Người đang tu mà chết giữa chừng

Người đang tu mà chết giữa chừng và khi đi tái sanh lại, và có những trường hợp chính như sau:
1. Tái sanh y như bình thường: Có nghĩa là khi linh hồn nhập thai vào cái trứng thì không nhớ gì hết, cho tới khi sanh ra cũng chẳng nhớ ra cái gì cả: Người này sanh ra y như bọn mình! Và do tu hành được pháp môn hay quá! Và nếu lấy kinh ra thì thấy đúng y chang như kinh Phật, và tu được thành công nên phát nguyện giúp bà con:
Người này là Bồ Tát sống và biết ăn cơm.
2. Người, khi sinh ra thuộc vào loại trên, lại có thể rơi vào nhân duyên tu thành mức độ Bồ Tát ở một cõi nào khác (cõi A Di Đà Phật chẳng hạn) từ chỗ này, người này phát hiện ra là chính mình đã có những ác nghiệp như vầy, như kia thì phần đông lại có hai (2) khuynh hướng trả nghiệp như sau:
2a. Tái sanh vào cõi ác để trả nghiệp cho sớm :
Vì đã là Bồ Tát nên không thể nào vào Địa Ngục được nữa, mà chót nhất là Ngài đi vào cõi súc vật với thân hình to lớn, đẹp đẽ. Nhưng vì cũng không phải là chỗ ở tương xứng với cái "Thiện Tâm tương ứng với Quả Vị Bồ Tát" nên tuổi thọ lại của các Ngài ở các cõi này lại chẳng có bao lâu! Thông thường.... Trên dưới một tuần là mãn phần.
2b. Tái sanh vào Con Người để trả ác quả của mình bằng việc thực hiện những việc thiện: Số này đông hơn khi so sánh với những vị ở phần trên (2-1.) . Các Ngài có nhiệm vụ vừa tu vừa thi hành thiện nghiệp nên các Ngài có tuổi thọ lâu hơn.
3. Kết quả ra sao?
3a. Các Ngài ở dạng (2a.) sau khi trả xong thông thường là trở lại cõi Phật của mình và sống an tịnh như vậy một thời gian: Các Ngài sống trong sự thanh tịnh vì các ác quả đã được trả xong qua cú phóng chúi ngoạn mục như đã trình bày.
Ở đây lại có hai trường hợp:
i. Các Ngài cứ sống thanh tịnh một thời gian và vào Niết Bàn luôn
ii. Các Ngài nhớ lại bà con mình còn sống ở các khổ cảnh (thông thường là do lời hồi hướng của người thân trong gia đình). Và từ đây các Ngài lại thành Nhất Sanh Bổ Xứ: Vốn là tên gọi của một dạng Bồ Tát với đặc tính là: Nhập Thai Biết, Xuất Thai Biết. Những Ngài này đi tới đâu là hoàn thành nhiệm vụ tới đó.
3b. Các Ngài ở dạng (2b.) Vì rơi vào những nơi có thể tu hành ngon lành và đồng thời có chỗ để dợt tay nghề nên các Ngài có nhiều phương hướng để thành Bồ Tát thứ thiệt hơn.
i. Các Ngài có thể thành Bồ Tát thứ thiệt ngay trong kiếp sống này!
ii. Các Ngài có thể lên trển mà thành Nhất Sanh Bổ Xứ, hoặc là vào Niết Bàn.
củkhoaisùng: Lại hỏi thêm BHT là: Đây có phải chỉ là trường hợp cá biệt thôi hay thường xảy ra? và nó có tác dụng tích cực ra sao so với việc tu tập đến NSBX rồi xuống độ sanh và trả nghiệp luôn thể
Tibu: Toàn là biệt nghiệp và dành cho những vị thượng căn có những suy nghĩ táo bạo! Các Ngài muốn đánh nhanh thắng lẹ mà ra các kiểu tu lạ đời này.
Con hỏi hay quá là hay
củkhoaisùng: Chú có nói "Niết Bàn thì có nhưng lại không có ai vào" . Điều này có nghĩa là thế nào ạ?
Tibu: Niết Bàn là chỗ không còn bản ngã. Nên khi chưa vào đó thì còn cái bản ngã, còn Cái Tôi, Cái Của Tôi,.... Nhưng khi vào Niết Bàn thì không có bản ngã.
Do tình trạng không có bản ngã này, nên chính xác mà nói thì "Không có ai vào đó cả" là vậy đó.
củkhoaisùng: Nhập Niết Bàn một cách chủ động khác thế nào với nhập Niết Bàn do thiếu tự chủ. nếu khác thì Niết Bàn phải được hiểu thế nào mới đúng
Tibu: Không có nhập Niết Bàn với tâm thức ù lì, không tự chủ. Mà từ sự tỉnh thức và sáng suốt nhất thì hành giả mới có thể nhập được. Thể hiện bằng Cái Ánh Sáng rất là khác lạ: Tức là rất là mạnh, mạnh chưa từng có.
Đi vào Niết Bàn là chủ động, không có chuyện tự nhiên, hoặc là không có tự chủ, ngay cả thiếu tự chủ cũng không được. Vì sự tỉnh thức lúc này (lúc sắp vào) nó rất là mạnh mẽ.
1. Như vậy hiện tượng ánh sáng xuất hiện là vì hành giả đã có đủ điều kiện để vào rồi:
11. Ác nghiệp vừa sạch sẽ ---> đưa đến sự thanh tịnh ---> Vì không bị cái gì chi phối nữa nên ---> Ánh Sáng xuất hiện và hành giả có điều kiện vào Niết Bàn.
2. Khi áp dụng công thức Diệt Thọ Tưởng Định và ngay khi đó thể xác hết khả năng sống thì Ánh Sáng lại hiện ra và Hành Giả vào Vô Dư Niết Bàn.
Như vậy căn cứ vào những báo cáo của những người đi trước thì bọn mình nên hiểu về Niết Bàn như sau: Sau cái Ánh Sáng thì mới là Niết Bàn, còn khi thấy Ánh Sáng rất là mạnh này chỉ là hình ảnh gần tới Niết Bàn mà thôi.
Còn chính thức Niết Bàn nó ra làm sao thì Đức Phật nói là:
- - Hãy tới đó mà coi!
củkhoaisùng: Trường hợp Chú Sơn sẽ nhập Niết Bàn với quả vị Độc Giác Phật, có nghĩa là Chú ấy chỉ khó có thể độ sinh hiệu quả trong kiếp này và ở quả địa cầu này thôi phải không ạ? Vậy Niết Bàn đối với Chú ấy có tương tự như với Phật Thích Ca (là độ chúng sinh trong vô vi)?
Tibu: Y chang như nhau chớ
Có thể hiểu là chỉ cần cho một viên đạn vào đầu là thăng! (ví dụ như Các Độc Giác Phật). Còn Phật Chánh Đẳng Chánh Giác thì bị nhiều viên đạn trên thân thể và một viên ngay đầu! Như vậy: Những viên đạn trên thân thể là những hư hao khi Ngài chỉ cho các Vị khác tu hành. Và viên ngay đầu là cách thức mà Ngài nhập Niết Bàn. Như vậy: Cả hai đều như nhau.
steelich: cho con hỏi cái biết và Niết Bàn thì liên quan tới nhau như thế nào?
Tibu: Niết Bàn là chưa có ai nói gì được về nơi đó cả.
Ngôn ngữ mà mình dùng ở đây là dụng cụ để diễn tả về thế giới vật lý, thế giới hiện tượng. Nên không phải là dụng cụ hoàn hảo để nói về cái này.

Do vậy mà khi đọc về Niết Bàn thì nó có cảm giác là "Cũng Như Không".
Tibu