Hôm nay đi học, con hỏi được bao nhiêu câu?

Đức Phật kể về nhiều loại dây, câu chuyện như sau:

Có một người đi lang thang và nhìn một con voi đã trưởng thành. Ông ta ngạc nhiên hết sức khi thấy con voi này bị cột vào chân trước chỉ bằng một sợi dây thừng tầm thường!

Và hể mà thắc mắc là hỏi. 

Mở ngoặc:
Ông bà đã nhấn mạnh về vấn đề này lâu lắm rồi. Mà chả có phụ huynh nào áp dụng, đó là danh từ kép: "Học Hỏi".

Hỏi sai, hỏi dở:
Để ý khi phụ huynh hỏi con cái:
- - Sao rồi, học hành ra sao rồi con?
Nhận xét: hỏi như vậy, tưởng rằng Ba Má có quan tâm đến việc học hành của con cháu! Suy cho kỹ, đây là một câu hỏi... cho qua chuyện và... cũng như không! 

Vì câu trả lời cũng chỉ là... cho có:
- - Dạ, cũng bình thường thôi Ba/Má.
========
Hỏi hay, hỏi đúng:
Ngoại trừ, dân Nhật Bổn. Ba Má hỏi con cái rất là rõ ràng:
- - Hôm nay, con đi học và con hỏi được bao nhiêu câu?
Ngẫm nghĩ một hồi, đứa nhỏ nói:
- - Dạ hai lần!
- - Giỏi, vì khi học là phải hỏi. Có khi hỏi là được học thuộc luôn tại lớp!!!
Dĩ nhiên, hỏi mà hỏi hay thì được khen là cái chắc!
Đóng ngoặc.


Nay kể tiếp câu chuyện trên:
Người nài voi kể lại như sau:
- - Hồi nhỏ, nó đã được cột bằng sợi dây này rồi, dĩ nhiên lúc đó nó cũng cố giật nhưng... không thể thoát được, và nó cứ bị cột như vậy cho tới lớn!
Ông nài nhận xét như sau:

1. Nó là con voi.
2. Nó cứ tưởng là nó... không thể giật đứt được sợi dây. 

Nên nó đành chịu như vậy! Thật ra với sức của nó... nó có thể giật đứt sợi dây này lâu rồi!
Hết chuyện.

Đức Phật giải thích thêm:
Do cứ tường và có thói quen là đã bị mắc kẹt cách đây hàng chục kiếp rồi, cho nên mọi sự cố gắng đều không được đặt lại vấn đề.
Do tính quật cường, không thèm chịu thua... cho nên nếu cố gắng thì rồi cũng sẽ có cách giải quyết.

========
Về cách tháo gở:
Tibu... tìm hoài trên google mà chẳng thấy, cho nên vô lại chùa HSTD thì lại có:
Mời bà con đọc câu chuyện mà tibu hư cấu sau đây:

Hôm đó, Ngài Anan thấy Đức Phật làm cái chuyện sao mà... ruồi bu quá! Ngài đứng đằng xa mà nhìn Đức Bổn Sư đang cầm một sợi dây và cứ thấy Thầy của mình bứt đầu, bứt tai, lầu nhàu, lầm bầm cái chuyện gì đó!

Chịu hết nỗi, ngài Anan đi đến gần coi Đức Bổn Sư đang gặp chuyện gì?
Thì ra là Bật Thầy thiên hạ đang cầm một sợi dây rối tung gồm toàn là gút (nút) và Ngài đang cố gắng tháo ngay... cái nút đầu tiên... nằm tận trong một đám rối!

Vì Đức Bổn Sư cứ một mực cố gắng mở cho ra, ngay lập tức, cái nút đầu tiên. Nút này đang nằm sau một số nút khác đè lên trên! Cho nên Ngài cứ cầm sợi dây lên, để sợi dây xuống mà không thể nào tháo nó ra được.

Ngài Anan hỏi:
- - Thưa Thầy, thầy muốn làm gì với sợi dây này?

- - Chào ông! Tui đang tìm cách tháo... cái nút này ra! (Ngài chỉ cái nút nằm tận bên trong)
- - Thưa Thầy rằng, răng Thầy thừa! Muốn tháo cho được cái nút đầu tiên đó. Thầy nên tháo cái nút cuối cùng trước cái đã. Sau đó thì tới cái áp cuối, rồi cứ theo kiểu như vậy mà Thầy tháo thì chẳng mấy chốc nó sẽ ra hết mà thôi!

- - Thế À! hehehe! Vậy là ông hiểu rồi đó! hehehe

TCH nghe và làm ngay lập tức theo lời đề nghị của Mun.

Con Voi Và Con Khỉ Trong Tranh Chăn Voi


Chào bà con. tibu lại bàn tiếp về:
"Đây là chuyện mà chả có ai thích! Tu sĩ sẽ bị cuộc đời ruồng bỏ (lý do là nói những chuyện, làm những việc mà chả có ai cần. Chả có ai thích... vì đó là những suy nghĩ, những hành động ngu xuẩn nhất thế giới!!!"

Để hiểu rõ vấn đề này HSTD có rất nhiều hoa thơm cỏ lạ.

Bông hoa này xuất hiện ở Xứ Lạ Quê Người, mời bà con đọc chầm chậm, suy nghĩ cho kỹ, xin cám ơn bà con:

Số là tibu có rất nhiều "đứa con bên hông"... sau đây là một câu chuyện mới nhận được qua viber.
Câu chuyện như sau:

========
Con Bên Hông:
Ba ơi, con kể cho ba nghe chuyện này cũng vui: số là trên đầu shop tụi con có một cái nhà nữa và người ta phải đi phía bên ngoài, để đi lên cái nhà đó.

Từ lúc tụi con mở shop thì cũng đã trải qua bao nhiêu người vào mướn cái nhà flat bên trên rồi. Hồi trước, thì có một gia đình bà mẹ độc thân với bốn đứa con nhỏ, nheo nhóc dọn vô ở. 
Nhà ở trên, còn shop tụi con ở dưới nên xài chung một đường nước.

Hàng 6 tháng thì con đem hoá đơn nước lên con đòi tiền, họ trả được một lần, rồi lần sau... lần sau nữa: bà mẹ đó xin khất nợ. 
Số nợ càng ngày càng lớn, tụi con cũng bực khi không đòi được và đôi lúc bà mẹ đó phải dẫn mấy đứa con đi đường khác để tránh mặt tụi con. 
Rồi thì hoá đơn nước lại về cộng thêm một số tiền nợ mấy lần trước, con cầm cái hoá đơn hậm hực đi lên để đòi, con bấm chuông, gõ cửa thật mạnh, bà mẹ đi xuống mở cửa ra và thấy con, con nói:
- - Bà còn thiếu tụi tui tiền nước nhiêu đây, nhiêu đây. Bà hứa là bà trả, mà bà cứ thất hứa... là sao?

Bà đó nhìn con: 
- - Cậu cho tui thông thả? 

Nhưng... Con định trả lời... 

Thì lúc đó, có một cái khuôn mặt của một đứa nhỏ con gái bé như con Jen... từ từ ló ra phía trên cùng của cái cầu thang với cái ánh mắt hốt hoảng, lo lắng cho mẹ của mình, như muốn hỏi là: "không biết có chuyện gì đang xảy ra với mẹ không?" 

Con nhìn cái ánh mắt của cô bé đó... tim con rụng rời luôn! 

Con không thể nào mà làm tiếp cái chuyện này được. Nhìn xong, con quay qua nói với bà mẹ: 
- - Thôi được rồi bà, tui hiểu cái hoàn cảnh của bà, bà đừng có lo lắng cái món nợ này nữa. Khi nào có thật là nhiều tiền thì trích ra một chút xíu và xuống trả cho tụi tui cũng được nhen. 

Nghe con nói xong, thì nét mặt bà ấy giãn ra cười, con cũng cười rồi đi về shop. 

Con nghĩ, sao con thương cái gia đình đó quá! 

"Tội nghiệp mấy đứa nhỏ. Con không muốn tụi nó thấy mẹ cứ bị đòi nợ, rồi... lớn lên tụi nó nghĩ dại, rồi làm chuyện bậy bạ là hư cả cái gia đình." 

Con vào shop con nói Nh...:
- - Em à, mình cho người ta nhen em, người ta khó khăn quá, anh không nỡ đòi đâu em.

Nh... đồng ý liền. 

Mấy tuần sau thì cái gia đình đó dọn đi mất, sau này khi gặp nhau ngoài đường: Nh... tránh mặt đi đường khác, con hỏi thì Nh... nói là:

- - Em tránh để người ta đỡ ngại đó mà! 

Con con thì lâu lâu, có gặp ngoài đường thì con cười nói, chào hỏi như không có chuyện gì xảy ra.

========
Gia đình đó dọn đi rồi thì có một gia đình khác dọn vô ở.
========

Cái gia đình này gồm hai vợ chồng và ba đứa con trai, theo lời khách nói cho tụi con biết, là cái gia đình này thuộc thành phần bựa và rất là nhiều người ghét...
 
Tụi con nghe, nhưng cũng không để ý lắm. Khi họ vô ở thì tụi nhỏ nó chạy rầm rầm trên flat làm cho tụi con và khách rất là khó chịu, ngày nào cũng vậy! 
Nh... nói:
- - Cứ cho là nghiệp đi anh, mình đừng để ý nữa. 

Có một hôm, khi tụi con đi làm tới cửa shop, thì con thấy xe của hai vợ chồng cái thằng ở trên lầu bị ai đó trét cứt vô khắp cái kính chắn gió, con gọi cho nó nói là xe nó bị trét cứt. 

Nó đi xuống thì gặp Nh...

Nh... đưa nó đôi găng tay và chai nước rửa cho nó xịt, lau xe.

Sau đó thì chuyện xe nó bị trét cứt lan truyền trên Facebook và mọi người hả hê vì rất là nhiều người ghét nó. 

Con có nói nó là:
- - Tao có con, tao cũng biết tụi nhỏ nó nghịch, nó chạy nhảy ồn ào. Nhưng ở phía dưới cái nhà mày đang ở, là cái shop của tụi tao. 
Mỗi lần tụi nhỏ nhảy hay chạy là gây ra tiếng động rất lớn, rất khó chịu! Mày làm ơn nói tụi nhỏ nhẹ nhàng dùm tụi tao.
 
Nó ầm ừ cho qua chuyện rồi... mọi chuyện lại như cũ: ầm ầm suốt cả ngày.

Nh... nói vui:
- - Mình cứ vui vẻ trả nghiệp đi anh

Rồi thời gian cũng qua đi, những người khách cuối cùng cũng chuẩn bị làm xong để hối hả quay về. Con đón Jen... và J... chuẩn bị đón Giáng Sinh. 

Tối ngày 23, là ngày làm cuối cùng, rồi sau đó đóng cửa để chuẩn bị đón Giáng Sinh. Sau khi làm xong khách cuối cùng, Nh... nói: 
- - Anh dọn dẹp shop đi, chờ em tí, em chạy ra đây tí...

Khoảng 10 phút sau Nh... quay về với một bịch quà to trong đó có rất nhiều đồ chơi sách vở rồi đưa cho con: 
- - Anh cầm bịch đồ này lên tặng cho gia đình đó:

 Chúc Mừng Giáng Sinh

Con cầm bịch đồ chơi và đi tới gõ cửa: 
- - Simon, chúc mừng Giáng Sinh gia đình mày nhen. 
Rồi con bắt chặt tay nó.

Mắt nó mở to, nghẹn ngào xúc động: 
- - Tụi mày không cần làm vậy. Cảm ơn và cũng chúc mừng Giáng Sinh tới gia đình mày nha.

Sau đó thì con về lại shop và nói Nh... là:
- - Anh không ngờ là em lại nhớ và mua quà cho nó và gia đình nó luôn!

Tibu: Nh... mà!

Con Bên Hông: 
Nh... nói: 
- - Em không cần biết là ai ghét nó cả, cho dù cả cái thế giới này ghét nó đi nữa, thì cũng còn mình.

Cho dù nó có cảm nhận là cả thế giới này ghét nó thì nó vẫn nhớ là có một người nhớ nó và gia đình nó vào đêm trước Giáng Sinh, thì nó sẽ sống thiện hơn.

Tibu: 
Karma Yogi! Đây là một Yogi đang thực hiện Karma Yoga!

Con Bên Hông: 
Yogi là gì ba?

Tibu:
Là người thực hành môn Yoga

Con Bên Hông: 
Vậy mà, từ sau giáng sinh tới giờ, không biết nó làm sao mà không nghe tiếng chạy nhảy rầm rầm trên lầu nữa.

Hỏi: Có phải là khi mình bị nghiệp mà mình vui vẻ trả thì nó hết sớm hơn phải không ba?

Đáp: Một hành động Vô Ngã thì nó tác dụng... Vô Ngã.

Hỏi: Hành động Vô Ngã là hành động như thế nào? Có phải là hành động làm theo trái tim ấm áp của mình không?

Tibu: 
Haha! Nó làm một kết quả của một thời gian suy nghĩ về người khác nhiều hơn là suy nghĩ về bản thân của mình.

Khi có chuyện là nò bùng vở ra rất là tự nhiên, không có so đo, tính toán này nọ. 

Nó chỉ còn là hành động thuần túy mà thôi (duy tác)

Để ý chỗ này:
Nh..., ngay từ nhỏ là đã suy nghĩ về những bất công này nọ rồi. Và lại chọn cách giải quyết là làm sao mà thay đỗi hoàn cảnh chung quanh mình.

Cho nên, khi có chuyện thì Nh... trực nhận được cái chốt của vấn đề! 
Đó là kết quả của một chuổi suy nghĩ rất là nhiều về hoàn cảnh của những người chung quanh mình. 
Cho nên, một khi nó nỗ là nó giết chết cái bản ngã của phía bên kia. 
Và nó mang tính cách... giáo dục rất là mạnh.
 
Do vậy mà bên kia thắng lết bánh!

Con Bên Hông:
Kinh khủng cái bà vợ này thiệt!
========
Tibu: 
Thiền sư Jen... đã vẽ được chân dung vô giá của Nh... rồi!
========

7 Bước Chữa Lành - Từ Vô Minh Đến Giải Thoát




Đường cực kỳ trơn trợt, bà con rà thằng và giảm tối đa vận tốc đọc. Xin cám ơn bà con.

Câu chuyện tu hành này nó còn một ý rất là quan trọng:

Đó là một số bà con gặp trở ngại rất là lớn khi cố gắng nhiếp tâm An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt.

Dĩ nhiên, câu chuyện An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt này không thể nào có tình trạng là: nhắm mắt nói là quá dể!

Nói như vậy là nói dóc! 

Ai đã từng làm thì mới hiểu là từng bước tiến tu là từng chén mồ hôi và nước mắt.

========

Trong số đó, cũng có rất là nhiều bà con... lại khởi sự với một sự nặng nề, tưởng chừng như không còn lối thoát!

Trước sự thật trần truồng này: Đức Phật cũng có dạy như sau:

Ví như ông bị bắn một mũi tên. Mũi tên này làm cho ông bị thương nặng, chỉ còn la làng... để được cầu cứu mà thôi!

Tất nhiên, trong trường hợp đó, sẽ có người tới cấp cứu!

Và sau đây, là những động tác vào những năm còn man ri, mọi rợ:

1. Ông thầy thuốc (OTT) bất đắc dĩ này bẻ cái mũi tên đó ra làm hai: Hành động này làm cho bệnh nhân đau đớn, gần xỉu luôn.

2. OTT lại dùng tay rút luôn phần có mũi tên ra khỏi vết thương: Hành động này, OTT bắt buộc phải làm từ từ, không được làm nhanh... bắt buộc phải tùy theo sức chịu đựng của bệnh nhân. Vì hể làm lẹ quá thì bệnh nhân có thể mất mạng do ngoài sức chịu đựng.

3. Sau khi rút được mũi tên rồi thì OTT lại lấy lửa để đốt cháy vết thương! Hành động này làm bệnh nhân đau đớn gần chết!!! Làm như vậy để tẩy độc và đồng thời cầm máu. Cho nên OTT không được làm cẩu thả, mà ngược lại phải làm rất là khéo léo, chỉ đủ để cầm máu và đồng thời khử độc.

4. Sau khi vết thương đã cầm máu thì bệnh nhân bắt buộc phải nghỉ ngơi. Hạn chế đi lại. Tránh ra gió. ăn uống kiêng khem (ăn cháo). Nếu có thể thì sẽ được OTT cho uống thuốc và giữ ấm hoặc là nằm một tư thế đặc biệt (nằm để đầu thấp) treo tứ chi lên trên cao, tư thế (y như đang khiêng con heo) này là do bị mất máu nhiều...


5. Sau một thời gian dài như vậy có thể cả năm. có thể cả chục năm... vết thương lành từ từ và bệnh nhân có thể đi lại một cách loạng choạng, chập chững.

6. Sau cùng là vết thương đã lành, tùy trường hợp có thể mang tật, nhưng bệnh nhân đã được OTT cứu sống và hiện giờ có thể sinh hoạt bình thường tuy là còn bị mang tật!

7. Lành bệnh! Bệnh nhân đã có thể chạy nhảy và... đi đánh giặc tiếp!!!

========

Như vậy:

Giai đoạn khởi tu là giai đoạn bị/cảm nhận một mũi tên cắm xâu vào thân thể! Hành động này , xảy ra lúc... mưu sinh thoát hiểm trong màn Vô Minh.

Lời bàn:
Do Vô Minh lại sinh Hành... cho nên hành động này vi phạm lung tung các quy luật tự nhiên. 

Thay vì giúp đở này nọ (quy luật tự nhiên), do ở thế thượng phong nên bệnh nhân đã tính toán cách tìm cái lợi, cái lời về cho mình. 
Do thừa thời cơ... ăn cắp như vậy mà tâm thức bị tổn thương nặng và có cảm giác bị tê liệt.
 
Ngoài ra khi thâu về hầu bao của mình, bệnh nhân cũng có chơi sang một tý (là lo giúp đở một số bà con "cùng phe ta") cho nên khi phước báu xuống tới mức báo động thì trước cảnh nghèo nàn, cơ cực. Làm đâu hư đó, xây dựng được cả một cơ đồ...nhưng bổng chốc từ "ông biến thành thằng" trong một sớm một chiều... 

Hoặc là chưa tới phiên mình bị, nhưng đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng thay đổi thảm hại "từ thằng biến thành ông" và đồng thời "từ ông biến thành thằng" Cho nên đã hoảng sợ và tự tìm cách đi lại cho đúng... Bà con hiểu ý... tibu không thể nào trình bày hết các biến khúc này được.
========
Trong Tâm Linh Đức Phật đã tài tình ví cảnh này như là cảnh bị một mũi tên bắn từ Vô Minh, xuyên vào tâm thức và làm cho Bệnh nhân bị tê liệt...

Giai đoạn (1) cho tới (2) có thể ví như khi tu sĩ sám hối và nhất định sửa chữa tính tình. Sự gần chết này có thể ví như tính tình của tu sĩ đã thay đổi thành một Con Người (chữ hoa) khác hẳn với con người (chữ thường). Đó là Ăn Ngay Nói Thật và Có Hiếu. Dĩ nhiên vấn đề "chơi đúng luật" này lại sẽ đem lại tính công bằng cho xả hội và những hiểm nghèo sẽ... tự biến mất. Lý do những người có thực tài sẽ có dịp xuất hiện. Nhưng người không đủ tài sẽ tự ý rút lui...

========

Giai đoạn (3) là trong lúc Tu Sĩ cố gắng An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt. Sự cố gắng này làm thay đổi cả Con Người. Tu Sĩ trở nên thận trọng trên từng lời nói, việc làm. Nhất Nhất đều phải theo mẫu mã đã được đề ra theo chương trình tu học.

Đây là lúc Tu Sĩ đối diện với chính mình. Chỉ có mình và một mình mình mà thôi. Được hay không là cũng tự mình.

Tình trạng cô đơn, cô độc này là một sự trả nghiệp: Cái nghiệp "Không Thèm Nghe Lời Người Khác" trong khi thực hiện những ác pháp vào thời quá khứ.

Giai đoạn (4): Đây là giai đoạn Tu Sĩ đã có nghề. Trong giai đoạn đang lành bệnh này, tu sĩ càng kiêng khem hơn nữa, không nên thử sức quá sớm.

Chỉ nên tôi luyện mức độ thanh tịnh, và sửa đỗi tính tình càng ngày càng đi vào sâu hơn nữa. 
Mục đích là: Triệt để bứng cái gốc của phiền não, bứng cái gốc của Tham, của Sân, và nếu có thể bứng luôn cái gốc "cổ thụ" của cái Si.

Giai đoạn (5) Đây là dấu hiệu của sự lành bệnh, màn Vô Minh đã được vén lên đôi chút. Tu Sĩ có thể thấy được một số nhân quả, một số các mối liên quan... "tơ nhện" (chữ của Mun). Nhưng chưa đủ để thi thố với đời.

Giai đoạn (6): Tuy là còn trật đôi chút! Ý là còn mang tật trong quá trình lành bệnh Vô Minh. Tu Sĩ đã đi được vài bước chập chững vào đời.

Tất cả những giai đoạn trên rất dể rơi vào tình trạng suy sụp... có thể dẫn đến tình trạng bỏ cuộc toàn bộ, và lui về vị trí Độc Giác Phật. Điều này, cũng là một điều hay! Và cũng chấp nhận được.

Tuy nhiên. nếu thương Con Người thì nên thương cho trót:

Đó là Giai đoạn (7), giai đoạn của sự lành bệnh, tuy là còn hơi bị tật một tý... nhưng Tu Sĩ đã có thể đi đánh giặc Vô Minh và...

Đây là chuyện mà chả có ai thích! Tu sĩ sẽ bị cuộc đời ruồng bỏ (lý do là nói những chuyện, làm những việc mà chả có ai cần. Chả có ai thích... vì đó là những suy nghĩ, những hành động ngu xuẩn nhất thế giới!!!

Tuy nhiên, tất cả đều mang tính cách giáo dục rất là lớn!

Tất nhiên: Câu Pháp Cú sau đây sẽ tóm lại ý trên:

Câu kết trong Pháp Cú sẽ làm rõ ý này. 
Không còn câu kết nào hay hơn.

Tự mình, làm điều ác,
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh... tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!"

========

Bàn luận như vậy thì lại mang tội vô ơn với OTT (người đã cứu mình khỏi màn Vô Minh)!

Tuy nhiên, muốn được đánh giá là "coi được" thì cũng nên hiểu là:




Chân Lý Chói Quá!

Hỏi:
Trong Tam giác Trí Tuệ, không còn có dòng pháp nào nữa, như vậy hoasentrenda cục cựa ra sao?
Tibu:
Thì cứ vậy thôi.
Cái gì mà mạnh quá, hay là đúng quá thì chả có ai vô đâu!(yummi)
Là vì đâu có ai mà nhìn mặt trời làm gì?
Họ nhìn cái dìu dịu của nghiệp quả! Chớ ai mà nhìn vào sự chói sáng của Chân Lý?
Chỉ có bà con mình chơi với nhau thôi.
Ai cũng nói là cần Chân Lý. Nhưng khi chỉ đường đến đó thì chỉ có một ít người làm mà thôi.
Chân Lý chói quá. 
Nên không có ai ưa!

Bồ Tát Di Lặc Sám Hối


Bồ Tát Di Lặc & Đâu Xuất

AP: Huynh KKT nè, thế thì Phật Di Lặc cũng còn dục tình, ăn uống nhỉ. Chuyện này chắc anh không thể không nhờ anh Hai Lúa giúp đỡ trả lời được rồi.

HL: Bồ Tát ở chỗ nào thì làm y theo phong tục chỗ đó, Bồ Tát Di Lạc là người tu hành giữ giới luật nghiêm mật, Ngài chúa ghét ai mà xưng là Thầy này Thầy nọ lắm! Gặp được Ngài thì Ngài hay giáo đầu bài đó trước! Vì làm cái gì mà có cấp bực là có hơn thua, là có che giấu, và là người ganh tỵ...

Bài thứ nhì là: Sáu thời sám hối.

Bài thứ ba là: *Người Cho phải cám ơn *Người Nhận*! Họ cám ơn vì họ có cơ hội làm được một việc Thiện.

Còn nói về nội Đâu Xuất thì nói về tập đoàn Bồ Tát ở trên đó, còn Ngoại Đâu Xuất thì là những ông tiên ưa nghe nhạc có nhiều nốt luyến lấy như Đàn Bầu (Độc quyền cầm) hay violon. Nhạc có nét tương tự như của Ấn độ không có tiết điệu rõ ràng, do đó người nghe ít khi đánh nhịp theo. Nhưng nghe cũng có lý lắm!

Mến.

AP: Y theo phong tục chỗ đó thì: dục tình là dục tình như thế nào và ăn uống thì ăn uống những thứ chi?

HL: Họ yêu nhau bằng... tiếng cười. Tất nhiên họ có nhiều tiếng cười nhưng họ cười một cách đặc biệt và ở vùng... dưới đó có cảm giác như một cơn gió thoảng là xong rồi đó. Họ ăn uống thì ít lắm, những người trẻ thì ăn uống tại chỗ (họ ít di chuyển), còn người có tuổi thì lại hay di chuyển. Họ ăn những vật tròn tròn trắng trắng (không biết tên). Ăn xong thì những vật dụng đó bay bõng lên không trung và biến mất. tuyệt nhiên không có ai dọn dẹp chi cả.

AP: Như vậy, Bồ Tát Thập Địa chắc có ganh tỵ rồi hén.

HL: Tất nhiên là không có chuyện đó (Từ Thập Địa tình nguyện xuống trụ ở Đâu Xuất mà!) mà Ngài có ý nói là: Bồ Tát làm như vậy, hay tự tạo ra những cảnh đặc biệt khác người thì sẽ làm cho những người học Đạo ganh tỵ với nhau. Do vậy mà phải làm sao mà vừa cực kỳ Vui Tính mà cũng vừa cực kỳ Nghiêm Nghị. Nhìn Ngài lạy sám hối mà mình ớn óc liền đệ nghĩ ngay lập tức:

-- Ổng như vậy đó mà còn Sám Hối mà mình là cái thá gì mà hay quên sám hối woài vậy!*

Đệ hỏi Ngài, mỗi lần Sám hối như vậy Ngài sám hối về đề mục gì?

-- Tui sám hối về những điều hiểu lầm của tui trên đường đến Chân Lý, và những tai hại của nó khi vì hiểu lầm, tui cho bạn bè uống lầm thuốc: Tui cứ chắc mẩm rằng làm như vậy, như kia thì sẽ thành Phật! Nhưng sau nầy xét lại thì bạn bè vì nghe theo và thực hành nghiêm mật mà... không thành. Sự việc nầy có ảnh hưởng khá mạnh khi tui độ những chúng Hữu Tình sau nầy. Vì vậy mà tui sám hối từ Quá Khứ, tới Hiện Tại và sẽ tiếp tục sám hối vào Tương Lai trong ba thời công phu: sáng, chiều và tối. Nghe Ngài nói dứt khoác như vậy và xét lại mình mà *ớn óc, nỗi da gà, chảy nước mắt* luôn!

Hai Lúa.

Trích dẫn từ nguồn:

http://hoasentrenda.com/TapTin/TT5/tt5-81to120/115.htm

Mô tả quá trình tâm linh trong bào thai


Tái Sinh là giai đoạn chuyển Cảnh của một Linh Hồn, khi Linh hồn mang Tư Tưởng đó sẽ vào trong người mẹ, để chuẩn bị một kiếp sống mới. Những Kĩ Năng Sống ( Mưu Sinh) của kiếp trước sẽ không còn dùng được nữa , chỉ còn Thái Độ sống, Thói quen Sống từ quá khứ sẽ in bóng hình lên Đứa trẻ mang một thân hình mới này. Một thân xác khoẻ mạnh, một cặp hộ pháp hợp duyên ( cha mẹ) sẽ là người nâng đỡ, hỗ trợ Sinh Linh non nớt này trong những năm tháng đầu đời. 

1.   Giai đoạn chuẩn bị nhập thai: Linh hồn nhìn thấy tia sáng phát ra từ cặp cha mẹ tương lai như ngọn đèn báo hiệu chớp tắt từ cây Hải Đăng. Nó thấy cha mẹ tương lai đang ở kia rồi, nó mò tới và ngồi đợi giây phút khi nó có thể nhập thai.
2.   Phút đầu nhập thai: Khi Tinh cha gặp Huyết mẹ, phản ứng hoà nhập xảy ra. Đây rồi, thời cơ trọng đại ấy đã tới. Linh Hồn đợi sẵn,  và chui vô cái thể đơn bào đó để xác định rõ “chủ quyền” của Thân Xác này. Từ 1 thể đơn bào, tế bào ấy phát triển lên thành đa bào, nhân rộng và rồi hoàn thiện dần thành cơ thể hoàn chỉnh trong suốt 9 tháng 10 ngày. Kể từ giây phút này, một Linh Hồn ( ở tình trạng lý tưởng) sẽ chứng kiến được Cuộc Cách Mạng hay chính là sự hình thành của 1 tiểu vũ trụ trong chính Cái thể xác mới này( Đơn bào-> Đa bào-> Sự liên kết dần giữa Não bộ, Tim và hoạt động thần kinh trong từng bộ phận…). Linh Hồn sẽ biết thế nào là Tịnh Độ ở ngay nơi thể giới Con Người, khi Tử Cung của người mẹ chính là một bông hoa sen che chở cho Sinh Linh non nớt này khỏi những Tác Động bên ngoài. Người mẹ chia cho nó những Tình Yêu Thương Vô điều kiện, sự sẽ chia từ chính Huyết mạch của mình để nuôi nấng nó thành một Cơ Thể hoàn chỉnh. 

-   Linh hồn ban đầu bị hút vào một xoáy ốc, chao đảo trong đó ( Hút vào Tử Cung). Nó bị va đập bởi 1 Cõi trong cái Tử Cung này. Cõi Tử Cung đó kết nối với Tâm Thức Người mẹ, tức Người Mẹ Loạn tâm ra sao thì Linh Hồn chịu ngần ấy những Loạn Tâm. Do bị va đập những cú khá mạnh khi mới chui vào, ban đầu nó bị choáng váng. Với dân có nghề, nó lập tức atcndtm để chống lại những chấn động ban đầu này. Nó tỉnh lại, nhưng nếu Cõi Tử Cung này tiếp tục loạn động liên hồi, dân có nghề cũng không chịu thấu nổi; nó lơ ngơ và Quên Dần những Khái Niệm từ kiếp trước. Nếu Người mẹ biến Tử Cung thành 1 Cõi Tịnh Độ ( bằng tình thương, bằng câu Niệm Phật) thì Linh Hồn sẽ có cơ hội để ngắm nhìn và quan sát được những chuyển biến tiếp sau đây.

* Nói đi cũng phải nói lại, vì là Tâm truyền Tâm nên có khi Tâm đứa trẻ lại tác động ngược lại người mẹ nó. Có nghĩa là người mẹ trong thời gian mang thai lại chẳng thấy căng thẳng gì, và cái Tâm của người mẹ lại hiền ra

3. Những giai đoạn phát triển của một Thai Nhi:
a. Giai đoạn 3 tháng đầu đời ( Tối quan trọng):Giai đoạn tạo lập một cơ thể với đầy đủ các bộ phận 
- Chỉ trong vòng 1 ngày từ lúc trứng thụ tinh, tế bào này sẽ được chia cắt làm đôi rồi nhân 2, nhân 4, 8 cho đến ngày thứ 4,5 của Thai kì; nó đã nhân lên 100 tế bào… Trong vòng 3 tuần, những tế bào này kết nối tạo thành một tuỷ sống với phần đỉnh sẽ lồi ra thành não. Tim thai sẽ xuất hiện ngay sau đó và đập vào ngày thứ 22, bắt đầu bằng nhịp đập của 1 tế bào và kéo theo những tế bào khác đập cùng 1 nhịp. Tim lúc này vẫn chưa đập theo sự điều khiển của não. Tuần thứ 6, một hạt nhỏ xuất hiện và sẽ hoàn thiện dần thành mắt. 
Tuần thứ 8: phôi thai chính thức được gọi là thai nhi, và nó nhận trực tiếp dinh dưỡng qua nhau thai thông qua các mạch máu của người mẹ. Vào tuần thứ 9, hệ thần kinh phát triển rất mạnh với sự sản sinh của hàng triệu tế bào thần kinh (2.5 triệu tế bào mỗi phút),  thai nhi bắt đầu có thể chuyển động. Hệ thần kinh lúc này vẫn chưa chịu sự điều khiển của não
- Tuần thứ 11: Toàn bộ các bộ phận đã hình thành, và giới tính ( tức bộ phận sinh dục) cũng sẽ được xác lập trong thời gian này
Chính bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất thành hình một cơ thể mới, cha mẹ cần giúp đỡ đứa trẻ này trong cả vấn đề Tâm Linh lẫn Thể Xác. 
+ Ở dạng thể xác, người mẹ bắt đầu bồi bổ chất dinh dưỡng cho Thai nhi để nó có một hệ thần kinh, tim, não khoẻ. Nên ăn Hột Vịt Lộn để trẻ sau này có một cái Thóp khoẻ mạnh. Cơ thể nên giãn nhẹ nhằm giúp cho chất bổ không bị chặn lại
+ Ở dạng Tâm Linh, cần chú ý tạo một môi trường nhẹ nhàng, tránh nhiễu động. Linh hồn cần thực sự an tĩnh, để nó xác định được giới tính của nó. Những biến động trong Tham Dục, Stress khiến Linh Hồn bị nhiễu. Nếu nó không đủ mạnh, nó sẽ rơi vào trường hợp: Thân Nam nhưng cái Ái lại thiên về Nữ hoặc ngược lại; hoặc Thân Nam/Nữ nhưng lại Ái cả 2 giới tính. Khi lớn lên: Chính cái Sinh Linh mới này lại mất rất nhiều thời gian để ổn định lại xáo trộn cảm xúc. Người mẹ nên Niệm Phật và truyền tình thương an tịnh thật nhiều tới đứa trẻ.
b. Từ tháng thứ 3 trở đi:
-  Vào cỡ tuần thứ 15- 16 của Thai kì, chính thức Hệ Thần Kinh chịu ảnh hưởng của Não. Tức tất cả những vận động bắt đầu được Não điều khiển. Đây là thời kì chính thức đánh dấu: Thể Xác, Linh Hồn, Tư Tưởng hoà vào làm 01. Đứa trẻ lúc này chính thức có thể điều khiển thể xác.
- Các giác quan: Thanh, Hương, Vị, Xúc chính thức được xác lập kể từ giây phút này. Thai Nhi bắt đầu Cảm nhận vị trần ( tức 4 giác quan) thông qua người Mẹ. Để những giác quan này được phát triển trung tính, không sai lệch; người mẹ đưa tâm về Chánh Định, Trung Tính. Khi ăn, khi chơi, khi làm việc, khi cảm nhận cuộc sống; người mẹ truyền 1 tư tưởng tới Thai Nhi: Mẹ ăn cái này ( Sữa, Đồ ăn) cho bé khoẻ. Người mẹ ăn và cảm nhận vị chua cay mặn ngọt, cảm nhận mùi thơm ngọt bùi; bàn tay chạm vô đồ ăn; và cơ thể người mẹ đang ra sao…; khi tâm truyền tâm; Đứa bé sẽ học cảm nhận về thế giới mới này ( Một thế giới với những Cảnh mới) thông qua người mẹ của Nó 
* Từ tuần thứ 28: Não mới bắt đầu ghi nhớ những Bài học đầu tiên của một Cảnh mới, tức là người mẹ có thể dạy cho trẻ cách cảm nhận cuộc sống bắt đầu từ lúc này, đặc biệt là qua Thính Giác

* 1 tháng trước khi sinh: Mí mắt thai nhi động đậy qua lại, là dấu hiệu ở việc Nó đang mơ. Nó y hệt như giấc mơ của chúng ta khi đang ngủ say. Thai nhi kết hợp việc Học cách cảm nhận cuộc sống mới thông qua người mẹ 
( Ý Thức) với cái Mong muốn nó đã nuôi dưỡng khi bắt đầu nhập thai. Nó mơ thấy mình học cách thực hiện Mong Muốn của nó trong cái Cảnh sắp tới của kiếp sống mới này. Nó sẽ là ai? Một vị bác sĩ giúp người? Một vị thầy tu? Hay một anh thường dân bình thường? Đứa trẻ mơ thấy nó làm việc, nó sử dụng những kĩ năng mới trong cuộc sống mới với những Phương Tiện mới. Những gì nó mơ có khác xa với Thực Tế hay không, liệu nó có thực hiện được Giấc mơ của nó hay không? Nó sẽ thực hiện Giấc mơ này nhanh hay chậm khi ra ngoài Đời Thật, khi mở đôi mắt Thịt ngắm nhìn cuộc đời mới này bằng Thực tế?  Đó là câu chuyện của Nghiệp Duyên đưa đẩy, khi nó lớn lên và bắt đầu tự hỏi: “Tôi là ai? Tôi đến nơi này để làm gì nhỉ?” Chỉ biết rằng Nó đã cố gắng hết sức mình và làm rất tốt nhiệm vụ của nó khi quyết định Tái Sanh làm người. 

* Kết luận: Trên đây là khái quát quá trình tâm linh của một Linh Hồn khi nhập thai và 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Cuộc sống sau khi nó ra đời chỉ là một hành trình mới với những Cảnh mới; nhưng tính ứng biến của Thân Tâm, Cái Nguyện khi nó tìm một cơ thể mới để ra đời lại Phụ thuộc rất rất nhiều ở giai đoạn trong bào thai.
--------
* Ghi chú: (1) Chuyển cảnh là quá trình chuyển từ Cảnh A sang Cảnh B. Lấy ví dụ ngay trong 1 kiếp sống, khi chúng ta di chuyển từ Việt Nam sang Anh, Mĩ. Kĩ năng đã tích góp khi sống ở Cảnh cũ vẫn còn, nhưng khi sang 1 Cảnh mới, nó gần như không còn dùng được nữa. Cá nhân đó phải học lại từ đầu, học một ngôn ngữ mới để thể hiện được suy nghĩ; học kĩ năng mới để sinh tồn với nơi ở mới. Chuyển Cảnh khi Tái Sinh cũng tương tự y như vậy, nhưng sẽ bao gồm nhiều giai đoạn hơn, không chỉ là một cơ thể mới, mà còn là những Kĩ Năng mới để sinh tồn cũng bị đảo lộn lại từ đầu. 
(2) Tham khảo: Trong tử cung của National Geographic https://www.youtube.com/watch?v=VbqAqamdCcY&t=5198s


TLH và Tibu cũng có ý kiến:

TLH: Trước khi có bầu, nếu Mẹ thật sự khoẻ mạnh và cơ thể hoàn toàn đủ chất thì không cần ăn uống gì bổ sung. Nhưng bình thường thì đều cần uống thuốc vitamin tổng hợp cho bà bầu. Ví dụ như Procare hay Elivit. Thuốc đủ sắt, canxi và đặc biệt là acid folic.

Bởi để hình thành một tế bào thì cần rất nhiều năng lượng và vật chất. Y như khi mình muốn xây một căn nhà. Mình cần chuẩn bị cát, đất, xi măng, các thứ. Hoặc thậm chí xây nhà bằng đất thì cũng phải có tre, rơm rạ, nước. Chứ không phải từ đất bốc lên mà xây được thành nhà. Dù nền đất đó cao hơn đất xung quanh, thì một mình đất tự xây thì nhà cũng không bền vững được.

Để sinh xương, sinh thịt, sinh các tế bào cần một năng lượng và vật chất rất lớn. Nên cần liên tục bổ sung.

Người ta nói ba tháng, đầu thai kỳ, là quan trọng, bởi vì nó hình thành cơ sở tinh vi tổ chức. Ví dụ: tim, não, gan, thận... nên cần giữ gìn để tránh bệnh. 
Làm ảnh hưởng tạo tế bào đó. Làm gián đoạn và có thể đột biến gen. Sinh ra dị dạng.

Còn ba tháng cuối, không quan trọng, quá trình giữ tránh bệnh như ba tháng đầu. Nhưng nó là thời gian cấu tạo bắp thịt. Đắp thịt cho bộ xương, khung tinh vi đã hoàn chỉnh. Nên ăn uống được thì con mập. Ăn ít thì con còi bé.

Tất cả các yếu tố đều có thể gây đột biến. Như: rau giống mới(*), khí thải ôtô trong không khí.

========
Nên bà bầu ba tháng đầu, và ba tháng trước khi có bầu, nên sống... như con búp bê nuôi trong tủ kính.
========

Để tránh một em bé bị biến dị gen. Nên ví dụ việc tiếp xúc hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay, chất tẩy rửa, hay bệnh tật như cúm, rubella, sởi... tất cả đều nên tránh xa.

Dĩ nhiên, không cần kiêng cũng được. Từ việc làm, hoá chất, cho tới bệnh tật. Không có ai bắt phải kiêng cả. Nhưng không kiêng thì vẫn có khả năng sinh được con bình thường. Nhưng khả năng cao là em bé sẽ không được bình thường. Hoặc là em bé rất yếu ớt.

Tibu: Một huyệt tử... có thể bị mà không cách gì mà đỡ được. Đó là vào những tháng đầu, cơ thể phải phấn đấu nhiều... cho nên có cảm giác bị mỏi mệt. Và do ác nghiệp, nên bà mẹ cứ tưởng là bệnh cảm! Theo thói quen là hể bị cảm là... uống aspirin (át pi rin) tylenol (ti lê nôn)! Chỉ cần một viên thôi, đứa bé bị chất độc xâm nhập... có thể gây nên bệnh khờ.

TLH: Tại sao phải kiêng ba tháng trước khi có bầu? 
Bởi vì cấu tạo cơ thể con người có tính tích luỹ. Y như việc, tại sao ta ăn nhiều hôm nay nhưng tích luỹ đến vài ngày sau, một vài tháng sau, thậm chí kể cả một vài năm sau. 

Cái chỗ thức ăn ta đã ăn vào, nó chuyển thành mở, hoặc mô và giữ mãi ở đấy không biến mất.

Điều đó có nghĩa nếu ba tháng trước khi có bầu, ta tiếp xúc với hoá chất nhiều thì hoá chất đó cũng được tồn trữ trong cơ thể, và nó có khả năng ảnh hường đến thai nhi.

Tibu: Tuy nhiên, đã lở bị chất độc thì nên niệm Phật Dược Sư một cách chuyên nghiệp luôn! Thì cũng đở phần nào.

(*) Rau giống mới (GMO: Genetically Modified Organism is any organism whose genetic material has been altered using genetic engineering techniques.):

Tuy nhiên vẫn có những cách này!



TLH: Binh ơi, Cái phản xạ không điều kiện. Nó là tên một loại cơ chế thần kinh - nằm trong phạm trù hệ thần kinh của cơ thể sống. 
Chứ không phải bản năng sinh tồn nhé. Bản năng sinh tồn là phạm trù khác hoàn toàn ạ.

Tibu:
1. Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra : + Tự nhiên, bẩm sinh mà có. + Không dễ bị mất đi. + Mang tính chủng thể, di truyền. + Số lượng có hạn. +Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não... (trích từ Yahoo).
2. Bản năng sinh tồn: Trong mỗi con người chúng ta đều có một bản năng sinh tồn dù nhiều hay ít. Bản năng này sẽ được dịp trỗi dậy khi con người đối diện với sự nguy hiểm, với cái chết. ( trích từ Vikimedia)

========

TLH: Trong quá trình mang thai. Người cha liên lạc với em bé qua tình thương. Bởi em bé được tạo từ tinh cha (1 hữu hình dương) + 1 huyết mẹ (1 hữu hình âm) = hợp tử ( hữu hình). Sau 7 tuần thì cái hữu hình này là âm gom được cái thần khí ( dương) từ trong trời đất. Do có âm, có dương mới tạo thành một chỉnh thể hoàn hảo. Mới được gọi là em bé. Chính lúc này mới hình thành hệ thần kinh, hay nói cách khác là hình thành linh hồn.

Theo cái không nhìn thấy, linh hồn này, thật ra, đều đã có rồi. Nhưng, nó tản mác do sự kết hợp của một phần cơ thể người cha, và một phần cơ thể của người mẹ. Mẹ là nồng cốt. Cha là hàng rào bảo vệ. 

(Tibu: hai thành phần này chưa có thể kết nối lại được).

TLH:
Vì thế khi người mẹ mới có bầu. Có cha ở bên để bảo vệ, thì sẽ hình thành cái thần khí trọn vẹn, cái linh hồn hoàn chỉnh mà không bị khiếm khuyết. 

[Tibu: Linh hồn mà khiếm khuyết thì... tâm bị chao đảo sanh ra đủ thứ triệu chứng bệnh tật...  từ thân ( yếu tim) và tâm (hay hoảng sợ)... hoặc là có những triệu chứng kỳ lạ: mãi... sau này, như bỗng nhiên lại trở thành Đồng Tình Luyến Ái, sau khi đã lập gia đình đàng hoàng]!!!

TLH: Sau này suốt quá trình mang thai. Người mẹ là người cho huyết, tức là người cho máu thịt để tạo nên em bé. Người cha luôn có một vai trò là tiếp tục cung cấp thần khí qua từ trường từ cha... lồng ghép vào từ trường cơ thể mẹ. Và chính cái này tạo nên linh hồn em bé. 

(Tibu: ông bà có thói quen rất là độc đáo là: khi sinh hoạt nhẹ nhàng thì người mẹ hay lấy áo của người cha để choàng, khoát vào thân thể mình gọi là... "lấy hơi").

TLH: Nói rõ hơn:

Có nghĩa là, không phải chỉ có người mẹ mới quan trọng khi mang thai. Mà người cha cũng quan trọng không kém. 

Chỉ là: 
Nếu sinh ra, cơ thể khiếm khuyết này nọ, thì sẽ thấy ngay! Nên sanh ra thói quen... coi mẹ là quang trọng. Vì mẹ cho máu thịt, nuôi dưỡng. 

Nhưng... cái linh hồn em bé không phát triển toàn diện, trọn vẹn thì... không ai nhìn được. 

Chỉ sau này, lúc trưởng thành, lại thể hiện ra. Nên người ta không biết và thường xem nhẹ vai trò của người cha trong quá trình mang thai.

Trước khi thụ thai. Nên bồi bổ cho cơ thể mẹ cho đủ sắt, canxi, acid folic và rất nhiều chất khác để tràn đầy năng lượng mà chuẩn bị tạo cân cốt cho em bé có... xương, có thịt. Nên thường ăn đa dạng, lành mạnh và uống thêm thuốc bổ (Vitamin) vì nhiều loại chất không có được từ đồ ăn.

========

Còn chị TNT nói ý ạ. Cái vụ người mẹ khó chịu khi uống thuốc. Là bởi mẹ mới có em bé lần đầu tiên. Nội tiết tố bị ảnh hưởng. 

Nên cơ thể dể mệt. 

Vì thế dễ chán nản và cáu gắt, tự bài trừ mọi thứ ( kể cả thuốc bổ) - nhiều khi chỉ 1 con muỗi bay qua trước mắt, cũng cáu gắt muốn đập đổ. Nói chung là sự khó chịu rất vô lý. 

Ngoài ra, còn có khả năng người mẹ bị dị ứng, hoặc loại trừ một thành phần nào đó trong thuốc. Vì con người dị ứng với nhiều thứ lắm ạ. Dị ứng, mà nhiều khi, không phát hiện ra ý ạ.

Còn về sự không nhìn thấy là: 

Cơ thể con người là một chỉnh thể hoàn hảo. Y như Vũ Trụ hoàn hảo ý ạ. Giờ, tự dưng, bị một nhân tố can thiệp vào. Sẽ làm cái Vũ Trụ đó bị đi lệch khỏi quỹ đạo! Y như hai Vũ Trụ 

========
(Tibu: giải ngân hà) va vào nhau.

Giải ngân hà ( tụi mình đang ở) lại đụng với giải ngân hà khác (Andromeda M31)... sau này lận, cách thời điểm này khoảng 3,843 tỷ năm.
========

TLH: Nên thường làm người mẹ không dễ chịu cho lắm. Và, sau một thời gian, cái tình yêu thương mới dung hoà được điều này. Thì mẹ mới dễ chịu hơn.

========

Còn vụ ăn hột vịt lộn. Không phải cứ vào 3 tháng cuối là ăn. Bởi hột vịt rất nhiều chất. Chỉ ăn: khi bé bị nhỏ, yếu. Còn bé mà đã to, mà cứ ăn hột vịt lộn thì sẽ gây khả năng to quá mà... khó sinh. 

(Tibu: Khi sanh, lúc nào cũng nên sao chép một bảng cân em bé. Trong bảng này có hai vạch, vạch dưới là vạch giới hạn của bé quá nhẹ, quá yếu.
Vạch trên là giới hạn của bé quá nặng, quá phát triển.
Cách sử dụng: nếu khi cân bé mà sức nặng nằm trong hai vạch là an toàn trong ăn uống).
Sơ đồ cho con gái:
Sơ đồ cho con trai:

=========
TLH: Thật ra nên ăn ở giai đoạn đầu ( nếu không bị nghén) để nó đủ chất và canxi tạo xương thịt bé.

TLH: À, còn câu cuối ạ. 

Tại sao mà tuần thứ bảy: hệ thần kinh được hình thành dần? 

Và sau đó linh hồn mới có được?

Là bởi vì linh hồn đã canh sẵn. Nhưng quá trình nhập thai thì nó bị tản mác đi. Vì thế cần có sự kiên cố và sẵn sàng của nền tảng ( là phôi thai) thì khi đó linh hồn mới, của kiếp này, mới được chính thức tái tạo. Dựa trên nền tảng linh hồn cũ, sự hoà hợp của linh hồn ba mẹ, và đồng thời... sự thuận theo thiên nhiên và vũ trụ. 

Đó là linh hồn hoàn chỉnh - là cái mà em đề cập ở phía trên đó ạ.

Tam Giác Trí Tuệ - Quà đầu năm 2018

Tam Giác Trí Tuệ

Tibu:
Mặt phẳng pháp giới.
Theo ý: ba điểm là ra một mặt phẳng.
Tam giác trí tuệ.
Lý do: ba điểm này tạo nên một tam giác Trí Tuệ.

Trigia:
Em đoán mò sự khác biệt giửa cái tam giác của HSTD với các biểu tượng ba ngôi khác hay tam giác khác ở các tôn giáo lớn, các giáo phái lớn hay các môn Thần Học hiện nay nằm ở chỗ: 
- Cái tam giác của HSTD là Trí Tuệ Vô Ngã
Nhưng lại suy nghĩ là có chăng sự Đồng Đẳng ở cái Ba Ngôi này?
Sau cùng đành phải tự nhủ là không thể luận mà thâm nhập được nên chịu thua. Nếu không thì điên luôn...

Tibu:
Chọn cái Tam Giác Trí Tuệ thì khỏi bình giải thêm gì nữa hết. Cái tam giác đủ để nói lên sự bình đẳng của Không Trí rồi!

Trigia:
Các tam giác khác không nằm ở mặt phẳng mà hướng lên. Phải không anh…?

Tibu:
Đúng luôn: hệ thống Tam Tôn lại hướng lên.

Trigia:
Nhưng phải có Tibu trước cái đã... rồi mới ra việc

Tibu:
Nó hình thành như sau:
1. Do tính xuề xoà 
2. Khi tibu làm xong thì sức vô ngã nó nặng (mạnh) cho nên chỗ tibu trụ nó bị trủng xuống tạo thành một thung lủng Không Trí.
Cho nên các chúng hữu tình khác đều bị dồn lại cái thung lủng này.
Trong đó có Mun và TLH là rớt xuống đáy. Tạo thành Tam Giác Trí Tuệ

Trigia:
Ngài Văn Thù nói sao về sự kiện này anh

Tibu:
Thằng nhỏ khá thiệt!

Ruabien:
Thung lủng Không Trí là gì anh?

Tibu:
Nói ví von là vậy đó mà.
Tưởng tượng tibu đang đứng trên một tấm bạt.
Tấm bạt sẽ bị trủng xuống vì sức nặng.
Về Tâm Linh thì tibu có cái nặng ký nhất là cái Không + Trí Tuệ. Cho nên gọi nơi đó là thung lủng Không Trí.
Thung lủng này rất là to và có độ lún rất là  xâu. To đến độ có thể chứa bà con đang tu.
Và xâu đến độ có thể chứa luôn ba ông Phật Mẫu.

Ruabien:
Trong cái Tam Giác Trí Tuệ không thấy anh nói đến vị trí của Cô Ba Hột Nút

Tibu:
Không có Cô Ba Hột Nút. Là vì đúng ra là tibu > Cô Ba Hột Nút là hết phim.
Tuy nhiên, tibu làm dữ dội quá nên nó biến chiêu ra dạng Tam Giác Trí Tuệ.
Viết lại cho rõ:

Tibu > Cô Ba Hột Nút
Rồi đến tibu bị đau tim > rồi hết phim.

Trigia:
> có nghĩa là lớn hơn? Hay là đẻ ra…

Tibu:
“Đẻ ra” là đúng ý

Ruabien:
Biểu tượng Tam Giác Trí Tuệ sẽ được thể hiện qua hình ảnh như thế nào đây?

Tibu:
hình ảnh của cái trampoline khổng lồ (của bản ngã) bị lún xâu xuống. Tận đáy là ba tên Phật Mẫu đứng ngang hàng nhau! Hihihi

Ruabien:
Hơi lẫn lộn một chút: 3 Phật mẫu là Tibu, Cô Ba Hột Nút, và Mun. TLH chưa là Phật mẫu?

Tibu:
Tibu, Mun, TLH. Vì trình độ của TLH ngang cơ với một Vị Phật.

Ruabien:
TLH có cần phải làm xong đàn pháp Phật Mẫu Chuẩn Đề?

Tibu:
Không cần vì đã tương đương rồi.

Ruabien:
vì hành động hằng ngày hay là vì trí tuệ?

Tibu:
Trí tuệ! Vậy mới ghê chớ. TLH là dân đặc biệt, cho nên mới làm được.
Có tật... có tài là cái viên ngọc này!!! 

Ruabien:
TLH vào LHT chưa, biểu tượng của Thiên Thủ Thiên Nhãn là gì?

Tibu:
Lâu rồi, TLH làm rất kỹ. Không bị ai nuốt hết!!!
11 đầu bình thường!

Ruabien:
yeah, rõ rồi thì ra là vậy!
Biểu tượng Tam Giác Trí Tuệ này sẽ ảnh hưởng đến pháp giới như thế nào anh?

Tibu:
Vượt ra ngoài các tiền lệ. Nó không nói lên giòng pháp nào nữa hết. Nó chìm xâu vào sự thực hành. Tất nhiên, đi ngõ nào cũng được, Nhưng chỉ có một số rất ít mới đi được cả ba ngõ (Tịnh-Thiền-Mật)

Ruabien:
Khi tu sĩ hướng tâm về tam giác trí tuệ, thì biểu tượng là gì, hoặc là một câu thần chú biểu tượng cho trí tuệ của 3 Phật mẫu. Chắc chắn rằng sức ảnh hưởng của 3 ông Phật mẫu phải ghê gớm và khủng lắm. Và làm sao để hưởng ké Trí Tuệ khủng này?



Hình 1. Chấm Vàng (đỏ) - Biểu tượng của tam giác Trí Tuệ, chứa 3 ông Phật mẫu 

Mở ngoặc
Trình bày ban đầu:
-   abc là góc của Tam Giác Trí Tuệ, nằm trên cùng một mặt phẳng Pháp Giới.
-   Chấm Vàng là biểu tượng của Tam Giác Trí Tuệ.
-   Vòng tròn ngoài là mặt cắt ngang của lòng chảo – thung lũng Không Trí.
-   An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt <=> Trí Tuệ
Đóng ngoặc



Tibu:
Thiệt ra nó là cái phểu khổng lồ. Với cái đáy là cái chấm vàng: Trong đó có ba ông Phật Mẫu. 
Vị trí cái chấm vàng đó cũng là vị trí của ba Phật Mẫu. Thật là khó vẽ vì đây là khái niệm.
Thì chỉ tập An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt. Vậy thôi!



Hình 2. Tam Giác Trí Tuệ (trong lúc phát họa)

Ánh sáng:
Thầy xem được chưa nha hihi

Tibu:
Hay quá vậy ta? 
Hoa sen là hay lắm rồi đó!

Ánh sáng:
Hihi, as lăn tăn cái bóng màu đỏ dưới hoasen

Tibu:
Bây giờ, con thử thay vào những cái hình, bằng những câu đặc biệt của từng Phật Mẫu coi ra sao?

Tibu: Phá sản Địa Ngục
TLH: Là phước hay là nghiệp, là ở góc độ nhìn
Mun: Trí tuệ thanh tịnh

Lý do khi để cái hình thì nó nặng hơn là những câu nói.
Tuyệt vời! Lý do: chả có ai làm chủ xị. 
Và hễ mà ai làm theo những ý trên thì người đó là... Phật Mẫu.



Hình 3. Tam Giác Trí Tuệ (hình cuối cùng có chất lượng cao, bà con nên dùng hình này)

Ánh sáng:
Thung lũng không trí này có phải là  quốc độ tương lai khi Thầy thành Chánh Đẳng Chánh Giác không Thầy.  Smiley

Tibu:
Đúng 100%

Ánh sáng:
Không biết có bị chấn động gì không mà ngày hôm nay phải ăn cháo. Bị ỉa chảy, sốt, nhức răng 😃😃😃

Tibu:
Vẽ ra được hay như vậy mà không bị chấn động mới là chuyện lạ!!!

Ruabien:
Tam Giác Trí Tuệ sẽ được công chiếu vào đầu nằm 2018. 

Tibu:
Tuyệt chiêu thứ hai đó nghe! Cú đầu là tranh chăn voi. Cú thứ hai là cú này!!!