Chuyện Tham Dục là một chuyện rất là khó dứt điểm!

Không có thế thì con kiến nó thành con bò! Nhưng một khi đã có thế thì con kiến có thể tha nguyên cả con bò!

Chuyện Tham Dục là một chuyện rất là khó dứt điểm!

Đức Phật có nhận xét như sau:
Trên thế gian: Chưa có một sự hấp dẫn nào mạnh hơn, gắng bó hơn, dai dẳng hơn hai giống cái và đực.

tibu có nhận xét trong vấn đề này như sau:
Khi một người khác phái xuất hiện mà người "phe bên kia" không thèm để ý tới từ giọng nói, tư thế, mùi hương,... thì nhân vật này không phải là loài người!

Nói như vậy xong, thì mới biết chuyện này là chuyện lớn! Và không khéo thì vẫn cá mè một lứa!

Nhìn quanh:

Sự sắp xếp của Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới dựa vào thói quen sinh hoạt tập thể: Như vậy, nơi nào không còn sự xuất hiện của hai giống đực và cái thì nơi đó không có tham dục.

Kết quả rõ ràng là: Chỉ có cõi Sắc Giới (trải dài từ Sơ Thiền cho tới Tứ Thiền) mới có vấn đề này mà thôi.

Như vậy, hể mà tu sĩ vào được cõi này thì ngay giây phút đó: Tu sĩ không còn tham dục.

Bước kế tiếp là duy trì tình trạng này và nhất quyết không cho tu sĩ bị rơi vào thói quen cũ này nữa. Tất nhiên, nói thì dể, chớ làm là biết ngay nó khó đến cở nào?

Thực tế thì ai đã đụng với vấn đề này, đều hiểu:
Con bò đã thành con kiến (ý của tibu là khi đề mục xuất hiện ngay đằng trước mặt được 12 giây)

Nhưng do tình trạng ngủ quên trên chiến thắng! Không khéo, từ con kiến: Nó lại có thể thành con khủng long! Và như vậy thì thói quen củ nó cứ tái phát.

Tất nhiên, bài này dành cho những ai chưa vào được Chánh Định Grin Grin Grin. Nguyên tắc là làm từng bước một. Làm cho chắc ăn bước này xong thì mới tới bước kia. Không nên đốt giai đoạn.
1. Suy nghĩ về sự nguy hiểm của Tham Dục:
2. Thấy sợ, rồi tới kinh hoàng, lông tóc dựng đứng. Tới đây thì mới đủ sức tập tiếp được. Có nghĩa là nếu chưa có sợ mà tập tiếp thì đó chỉ là trò hề và ít có tác dụng.

3. Tạo thói quen mới: Cột tay, cột chân. (ý là không cho tay nó quờ quạn, chân nó đi tìm...)
31. Giữ vệ sinh. Quán xác chết. Nuốt nước miếng
32. Làm chuyện khác cho nó nguôi cái cơn. Kể cả chuyện tiết thực (ăn ít lại)

Có câu chuyện vui như vầy:
Thông tục của người Ái Nhĩ Lan là khi đấng Nam Nhi tới thăm Người Yêu thì cả nhà đều đồng ý cho chàng này ngủ lại tại nhà. Nhưng với điều kiện là ngủ trong cái bao bố được may chắc vào cái giường. Cũng có người chơi khâm là để quên anh chàng rể này vài ba ngày và sau đó là cho người vào hỏi: Thế Nào?
Thì câu trả lời lúc nào cũng chỉ ngắn gọn đó là: "Cơm Thôi Cô"

4. Thực hiện chuyện hộ trì các căn. Chuyện này thì Kinh Sách có ghi rõ như sau:

Khi mắt thấy các sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngự khiến tham ái ưu bi, các bất thiện pháp khởi lên, vị Tỷ Kheo ấy tự chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì con mắt, thực hành sự hộ trì con mắt.... v.v... (tương tự đối các căn khác: Mũi, Lưỡi,  Tai, Xúc, Ý).

Nhận xét:

Kinh Sách ghi lại theo thứ tự lộn ngược! Grin Thực tế là Ý phải thấy trước được sự tai hại của vấn đề và sau đó mới tính tới chuyện:

a. Khi mắt thấy các sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướng riêng. Kinh nghiệm cho thấy: Khi tiếp xúc với người đẹp thì tibu nhìn về hướng của người này nhưng lại nhìn hơi cao hơn cái đầu một tý, thấp nhất là đụng tráng là ngừng và không cho nó nhìn xuống nữa.

b. Làm được như vậy rồi thì "Không cho nó chạy bạy, chạy bạ" Tóm lại là: Nên quản chế nó. Có nghĩa là đi thì thưa, về là trình.

c. Song song vào đó là dợt cho ra đề mục. Kinh nghiệm về chuyện hết tham ái chỉ xuất hiện khi đề mục xuất hiện được 12 giây.

d. Và liền sau đó là gia tăng tu hành để duy trì thói quen mới này, không cho nó ngủ quên trong chiến thắng.

Chuyện gì xảy ra khi thực hành được điều (b) và (c)?
Nguyên tắc là cứ tính từ trên đầu xuống thì sẽ hiểu được sự nhiệm mầu này:
1. Bộ óc là cao nhất, nó phát sinh ra cái ý: Ở đây, cái ý đã được chuẫn bị kỹ càng về chuyện chống Tham Dục
2. Kế đến là con mắt thịt: Cái này đã được bàn kỹ trong bài trên. Tất nhiên là nó hay chạy bậy bạ nhất! Nhưng do kiên trì cho nên theo thời gian thì nó cũng phải nghe theo ý của tu sĩ.

21. Tới đây, lại có hai phản ứng khác nhau, tùy vào thể chất của từng tu sĩ một:
22. Người với thể chất khỏe mạnh bẩm sinh thì sẽ tu tập tiếp cho đến già mà không có chuyện gì xảy ra.
23. Người thể chất yếu đuối: Khi về già thì tình trạng hết pin đột ngột xảy ra.
231. Vị này có thể uống thuốc bổ để duy trì sức khỏe.
232. Cũng có vị lại không chịu cái bên ngoài đưa vào, nhưng lại chịu cái bên trong của mình có nghĩa là tinh khí thần. Ba cái này, lúc này thì nó yếu và không còn bao nhiêu. Như vậy đối với vị này thì giới luật là đứng đầu:
2321. Vị này nên gìn giử sức khỏe, giử ấm, không ra mưa gió, cảm cúm...
2322. Vị này dùng hơi thở đặc biệt sau đây đề tạo tinh khí:
2323. Liều lượng chỉ cần ba hơi thở trong một ngày là đủ rồi. Tibu nói ba hơi là chỉ có ba hơi mà thôi. Không nên phiêu lưu vào lảnh vực nguy hiểm này bằng cách xem thường lời chỉ dẫn và cứ làm nhiều hơn ba hơi thở.
2324. Kỷ thuật:
Thở Mặt Trời: (Tập vào buổi sáng, nếu tập ban đêm thì sẽ bị khó ngủ)
Ấn: bàn tay phải co hết mức hai ngón trỏ và giửa vào lòng bàng tay.
Ba ngón còn lại giử thẳng tự nhiên. Đưa ấn lên trên mũi một cách tự nhiên (lòng bàng tay úp vào mặt). Ngón cái và hai ngón kia lần lượt để nhẹ lên hai cánh mũi.

Hơi thở: (3-2-5-2)

Bít kín lỗ mũi trái, hơi bít lỗ mũi phải.
Hít vào từ từ và cho đầy vừa vừa buồn phổi. (3)

Treo hơi thở (2)

Nhíu hậu môn, thả hậu môn (1 lần thôi) Bít kín lỗ mũi phải, mở nhẹ lỗ mũi trái
Thở ra từ từ (5)

Treo hơi thở (2)

Lập lại 3 chu kỳ (và không tập thở như vậy nữa trong suốt ngày hôm nay).

Thực hành: Nên thở và đếm từ từ, không chậm quá cũng như là nhanh quá. Nên làm vừa phải.
Tư thế ngồi là giữ xương sống thẳng (nếu làm đúng tư thế thì bụng sẽ tự động hóp lại), hơi gập cằm và đầu làm như là đang đội trần nhà.

Kết quả: Làm đúng thì "bên dưới" nó yên lặng, và không có nhi nhô Grin Grin Grin và xương cụt nó có hơi ấm.

Tất nhiên. một khi con mắt đã bị khuất phục thì đến cái tai sẽ bị ảnh hưởng:
Thí nghiệm:
Đem một cái máy thâu thanh và thâu cảnh đang ăn cơm trong gia đình.
Khi nghe lại thì sẽ thấy rằng nó ồn hơn rất là nhiều khi so với thực tế.

Đó là vì cái tính chí công vô tư của cái máy thâu: Nó thâu hết và rất là mạnh ngang nhau

Trong khi đó, mình lại thấy nó đâu có ồn như vậy?

Đó là tại vì khả năng tự điếc của lỗ tai!

Với cái lợi là:

Khi mà con mắt đã bị khuất phục thì cái lỗ tai của tu sĩ cũng tự điếc với những chuyện ở đời.

Do vậy mà tâm lúc nào cũng y như là con nít... không tin thì nhình cho kỹ vào tính tình của tibu thì sẽ hiểu Grin Grin Grin


=============================
Chuyện Trong Lề:

Dĩ nhiên, khi bàn về chuyện tham ái mà không nói đến chuyện cười ra nước mắt... Thì thật là thiếu sót:

Chuyện... Đức Phật chỉ im lặng chịu trận, khi có một cô gái mang bụng chữa tới. Trong kinh nói là có chuột nó cắn và lòi ra chuyện cô này quấn cái bụng lại để giả chuyện có chữa. Tibu không tin về chuyện có hai con chuột trời cho này lắm.
Chuyện Thế À! (Trong cuốn "Góp Nhặt Cát Đá").
http://sanphamnhuacomposite.blogspot.com/2012/10/cau-chuyen-ve-thien-su-hakuin.html

Chuyện một vị Thầy ở Đà Lạt khi tibu gặp thì Ngài vẫn tu trong rừng (Ngài vẫn thích tu nhưng không ai cho Ngài tu trong chùa cả, cho nên Ngài vào rừng lập cốc, tu với gia đình).
Những vị thầy khác hay tới thữ sức trong cái cốc có con quỹ (không có thầy nào đủ sức chịu đựng qua một đêm: Ai cũng bị bịnh và phải khiêng ra). Sau này tibu cùng đi với Cô Ba Hột Nút xuống thăm Thầy. Chính Cô Ba đã phóng quang tiêu diệt con quỹ đó.

Chuyện tibu có đứa con Trai ngay trên Đà Lạt mà cho tới giờ này, người tung tin đồn vẫn tin là chuyện này đã xảy ra. (Thời gian là: 2012 - 1991 = 21 năm).

Kinh nghiệm:
1. Là tibu và vị Thầy đó không thể chứng minh gì được. Cả hai, y như Đức Phật, chỉ có nước im lặng chịu trận.
2. Là đã không có làm, thì không việc gì mà phải sợ Grin Grin Grin.
Tibu

Lòng hiếu thảo với Cha Mẹ

Lòng hiếu thảo với Cha Mẹ

Đức Phật giảng rằng chấp tay đảnh lễ như thế cũng chưa đủ, mà cần phải thành tâm quán tưởng các phép cư xử với người chung quanh: 
1.hướng Đông là sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái, 
2.hướng Tây là sự liên hệ vợ chồng, 
3.hướng Nam là liên hệ thầy trò, 
4.hướng Bắc là liên hệ bạn bè, 
5.hướng Thượng là liên hệ giữa tu sĩ và cư sĩ, 
6.hướng Hạ là liên hệ giữa chủ nhân và người giúp việc.

Người có tâm sân hận


1) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình trở thành xấu xí, không có dung sắc. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, nhưng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục.
2) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình ngủ một cách khổ sở. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da mềm, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ, nhưng rồi người ấy vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục.
3) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình làm ăn, thâu hoạch không có lời. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, tâm trí người ấy trở nên rối ren, dù làm ăn có lời lại nghĩ rằng không lời, làm ăn không lời lại nghĩ rằng có lời, vì thế lúc nào cũng khổ sở lo lắng.
4) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có tài sản. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều tài sản lúc trước do siêng năng làm ăn, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm đưa đến tù tội, phạt vạ, làm tiêu tán tài sản.
5) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có danh tiếng. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều danh tiếng lúc trước, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm làm tiêu hoại mọi danh tiếng đã có.
6) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có bạn bè. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, nhưng rồi họ cũng sẽ xa lánh, từ bỏ người ấy, vì người ấy có tính tình nóng nảy, bị phẫn nộ chinh phục.
7) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người ấy làm ác hạnh với thân, người ấy nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, cho nên, khi thân hoại mạng chung, chính người ấy sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tám Pháp Thế Gian _Bình Anson


Bình Anson

1. Ðược và Mất (Làbha và Alàbha)
 - đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành đức tánh Xả ly cao thượng nầy.
2. Danh Thơm và Tiếng Xấu (Yasa và Ayasa)
 - cố gắng trau giồi hạnh từ khước, buông bỏ, không luyến ái.
3. Ca Tụng và Khiển Trách (Pasamsà và Nindà)
Ðức Phật dạy: "Người nói nhiều bị khiển trách. Người nói ít bị khiển trách. Người lặng thinh cũng bị khiển trách."
Nguyền rủa, chửi mắng là chuyện thường tình. Càng hoạt động, càng phục vụ, chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, và càng phải chịu vu oan, nói xấu, phỉ báng nhiều hơn.
4. Hạnh Phúc và Ðau Khổ (Sukha và Dukkha)
Ðau đớn (vật chất) và phiền muộn (tinh thần) đến với ta dưới nhiều hình thức.
đây là cơ hội quý báu để ta thực hành tâm Xả.

Về pháp tu thiền



Chánh Định là công tác tu tập để đem tâm an trú vào 4 Thiền-na, sau khi đoạn trừ các dục, các bất thiện pháp - ở đây thường được hiểu là đoạn trừ 
5 triền cái: tham dục, sân hận, hoài nghi, hôn trầm thụy miên, và trạo hối; và 
thay thế bằng 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. 
Sau đó lần lượt xả bỏ 4 thiền chi đầu: tầm, tứ, hỷ, lạc, chỉ còn giữ lại một trạng thái tâm chuyên nhất, thanh tịnh, và tỉnh thức ở tầng thiền-na thứ tư.

Cách cột Tâm

Cách cột Tâm 


34650- 14 điều dạy của Phật
bt: Mới đi làm về, thấy trên bàn có tấm tranh lụa mở ra xem thì ra là.. 14 điều răn của Phật, xin trích vài câu:
2. Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
3. Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
4. Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ
6. Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu.
7. Đáng thương nhất của đời người là tự ty...
Làm người thì ai mà không (có khi) dối trá, tự đại, ghen tỵ, tự ty v.v... Muốn tránh được những cái này thì có cách nào từng bước một để tiêu trừ không?
mến
HL: Dối trá: đụng chạm ngoài đời thì... dối trá là chuyện thường. Thế nhưng khi đã phát tâm tu hành thì bước đầu tiên nên chọn một khu vực nào đó... để tập... nói thật. Có nghĩa là hễ mà bước vào khu vực đó thì tu sĩ bắt buộc phải nói thật cho dù có banh thây, nát thịt, hay quê xệ đến chừng nào đi nữa thì cũng phải nói thiệt.
Cao hơn tý nữa: là kiểm tra tư tưởng liên tục, và hễ hở ra (có nghĩa là dư thời giờ) là thiền định liền. Chữ “liên tục” ở đây là không có chuyện giải lao mà là xiết bù lon cái tư tưởng. Làm như vậy thì có lúc đuối người và xuống tinh thần vì thấy cái tư tưởng có quá ghê tởm. Lúc này nên ca hát lên vài câu Pháp Cú cho tỉnh táo rồi làm tiếp, nhưng câu đó như sau:           
            300.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui niềm bất hại.
            301.     Đệ tử Gotama,
                        Luôn luôn tự tỉnh giác,
                        Vô luận ngày hay đêm,
                        Ý vui tu thiền quán
Hay là nên ngâm nga:
            197.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không hận, giữa hận thù!
                        Giữa những người thù hận,
                        Ta sống, không hận thù!
            198.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không bệnh giữa ốm đau!
                         Giữa những người bệnh hoạn,
                        Ta sống, không ốm đau.
(đệ chế lại chút xíu: thay chữ “ốm đau” thành: bệnh hoạn)
            199.     Vui thay, chúng ta sống,
                        Không rộn giữa rộn ràng;
                        Giữa những người rộn ràng,
                        Ta sống, không rộn ràng.
Và chiêu thức cuối cùng nhưng cũng là chiêu đầu tiên khi đệ thức dậy, đó là kêu to trong tâm cái tên của mình và dạ ba lần:
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
            -- Phước
            -- Dạ
Chiêu này để tự nhắc nhở với đệ rằng: Ngày hôm nay là ngày Tui điều khiển ông chớ không phải ông lại điều khiển tui như hồi trước khi tui tu. (có thể đổi tên của mình để gọi_tui)

Hai  Lúa



Hướng tâm lên trên khi làm việc/sinh hoạt trong ngày là em cứ chú ý tới cái không gian trước trán mình và cố gắng mường tượng cái đề mục ở đó.

Sau một thời gian làm quen cái chuyện hướng tâm lên này thì chuyển qua giai đoạn đẩy cái đề mục mường tượng đó ra xa một chút, mỗi ngày cố đẩy ra xa mỗi chút 


Sau đó nó ra cái đề mục thiệt luôn : tức là cứ hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục cách một khoảng từ Ajna chiếu ra, rồi cứ cố ngày từng ngày đẩy nó ra một chút, tới chừng em làm nó xa đủ khoảng một với tay rồi thì cũng là lúc em quen rồi nên một cách rất tự nhiên - nó ra đề mục của em ngay đó luôn trong khi sinh hoạt hằng ngày.

Ban đầu cháu làm theo kiểu nhớ lại khuôn mặt Má cháu, hay mặt thằng nhóc con cho nó dễ, rồi đẩy cái hình ảnh đó ra trước trán. Khi em mình đã quen và hiểu ý rồi thì cháu nhớ cái hình mồi đề mục rồi đẩy ra. Rồi không nhớ hình mồi nữa mà cố vẽ đề mục ra rồi đẩy.

Vì trên đây chỉ là Kỹ thuật tập cho cái Tâm mình nó hướng về chuyện tu tập để không lăng xăng nghĩ bậy, nghĩ linh tinh trong khi làm việc /sinh hoạt ( mở mắt ). Tập cho tâm mình nó hướng lên trên để quen dần cách đưa đề mục ra xa. Nên LC có viết rõ trên kia là : tập hướng tâm lên trên và mường tượng đề mục, chứ không phải quán và niệm đề mục.

Còn khi vào tập chính thì Niệm và Quán cần đồng thời mới có sự tập trung cao và có lực đúng theo cách thực hành mà Thầy và HSDT trao khi mình nhận đề mục ạ.

Áp dụng
-Thoải mái,thoải mái và thoải mái ...có nghĩa là không nặng về kỹ thuật gì hết á,vì chỉ là tâm nghĩ đến mà thui 

-Đoc câu Chuối ghi - mình thực hành ngay liền tại chỗ: như là đang coi tivi -phim Hài Hoài Linh- ở trên đầu tủ ý :nội dung phim hay quá ,mà mình cứ vừa lặt rau,mắt nhìn rau(coi chừng có con sâu đang bò đó nha!) ,mà tâm cứ hướng lên trên TVi để nghe  Hoài Linh nói chuyện /diễn măc cười quá.... Grin Grin

-Bi giờ mình thay phim Hàì bằng chấm đỏ/ngọn lửa...-> tâm mường tượng ra mờ mờ là ok rùi .(khỏi phải suy nghi vọng tưởng là con nhỏ này đó ...hài dô duyên quá,không biết trưa mai nấu món gì, cái anh chàng đó sẽ lấy con nhỏ kia đẹp hơn.. Grin Grin.) 

-Khi mà mình cảm thầy mờ mờ " rành rọt "rùi thì mình đẩy cái tủ ti vi đi xa một chút(Chuối ghi là đẩy đề mục ra xa tí xíu nữa)
....
Và như vậy lâu ngày thì kết quả là mình quen "An trú CNDTM" và thấy đề mục 100%-> cái này với mình thì ý này thấy rất quan trọng lắm(tập được sẽ nói sau há Chuối )
...
Cám ơn Chuối và mọi người ạ

Kính

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta phát tâm tu hành?

Chuyện gì xảy ra khi chúng ta phát tâm tu hành?


Các bạn thân mến, Sự phát tâm tu hành của mình cũng sẽ đụng ba lực lượng này:
1. Lực lượng chống đối (có thể hữu hình và vô hình) lực lượng này do ác nghiệp mà mình vô tình hay cố ý tạo ra.
2. Lực lượng trung gian: Lực lượng này (cũng có thể là hữu hình và vô hình) trong đó có một số đông là những ông hàng xóm của mình như anh chị em, bạn bè thân thích, và một số thế giới vô hình như thổ thần, và quỷ thần ở đâu đó... Mặc dù chúng ta không thấy họ nhưng họ cũng ở đó lâu rồi.
3. Và lực lượng ủng hộ mình: là những huynh đệ cùng có cái nhìn như mình và cùng tu hành như mình (lực lượng này cũng có phần hữu hình và vô hình của nó). Và nhất là một số các vị Hộ pháp vì lời hứa với Đức Phật (kinh Pháp Hoa) mà họ sẽ phải hộ trì những người sơ tâm.
Sự yên ổn tu hành có được hay không, cũng tùy thuộc vào thái độ tu hành của mình. Một phần cũng chính vì thái độ không tôn trọng nhau mà trước nhất các vị Hộ Pháp sẽ làm cho mình gặp khó khăn và khổ sở vô cùng khi tiếp tục tu hành mà không chịu sửa đổi những lỗi lầm của mình.

Vào những lúc đầu tiên


Cái tâm tu hành, vào những lúc đầu tiên, nó không có thể hiểu ý của mình là cái gì! Cho nên lúc nào nó cứ lụp chụp, và không thể nào làm theo cái trí thông minh của mình được. Hiện tượng "Không đồng bộ này" rất là thông thường vì là do chưa quen.

Tất nhiên, không phải là dùng tới roi vọt mà nó chịu nghe theo mình đâu! (Chuyện này là do ảnh hưởng của thời tu kín của con hồi kiếp xa xưa mà ra đó).

Mà hầu hết là dùng sự điều đình tâm thức, có nghĩa là nói đi nói lại, và cứ nói rất rất nhiều lần cho em nó nghe, và lúc đó, em nó mới hiểu ý định của con là cái gì! Như vậy là nên cho em nó hiểu là khi làm như vậy là hợp lý, là đúng rồi đó.

Tibu gọi là "em nó" với ý nghĩa là cái linh hồn đó.

Trong HSTD kết quả thông thường cho thấy:
Để cho linh hồn (còn gọi là "em nó") hoạt động đồng bộ với thể xác thì tu sĩ đều mất rất là nhiều thời gian tinh tấn tu hành ở mức độ là 70% sức khỏe của chính mình. 

Trong thời gian này, quan trọng nhất là không nên nôn nóng, hay là sân hận không có lý do (như là: Tự nhiên suy nghĩ về chuyện quá khứ xa xôi nào đó, rồi tự mình đùng đùng nỗi giận). 

Là vì khi còn thói quen này thì công phu cứ xuống sông, xuống biển hết. Nhớ đó nghe con Grin Grin Grin

Ngay chỗ này mà hấp tấp là hao tốn sức lực ghê lắm lận. Có nghĩa là thay vì dùng cương thì nên dùng nhu.
Tibu

Đinh luật cộng hưởng.

Tất cả đều dùng dịnh luật cộng hưởng.
Động tác an trú chánh niệm đằng trước mặt (ATCNDTM)có tác dụng cực kỳ lạ lùng! Tuy là hình tướng của nó lúc nào cũng nhìn ra ngoài, ngay đằng trước mặt, nhưng kỳ thật, nó là dụng cụ tuyệt vời trong việc: Nhìn vào bên trong với cái nhìn cực kỳ chính xác, và khó chịu!

Gọi là khó chịu là vì hể mà không hội đủ điều kiện thì không cách gì  mà quán cho ra (có nghĩa là nhìn thấy đề mục).
ATCNDTM lại tác dụng y như là một rô bô.
Theo kiểu:
Đúng (hay hội đủ diều kiện) là làm! Không đúng (do điều kiện không thỏa, thiếu, quá thô) là không có gì hết,

và nếu mon men ráng sức làm mà không thèm sửa đổi tính tình, thói quen, cách sống thì nhẹ nhất là đau ê ẩm, nặng hơn là Tha Hóa nó nhập!
ANTCNDTM:
Nó đòi hỏi nhiều điều bắt buộc hành giả phài làm:

Ngắn gọn:
Kiểm soát tư tưởng liên tục.
Giử giới luật
Thiền Định.

Dài dòng, không thể nào nói hết ra được. Đại để là:

Nóng tính, Sân hận, ghen tương, ghim gút, buồn phiền,

Chụp giựt, như:
Khi linh ảnh vừa mới xuất hiện, chưa đủ mạnh [gọi là đủ mạnh khi có phát hào quang và trong lòng hành giả lại vui tới số 10 (với số 0 là không có vuisố 10 là vui tối đa)] mà hành giả đã kêu gào theo kiểu: Ngài ơi! Ngài ơi! Con nè, con nè! Thì linh ảnh không có điều kiện tồn tại, lý do là quá ồn ào, quá thô lổ, quá... chợ trời.

Ích Kỷ:
Không có câu chú hay là thánh thần nào có thể làm cho hành giả hết ích kỷ! Mà chỉ có hành giả tự thay đổi và sống ngon lành hơn mà thôi.

Tại sao?
Là vì đây là cái thấy của Chư Thiên! Mà Chư Thiên không thể nào mà còn và chấp nhận những tánh xấu như trên được.
 

Thầy tôi dặn :

a. Ăn ngay, nói thật.
b. Có Hiếu.
c. Không nên ghim gút, sân hận, bi thảm hóa cuộc đời.
d. Nên tự khôi hài và tạo nên sự vui tính, cho tới cực kỳ vui tính.

Các câu hỏi về Quán chấm đỏ


Dạ con cũng xin phép Thầy được hỏi  :

1. Khi Phật A Di Đà phóng đi từ Ajna của Ngài tư tưởng là từng phần  "A" "Di" "Đà" "Phật" , hay tư tưởng là một tổ hợp "A Di Đà Phật"

Con hỏi vậy vì nếu khi quán tưởng , mường tưởng chấm đỏ và niệm: 1 niệm là "A", là "Di", là "Đà", hay "Phật" thì có thể tương tác được với tư tưởng của Ngài A Di Đà hay không ?
Là cách niệm Phật của Tịnh Độ đó. Tức là từng tiếng một , kéo dài ra, và ở giọng cao.
Trích dẫn
2. Thứ hai là: cái thấy khi tập là cái thấy của ý căn, nhưng cái thấy của ý căn này có cần phải dựa theo thân thể hay không cần dựa theo thân thể ?
Tức là cái thấy này có phải thông qua Ajna hay không ?


Vì nếu cái thấy này thông qua Ajna thì chỉ cần cung cấp đủ tư tưởng qua Ajna thông qua AtCNDTM " con không biết là gì nên bảo nó là tư tưởng: tư tưởng "A Di Đà Phật" " ,thì ta sẽ bước vào cận định một cách rõ ràng và vững chắc hay không ?
Cái câu hỏi này mới là hay đó nghe! Grin Grin Grin
Nó diễn tiến như sau:
1. Theo ý căn: Có nghĩa là do trí tưởng tượng của mình mà nó hiện ra.
2. Sau đó thì đề mục lại có cái chuyện... thêm mắm thêm muối vào!
21. Ở chỗ này nó lại tùy thuộc vào chuyện giữ giới luật của tu sĩ:

Nếu tu sĩ có thói quen là:

211. Tuy là nói vậy nhưng không phải là vậy: Có nghĩa là trả lời cho qua chuyện! Hay là mời lơi, Tự tráo trở,...
Nếu người này có phước báu thì đề mục "Không hiện ra".
Nếu không có phước báu thì đề mục lại hiện ra, nhưng với sự giúp đở của "Tha Hóa Tự Tại". Làm lâu ngày thì họ nhập luôn cho nó tiện!

212. Nói không đúng sự thật:
Nếu có phước báu thì đề mục "không hiện ra".
Nếu không có phước báu thì đề mục lại hiện ra nhưng với sự giúp đở của "Tha Hóa Tự Tại".
Làm lâu ngày thì họ nhập luôn cho nó tiện!

213. Nếu còn Sắc dục:
Nếu có phước báu thì đề mục "không hiện ra".
Nếu không có phước báu thì đề mục lại hiện ra nhưng với sự giúp đở của "Tha Hóa Tự Tại".
Làm lâu ngày thì họ nhập luôn cho nó tiện!

Do đó cho nên, chuyện hiện ra là một chuyện có khi là tai hại hơn là nó không thèm hiện ra! Nhất là khi tu sĩ còn sống với những thói xấu cũ mà không chịu thay đổi nó đi.

Và sau đó là tu sĩ bước thêm một bước nữa là giảm sắc dục. Hay là tự điều chỉnh những thói xấu đã đề cập ở trên.

Như vậy thì lúc nào chuyện thêm mắm thêm muối nó lại ... đúng?

Xin thưa là:
Lúc giữ giới luật cho ngon lành.

Hình ảnh sẽ qua 3D, phát sáng:
1. Nếu mà là người thân thì ngay sau đó nó hiện ra luôn cái cảnh người này đang làm việc gì, bận đồ ra làm sao, và hay hơn nữa là chung quanh họ có mặt những ai, đang làm gì... Ngầu hơn tý nữa là họ đang nói những gì!!! Giỏi thật là giỏi thì... họ đang suy nghĩ những gì luôn!

2. Nếu là một linh ảnh thì cái linh ảnh đó sẽ làm cho tâm của tu sĩ thanh tịnh qua cách:
21. Làm cho tu sĩ có cái cảm giác là cả cái không gian chung quanh tu sĩ nó lắng xuống, thanh tịnh, vững vàng. Trong thân thể tu sĩ thì cái vui nó chạy ra tới ngón tay, ngón chân... Cảm giác khinh an nhẹ tênh!!!
22. Sau đó là cảnh Ngài ấn chứng (tùy theo tâm lực của từng tu sĩ).
Trích dẫn
Vì con tu dở và hay hoang mang nên con không cầu vội chỉ cầu vững từng bước thôi vì cận định con còn không rõ ràng thì nói gì đến chính định Sad
Hỏi như vậy mới là hỏi chớ! Con hỏi hay quá sức là hay luôn!

Hoan hô con một cái! Grin Grin Grin

------


Về chuyện này thì tu sĩ đã có vợ thì có tính là tham dục không ?
Khi chánh dâm thì không có chuyện gì xảy ra cả. Chánh dâm là khi yêu ai thì không có chuyện mơ màng vớ va vớ vẩn đến "người hàng xóm" hay là "tài tử xi nê" đó nghe! Có làm được như vậy thì hào quang nó sáng hơn, mắt long lanh vì hạnh phúc.
Trích dẫn
hoặc là tu sĩ chưa lấy vợ nhưng mà tự thoả mãn ?
Không có được lộn xộn chuyện này.
Khi dư sức thì lo tập dợt cho nó ổn định lại.
Vì chuyên vớ vẩn ở trên mà làm nhiều lần thì Quỷ hút tinh khí nó tới và nó ưa lắm đó.
Trích dẫn
Và cách giải quyết?
Nguyên tắc là khi dư sức là tư tưởng nó nghỉ về sắc dục: Nên điều đình với nó là bây giờ là tu sĩ rồi! Không có nên làm chuyện vớ vẩn này nữa. Lo mà tập đi, vì khi tập thì nó cũng sử dụng bớt đi rồi.
Trích dẫn
Và tu sĩ còn tham sân si nhiều quá khó có thể tự vượt qua thì có thể bám vào đề mục để nó kéo mình qua ko ạ?và làm như thế có sợ bị (Nếu không có phước báu thì đề mục lại hiện ra nhưng với sự giúp đở của "Tha Hóa Tự Tại".
Làm lâu ngày thì họ nhập luôn cho nó tiện).
Trong hstd, chỉ có BM là làm được khi sân lên đến cao độ. BM làm được là do tính tình không có ghim gút, dể tha thứ!

Tham thì số này đông hơn: Họ đều "Tham thành Phật". Và tập ráo riểt.

Si thì chưa thấy ai làm được. Vì si nhiều thì nó sinh ra ngủ li bì khi nhắm mắt 100% để an trú chánh niệm đằng trước mặt.
Trích dẫn
Đôi khi con bị sân hận lấn át lúc đó con thử nhắm mắt thì đề mục vẫn hiện ra,con bám vào đề mục thì tự dưng hết sân như được trút bỏ,nhưng lúc đó ko có tinh thần tập nữa.Đợi sân nó lui đi rồi tập tiếp?
Như vậy ngoài BM ra thì có con luôn đó! Grin Grin Grin
Trích dẫn
Đệ tử hỏi thêm 1 câu nữa:
 Có người giải thích về việc Niệm Phật A Di Đa----> nhất tâm bất loạn --->sẽ chữa mọi bệnh tật  ,ông ấy giải thích như phần trích dẫn .
Thông thường, khi chữa bệnh thì có ba dạng bệnh nhân, và nhận xét này là của Đức Dược Vương Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật:

1. Có người bị bệnh nặng, nhẹ không thành vấn đề: Họ sẽ lành bệnh cho dù không chạy chữa gì hết.

2. Có người chỉ cần làm đúng như vậy, như kia thì hết bệnh. Kể cả câu cầu nguyện của tên sát nhân khét tiếng vào thời của Đức Phật. Và đây là câu hồi hướng độc đáo nhất dành cho tu sĩ đã từ bỏ nghiệp sát, ăn ngay nói thật và có hiếu.

3. Có người làm gì thì làm! Nó cũng không hết bệnh.
Trích dẫn
Vậy cho con hỏi con tập theo PP chùa mình là A......Di......Đa.....Phật để đạt nhất tâm bất loạn,thì sẽ có tác dụng chữa mọi bệnh tật mà do biệt nghiệp và giải thích như chú Đỗ Đức Ngọc(phần tô đỏ) vậy có đúng ko ạ.
Chỉ trúng cho bệnh nhân thứ hai (2).
Trích dẫn
Ngoài thời gian con tập QCĐ(quán chấm đỏ) thì con phải luôn luôn niệm A..DI..DA..PHAT thầm trong tâm?
Và con có cần thiêt phải chữa bằng Tự Lực (dùng thuốc, tập khí công)như dưới phân tích ko ạ.?
Trong khi chữa bệnh thì con làm tất cả những phương thức mà con gặp được và phấn đấu cho tới cùng.
Trích dẫn
Cuối cùng xin thầy chỉ điểm cho con 1 công thức để con vừa tu tập vừa chữa bịnh sớm được giải thoát về nơi Phật Đạo.
Và có điều gì sai xót mong thầy chiếu cố và bỏ quá cho con, vì con còn ở Vô minh nên ngu muội lắm lắm ạ.
Những bước cần thiết khi tìm cách chữa bệnh.
1. Suy nghĩ căn bản:
Bệnh chưa chắc là dẫn đến tử, mà đôi khi nó lại là sinh.
2. Nên để ý đến những nguyên nhân sâu xa như là Sân, Hận, Ghim gút, Bi thảm hóa cuộc đời, Không còn tự trào (nghĩ ra chuyện vui, khôi hài, tiếu lâm khi lâm nguy).
Những nguyên nhân này nó làm cho tâm thức chai đá đi! Không còn tính thẩm thấu để các vị thuốc tác động trong khi chữa bệnh.

Lời bàn của tibu:

Sân (giận): Chuyên nổi nóng sẽ dẫn đến hành động điên cuồn! Mà điên cuồn thì khí huyết tự đốt cháy hết các khả năng như: Không thể tạo ra được chất bổ để dẫn đến nơi bị bịnh. Chất bổ bị phân hóa nhanh hơn bình thường.

Hận: Hận thù cũng đi đến chuyện điên khùng do khí huyết bị ứ lại sanh ra. Thay vì chất bổ được khì huyết dẫn đến chỗ bị bệnh thì nó lại đem đổ ở chỗ khác! Theo thói quen "làm cho bỏ ghét".

Ghim gút: Là tính kềm giữ lại cho nên khí huyết đều bế tắc: Không chịu tải chất bổ đến nơi đến chốn mà lại là đỗ ở giữa chừng.

Bi Thảm Hóa Cuộc Đời: Cái này là khỏi nói, tâm thức cứ đi xuống khiến cho tất cả các kích thích tố đều chạy tầm bậy, tầm bạ! Buồn vui lẫn lộn...

Mất tính khôi hài: Lảo hóa quá sớm, sự chai đá này làm trì trệ việc chữa bệnh rất là nhiều. Bệnh cứ tái phát hoài thôi.

Những bệnh do tiền kiếp như:

Như bị chặt đầu: Máu không lên đầu, mất sức bất thần không có nguyên nhân.

Quá sợ hải rồi mới bị chết: Chuyện này dẫn đến hen suyễn, bệnh tim

Sát sanh khi đối tượng có ý định đi về nơi trú ẩn (bắn thú vật khi chúng đang thiên di): Chuyện này dẫn đến chết yểu.

Còn nhiều ác nghiệp khác nữa ...
[...]
Đặc biệt: Do giúp người mà khi chết cũng rất là thê thảm.

HIC, ác nghiệp gì mà giúp người khác mà cũng chết thê thảm ghê quá, đúng là ác nghiệp ! vậy nếu tu thành công thì có "chữa" đc ko thầy ơi !!!   Huh Huh
Chính Đức Phật Thích Ca, sau khi chỉ cho 1250 người đề từ đủ các thành phần trong xả hội: Ngài chấm dứt cuộc đời qua con bệnh Kiết Lỵ Nhiểm trùng máu.

Ngài Mục Kiền Liên, sau khi dùng hết công lực của chính Ngài, đã chỉ cho những ai hữu duyên thành A La Hán! Thì đến lúc Ngài chấm dửt cuộc đời thì Ngài bị ném đá cho tới chết.

Hoasentrenda có Cô Ba Hột Nút chết hộc máu vì chỉ cho bà con mình tu tập.

Hehehe  Grin Grin Grin Đây là cái chết bình thường của những người cũng bình thường khi đi theo Ngài Thích Ca hehehe.

Có nghĩa là phàm phu thì có những trò chơi đượm thấm sự Vô Minh, có nghĩa là bị đọa mút chỉ cà tha Grin Grin Grin mút mùa lệ thủy  Grin Grin Grin

Thánh nhân thì có những trò chơi mà người thường phải kinh khiếp! Khi nghe qua thì lè lưởi, so vai, rụt cổ hehehe Grin Grin Grin

Thầy cho con hỏi ké tí là :làm sao phân biệt được giữa đề mục (của con là cái chấm đỏ ) do mình mường tượng với cái mà Tha Hóa tự tại cho thấy ?
con cám ơn thầy
THTT cũng y như là một hàng xóm lanh chanh vậy đó.

Khi tu sĩ đang tập, nhất là khi khi sắp ra hay là chỉ mới ra, nhưng còn yếu thì mấy thằng chả nhảy vào " và im lặng... cho mượn".

Có nghĩa là đang rặng cho ra đề mục thì bổng nhiên thấy nó ra ngon lành một cái ngay bên cạnh cái điểm mà mình đang tập trung! cái này nó sáng hơn cái của mình...
Phản ứng tiếp theo sẽ là:
1. Hê hê! Nó ra rồi nhưng hơi lệch một tý! Và sau đó là ôm của lạ này vào lòng và quán cho nó ra luôn.

2. Ê! Ý! Mình đang nhìn vào chỗ này mà sao nó lại ra chỗ kia!
Y da! Có vấn đề rồi đây!

Và phản ứng kế tiếp là:
Không thèm để ý tới nó, không thèm nói chuyện với nó! Và cứ một mạch mà nhìn vào chỗ của mình và làm cho đề mục nó ra ngay tại chỗ này thì mới thôi.

Nhận xét:
Tập theo chủ nghĩa cơ hội như trường hợp (1) là tiêu đời trai, là THTT nó chui vào!
Tập như cái thứ hai (2) là cách của tibu, là của hstd.

Còn cách khác là:
Tu sĩ có nhận xét là những thói hư tật xấu nó chưa có dấu hiệu gì thuyên giảm hết, mà đề mục cứ xuất hiện ngay chốc chỗ mà mình muốn nó xuất hiện.

Cẩn thận, theo kiểu: Quân tử phòng người thân, tiểu nhân phòng bị gậy
Thì sau buổi công phu cũng nên sám hối nhè nhẹ theo kiểu để ý tới tật xấu đó và ra tay dứt điểm nó. Nếu nó không chịu thay đổi.

Còn sau khi công phu như vậy một thời gian thì tu sĩ không bị thói xấu đó nó chi phối thì tu sĩ đã dùng phước báu công phu của chính mình mà trừ khử được nó rồi! Hoan Hô! Grin Grin Grin

Làm như vậy thì THTT hết có cơ hội liên lạc với tu sĩ.

?: khi thấy chấm đỏ ra, mình thử điều khiển nó như là di chuyển nó lên cao, kéo nó gần, xa… Nếu mình điều khiển được nó như vậy thì có phải nó là của mình không hả thầy? Hay là đồ giả cũng làm được như vậy?
Thầy chỉ giúp con nha!
Con  hỏi câu hỏi quá hay luôn đó nghe Grin Grin Grin

Thật ra khi mình tu hành thì có cái linh tính. Khi thấy yên tâm công tác thì cứ thế mà làm, và đừng có ở đó lâu quá mà nên làm cho đề mục nó sáng mạnh lên, nó rõ ràng ra hơn,... Đừng có ngủ quên trên chiến thắng là ngon lành.