Chứng tỏ rằng có những lúc mình có quyền nói sạo?


Nói thật, nói xạo


Sat, 23 Nov 96 16:02:41 UT
Chuyện tưởng đơn giản nhưng rất là rắc rối. Phần lớn chúng ta sống là nhờ vào nói sạo? Nếu mà nói thiệt thì có khi không có... cỏ mà ăn? Đó là một câu chuyện vừa qua trong một bàn nhậu ở Utah. Hai Lúa tui xin đem vào diễn đàn. Ở một chỗ chuyên nói thật này, Quý bạn nghĩ sao về vấn đề trên? Phật giáo thường thì có câu: “Thầy phương tiện dạy bảo... (Rồi sau đó Thầy thường kể một câu chuyện nào đó) Như vậy trong câu trên chữ “phương tiện” ám chỉ câu chuyện mà thầy nói ra sau đó là thường là một chuyện không thật [ý muốn nói là Thầy nói sạo?]
Ví dụ như câu chuyện sau mà Hai Lúa tui có một lần ngồi với Thầy Thanh Từ tại Chùa Quan Âm cạnh Hồ Xuân Hương ở Đà Lạt và Thầy “phương tiện” kể cho tui nghe:
[...]
Có một người chuyên môn tu quán: Anh đó có thể quán và thấy hình ảnh ngài Văn Thù Sư Lợi (Manjusri) ngồi trên kỳ lân màu xanh da trời. Hình ảnh đó xuất hiện trong cái thấy của anh ta bất kỳ ở đâu, khi anh ta muốn. Khi làm công quả ở một cái chùa nọ Anh ta đang quậy một nồi cháo và trong khi anh nhìn vào đám hơi nước bốc lên nghi ngúc thì anh lại thấy hình ảnh đó, và lần này Anh lại lấy cái vá mà đập vào hình ảnh đó miệng thì nói như sau: “Văn Thù thì mặc Văn Thù, Ta thì vẫn là Ta”. Và Hai Lúa tui có nói với Thầy rằng câu chuyện trên là một câu chuyện sạo [...]
Chứng tỏ rằng có những lúc mình có quyền nói sạo?
Còn đối với giới luật thì sao? Sâu sắc hơn: Có cách nào biết được rằng lúc nào người ta nói thật, lúc nào người ta nói sạo không? Điều lợi trước mắt là mình sẽ dạy dỗ và ngăn chận kịp thời những thói hư tật xấu của... con mình.
Hai Lúa