Có ba cõi là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới


Cái cần biết


Cái cần thiết
.....Chào quý Bạn.
Nhân Huynh Luân có bàn về những cái cần thiết cho sự giải thoát và những cái không cần thiết và kết luận rằng những cái không cần thiết thì dẹp qua một bên, còn những cái nào cần thiết thì chơi tới số, vì vậy mà đệ bèn tra cứu (cần thiết) để coi Đức Phật có quên bàn về chủ đề trên không? (cần thiết) và đi đến con số như sau: 37 (hồi xưa, nay theo ý tụi mình thì nên cắt xén, kiểm duyệt và ép nó lại thành con số nào:
1          Tứ Niệm Xứ
1.1.      Thân bất tịnh
1.2.      Thọ thì khổ
1.3.      Tâm vô thường
1.4.      Pháp vô ngã
                               2.         Tứ chánh cần
                               2.1.      Đừng phạm tội lỗi nữa, nếu đã lỡ phạm.
                               2.2.      Tội lỗi nào chưa phạm thì chớ có phạm.
                               2.3       Tập làm điều thiện mình chưa làm.
                               2.4.      Tăng trưởng điều thiện mình chưa làm.

3.         Tứ như ý túc
3.1.      Lòng muốn đặng thần thông.
3.2.      Lòng thệ nguyện tu đến Niết Bàn.
3.3.      Giữ gìn tư tưởng tinh tấn.
3.4.      Tham cứu Đạo Lý

                             4.         Pháp ngũ căn:
                             4.1.      Lòng tin hăng hái.
                             4.2.       Lòng thề nguyện mạnh mẽ.
                             4.3.      Tâm niệm quả quyết
                             4.4.      Tâm định không lay động.
                             4.5.      Trí tuệ sáng suốt.

5.         Pháp Ngũ lực:
5.1.      Sức tin.
5.2.      Sức Nguyện
5.3.      Sức Niệm
5.4.      Sức Định.
5.5.      Sức Huệ
                                  6.         Thất giác chi
                                  6.1.      Trí lựa chọn chánh pháp, phân biệt tà pháp.
                                  6.2.      Trí tinh tấn mạnh mẽ mà tu hành chánh pháp.
                                  6.3.      Trí hoan hỷ đặng chánh pháp.
                                  6.4.      Trí nhẹ nhàng trừ bỏ các chướng ngại.
                                  6.5.      Trí thường niệm định và huệ.
                                  6.6.      Trí thường đại định không tán loạn.
                                  6.7.      Trí bỏ các pháp tà, các điều đã làm.
7.         Bát chánh đạo:
7.1.      Chánh Kiến
7.2.      Chánh Tư Duy
7.3.      Chánh Ngữ
7.4.      Chánh Nghiệp
7.5.      Chánh Mạng
7.6.      Chánh Tinh Tấn
7.7.      Chánh niệm
7.8.      Chánh định

Vị chi là 37, Vậy tụi mình phải bỏ đi cái gì? Và tại sao phải bỏ? Xin các Huynh và các Bạn cứ *hư cấu và bàn luận và cho biết lý do.
Câu thòng: Niết Bàn kinh: Nhơn Sáu Ba La Mật, 37 pháp trợ bồ đề, Như Lai biết rõ các Pháp.
Mến.

TB: Lòng muốn đặng Thần Thông có cần thiết hay không? Xin Huynh *hư cấu và biện luận (cẩn thận soạn court cho kỹ nghe cha! hí hí). Huynh có đề cập đến chuyện chẳng cần, nay đến đệ lật tẩy Huynh đây. 37 phẩm trợ đạo đã được trình bày và trong đó có đề cập đến Thần Thông, vậy nay xin hỏi Huynh căn cứ vào Luận, Kinh, Thuyết nào mà *Hư Cấu thành ra câu tuyên bố rất là ngầu sau:

...Các bạn quên rồi sao? Trong mesg đầu tiên tôi có nói tới GIÁC NGỘ là kim chỉ nam định hướng của ta. Vậy thì câu hỏi chính được đặt ra là: Vấn đề A (nghĩa là tất cả những chuyện phép tắc, thần thông, xuất hồn, hư cấu vv...) có cần thiết cho sự GIÁC NGỘ (tức tiêu chuẩn hay reference) của chúng ta không? Câu trả lời là không, bởi chúng chẳng làm cho ta tiến lên được một ly ông cụ nào cho sự sáng suốt của ta. Kết luận, lựa chọn của ta là: ở ngoài ao A, và như vậy là cũng chẳng có Ba Tê hay Bốn Tế gì hết, và tiền của chúng ta đem về VN để đi du lịch cho sướng, chẳng phải thăm non thăm núi, thăm ông, thăm bà nào cả. Vậy là giải quyết xong vấn đề, đơn giản vô cùng, chẳng cần tranh cãi lôi thôi, nên hay không nên gì cả....

Hai Lúa bàn tiếp:
Thật tình đệ không ác ý với Huynh nhưng về lãnh vực này thì theo Chánh Ngữ (cần thiết!) thì nên nói như sau: “Tui chưa có Thần Thông, nên tui chưa biết (cứ thành thật như Thầy Thanh Từ thì đã sao?), Nếu anh cho phép tui kiểm chứng thì tui sẽ kiểm chứng!” Thì như vậy, có vẻ chánh ngữ và chánh kiến hơn và học hỏi với nhau được nhiều hơn.
Định nghĩa Thần Thông:
Thần Thông là một pháp tu rất cao cường, Thần Thông là biết rõ ta và người, trong và ngoài. Thần Thông là một phương tiện thiện sảo để giúp bạn mình tiến tu rất có hiệu quả
Thần thông là một tiêu chuẩn để biết rằng sự trọn vẹn giữ giới của Tu Sĩ (phạm giới hay trây lười không tập thì nó mất).
Và dĩ nhiên Thần Thông là con dao hai lưỡi:
1. Nó giúp bạn hoằng pháp một cách đầy tự tin và chính xác.
2. Nó sẽ quất sụm bạn nếu vì Bản Ngã mà bạn lạm dụng.
Tóm lại nó rất an toàn khi được sử dụng cho Công Vụ. Còn ai lạm dụng vào Tư Vụ (Tư Lợi Ta Đây,...) thì tiêu mạng ráng chịu.
Mến.
Hai Lúa.

TB: Huynh nói dóc thì đệ chuyên nói thiệt (cần thiết!) mặc dầu nó hơi nặng. Mỗi người đều có một cái bịnh trên đường tu tập [...]
Nay thì tới cái bịnh của đệ: Cái trò gì về Trí thì hầu như đều khởi từ (hì hì): Tứ Thiền Hữu Sắc cả, Hồi còn trụ ở Tứ Thiền, đệ có kinh nghiệm như sau: Nhập định vào đó có 2 vấn đề xảy ra: Nếu tâm lực mình yếu (do chưa nhu nhuyễn, dễ sử dụng...) khi vào đó là quên liền vì cái thanh tịnh của cảnh thiền nó nạnh hơn.
Và sau đó, theo thời gian, tâm nhu nhuyễn hơn, dễ sử dụng hơn nên mới dùng được cái thanh tịnh đó để mà nghiên cứu này nọ hay trình bày những điểm khó khi Bạn bè gặp phải trên đường tiến tu. Cái đó có thể gọi là Vô Sư Trí không?
KKT: Tứ Thiền là Xả Niệm Thanh Tịnh, Huynh nói là Tứ Thiền Hữu Sắc có nghĩa vẫn còn nằm trong Sắc Giới? Tứ Định là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Định khác với Tứ Thiền (Xả Niệm TT) ở chỗ nào? Một đàng là không có tưởng, một đàng là không có niệm, khác nhau ra làm sao? Trong khi Tứ Định vì là PTPPT nên thuộc về cõi Vô Sắc Giới thì Tứ Thiền lại ở cõi Sắc Giới?
Còn Trí khởi từ Tứ Thiền Hữu Sắc là Huynh căn cứ vào đâu vậy? Nếu là Vô Sư Trí thì Huynh phải tự biết chứ? (hi hi). Vô Sư có nghĩa là không thầy. Vậy nếu không do kiến thức, sách vở... mà Huynh vẫn tự biết thì có thể gọi là Vô Sư Trí. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa giải quyết hết, vì nhiều người ngoại đạo, có tà kiến, vẫn tự nhận là có Vô Sư Trí. Vậy thì cái Vô Sư Trí (nghĩa là cái trí không cần thầy) phải theo tiêu chuẩn gì để biết rằng nó khế hợp với Chân Lý Tuyệt Đối? Huynh nghĩ sao? (hi hi)
Thân,
HL: Có ba cõi là Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới và được bọn đệ *hư cấu như sau:
- Dục giới được ví như là câu chuyện sau đây: Ví dụ như đệ đưa cho Huynh một cái hộp quẹt gaz hiệu Bic màu trắng và Huynh thì thấy và cầm lấy cái hộp quẹt và cảm nhận nó qua các giác quan như: rờ, thấy, ngửi, nghe (tiếng xì của gaz) và nếm.
- Sắc giới: Là tất cả các kiểu hộp quẹt mà huynh có thể vẽ kiểu ra: Những cái hình 3D này có thể tác dụng với cái thấy nhưng không còn tác dụng gì tới các giác quan khác như: Tai, Mũi, xúc giác (rờ), vị giác (nếm). Ở Sắc giới cũng vậy: Các Chư Thiên hay những người tu tập tới đó chỉ còn cái Thấy mà thôi.
- Vô sắc Giới: là Khái niệm về hộp quẹt, tới đây chỉ còn tư tưởng, không còn một hình ảnh nào cả.

Ba cõi đã được ví dụ rõ ràng. Các Bạn đọc chậm và suy nghĩ kỹ lưỡng thì thấy liền.
Lại Bàn riêng về cõi cao nhất của Vô Sắc Giới: Phi Phi Tưởng là một Tầng Thiền cao cấp trong cõi Vô Sắc và ở đây thường thì ai cũng nói là không có tư tưởng (Phi Tưởng) nhưng thành thật và sáng suốt mà nhìn nhận (khi vào được Tầng Thiền này) thì thấy một chi tiết rất nhỏ và duy nhất như sau: Hoạt động não bộ vẫn còn.
Vì lý do đó mà nói rằng:
Có tư tưởng thì cũng sai vì: Đơn giản, hành giả có cảm nhận được tư tưởng nào đâu, khi leo lên được tới đó? Nhưng nói rằng: Không có cái trạng thái không tư tưởng vừa trình bày ở trên thì cũng trật vì khi nhìn kỹ lại thì hoạt động của Não Bộ vẫn còn, do vậy mà có tên là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng chăng?
Ở đây đệ nói nhỏ cho cả làng nghe: Bản Ngã vẫn còn nguyên như lúc chưa tu hành.
Huynh lại gợi chuyện:
“Còn Trí khởi từ Tứ Thiền Hữu Sắc là Huynh căn cứ vào đâu vậy?
Cái Trí này là cái Trí giải quyết công việc và cũng là cái Trí học hỏi nhanh như điện được phát triển qua Ngũ Thông (lại khổ!), Thần Thông này do Định sinh ra mà thôi. Vì vậy đệ có hỏi là nếu chỉ dùng suy luận hay tư duy thì không thể có những khám phá, kết luận chính xác như vậy được. Vì nhờ vào cái thanh tịnh này (Tứ Thiền) mà giải quyết những chuyện có nhân duyên với mình rất là tuyệt vời với kết quả là chính xác 100% được kể lại qua các câu chuyện *Hư Cấu Khi làm như vậy đệ đâu có ông Thầy nào đâu?
Nếu là ý của Huynh thì đó là trình độ cao cấp của sự Giải Thoát mà những ai vào Diệt Thọ Tưởng Định đến lần thứ 4 đều thấy rõ cái đó: Tư tưởng sau đây xuyên qua đầu đệ từ bên phải sang bên trái: Tu đã xong, học đã thành: Tui làm việc tui làm! tình trạng *xuyên qua này của tư tưởng không thể tự tạo được* mà chỉ có rất rõ khi vào được DTT Định mà thôi.
Thông thường, tư tưởng nói ở đâu đó trong đầu mình.
Tuyệt! Huynh hỏi như vậy là rất hay.
Mến.
KKT: Thế bây giờ Huynh đã biết chưa? (hi hi)
HL: Đã biết rồi.
KKT: Nếu có người hỏi Huynh:
- Thế nào là Phật?
- Thế nào là Pháp?
- Thế nào là Tăng?
- Thế nào là một thể Tam Bảo?
Huynh trả lời ra sao? (hi hi)
HL: Cũng vì thấy câu của anh Sơn hay nên đệ sao y bản chánh:
“Tốt hơn hết là anh lo cái chuyện của anh, khi trí tuệ phát triển và khi tác ý đến những câu hỏi đó thì tự biết một cách sống động và chính xác!”
Còn đệ thì lại có câu:
“Tui không thể diễn tả được đời sống cùng với những chi tiết về những con vi trùng khi anh chưa có trong tay cái kính hiển vi. Chánh pháp là kính hiển vi, khi có nó rồi: không những anh có thể soi những vấn đề trên mà còn soi đến hàng triệu vấn đền khác với một sự chính xác 100%”
Mến.
KKT: Huynh đã đạt được Diệt Thọ Tưởng Định sao? (Đây là một cái định rất cao, có thể gọi là Giải Thoát được)
HL: Tuyệt! Huynh hỏi như vậy là rất hay.
KKT: Đệ sắp hỏi một câu... hay nhất đây, Huynh chuẩn bị phòng thủ để trả lời (hi hi hi): HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG? Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Có thể là Huynh chưa đọc được đoạn quan trọng về Công Thức Nhập Niết Bàn của Đức Phật chăng? Chương 14 trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada:
Đoạn Đức Phật Viên Tịch trang 269 dòng 3 (sách của đệ) mà đệ xin tóm tắt như sau: Ngài nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền nhập Nhị Thiền... v.v... Và leo lên tới Phi Phi Thưởng xứ rồi từ đó và Diệt Thọ Tưởng Định và sau đó tuột dần xuống Phi Phi Tưởng Định (tại sao khi lên thì là Xứ mà khi xuống lại là Định?) qua Tứ Thiền và tới Sơ Thiền rồi lại một lần nữa Ngài lại leo lên tới Tứ Thiền và Nhập Diệt.
Đệ không dại gì mà bỏ vì là những phương tiện thiện xảo. Ví như lái xe xong (dùng trò khỉ xong) thì đậu xe lại cẩn thận và bỏ xe rồi vào nhà. Khi cần và có nhân duyên thì leo lên chạy tiếp thì đâu có gì là sai đâu? Chơi với lửa như vậy mới vui và mới tỉnh thức được. Tuy vậy, cũng vì bạn bè, mà đệ hiểu rằng: Huynh nhắc nhở đệ đừng có lậm vào mấy thứ đó mà tiêu đời trai. Đệ xin cám ơn Huynh.
Mến.
KKT: Đệ nghĩ chỗ này Huynh sai. Sắc đây không phải là chỉ có hình sắc mà thôi, mà là dùng một chữ sắc tượng trưng cho cả 6 giác quan cùng 6 đối tượng của chúng. Sắc Giới chỉ khác Dục Giới ở chỗ KHÔNG CÒN DỤC (lòng ham muốn).
HL: Còn chớ! Nhưng chút xíu thôi: (Ý chí muốn sống). Vì ở đây hổng còn hai giống Nam và Nữ, hổng có giao dâm, hổng có ăn, hổng có uống à nghe. Họ ăn uống bằng hình ảnh do họ quán tưởng mà thôi.
KKT: Huynh chứng nghiệm được điều này sao? (hi hi)
HL: Có hai cách nói Đạo:
1. Là cách giáo khoa, sách vở, chương, đoạn, trích dẫn...
2. Kinh nghiệm bản thân, do quan sát, và do người giỏi hơn mình nói lại: 
Ở đây là do kinh nghiệm bản thân của đệ. Đệ đã có đi tới đó thử cho biết rồi! Nhờ vào kinh #106 Trung Bộ Kinh tập 3 (Bất Động Lợi Ích)
KKT: Như vậy là ở Tứ Thiền đã có một phần Trí Tuệ? Nếu là Vô Sư Trí thì Huynh phải tự biết chứ? (hi hi) Vô Sư có nghĩa là không thầy. Vậy nếu không do kiến thức, sách vở... mà Huynh vẫn tự biết thì có thể gọi là Vô Sư Trí. Tuy vậy, vấn đề vẫn chưa giải quyết hết, vì nhiều người ngoại đạo, có tà kiến, vẫn tự nhận là có Vô Sư Trí. Vậy thì cái Vô Sư Trí (nghĩa là cái trí không cần thầy) phải theo tiêu chuẩn gì để biết rằng nó khế hợp với Chân Lý Tuyệt Đối? Huynh nghĩ sao? (hi hi)
HL: Nếu là là ý của Huynh thì đó là trình độ cao cấp của sự Giải Thoát mà những ai vào Diệt Thọ Tưởng Định đến lần thứ 4 đều thấy rõ cái đó. Tư tưởng sau đây xuyên qua đầu đệ từ bên phải sang bên trái:
Tu đã xong, học đã thành: Tui làm việc tui làm!
Tình trạng *xuyên qua này của tư tưởng không thể tự tạo được* mà chỉ có rất rõ khi vào được DTT Định mà thôi. Thông thường, tư tưởng nói ở đâu đó trong đầu mình.
HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG?
Còn 3 lần nữa thì hết. Nhưng đệ đã chuyển sang học phương tiện độ “để cư trú lỳ” rồi: Hiện đệ ở cung trời Nhị Thiền (Tiểu Quang Thiên) và là Bồ Tát Bất thối chuyển Bậc 8. Đệ cùng với Bạn Bè ở bên phải của Đức Tỳ Lô Giá Na thuộc hệ thực hành (chuyên môn trình bày kỹ thuật tu là chính chớ ít có lý luận).
KKT: Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Chào Huynh. Quá Hay! Hỏi như vậy mới là hỏi: Câu hỏi quá Hay. Ở vùng trời này là Cực Tà Chi Địa nhưng nó có lợi điểm là: Vùng trời của sự Làm Chủ Tư Tưởng, thể hiện bằng ba cái trò khỉ thần thông này nọ. Và khi mình đã làm chủ tư tưởng thì mình nói nó (những cái tự nói, tự cười trong đầu của mình): “Im lặng và thanh tịnh!”. Là nó phải tuân theo ý của mình liền mà không còn sức để phản đối. Cái cách khai triển theo kiểu im lặng và thanh tịnh này: Tà Đạo không nghĩ ra được mà chỉ có Đức Phật mới nghĩ ra mà thôi. Rõ ràng hơn: Có thể ví dụ: Thần Thông có được ở Tứ Thiền Hữu Sắc là cây súng vậy. Và với cây súng ấy có hai phản ứng rõ rệt:
1. Tà Đạo thì lấy súng đó để dí vào cổ thiên hạ để được tôn sùng này nọ... v v...
2. Nhưng cũng vì nhờ thiện duyên là Không Có Thầy (vì Thầy hay rào khuông lại, và không cho đệ tử mình xé rào làm bậy, vả lại những vị Thầy lúc đó là Tà Đạo không thôi. Còn nhớ cái chuyện Ông Thầy tu mới đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, có nghĩa là chưa xong mà đã *Tự Thoả Mãn* (Cực Tà Chi Địa) và dụ khị Phật ở lại với ổng để chỉ cho thiên hạ rồi không?) mà Đức Phật đã phát minh ra chiêu thức thứ 2 là: Tự tử bằng Thần Thông: Thật là tuyệt vời! Thật là trí tuệ.
Chĩa súng vào chính mình và... bóp cò.
Bản ngã bị oánh tơi tả không còn manh giáp và tiêu tùng với công trình Diệt Thọ Tưởng Định (Khà! Khà!... Tử!) ở đó Phật đã dùng Thần Thông để Diệt Cả Thọ lẫn Tưởng và Định. Cái chết lâm sàng này đã cấy được chất kháng sinh Niết Bàn trong thân thể và trí tuệ của ngài. Và dĩ nhiên: Ngài dỏng dạt tuyên bố bằng chánh ngữ và bằng chánh kiến của mình:
“Tất cả các Pháp Hữu Vi đều Vô Thường!”
Theo đệ đó là kinh Bát Nhã và có thể nói rằng Chân Lý và con đường đi đến Chân Lý đã phơi bày rõ ràng bởi cái tính Vô Thường của Vạn Vật, nhưng cái này phải phát xuất bằng chính kinh nghiệm bản thân chớ cứ nói theo thì chết không toàn thây thì ráng mà chịu.
Mến.
Hai Lúa.
TB: Cám ơn Huynh! Đã quá! Đã quá! Đã ngứa quá!
Kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana Suttă đã có bày và cho không ở trang nhà Huynh BA. Kinh trình bày về Vô Thường và Tác Dụng vô cùng lợi ích của nó trên đường đi đến Chân Lý.
Wed, 21 Jan 1998 10:59:06
Vô Sắc thì không Thấy được những hình ảnh xuất hiện trong khi Thiền định (khi họ kể lại những kinh nghiệm tâm linh của họ, có khi họ kể thiếu, và những nguy hiểm khi họ *vô tình đi rông rêu trong những cõi Vô Hình. Nhưng nó có lợi là mình biết được độ nhập định của Bạn Bè. Tứ Thiền thì thấy họ đang làm gì một cách dễ dàng và sau đó chui vô Vô Sắc nếu chưa chắc ăn. Cái nào cũng có lợi cả. Cái vụ chui qua, chui về là nghề của đệ mà. Tất nhiên, đệ chỉ làm được những vụ đó khi có duyên mà thôi.
Mến.
Hai Lúa.
Wed, 21 Jan 1998 10:46:09
HL: Có thể là Huynh chưa đọc được đoạn quan trọng về Công Thức Nhập Niết Bàn của Đức Phật chăng? Chương 14 trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada: Đoạn Đức Phật Viên Tịch trang 269 dòng 3 (sách của đệ) mà đệ xin tóm tắt như sau:
[...]
Ngài nhập Sơ Thiền, xuất Sơ Thiền nhập Nhị Thiền... v.v... Và leo lên tới Phi Phi Thưởng xứ rồi từ đó và Diệt Thọ Tưởng Định và sau đó tuột dần xuống Phi Phi Tưởng Định (tại sao khi lên thì là Xứ mà khi xuống lại là Định?) qua Tứ Thiền và tới Sơ Thiền rồi lại một lần nữa Ngài lại leo lên tới Tứ Thiền và Nhập Diệc.
[...]
BA: Tôi lại hiểu khác anh!
Sau khi Ngài nhập Tứ Thiền, Ngài xuất Tứ Thiền và nhập diệc. Có nghĩa là Ngài nhập diệc trong trạng thái không ở cõi Sắc (Tứ Thiền), mà cũng không ở cõi Vô Sắc (Không vô biên, Thức vô biên...).
KKT: Thân gửi Huynh 2L,
Mới quen Huynh và đọc chuyện *HƯ CẤƯ của Huynh có một tuần nay mà đệ thấy kỳ kinh bát mạch dường như đảo lộn, không biết có sắp thành đệ tử của Tây Độc Âu Dương Phong chưa đây? (hi hi). Bây giờ đệ không còn biết mình đang mơ hay tỉnh đây. Nếu mình là Trang Tử thì mình có thể là bướm mơ thành Trang Tử, mà nếu mình là bướm thì mình lại có thể là Trang Tử mơ thành bướm. Đúng ra toàn là mộng cả, gặp Huynh Hùng thì toàn là DUY THỨC HỌC còn gặp Huynh thì chỉ DUY MỘNG HỌC mà thôi! (hi hi). Bây giờ suốt ngày đệ như người MỘNG DU, mở miệng toàn là MỘNG TRUNG THUYẾT PHÁP! (hi hi).
HUYNH CÒN BẢN NGÃ KHÔNG?
HL: Còn 3 lần nữa thì hết.
KKT: Vậy là nghĩa gì? Đệ chẳng hiểu gì hết! Please elaborate!
HL: Nhưng đệ đã chuyển sang học phương tiện độ “để cư trú lỳ” rồi: Hiện đệ ở cung trời Nhị Thiền (Tiểu Quang Thiên) và là Bồ Tát Bất thối chuyển Bật 8. Đệ cùng với Bạn Bè ở bên phải của Đức Tỳ Lô Giá Na thuộc hệ thực hành (chuyên môn trình bày kỹ thuật tu là chính chớ ít có lý luận).
KKT: Nghe Huynh kể đệ cứ tưởng như mình đang sống trong truyện Phong Thần hay truyện Tây Du, thế Huynh có gặp Na Tra Thái Tử hay Tru Bát Giới chăng? Huynh có thể đưa đệ lên chơi cung trời Tiểu Quang Thiên được chăng? Ở cái cõi Ta Bà này suốt ngày chỉ cày với bừa hoài chán quá! Thêm một câu hỏi nữa: Tứ Thiền có liên quan gì đến Giải Thoát chăng? Các vị A La Hán đệ tử của Phật đều đạt được Tứ Thiền!
HL: Chào Huynh. Quá Hay! Hỏi như vậy mới là hỏi: Câu hỏi quá Hay.
KKT: Hí hí! Huynh khen làm BẢN NGÃ của đệ nó khoái tỉ quá! Có câu này chưa hỏi Huynh: “Làm cách nào để phá được BẢN NGÃ đây?”
HL: Ở vùng trời này là Cực Tà Chi Địa nhưng nó có lợi điểm là: Vùng trời của sự Làm Chủ Tư Tưởng, thể hiện bằng ba cái trò khỉ thần thông này nọ. Và khi mình đã làm chủ tư tưởng thì mình nói nó (những cái tự nói, tự cười trong đầu của mình):
-- “Im lặng và thanh tịnh!”.
Là nó phải tuân theo ý của mình liền mà không còn sức để phản đối. Cái cách khai triển theo kiểu im lặng và thanh tịnh này: Tà Đạo không nghĩ ra được mà chỉ có Đức Phật mới nghĩ ra mà thôi. Rõ ràng hơn: Có thể ví dụ: Thần Thông có được, ở Tứ Thiền Hữu Sắc là cây súng vậy. Và với cây súng ấy có hai phản ứng rõ rệt:
1. Tà Đạo thì lấy súng đó để dí vào cổ thiên hạ để được tôn sùng này nọ... v v...
2. Nhưng cũng vì nhờ thiện duyên là Không Có Thầy (vì Thầy hay rào khuông lại, và không cho đệ tử mình xé rào làm bậy, vả lại những vị Thầy lúc đó là Tà Đạo không thôi. Còn nhớ cái chuyện Ông Thầy tu mới đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, có nghĩa là chưa xong mà đã *Tự Thoả Mãn* (Cực Tà Chi Địa) và dụ khị Phật ở lại với ổng để chỉ cho thiên hạ rồi không?) mà Đức Phật đã phát minh ra chiêu thức thứ 2 là:
Tự tử bằng Thần Thông: Thật là tuyệt vời! Thật là trí tuệ.
Chĩa súng vào chính mình và... bóp cò.
KKT: Tự tử bằng Thần Thông? Đó là nghĩa gì? Please elaborate!
HL: Bản ngã bị oánh tơi tả không còn manh giáp và tiêu tùng với công trình Diệt Thọ Tưởng Định (Khà! Khà!... Tử!) ở đó Phật đã dùng Thần Thông để Diệt: Cả Thọ lẫn Tưởng và Định.
KKT: À ra thế! Tự tử bằng Thần Thông chính là công trình Diệt Thọ Tưởng Định sao? Mà muốn nhập cái định này phải làm sao? Dùng phương pháp gì?
HL: Cái chết lâm sàng này đã cấy được chất kháng sinh Niết Bàn trong thân thể và trí tuệ của ngài. Và dĩ nhiên: Ngài dỏng dạt tuyên bố băng chánh ngữ và bằng chánh kiến của mình:
-- “Tất cả các Pháp Hữu Vi đều Vô Thường!”
KKT: Phật nói: “Chư Hành Vô Thường, Chư Pháp Vô Ngã, Niết Bàn Tịch Tịnh”. Huynh dùng chữ Hữu Vi trong nghĩa gì? Và thế nào là Pháp Vô Vi, Thần Thông là Pháp Hữu Vi hay Vô Vi. Nếu là Pháp Hữu Vi thì Thần Thông cũng Vô Thường sao?
HL: Câu trên đệ mới nghe lần đầu, nhưng lại rất là quen thuộc. Câu của đệ được đệ nhớ lại từ cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada.
Theo đệ đó là kinh Bát Nhã và có thể nói rằng Chân Lý và con đường đi đến Chân Lý đã phơi bày rõ ràng bởi cái tính Vô Thường của Vạn Vật, nhưng cái này phải phát xuất bằng chính kinh nghiệm bản thân chớ: Cứ nói theo thì chết không toàn thây thì ráng mà chịu.
Mến.
KKT: À, đệ chưa được nghe Huynh kể, do cơ duyên gì mà Huynh lại gặp được và tu cái Pháp Môn của Huynh đã dẫn đến Thần Thông? Huynh có Thầy không?
HL: Thưa Huynh và các Bạn: Đệ tu không có Thầy, Bà gì cả (khó tin nhưng có thật, chỉ có cuốn Đức Phật và Phật Pháp làm căn bản mà thôi (chuyện này *Hư Cấu rất dài và hấp dẫn. rồi sau đó có đi vấn đạo với một số Thầy như:
- Thầy Thiền Tâm ở Đại Ninh (Mật),
- Anh Sơn (cư sĩ) ở ngã ba chùa Linh Sơn (Nam, Bắc, Mật và Thần Thông).
- Và Thầy Minh Châu ở Viện Hoá Đạo.
Trong ba người này chẳng ai chịu nhận đệ làm đệ tử cả.
Mến.