Áp dụng để dạy con

Áp dụng để dạy con

1.Tất cả im lặng! Chúng ta thấy ngay trong trường hợp này gia đình trở nên im lặng như chết. Nhưng bên trong, người chủ gia đình với trình độ đai đen đệ nhị đẳng thì không im lặng chút nào cả: Hai Lúa Tui sẽ tìm cách mà hạ thủ tên Ăn Cướp đó.
2.Các con im lặng một chút nha! Và gia đình sẽ im lặng theo ý mình muốn mà không có ai chống đối cả.

Thuyết 'Ít Nhiều' của người Nhật

1. Ăn ít, nhai nhiều.
2. Ăn thịt ít, ăn rau nhiều.
3. Ăn đường ít, ăn quả nhiều.
4. Ăn mặn ít, ăn chua nhiều.

5. Mặc ít, tắm nhiều.
6. Lo ít, ngủ nhiều.
7. Giận ít, cười nhiều.
8. Ngồi xe ít, đi bộ nhiều.

9. Nói ít, làm nhiều.
10. Tham lam ít, bố thí nhiều.
sưu tầm

Cách Sám Hối cho ai tu Tịnh Độ


  • Thông thường thì Sám hối dành cho Thiền và Mật, Tịnh Độ không sám hối vì người chuyên trì niệm Phật thường ở trên Cái Đường Rầy hay Cái Dù Che của Ngài rồi. 
    Tuy vậy người niệm Phật vẫn có thể thường tác ý như ở đoạn sau đây trích từ bài Độc Thoại của anh Hai (anh Hai Lúa):
…Trong tất cả các cách tu hành nguyên tắc chính là:
1. suy nghĩ đến chuyện “chưa tu xong“ của mình. 
2.Và lấy làm hổ thẹn với chính mình. 
Qua lí luận sau đây: đã hơn 2500 năm rồi mà vẫn mình vẫn chưa làm nên trò trống gì cả. Người thân trong gia đình của mình rồi đây sẽ lần lượt qua đời. Không lẽ mình không làm hay giúp họ được cái gì hay sao? 
3.Và sau đó là đọc cái câu của ngài Xá Lợi Phất: 
tui còn rất nhiều chuyện phải làm
Rồi mình nên chú ý đến chuyện tu hành là CHÍNH

Là chính chớ không phải là phụ


2 cách làm yên lặng Tâm Thức


Hai Lúa tui lại nghĩ ra có 2 trường hợp có thể làm im lặng một gia đình nào đó như sau:
(1) Khi một kẻ cướp vào nhà của Hai Lúa, vừa dí súng áp đầu Hai Lúa vừa ra lệnh: Tất cả im lặng! 
Chúng ta thấy ngay trong trường hợp này gia đình trở nên im lặng như chết. Nhưng bên trong, người chủ gia đình với trình độ đai đen đệ nhị đẳng thì không im lặng chút nào cả: Hai Lúa Tui sẽ tìm cách mà hạ thủ tên Ăn Cướp đó.
(a) Để duy trì sự im lặng: Tên đó phải lăm le khẩu súng hoài. Nó mà sơ hở một sát na là: A lê Hấp với một đòn Sudo tuyệt kỹ (Đòn này có thể công phá 28 viên gạch để chồng lên nhau) thì coi chừng tên cướp đó.
- Y như chúng ta khi xâm nhập vào vùng Tâm Thức bằng một công phu “không đầu không đuôi” hay “chưa đầy đủ” nào đó: Chúng ta lúc nào cũng phải lâm le công phu hoài để kiểm soát tâm thức.

(b) Tên đó có thể giết chết một thành viên trong già đình để thị uy. Nhưng nếu không giết được Hai Lúa tui thì tên ăn cướp đó chỉ làm TĂNG THÊM SỰ CĂNG THẲNG NÁO NHIỆT lúc nào cũng ầm ỷ bên trong, với hoàn cảnh đó mà thôi.
- Y Như chúng ta sau 10 năm tu, tập luyện chỉ cần sơ hở một chút là có ngay sự quật khởi của tâm thức (Sự quật khởi này VẨN MẠNH MẼ Y NHƯ LÚC ĐẦU khi ta chưa công phu). Vì rất dễ hiểu: Chúng ta chưa giết được tên đầu sỏ (đầu đảng) tâm thức (thường gọi là: Bản Ngã hay ego hay cái mà tạo ra sự Chấp hay cục chấp)... 
Ở đây chúng ta nên thành thật với nhau và không có tự ái sảng thì mới tiến tu được.

(2) Trong trường hợp 2, một người chủ Gia đình nói nhẹ nhàng không súng ống, không dọa nạt, không hăm he, không gạc bỏ, không đè nén...: Các con im lặng một chút nha! Và gia đình sẽ im lặng theo ý mình muốn mà không có ai chống đối cả.
Các bạn đồng chí hướng thử nghĩ?...

Ý thức


Ý thức


Chào các Bạn.
Rồi! nghe xuôi tai lắm rồi đó:
Vấn đề là cái ông ý thức là một người bạn và cũng là một kẻ thù.
1. Người bạn: Không ý thức thì sao có sự sống (hùng)! Đớp không ý thức thì đớp tùm lum, tà la, và chắc chắn đớp vào chất độc thế là tiêu đời trai. Hay thấy người đi trước, do phạm sai lầm mà chết, nay mình chẳng thèm ý thức và làm theo thì toi mạng là cái chắc!
2. Kẻ thù: Khi ý thức thì ít khi là thuần ý thức mà còn kèm theo lựu đạn và dao găm nữa:
ý thức kèm theo lựu đạn: Là ý thức kèm theo Pháp hay còn gọi là người-vác-thuyền.
ý thức kèm theo dao găm: Là ý thức kèm theo Bản Ngã - Vô Minh.
Vì vậy ngoài cách làm/chuyển từ ý thức (diễn nôm là: cái Ý nó Thức, rồi do nó thức mà nó dẫn mình, thành Thức Ý (diễn nôm là: Mình là cái thằng Tỉnh thức để điều khiển cái Ý)
Về phương diện này: Có Thiền Sư khi thức dậy, tự gọi tên mình 3 lần và tự Dạ cũng 3 lần, để nhắc nhở rằng mình phải là Thằng Tỉnh thức chớ nhất định không để cái ý nó dẫn nữa!
Các Huynh còn cách nào nữa không?
Mến.
Hai Lúa.

Chết và ý thức


Tàng thức ở chỗ nào?


Fri, 23 Jan 1998 22:49:10
Hoà: Vậy giữa hai kiếp sống kế tiếp nhau, Tàng thức ở chỗ nào?
HL: Nói một cách phiến diện và hồ đồ thì Tàng Thức được ví như Internet và từng computer là đại diện cho từng Bản Ngã một vậy! Khi computer hoạt động thì nó thâu thập những kiến thức cho chính nó và nó cũng cung cấp cho internet nữa. Computer có thể tắt và mở và di chuyển, nhưng Internet vẫn vậy không tắt không mở và không có sự di chuyển.
Mến.
Hai Lúa.

Có ba cõi là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới


Cái cần biết


Cái cần thiết
.....Chào quý Bạn.
Nhân Huynh Luân có bàn về những cái cần thiết cho sự giải thoát và những cái không cần thiết và kết luận rằng những cái không cần thiết thì dẹp qua một bên, còn những cái nào cần thiết thì chơi tới số, vì vậy mà đệ bèn tra cứu (cần thiết) để coi Đức Phật có quên bàn về chủ đề trên không? (cần thiết) và đi đến con số như sau: 37 (hồi xưa, nay theo ý tụi mình thì nên cắt xén, kiểm duyệt và ép nó lại thành con số nào:
1          Tứ Niệm Xứ
1.1.      Thân bất tịnh
1.2.      Thọ thì khổ
1.3.      Tâm vô thường
1.4.      Pháp vô ngã
                               2.         Tứ chánh cần
                               2.1.      Đừng phạm tội lỗi nữa, nếu đã lỡ phạm.
                               2.2.      Tội lỗi nào chưa phạm thì chớ có phạm.
                               2.3       Tập làm điều thiện mình chưa làm.
                               2.4.      Tăng trưởng điều thiện mình chưa làm.

3.         Tứ như ý túc
3.1.      Lòng muốn đặng thần thông.
3.2.      Lòng thệ nguyện tu đến Niết Bàn.
3.3.      Giữ gìn tư tưởng tinh tấn.
3.4.      Tham cứu Đạo Lý

                             4.         Pháp ngũ căn:
                             4.1.      Lòng tin hăng hái.
                             4.2.       Lòng thề nguyện mạnh mẽ.
                             4.3.      Tâm niệm quả quyết
                             4.4.      Tâm định không lay động.
                             4.5.      Trí tuệ sáng suốt.

5.         Pháp Ngũ lực:
5.1.      Sức tin.
5.2.      Sức Nguyện
5.3.      Sức Niệm
5.4.      Sức Định.
5.5.      Sức Huệ
                                  6.         Thất giác chi
                                  6.1.      Trí lựa chọn chánh pháp, phân biệt tà pháp.
                                  6.2.      Trí tinh tấn mạnh mẽ mà tu hành chánh pháp.
                                  6.3.      Trí hoan hỷ đặng chánh pháp.
                                  6.4.      Trí nhẹ nhàng trừ bỏ các chướng ngại.
                                  6.5.      Trí thường niệm định và huệ.
                                  6.6.      Trí thường đại định không tán loạn.
                                  6.7.      Trí bỏ các pháp tà, các điều đã làm.
7.         Bát chánh đạo:
7.1.      Chánh Kiến
7.2.      Chánh Tư Duy
7.3.      Chánh Ngữ
7.4.      Chánh Nghiệp
7.5.      Chánh Mạng
7.6.      Chánh Tinh Tấn
7.7.      Chánh niệm
7.8.      Chánh định

Vị chi là 37, Vậy tụi mình phải bỏ đi cái gì? Và tại sao phải bỏ? Xin các Huynh và các Bạn cứ *hư cấu và bàn luận và cho biết lý do.
Câu thòng: Niết Bàn kinh: Nhơn Sáu Ba La Mật, 37 pháp trợ bồ đề, Như Lai biết rõ các Pháp.
Mến.

TB: Lòng muốn đặng Thần Thông có cần thiết hay không? Xin Huynh *hư cấu và biện luận (cẩn thận soạn court cho kỹ nghe cha! hí hí). Huynh có đề cập đến chuyện chẳng cần, nay đến đệ lật tẩy Huynh đây. 37 phẩm trợ đạo đã được trình bày và trong đó có đề cập đến Thần Thông, vậy nay xin hỏi Huynh căn cứ vào Luận, Kinh, Thuyết nào mà *Hư Cấu thành ra câu tuyên bố rất là ngầu sau:

...Các bạn quên rồi sao? Trong mesg đầu tiên tôi có nói tới GIÁC NGỘ là kim chỉ nam định hướng của ta. Vậy thì câu hỏi chính được đặt ra là: Vấn đề A (nghĩa là tất cả những chuyện phép tắc, thần thông, xuất hồn, hư cấu vv...) có cần thiết cho sự GIÁC NGỘ (tức tiêu chuẩn hay reference) của chúng ta không? Câu trả lời là không, bởi chúng chẳng làm cho ta tiến lên được một ly ông cụ nào cho sự sáng suốt của ta. Kết luận, lựa chọn của ta là: ở ngoài ao A, và như vậy là cũng chẳng có Ba Tê hay Bốn Tế gì hết, và tiền của chúng ta đem về VN để đi du lịch cho sướng, chẳng phải thăm non thăm núi, thăm ông, thăm bà nào cả. Vậy là giải quyết xong vấn đề, đơn giản vô cùng, chẳng cần tranh cãi lôi thôi, nên hay không nên gì cả....

Hai Lúa bàn tiếp:
Thật tình đệ không ác ý với Huynh nhưng về lãnh vực này thì theo Chánh Ngữ (cần thiết!) thì nên nói như sau: “Tui chưa có Thần Thông, nên tui chưa biết (cứ thành thật như Thầy Thanh Từ thì đã sao?), Nếu anh cho phép tui kiểm chứng thì tui sẽ kiểm chứng!” Thì như vậy, có vẻ chánh ngữ và chánh kiến hơn và học hỏi với nhau được nhiều hơn.
Định nghĩa Thần Thông:
Thần Thông là một pháp tu rất cao cường, Thần Thông là biết rõ ta và người, trong và ngoài. Thần Thông là một phương tiện thiện sảo để giúp bạn mình tiến tu rất có hiệu quả
Thần thông là một tiêu chuẩn để biết rằng sự trọn vẹn giữ giới của Tu Sĩ (phạm giới hay trây lười không tập thì nó mất).
Và dĩ nhiên Thần Thông là con dao hai lưỡi:
1. Nó giúp bạn hoằng pháp một cách đầy tự tin và chính xác.
2. Nó sẽ quất sụm bạn nếu vì Bản Ngã mà bạn lạm dụng.
Tóm lại nó rất an toàn khi được sử dụng cho Công Vụ. Còn ai lạm dụng vào Tư Vụ (Tư Lợi Ta Đây,...) thì tiêu mạng ráng chịu.
Mến.
Hai Lúa.

TB: Huynh nói dóc thì đệ chuyên nói thiệt (cần thiết!) mặc dầu nó hơi nặng. Mỗi người đều có một cái bịnh trên đường tu tập [...]
Nay thì tới cái bịnh của đệ: Cái trò gì về Trí thì hầu như đều khởi từ (hì hì): Tứ Thiền Hữu Sắc cả, Hồi còn trụ ở Tứ Thiền, đệ có kinh nghiệm như sau: Nhập định vào đó có 2 vấn đề xảy ra: Nếu tâm lực mình yếu (do chưa nhu nhuyễn, dễ sử dụng...) khi vào đó là quên liền vì cái thanh tịnh của cảnh thiền nó nạnh hơn.
Và sau đó, theo thời gian, tâm nhu nhuyễn hơn, dễ sử dụng hơn nên mới dùng được cái thanh tịnh đó để mà nghiên cứu này nọ hay trình bày những điểm khó khi Bạn bè gặp phải trên đường tiến tu. Cái đó có thể gọi là Vô Sư Trí không?
KKT: Tứ Thiền là Xả Niệm Thanh Tịnh, Huynh nói là Tứ Thiền Hữu Sắc có nghĩa vẫn còn nằm trong Sắc Giới? Tứ Định là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định khác với Tứ Thiền (Xả Niệm TT) ở chỗ nào? Một đàng là không có tưởng, một đàng là không có niệm, khác nhau ra làm sao? Trong khi Tứ Định vì là PTPPT nên thuộc về cõi Vô Sắc Giới thì Tứ Thiền lại ở cõi Sắc Giới?
Còn Trí khởi từ Tứ Thiền Hữu Sắc là Huynh căn cứ vào đâu vậy? Nếu là Vô Sư Trí thì Huynh phải tự biết chứ? (hi hi). Vô Sư có nghĩa là không thầy. Vậy nếu không do kiến thức, sách vở... mà Huynh vẫn tự biết thì có thể gọi là Vô Sư Trí. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa giải quyết hết, vì nhiều người ngoại đạo, có tà kiến, vẫn tự nhận là có Vô Sư Trí. Vậy thì cái Vô Sư Trí (nghĩa là cái trí không cần thầy) phải theo tiêu chuẩn gì để biết rằng nó khế hợp với Chân Lý Tuyệt Đối? Huynh nghĩ sao? (hi hi)
Thân,
HL: Có ba cõi là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới và được bọn đệ *hư cấu như sau:
- Dục giới được ví như là câu chuyện sau đây: Ví dụ như đệ đưa cho Huynh một cái hộp quẹt gaz hiệu Bic màu trắng và Huynh thì thấy và cầm lấy cái hộp quẹt và cảm nhận nó qua các giác quan như: rờ, thấy, ngửi, nghe (tiếng xì của gaz) và nếm.
- Sắc giới: Là tất cả các kiểu hộp quẹt mà huynh có thể vẽ kiểu ra: Những cái hình 3D này có thể tác dụng với cái thấy nhưng không còn tác dụng gì tới các giác quan khác như: Tai, Mũi, xúc giác (rờ), vị giác (nếm). Ở Sắc giới cũng vậy: Các Chư Thiên hay những người tu tập tới đó chỉ còn cái Thấy mà thôi.
- Vô sắc Giới: là Khái niệm về hộp quẹt, tới đây chỉ còn tư tưởng, không còn một hình ảnh nào cả.

Ba cõi đã được ví dụ rõ ràng. Các Bạn đọc chậm và suy nghĩ kỹ lưỡng thì thấy liền.
Lại Bàn riêng về cõi cao nhất của Vô Sắc Giới: Phi Phi Tưởng là một Tầng Thiền cao cấp trong cõi Vô Sắc và ở đây thường thì ai cũng nói là không có tư tưởng (Phi Tưởng) nhưng thành thật và sáng suốt mà nhìn nhận (khi vào được Tầng Thiền này) thì thấy một chi tiết rất nhỏ và duy nhất như sau: Hoạt động não bộ vẫn còn.
Vì lý do đó mà nói rằng:
Có tư tưởng thì cũng sai vì: Đơn giản, hành giả có cảm nhận được tư tưởng nào đâu, khi leo lên được tới đó? Nhưng nói rằng: Không có cái trạng thái không tư tưởng vừa trình bày ở trên thì cũng trật vì khi nhìn kỹ lại thì hoạt động của Não Bộ vẫn còn, do vậy mà có tên là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng chăng?
Ở đây đệ nói nhỏ cho cả làng nghe: Bản Ngã vẫn còn nguyên như lúc chưa tu hành.
Huynh lại gợi chuyện:
“Còn Trí khởi từ Tứ Thiền Hữu Sắc là Huynh căn cứ vào đâu vậy?
Cái Trí này là cái Trí giải quyết công việc và cũng là cái Trí học hỏi nhanh như điện được phát triển qua Ngũ Thông (lại khổ!), Thần Thông này do Định sinh ra mà thôi. Vì vậy đệ có hỏi là nếu chỉ dùng suy luận hay tư duy thì không thể có những khám phá, kết luận chính xác như vậy được. Vì nhờ vào cái thanh tịnh này (Tứ Thiền) mà giải quyết những chuyện có nhân duyên với mình rất là tuyệt vời với kết quả là chính xác 100% được kể lại qua các câu chuyện *Hư Cấu Khi làm như vậy đệ đâu có ông Thầy nào đâu?
Nếu là ý của Huynh thì đó là trình độ cao cấp của sự Giải Thoát mà những ai vào Diệt Thọ Tưởng Định đến lần thứ 4 đều thấy rõ cái đó: Tư tưởng sau đây xuyên qua đầu đệ từ bên phải sang bên trái: Tu đã xong, học đã thành: Tui làm việc tui làm! tình trạng *xuyên qua này của tư tưởng không thể tự tạo được* mà chỉ có rất rõ khi vào được DTT Định mà thôi.
Thông thường, tư tưởng nói ở đâu đó trong đầu mình.
Tuyệt! Huynh hỏi như vậy là rất hay.
Mến.
KKT: Thế bây giờ Huynh đã biết chưa? (hi hi)
HL: Đã biết rồi.
KKT: Nếu có người hỏi Huynh:
- Thế nào là Phật?
- Thế nào là Pháp?
- Thế nào là Tăng?
- Thế nào là một thể Tam Bảo?
Huynh trả lời ra sao? (hi hi)
HL: Cũng vì thấy câu của anh Sơn hay nên đệ sao y bản chánh:
“Tốt hơn hết là anh lo cái chuyện của anh, khi trí tuệ phát triển và khi tác ý đến những câu hỏi đó thì tự biết một cách sống động và chính xác!”
Còn đệ thì lại có câu:
“Tui không thể diễn tả được đời sống cùng với những chi tiết về những con vi trùng khi anh chưa có trong tay cái kính hiển vi. Chánh pháp là kính hiển vi, khi có nó rồi: không những anh có thể soi những vấn đề trên mà còn soi đến hàng triệu vấn đền khác với một sự chính xác 100%”
Mến.
KKT: Huynh đã đạt được Diệt Thọ Tưởng Định sao? (Đây là một cái định rất cao, có thể gọi là Giải Thoát được)
HL: Tuyệt! Huynh hỏi như vậy là rất hay.
KKT: Đệ sắp hỏi một câu... hay nhất đây, Huynh chuẩn bị phòng thủ để trả lời (hi hi hi): HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG? Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Có thể là Huynh chưa đọc được đoạn quan trọng về Công Thức Nhập Niết Bàn của Đức Phật chăng? Chương 14 trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada:
Đoạn Đức Phật Viên Tịch trang 269 dòng 3 (sách của đệ) mà đệ xin tóm tắt như sau: Ngài nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền nhập Nhị Thiền... v.v... Và leo lên tới Phi Phi Thưởng xứ rồi từ đó và Diệt Thọ Tưởng Định và sau đó tuột dần xuống Phi Phi Tưởng Định (tại sao khi lên thì là Xứ mà khi xuống lại là Định?) qua Tứ Thiền và tới Sơ Thiền rồi lại một lần nữa Ngài lại leo lên tới Tứ Thiền và Nhập Diệt.
Đệ không dại gì mà bỏ vì là những phương tiện thiện xảo. Ví như lái xe xong (dùng trò khỉ xong) thì đậu xe lại cẩn thận và bỏ xe rồi vào nhà. Khi cần và có nhân duyên thì leo lên chạy tiếp thì đâu có gì là sai đâu? Chơi với lửa như vậy mới vui và mới tỉnh thức được. Tuy vậy, cũng vì bạn bè, mà đệ hiểu rằng: Huynh nhắc nhở đệ đừng có lậm vào mấy thứ đó mà tiêu đời trai. Đệ xin cám ơn Huynh.
Mến.
KKT: Đệ nghĩ chỗ này Huynh sai. Sắc đây không phải là chỉ có hình sắc mà thôi, mà là dùng một chữ sắc tượng trưng cho cả 6 giác quan cùng 6 đối tượng của chúng. Sắc Giới chỉ khác Dục Giới ở chỗ KHÔNG CÒN DỤC (lòng ham muốn).
HL: Còn chớ! Nhưng chút xíu thôi: (Ý chí muốn sống). Vì ở đây hổng còn hai giống Nam và Nữ, hổng có giao dâm, hổng có ăn, hổng có uống à nghe. Họ ăn uống bằng hình ảnh do họ quán tưởng mà thôi.
KKT: Huynh chứng nghiệm được điều này sao? (hi hi)
HL: Có hai cách nói Đạo:
1. Là cách giáo khoa, sách vở, chương, đoạn, trích dẫn...
2. Kinh nghiệm bản thân, do quan sát, và do người giỏi hơn mình nói lại: 
Ở đây là do kinh nghiệm bản thân của đệ. Đệ đã có đi tới đó thử cho biết rồi! Nhờ vào kinh #106 Trung Bộ Kinh tập 3 (Bất Động Lợi Ích)
KKT: Như vậy là ở Tứ Thiền đã có một phần Trí Tuệ? Nếu là Vô Sư Trí thì Huynh phải tự biết chứ? (hi hi) Vô Sư có nghĩa là không thầy. Vậy nếu không do kiến thức, sách vở... mà Huynh vẫn tự biết thì có thể gọi là Vô Sư Trí. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa giải quyết hết, vì nhiều người ngoại đạo, có tà kiến, vẫn tự nhận là có Vô Sư Trí. Vậy thì cái Vô Sư Trí (nghĩa là cái trí không cần thầy) phải theo tiêu chuẩn gì để biết rằng nó khế hợp với Chân Lý Tuyệt Đối? Huynh nghĩ sao? (hi hi)
HL: Nếu là là ý của Huynh thì đó là trình độ cao cấp của sự Giải Thoát mà những ai vào Diệt Thọ Tưởng Định đến lần thứ 4 đều thấy rõ cái đó. Tư tưởng sau đây xuyên qua đầu đệ từ bên phải sang bên trái:
Tu đã xong, học đã thành: Tui làm việc tui làm!
Tình trạng *xuyên qua này của tư tưởng không thể tự tạo được* mà chỉ có rất rõ khi vào được DTT Định mà thôi. Thông thường, tư tưởng nói ở đâu đó trong đầu mình.
HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG?
Còn 3 lần nữa thì hết. Nhưng đệ đã chuyển sang học phương tiện độ “để cư trú lỳ” rồi: Hiện đệ ở cung trời Nhị Thiền (Tiểu Quang Thiên) và là Bồ Tát Bất thối chuyển Bậc 8. Đệ cùng với Bạn Bè ở bên phải của Đức Tỳ Lô Giá Na thuộc hệ thực hành (chuyên môn trình bày kỹ thuật tu là chính chớ ít có lý luận).
KKT: Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Chào Huynh. Quá Hay! Hỏi như vậy mới là hỏi: Câu hỏi quá Hay. Ở vùng trời này là Cực Tà Chi Địa nhưng nó có lợi điểm là: Vùng trời của sự Làm Chủ Tư Tưởng, thể hiện bằng ba cái trò khỉ thần thông này nọ. Và khi mình đã làm chủ tư tưởng thì mình nói nó (những cái tự nói, tự cười trong đầu của mình): “Im lặng và thanh tịnh!”. Là nó phải tuân theo ý của mình liền mà không còn sức để phản đối. Cái cách khai triển theo kiểu im lặng và thanh tịnh này: Tà Đạo không nghĩ ra được mà chỉ có Đức Phật mới nghĩ ra mà thôi. Rõ ràng hơn: Có thể ví dụ: Thần Thông có được ở Tứ Thiền Hữu Sắc là cây súng vậy. Và với cây súng ấy có hai phản ứng rõ rệt:
1. Tà Đạo thì lấy súng đó để dí vào cổ thiên hạ để được tôn sùng này nọ... v v...
2. Nhưng cũng vì nhờ thiện duyên là Không Có Thầy (vì Thầy hay rào khuông lại, và không cho đệ tử mình xé rào làm bậy, vả lại những vị Thầy lúc đó là Tà Đạo không thôi. Còn nhớ cái chuyện Ông Thầy tu mới đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, có nghĩa là chưa xong mà đã *Tự Thoả Mãn* (Cực Tà Chi Địa) và dụ khị Phật ở lại với ổng để chỉ cho thiên hạ rồi không?) mà Đức Phật đã phát minh ra chiêu thức thứ 2 là: Tự tử bằng Thần Thông: Thật là tuyệt vời! Thật là trí tuệ.
Chĩa súng vào chính mình và... bóp cò.
Bản ngã bị oánh tơi tả không còn manh giáp và tiêu tùng với công trình Diệt Thọ Tưởng Định (Khà! Khà!... Tử!) ở đó Phật đã dùng Thần Thông để Diệt Cả Thọ lẫn Tưởng và Định. Cái chết lâm sàng này đã cấy được chất kháng sinh Niết Bàn trong thân thể và trí tuệ của ngài. Và dĩ nhiên: Ngài dỏng dạt tuyên bố bằng chánh ngữ và bằng chánh kiến của mình:
“Tất cả các Pháp Hữu Vi đều Vô Thường!”
Theo đệ đó là kinh Bát Nhã và có thể nói rằng Chân Lý và con đường đi đến Chân Lý đã phơi bày rõ ràng bởi cái tính Vô Thường của Vạn Vật, nhưng cái này phải phát xuất bằng chính kinh nghiệm bản thân chớ cứ nói theo thì chết không toàn thây thì ráng mà chịu.
Mến.
Hai Lúa.
TB: Cám ơn Huynh! Đã quá! Đã quá! Đã ngứa quá!
Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Suttă đã có bày và cho không ở trang nhà Huynh BA. Kinh trình bày về Vô Thường và Tác Dụng vô cùng lợi ích của nó trên đường đi đến Chân Lý.
Wed, 21 Jan 1998 10:59:06
Vô Sắc thì không Thấy được những hình ảnh xuất hiện trong khi Thiền định (khi họ kể lại những kinh nghiệm tâm linh của họ, có khi họ kể thiếu, và những nguy hiểm khi họ *vô tình đi rông rêu trong những cõi Vô Hình. Nhưng nó có lợi là mình biết được độ nhập định của Bạn Bè. Tứ Thiền thì thấy họ đang làm gì một cách dễ dàng và sau đó chui vô Vô Sắc nếu chưa chắc ăn. Cái nào cũng có lợi cả. Cái vụ chui qua, chui về là nghề của đệ mà. Tất nhiên, đệ chỉ làm được những vụ đó khi có duyên mà thôi.
Mến.
Hai Lúa.
Wed, 21 Jan 1998 10:46:09
HL: Có thể là Huynh chưa đọc được đoạn quan trọng về Công Thức Nhập Niết Bàn của Đức Phật chăng? Chương 14 trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada: Đoạn Đức Phật Viên Tịch trang 269 dòng 3 (sách của đệ) mà đệ xin tóm tắt như sau:
[...]
Ngài nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền nhập Nhị Thiền... v.v... Và leo lên tới Phi Phi Thưởng xứ rồi từ đó và Diệt Thọ Tưởng Định và sau đó tuột dần xuống Phi Phi Tưởng Định (tại sao khi lên thì là Xứ mà khi xuống lại là Định?) qua Tứ Thiền và tới Sơ Thiền rồi lại một lần nữa Ngài lại leo lên tới Tứ Thiền và Nhập Diệc.
[...]
BA: Tôi lại hiểu khác anh!
Sau khi Ngài nhập Tứ Thiền, Ngài xuất Tứ Thiền và nhập diệc. Có nghĩa là Ngài nhập diệc trong trạng thái không ở cõi Sắc (Tứ Thiền), mà cũng không ở cõi Vô Sắc (Không vô biên, Thức vô biên...).
KKT: Thân gửi Huynh 2L,
Mới quen Huynh và đọc chuyện *HƯ CẤƯ của Huynh có một tuần nay mà đệ thấy kỳ kinh bát mạch dường như đảo lộn, không biết có sắp thành đệ tử của Tây Độc Âu Dương Phong chưa đây? (hi hi). Bây giờ đệ không còn biết mình đang mơ hay tỉnh đây. Nếu mình là Trang Tử thì mình có thể là bướm mơ thành Trang Tử, mà nếu mình là bướm thì mình lại có thể là Trang Tử mơ thành bướm. Đúng ra toàn là mộng cả, gặp Huynh Hùng thì toàn là DUY THỨC HỌC còn gặp Huynh thì chỉ DUY MỘNG HỌC mà thôi! (hi hi). Bây giờ suốt ngày đệ như người MỘNG DU, mở miệng toàn là MỘNG TRUNG THUYẾT PHÁP! (hi hi).
HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG?
HL: Còn 3 lần nữa thì hết.
KKT: Vậy là nghĩa gì? Đệ chẳng hiểu gì hết! Please elaborate!
HL: Nhưng đệ đã chuyển sang học phương tiện độ “để cư trú lỳ” rồi: Hiện đệ ở cung trời Nhị Thiền (Tiểu Quang Thiên) và là Bồ Tát Bất thối chuyển Bật 8. Đệ cùng với Bạn Bè ở bên phải của Đức Tỳ Lô Giá Na thuộc hệ thực hành (chuyên môn trình bày kỹ thuật tu là chính chớ ít có lý luận).
KKT: Nghe Huynh kể đệ cứ tưởng như mình đang sống trong truyện Phong Thần hay truyện Tây Du, thế Huynh có gặp Na Tra Thái Tử hay Tru Bát Giới chăng? Huynh có thể đưa đệ lên chơi cung trời Tiểu Quang Thiên được chăng? Ở cái cõi Ta Bà này suốt ngày chỉ cày với bừa hoài chán quá! Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Chào Huynh. Quá Hay! Hỏi như vậy mới là hỏi: Câu hỏi quá Hay.
KKT: Hí hí! Huynh khen làm BẢN NGÃ của đệ nó khoái tỉ quá! Có câu này chưa hỏi Huynh: “Làm cách nào để phá được BẢN NGÃ đây?”
HL: Ở vùng trời này là Cực Tà Chi Địa nhưng nó có lợi điểm là: Vùng trời của sự Làm Chủ Tư Tưởng, thể hiện bằng ba cái trò khỉ thần thông này nọ. Và khi mình đã làm chủ tư tưởng thì mình nói nó (những cái tự nói, tự cười trong đầu của mình):
-- “Im lặng và thanh tịnh!”.
Là nó phải tuân theo ý của mình liền mà không còn sức để phản đối. Cái cách khai triển theo kiểu im lặng và thanh tịnh này: Tà Đạo không nghĩ ra được mà chỉ có Đức Phật mới nghĩ ra mà thôi. Rõ ràng hơn: Có thể ví dụ: Thần Thông có được, ở Tứ Thiền Hữu Sắc là cây súng vậy. Và với cây súng ấy có hai phản ứng rõ rệt:
1. Tà Đạo thì lấy súng đó để dí vào cổ thiên hạ để được tôn sùng này nọ... v v...
2. Nhưng cũng vì nhờ thiện duyên là Không Có Thầy (vì Thầy hay rào khuông lại, và không cho đệ tử mình xé rào làm bậy, vả lại những vị Thầy lúc đó là Tà Đạo không thôi. Còn nhớ cái chuyện Ông Thầy tu mới đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, có nghĩa là chưa xong mà đã *Tự Thoả Mãn* (Cực Tà Chi Địa) và dụ khị Phật ở lại với ổng để chỉ cho thiên hạ rồi không?) mà Đức Phật đã phát minh ra chiêu thức thứ 2 là:
Tự tử bằng Thần Thông: Thật là tuyệt vời! Thật là trí tuệ.
Chĩa súng vào chính mình và... bóp cò.
KKT: Tự tử bằng Thần Thông? Đó là nghĩa gì? Please elaborate!
HL: Bản ngã bị oánh tơi tả không còn manh giáp và tiêu tùng với công trình Diệt Thọ Tưởng Định (Khà! Khà!... Tử!) ở đó Phật đã dùng Thần Thông để Diệt: Cả Thọ lẫn Tưởng và Định.
KKT: À ra thế! Tự tử bằng Thần Thông chính là công trình Diệt Thọ Tưởng Định sao? Mà muốn nhập cái định này phải làm sao? Dùng phương pháp gì?
HL: Cái chết lâm sàng này đã cấy được chất kháng sinh Niết Bàn trong thân thể và trí tuệ của ngài. Và dĩ nhiên: Ngài dỏng dạt tuyên bố băng chánh ngữ và bằng chánh kiến của mình:
-- “Tất cả các Pháp Hữu Vi đều Vô Thường!”
KKT: Phật nói: “Chư Hành Vô Thường, Chư Pháp Vô Ngã, Niết Bàn Tịch Tịnh”. Huynh dùng chữ Hữu Vi trong nghĩa gì? Và thế nào là Pháp Vô Vi, Thần Thông là Pháp Hữu Vi hay Vô Vi. Nếu là Pháp Hữu Vi thì Thần Thông cũng Vô Thường sao?
HL: Câu trên đệ mới nghe lần đầu, nhưng lại rất là quen thuộc. Câu của đệ được đệ nhớ lại từ cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada.
Theo đệ đó là kinh Bát Nhã và có thể nói rằng Chân Lý và con đường đi đến Chân Lý đã phơi bày rõ ràng bởi cái tính Vô Thường của Vạn Vật, nhưng cái này phải phát xuất bằng chính kinh nghiệm bản thân chớ: Cứ nói theo thì chết không toàn thây thì ráng mà chịu.
Mến.
KKT: À, đệ chưa được nghe Huynh kể, do cơ duyên gì mà Huynh lại gặp được và tu cái Pháp Môn của Huynh đã dẫn đến Thần Thông? Huynh có Thầy không?
HL: Thưa Huynh và các Bạn: Đệ tu không có Thầy, Bà gì cả (khó tin nhưng có thật, chỉ có cuốn Đức Phật và Phật Pháp làm căn bản mà thôi (chuyện này *Hư Cấu rất dài và hấp dẫn. rồi sau đó có đi vấn đạo với một số Thầy như:
- Thầy Thiền Tâm ở Đại Ninh (Mật),
- Anh Sơn (cư sĩ) ở ngã ba chùa Linh Sơn (Nam, Bắc, Mật và Thần Thông).
- Và Thầy Minh Châu ở Viện Hoá Đạo.
Trong ba người này chẳng ai chịu nhận đệ làm đệ tử cả.
Mến.

Chứng tỏ rằng có những lúc mình có quyền nói sạo?


Nói thật, nói xạo


Sat, 23 Nov 96 16:02:41 UT
Chuyện tưởng đơn giản nhưng rất là rắc rối. Phần lớn chúng ta sống là nhờ vào nói sạo? Nếu mà nói thiệt thì có khi không có... cỏ mà ăn? Đó là một câu chuyện vừa qua trong một bàn nhậu ở Utah. Hai Lúa tui xin đem vào diễn đàn. Ở một chỗ chuyên nói thật này, Quý bạn nghĩ sao về vấn đề trên? Phật giáo thường thì có câu: “Thầy phương tiện dạy bảo... (Rồi sau đó Thầy thường kể một câu chuyện nào đó) Như vậy trong câu trên chữ “phương tiện” ám chỉ câu chuyện mà thầy nói ra sau đó là thường là một chuyện không thật [ý muốn nói là Thầy nói sạo?]
Ví dụ như câu chuyện sau mà Hai Lúa tui có một lần ngồi với Thầy Thanh Từ tại Chùa Quan Âm cạnh Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt và Thầy “phương tiện” kể cho tui nghe:
[...]
Có một người chuyên môn tu quán: Anh đó có thể quán và thấy hình ảnh ngài Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) ngồi trên kỳ lân màu xanh da trời. Hình ảnh đó xuất hiện trong cái thấy của anh ta bất kỳ ở đâu, khi anh ta muốn. Khi làm công quả ở một cái chùa nọ Anh ta đang quậy một nồi cháo và trong khi anh nhìn vào đám hơi nước bốc lên nghi ngúc thì anh lại thấy hình ảnh đó, và lần này Anh lại lấy cái vá mà đập vào hình ảnh đó miệng thì nói như sau: “Văn Thù thì mặc Văn Thù, Ta thì vẫn là Ta”. Và Hai Lúa tui có nói với Thầy rằng câu chuyện trên là một câu chuyện sạo [...]
Chứng tỏ rằng có những lúc mình có quyền nói sạo?
Còn đối với giới luật thì sao? Sâu sắc hơn: Có cách nào biết được rằng lúc nào người ta nói thật, lúc nào người ta nói sạo không? Điều lợi trước mắt là mình sẽ dạy dỗ và ngăn chận kịp thời những thói hư tật xấu của... con mình.
Hai Lúa

84000 pháp môn


84000 pháp môn


Nếu viết dọc xuống ta có:
8 (tám) là tám hướng.
4 (bốn) là Tứ Diệu Đế (cho người mới tu để suy nghĩ).
Và sẽ là Tứ Vô Lượng Tâm (cho Bồ tát dễ thực hiện).
0  (không) là thân Không.
0  (không) là khẩu Không.
0  (không) là ý Không.

Giấc mơ - ngủ không mơ

Giấc mơ

Thật ra những giấc mơ Công Phu còn là những thông điệp mà các Chư Thiên đã gởi lại trần gian để khuyến tu qua những tiên đoán này nọ.


Chiêm bao vs Duy Thức
Sat, 17 Jan 1998 03:22:34
Chào các anh chị,
Nghe các anh chị nói về mấy cái “Thức” cao siêu quá, vậy xin hỏi có cách nào làm cho ngủ không mơ không. Em đây lúc nào ngủ cũng mơ hết, nhiều lúc vô lớp ngủ gật cũng còn mơ. Vậy có phải mình quá sân si không nên lúc nào cũng vọng ba cái không có thiệt. Lại có câu hỏi, ngủ không mơ là do mình không biết có mơ hay không hay là mình không mơ thiệt, nếu mình không mơ tức là óc đã ngừng hoạt động, vậy là đây là trạng thái vô niệm sao
HL: Chào Huynh.
Mình khởi đầu bằng một tư thế, ngủ không mơ và thức dậy với cùng một tư thế: Mình biết mình ngủ không mơ.
Khởi sự ngủ mình cầm một vật gì đó và ra lệnh cả đêm phải cầm vật đó. Sáng thức dậy: Vẫn thấy nằm cùng một tư thế và tay vẫn cầm vật đó: Mình ngủ không mơ.
Khởi sự ngủ bằng một câu niệm Phật (chẳng hạn) thức dậy vẫn một tư thế và để ý rằng tiếng niệm Phật càng ngày càng to cho tới lúc mình tĩnh hẳn: Mình ngủ không mơ
Khởi ngủ với một đề mục thiền định: Ngọn lửa (đệ) thức dậy vẫn một tư thế và đề mục vẫn còn: Mình ngủ không mơ
Nhắm mắt ngủ thì thấy ánh sáng chói chang (như đèn flash) ngủ tỉnh thức với ánh sáng đó: Mình biết mình ngủ không mơ. (đệ tập tinh tấn lắm thì mới tới tình trạng này).
Thăng oắt tỳ 9 tuổi con của đệ có công thức ngủ cùng đặc biệt: Khởi đầu nó nhập Tứ Thiền Hữu Sắc rồi ngủ, khi ngủ nó có tuột định (nếu cả ngày chạy chơi mệt quá) khoảng hai giờ rồi lại tỉnh thức nhập định lại và vào Mạn Đa La QTA để học tâm hỷ (hiện giờ), sau đó khoảng 3 giờ đồng hồ, nó trở về ngủ lại bình thường không mộng nhưng có cục cựa vì bị mỏi.
Mến.
Hai Lúa.

Tha Hóa Tự tại, Ma, Quỷ, quỷ hiền, quỷ dữ



Apr 1, 2006  
BY: Thế nào là ma?...
HL: Do buồn phiền mà thành Ma
- Thế nào là Ma hiền?...
- Ma chỉ có biết... buồn mà thôi
- Thế nào là Ma dữ?...
- Ma nhập vào người khác rồi khóc lóc, kêu than.
- Thế nào là Quỷ?...
- Do sân hận rồi đi phá phách
- Thế nào là Quỷ Hiền?...
- Nhập vào người khác nhưng lại xem bói,
  coi được chuyện tốt xấu, hộ trì những người hiền...
- Thế nào là Quỷ Dữ?...
- Nhập vào người khác và gây bệnh tật,
   xúi người ta chém giết nhau.

Hai cách bố thí Pháp


Tánh


Có hai cách để thí pháp:
1. Thí pháp theo... quan niệm
2. Thí pháp theo kinh nghiệm thực tế của hành giả.

Về Tha Hóa Tự tại


Hỷ khó xảy ra


Chuyện Tham Dục là một chuyện rất là khó dứt điểm!

Không có thế thì con kiến nó thành con bò! Nhưng một khi đã có thế thì con kiến có thể tha nguyên cả con bò!

Chuyện Tham Dục là một chuyện rất là khó dứt điểm!

Đức Phật có nhận xét như sau:
Trên thế gian: Chưa có một sự hấp dẫn nào mạnh hơn, gắng bó hơn, dai dẳng hơn hai giống cái và đực.

tibu có nhận xét trong vấn đề này như sau:
Khi một người khác phái xuất hiện mà người "phe bên kia" không thèm để ý tới từ giọng nói, tư thế, mùi hương,... thì nhân vật này không phải là loài người!

Nói như vậy xong, thì mới biết chuyện này là chuyện lớn! Và không khéo thì vẫn cá mè một lứa!

Nhìn quanh:

Sự sắp xếp của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới dựa vào thói quen sinh hoạt tập thể: Như vậy, nơi nào không còn sự xuất hiện của hai giống đực và cái thì nơi đó không có tham dục.

Kết quả rõ ràng là: Chỉ có cõi Sắc Giới (trải dài từ Sơ Thiền cho tới Tứ Thiền) mới có vấn đề này mà thôi.

Như vậy, hể mà tu sĩ vào được cõi này thì ngay giây phút đó: Tu sĩ không còn tham dục.

Bước kế tiếp là duy trì tình trạng này và nhất quyết không cho tu sĩ bị rơi vào thói quen cũ này nữa. Tất nhiên, nói thì dể, chớ làm là biết ngay nó khó đến cở nào?

Thực tế thì ai đã đụng với vấn đề này, đều hiểu:
Con bò đã thành con kiến (ý của tibu là khi đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt được 12 giây)

Nhưng do tình trạng ngủ quên trên chiến thắng! Không khéo, từ con kiến: Nó lại có thể thành con khủng long! Và như vậy thì thói quen củ nó cứ tái phát.

Tất nhiên, bài này dành cho những ai chưa vào được Chánh Định Grin Grin Grin. Nguyên tắc là làm từng bước một. Làm cho chắc ăn bước này xong thì mới tới bước kia. Không nên đốt giai đoạn.
1. Suy nghĩ về sự nguy hiểm của Tham Dục:
2. Thấy sợ, rồi tới kinh hoàng, lông tóc dựng đứng. Tới đây thì mới đủ sức tập tiếp được. Có nghĩa là nếu chưa có sợ mà tập tiếp thì đó chỉ là trò hề và ít có tác dụng.

3. Tạo thói quen mới: Cột tay, cột chân. (ý là không cho tay nó quờ quạn, chân nó đi tìm...)
31. Giữ vệ sinh. Quán xác chết. Nuốt nước miếng
32. Làm chuyện khác cho nó nguôi cái cơn. Kể cả chuyện tiết thực (ăn ít lại)

Có câu chuyện vui như vầy:
Thông tục của người Ái Nhĩ Lan là khi đấng Nam Nhi tới thăm Người Yêu thì cả nhà đều đồng ý cho chàng này ngủ lại tại nhà. Nhưng với điều kiện là ngủ trong cái bao bố được may chắc vào cái giường. Cũng có người chơi khâm là để quên anh chàng rể này vài ba ngày và sau đó là cho người vào hỏi: Thế Nào?
Thì câu trả lời lúc nào cũng chỉ ngắn gọn đó là: "Cơm Thôi Cô"

4. Thực hiện chuyện hộ trì các căn. Chuyện này thì Kinh Sách có ghi rõ như sau:

Khi mắt thấy các sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ Kheo ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt.... v.v... (tương tự đối các căn khác: Mũi, Lưỡi,  Tai, Xúc, Ý).

Nhận xét:

Kinh Sách ghi lại theo thứ tự lộn ngược! Grin Thực tế là Ý phải thấy trước được sự tai hại của vấn đề và sau đó mới tính tới chuyện:

a. Khi mắt thấy các sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Kinh nghiệm cho thấy: Khi tiếp xúc với người đẹp thì tibu nhìn về hướng của người này nhưng lại nhìn hơi cao hơn cái đầu một tý, thấp nhất là đụng tráng là ngừng và không cho nó nhìn xuống nữa.

b. Làm được như vậy rồi thì "Không cho nó chạy bạy, chạy bạ" Tóm lại là: Nên quản chế nó. Có nghĩa là đi thì thưa, về là trình.

c. Song song vào đó là dợt cho ra đề mục. Kinh nghiệm về chuyện hết tham ái chỉ xuất hiện khi đề mục xuất hiện được 12 giây.

d. Và liền sau đó là gia tăng tu hành để duy trì thói quen mới này, không cho nó ngủ quên trong chiến thắng.

Chuyện gì xảy ra khi thực hành được điều (b) và (c)?
Nguyên tắc là cứ tính từ trên đầu xuống thì sẽ hiểu được sự nhiệm mầu này:
1. Bộ óc là cao nhất, nó phát sinh ra cái ý: Ở đây, cái ý đã được chuẫn bị kỹ càng về chuyện chống Tham Dục
2. Kế đến là con mắt thịt: Cái này đã được bàn kỹ trong bài trên. Tất nhiên là nó hay chạy bậy bạ nhất! Nhưng do kiên trì cho nên theo thời gian thì nó cũng phải nghe theo ý của tu sĩ.

21. Tới đây, lại có hai phản ứng khác nhau, tùy vào thể chất của từng tu sĩ một:
22. Người với thể chất khỏe mạnh bẩm sinh thì sẽ tu tập tiếp cho đến già mà không có chuyện gì xảy ra.
23. Người thể chất yếu đuối: Khi về già thì tình trạng hết pin đột ngột xảy ra.
231. Vị này có thể uống thuốc bổ để duy trì sức khỏe.
232. Cũng có vị lại không chịu cái bên ngoài đưa vào, nhưng lại chịu cái bên trong của mình có nghĩa là tinh khí thần. Ba cái này, lúc này thì nó yếu và không còn bao nhiêu. Như vậy đối với vị này thì giới luật là đứng đầu:
2321. Vị này nên gìn giử sức khỏe, giử ấm, không ra mưa gió, cảm cúm...
2322. Vị này dùng hơi thở đặc biệt sau đây đề tạo tinh khí:
2323. Liều lượng chỉ cần ba hơi thở trong một ngày là đủ rồi. Tibu nói ba hơi là chỉ có ba hơi mà thôi. Không nên phiêu lưu vào lảnh vực nguy hiểm này bằng cách xem thường lời chỉ dẫn và cứ làm nhiều hơn ba hơi thở.
2324. Kỷ thuật:
Thở Mặt Trời: (Tập vào buổi sáng, nếu tập ban đêm thì sẽ bị khó ngủ)
Ấn: bàn tay phải co hết mức hai ngón trỏ và giửa vào lòng bàng tay.
Ba ngón còn lại giử thẳng tự nhiên. Đưa ấn lên trên mũi một cách tự nhiên (lòng bàng tay úp vào mặt). Ngón cái và hai ngón kia lần lượt để nhẹ lên hai cánh mũi.

Hơi thở: (3-2-5-2)

Bít kín lỗ mũi trái, hơi bít lỗ mũi phải.
Hít vào từ từ và cho đầy vừa vừa buồn phổi. (3)

Treo hơi thở (2)

Nhíu hậu môn, thả hậu môn (1 lần thôi) Bít kín lỗ mũi phải, mở nhẹ lỗ mũi trái
Thở ra từ từ (5)

Treo hơi thở (2)

Lập lại 3 chu kỳ (và không tập thở như vậy nữa trong suốt ngày hôm nay).

Thực hành: Nên thở và đếm từ từ, không chậm quá cũng như là nhanh quá. Nên làm vừa phải.
Tư thế ngồi là giữ xương sống thẳng (nếu làm đúng tư thế thì bụng sẽ tự động hóp lại), hơi gập cằm và đầu làm như là đang đội trần nhà.

Kết quả: Làm đúng thì "bên dưới" nó yên lặng, và không có nhi nhô Grin Grin Grin và xương cụt nó có hơi ấm.

Tất nhiên. một khi con mắt đã bị khuất phục thì đến cái tai sẽ bị ảnh hưởng:
Thí nghiệm:
Đem một cái máy thâu thanh và thâu cảnh đang ăn cơm trong gia đình.
Khi nghe lại thì sẽ thấy rằng nó ồn hơn rất là nhiều khi so với thực tế.

Đó là vì cái tính chí công vô tư của cái máy thâu: Nó thâu hết và rất là mạnh ngang nhau

Trong khi đó, mình lại thấy nó đâu có ồn như vậy?

Đó là tại vì khả năng tự điếc của lỗ tai!

Với cái lợi là:

Khi mà con mắt đã bị khuất phục thì cái lỗ tai của tu sĩ cũng tự điếc với những chuyện ở đời.

Do vậy mà tâm lúc nào cũng y như là con nít... không tin thì nhình cho kỹ vào tính tình của tibu thì sẽ hiểu Grin Grin Grin


=============================
Chuyện Trong Lề:

Dĩ nhiên, khi bàn về chuyện tham ái mà không nói đến chuyện cười ra nước mắt... Thì thật là thiếu sót:

Chuyện... Đức Phật chỉ im lặng chịu trận, khi có một cô gái mang bụng chữa tới. Trong kinh nói là có chuột nó cắn và lòi ra chuyện cô này quấn cái bụng lại để giả chuyện có chữa. Tibu không tin về chuyện có hai con chuột trời cho này lắm.
Chuyện Thế À! (Trong cuốn "Góp Nhặt Cát Đá").
http://sanphamnhuacomposite.blogspot.com/2012/10/cau-chuyen-ve-thien-su-hakuin.html

Chuyện một vị Thầy ở Đà Lạt khi tibu gặp thì Ngài vẫn tu trong rừng (Ngài vẫn thích tu nhưng không ai cho Ngài tu trong chùa cả, cho nên Ngài vào rừng lập cốc, tu với gia đình).
Những vị thầy khác hay tới thữ sức trong cái cốc có con quỹ (không có thầy nào đủ sức chịu đựng qua một đêm: Ai cũng bị bịnh và phải khiêng ra). Sau này tibu cùng đi với Cô Ba Hột Nút xuống thăm Thầy. Chính Cô Ba đã phóng quang tiêu diệt con quỹ đó.

Chuyện tibu có đứa con Trai ngay trên Đà Lạt mà cho tới giờ này, người tung tin đồn vẫn tin là chuyện này đã xảy ra. (Thời gian là: 2012 - 1991 = 21 năm).

Kinh nghiệm:
1. Là tibu và vị Thầy đó không thể chứng minh gì được. Cả hai, y như Đức Phật, chỉ có nước im lặng chịu trận.
2. Là đã không có làm, thì không việc gì mà phải sợ Grin Grin Grin.
Tibu

Lòng hiếu thảo với Cha Mẹ

Lòng hiếu thảo với Cha Mẹ

Đức Phật giảng rằng chấp tay đảnh lễ như thế cũng chưa đủ, mà cần phải thành tâm quán tưởng các phép cư xử với người chung quanh: 
1.hướng Đông là sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái, 
2.hướng Tây là sự liên hệ vợ chồng, 
3.hướng Nam là liên hệ thầy trò, 
4.hướng Bắc là liên hệ bạn bè, 
5.hướng Thượng là liên hệ giữa tu sĩ và cư sĩ, 
6.hướng Hạ là liên hệ giữa chủ nhân và người giúp việc.

Người có tâm sân hận


1) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình trở thành xấu xí, không có dung sắc. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, nhưng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục.
2) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình ngủ một cách khổ sở. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da mềm, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ, nhưng rồi người ấy vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục.
3) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình làm ăn, thâu hoạch không có lời. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, tâm trí người ấy trở nên rối ren, dù làm ăn có lời lại nghĩ rằng không lời, làm ăn không lời lại nghĩ rằng có lời, vì thế lúc nào cũng khổ sở lo lắng.
4) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có tài sản. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều tài sản lúc trước do siêng năng làm ăn, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm đưa đến tù tội, phạt vạ, làm tiêu tán tài sản.
5) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có danh tiếng. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều danh tiếng lúc trước, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm làm tiêu hoại mọi danh tiếng đã có.
6) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có bạn bè. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, nhưng rồi họ cũng sẽ xa lánh, từ bỏ người ấy, vì người ấy có tính tình nóng nảy, bị phẫn nộ chinh phục.
7) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người ấy làm ác hạnh với thân, người ấy nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, cho nên, khi thân hoại mạng chung, chính người ấy sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tám Pháp Thế Gian _Bình Anson


Bình Anson

1. Ðược và Mất (Làbha và Alàbha)
 - đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh Xả ly cao thượng nầy.
2. Danh Thơm và Tiếng Xấu (Yasa và Ayasa)
 - cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái.
3. Ca Tụng và Khiển Trách (Pasamsà và Nindà)
Ðức Phật dạy: "Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách."
Nguyền rủa, chửi mắng là chuyện thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, và càng phải chịu vu oan, nói xấu, phỉ báng nhiều hơn.
4. Hạnh Phúc và Ðau Khổ (Sukha và Dukkha)
Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức.
đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.

Về pháp tu thiền



Chánh Định là công tác tu tập để đem tâm an trú vào 4 Thiền-na, sau khi đoạn trừ các dục, các bất thiện pháp - ở đây thường được hiểu là đoạn trừ 
5 triền cái: tham dục, sân hận, hoài nghi, hôn trầm thụy miên, và trạo hối; và 
thay thế bằng 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. 
Sau đó lần lượt xả bỏ 4 thiền chi đầu: tầm, tứ, hỷ, lạc, chỉ còn giữ lại một trạng thái tâm chuyên nhất, thanh tịnh, và tỉnh thức ở tầng thiền-na thứ tư.

Cách cột Tâm

Cách cột Tâm 


34650- 14 điều dạy của Phật
bt: Mới đi làm về, thấy trên bàn có tấm tranh lụa mở ra xem thì ra là.. 14 điều răn của Phật, xin trích vài câu:
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ
6. Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu.
7. Đáng thương nhất của đời người là tự ty...
Làm người thì ai mà không (có khi) dối trá, tự đại, ghen tỵ, tự ty v.v... Muốn tránh được những cái này thì có cách nào từng bước một để tiêu trừ không?
mến
HL: Dối trá: đụng chạm ngoài đời thì... dối trá là chuyện thường. Thế nhưng khi đã phát tâm tu hành thì bước đầu tiên nên chọn một khu vực nào đó... để tập... nói thật. Có nghĩa là hễ mà bước vào khu vực đó thì tu sĩ bắt buộc phải nói thật cho dù có banh thây, nát thịt, hay quê xệ đến chừng nào đi nữa thì cũng phải nói thiệt.
Cao hơn tý nữa: là kiểm tra tư tưởng liên tục, và hễ hở ra (có nghĩa là dư thời giờ) là thiền định liền. Chữ “liên tục” ở đây là không có chuyện giải lao mà là xiết bù lon cái tư tưởng. Làm như vậy thì có lúc đuối người và xuống tinh thần vì thấy cái tư tưởng có quá ghê tởm. Lúc này nên ca hát lên vài câu Pháp Cú cho tỉnh táo rồi làm tiếp, nhưng câu đó như sau:           
            300.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui niềm bất hại.
            301.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui tu thiền quán
Hay là nên ngâm nga:
            197.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không hận, giữa hận thù!
                        Giữa những người thù hận,
                        Ta sống, không hận thù!
            198.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không bệnh giữa ốm đau!
                         Giữa những người bệnh hoạn,
                        Ta sống, không ốm đau.
(đệ chế lại chút xíu: thay chữ “ốm đau” thành: bệnh hoạn)
            199.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không rộn giữa rộn ràng;
                        Giữa những người rộn ràng,
                        Ta sống, không rộn ràng.
Và chiêu thức cuối cùng nhưng cũng là chiêu đầu tiên khi đệ thức dậy, đó là kêu to trong tâm cái tên của mình và dạ ba lần:
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
Chiêu này để tự nhắc nhở với đệ rằng: Ngày hôm nay là ngày Tui điều khiển ông chớ không phải ông lại điều khiển tui như hồi trước khi tui tu. (có thể đổi tên của mình để gọi_tui)

Hai  Lúa



Hướng tâm lên trên khi làm việc/sinh hoạt trong ngày là em cứ chú ý tới cái không gian trước trán mình và cố gắng mường tượng cái đề mục ở đó.

Sau một thời gian làm quen cái chuyện hướng tâm lên này thì chuyển qua giai đoạn đẩy cái đề mục mường tượng đó ra xa một chút, mỗi ngày cố đẩy ra xa mỗi chút 


Sau đó nó ra cái đề mục thiệt luôn : tức là cứ hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục cách một khoảng từ Ajna chiếu ra, rồi cứ cố ngày từng ngày đẩy nó ra một chút, tới chừng em làm nó xa đủ khoảng một với tay rồi thì cũng là lúc em quen rồi nên một cách rất tự nhiên - nó ra đề mục của em ngay đó luôn trong khi sinh hoạt hằng ngày.

Ban đầu cháu làm theo kiểu nhớ lại khuôn mặt Má cháu, hay mặt thằng nhóc con cho nó dễ, rồi đẩy cái hình ảnh đó ra trước trán. Khi em mình đã quen và hiểu ý rồi thì cháu nhớ cái hình mồi đề mục rồi đẩy ra. Rồi không nhớ hình mồi nữa mà cố vẽ đề mục ra rồi đẩy.

Vì trên đây chỉ là Kỹ thuật tập cho cái Tâm mình nó hướng về chuyện tu tập để không lăng xăng nghĩ bậy, nghĩ linh tinh trong khi làm việc /sinh hoạt ( mở mắt ). Tập cho tâm mình nó hướng lên trên để quen dần cách đưa đề mục ra xa. Nên LC có viết rõ trên kia là : tập hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục, chứ không phải quán và niệm đề mục.

Còn khi vào tập chính thì Niệm và Quán cần đồng thời mới có sự tập trung cao và có lực đúng theo cách thực hành mà Thầy và HSDT trao khi mình nhận đề mục ạ.

Áp dụng
-Thoải mái,thoải mái và thoải mái ...có nghĩa là không nặng về kỹ thuật gì hết á,vì chỉ là tâm nghĩ đến mà thui 

-Đoc câu Chuối ghi - mình thực hành ngay liền tại chỗ: như là đang coi tivi -phim Hài Hoài Linh- ở trên đầu tủ ý :nội dung phim hay quá ,mà mình cứ vừa lặt rau,mắt nhìn rau(coi chừng có con sâu đang bò đó nha!) ,mà tâm cứ hướng lên trên TVi để nghe  Hoài Linh nói chuyện /diễn măc cười quá.... Grin Grin

-Bi giờ mình thay phim Hàì bằng chấm đỏ/ngọn lửa...-> tâm mường tượng ra mờ mờ là ok rùi .(khỏi phải suy nghi vọng tưởng là con nhỏ này đó ...hài dô duyên quá,không biết trưa mai nấu món gì, cái anh chàng đó sẽ lấy con nhỏ kia đẹp hơn.. Grin Grin.) 

-Khi mà mình cảm thầy mờ mờ " rành rọt "rùi thì mình đẩy cái tủ ti vi đi xa một chút(Chuối ghi là đẩy đề mục ra xa tí xíu nữa)
....
Và như vậy lâu ngày thì kết quả là mình quen "An trú CNDTM" và thấy đề mục 100%-> cái này với mình thì ý này thấy rất quan trọng lắm(tập được sẽ nói sau há Chuối )
...
Cám ơn Chuối và mọi người ạ

Kính