có sao không chú? Con cũng không có chú ý nó gì nhiều, chỉ thấy rồi thôi hà.

Con cám ơn chú trước nghen. Chú cứ để khi nào bớt đừ rồi trả lời cho con hén. Mấy nay con cứ quần chú hoài cũng ngại ghia dzậy đó
Nó là "Cận Định" đó. Thấy hoài thì cũng chẳng sao. Nhưng thấy hoài thì chứng tỏ là khi bình thường thì độ tập trung của con là "Cận Định" tức nhiên là khi nhấn ga thì nó sẽ tiến tới Sơ Thiền (hay trình độ tương đương). Như vậy là tập có tiến bộ, và là khá lắm đó

Chào Lảo Giác Tánh
Nó chỉ là khái niệm của cái thấy mà thôi. Nên không thể nào có sự chính xác toán học được.

Đại khái là khi nhìn thì có cái góc độ nhình xuống phía dưới là thấy Cõi Thấp hơn. Nhưng có nhiều lúc, tùy theo phong tục tập quán mà người thấy lại thấy khác đi về góc độ, ví dụ:

Khi nhìn Điạ Ngục, thì góc độ là âm (tức là nhìn xuống phiá dưới) Nhưng vì Hồi xa xưa đã có lúc làm dân ở Điạ Ngục nên chỉ sau đó thì nó lại có góc độ nhìn ngang! Sự thay đổi góc độ này sở dĩ xảy ra là do hành giả này vừa mới từ đó lên, hay là nặng nợ với những cảnh giới đó.

Tuy nhiên Tibu cũng cám ơn Lảo đã có nhã ý ghi lại hình ảnh về khái niệm của cái thấy qua các luân xa.

Về khái niệm góc độ của cái Thấy, khi mình vẽ theo tỷ lệ thì nó lòi ra liền, nhưng dù gì đi nữa, nó chỉ là khái niệm mà thôi.

Nói thêm về cái màn đen;
Đây là ý kiến riêng của HHDL thôi trong quá trình suy tư cái màn đen này thì HHDL cảm nhận nó là cái Màn VÔ MINH (ngăn cách giữa cận định và chánh định)…”từ Vô Minh mà HHDL nói chỉ là tương đối không phải là cái VÔ MINH như Đức Phật nói…vì phải lên tới cở nào mới hết vô minh.
Còn ở đây chỉ nói đến cái màn đen ngăn cách giữa cận đinh và chánh định.
Cận định là cái thấy của con mắt thịt (là cái thấy của Nhãn căn) và giới hạn của mắt thịt là cái màn đen này.
Chánh định là cái Thấy của ý căn…nó là cái thấy vượt qua cái màn vô mình kia.
Tất nhiên cái thấy này chưa phải là cao nhất vì cái thấy có rất nhiều cấp độ
Nhục nhãn (cái thấy của con mắt thịt)
Thần nhãn (cái Thấy của Khí lực)
Thiên Nhãn (cái Thấy của Tâm lực)
Pháp nhãn (cái Thấy của Pháp Thân)
Phật Nhãn (cái Thấy của Ngũ Phật Trí)

nguồn:forum/hoasentrenda.com