Mô tả quá trình tâm linh trong bào thai


Tái Sinh là giai đoạn chuyển Cảnh của một Linh Hồn, khi Linh hồn mang Tư Tưởng đó sẽ vào trong người mẹ, để chuẩn bị một kiếp sống mới. Những Kĩ Năng Sống ( Mưu Sinh) của kiếp trước sẽ không còn dùng được nữa , chỉ còn Thái Độ sống, Thói quen Sống từ quá khứ sẽ in bóng hình lên Đứa trẻ mang một thân hình mới này. Một thân xác khoẻ mạnh, một cặp hộ pháp hợp duyên ( cha mẹ) sẽ là người nâng đỡ, hỗ trợ Sinh Linh non nớt này trong những năm tháng đầu đời. 

1.   Giai đoạn chuẩn bị nhập thai: Linh hồn nhìn thấy tia sáng phát ra từ cặp cha mẹ tương lai như ngọn đèn báo hiệu chớp tắt từ cây Hải Đăng. Nó thấy cha mẹ tương lai đang ở kia rồi, nó mò tới và ngồi đợi giây phút khi nó có thể nhập thai.
2.   Phút đầu nhập thai: Khi Tinh cha gặp Huyết mẹ, phản ứng hoà nhập xảy ra. Đây rồi, thời cơ trọng đại ấy đã tới. Linh Hồn đợi sẵn,  và chui vô cái thể đơn bào đó để xác định rõ “chủ quyền” của Thân Xác này. Từ 1 thể đơn bào, tế bào ấy phát triển lên thành đa bào, nhân rộng và rồi hoàn thiện dần thành cơ thể hoàn chỉnh trong suốt 9 tháng 10 ngày. Kể từ giây phút này, một Linh Hồn ( ở tình trạng lý tưởng) sẽ chứng kiến được Cuộc Cách Mạng hay chính là sự hình thành của 1 tiểu vũ trụ trong chính Cái thể xác mới này( Đơn bào-> Đa bào-> Sự liên kết dần giữa Não bộ, Tim và hoạt động thần kinh trong từng bộ phận…). Linh Hồn sẽ biết thế nào là Tịnh Độ ở ngay nơi thể giới Con Người, khi Tử Cung của người mẹ chính là một bông hoa sen che chở cho Sinh Linh non nớt này khỏi những Tác Động bên ngoài. Người mẹ chia cho nó những Tình Yêu Thương Vô điều kiện, sự sẽ chia từ chính Huyết mạch của mình để nuôi nấng nó thành một Cơ Thể hoàn chỉnh. 

-   Linh hồn ban đầu bị hút vào một xoáy ốc, chao đảo trong đó ( Hút vào Tử Cung). Nó bị va đập bởi 1 Cõi trong cái Tử Cung này. Cõi Tử Cung đó kết nối với Tâm Thức Người mẹ, tức Người Mẹ Loạn tâm ra sao thì Linh Hồn chịu ngần ấy những Loạn Tâm. Do bị va đập những cú khá mạnh khi mới chui vào, ban đầu nó bị choáng váng. Với dân có nghề, nó lập tức atcndtm để chống lại những chấn động ban đầu này. Nó tỉnh lại, nhưng nếu Cõi Tử Cung này tiếp tục loạn động liên hồi, dân có nghề cũng không chịu thấu nổi; nó lơ ngơ và Quên Dần những Khái Niệm từ kiếp trước. Nếu Người mẹ biến Tử Cung thành 1 Cõi Tịnh Độ ( bằng tình thương, bằng câu Niệm Phật) thì Linh Hồn sẽ có cơ hội để ngắm nhìn và quan sát được những chuyển biến tiếp sau đây.

* Nói đi cũng phải nói lại, vì là Tâm truyền Tâm nên có khi Tâm đứa trẻ lại tác động ngược lại người mẹ nó. Có nghĩa là người mẹ trong thời gian mang thai lại chẳng thấy căng thẳng gì, và cái Tâm của người mẹ lại hiền ra

3. Những giai đoạn phát triển của một Thai Nhi:
a. Giai đoạn 3 tháng đầu đời ( Tối quan trọng):Giai đoạn tạo lập một cơ thể với đầy đủ các bộ phận 
- Chỉ trong vòng 1 ngày từ lúc trứng thụ tinh, tế bào này sẽ được chia cắt làm đôi rồi nhân 2, nhân 4, 8 cho đến ngày thứ 4,5 của Thai kì; nó đã nhân lên 100 tế bào… Trong vòng 3 tuần, những tế bào này kết nối tạo thành một tuỷ sống với phần đỉnh sẽ lồi ra thành não. Tim thai sẽ xuất hiện ngay sau đó và đập vào ngày thứ 22, bắt đầu bằng nhịp đập của 1 tế bào và kéo theo những tế bào khác đập cùng 1 nhịp. Tim lúc này vẫn chưa đập theo sự điều khiển của não. Tuần thứ 6, một hạt nhỏ xuất hiện và sẽ hoàn thiện dần thành mắt. 
Tuần thứ 8: phôi thai chính thức được gọi là thai nhi, và nó nhận trực tiếp dinh dưỡng qua nhau thai thông qua các mạch máu của người mẹ. Vào tuần thứ 9, hệ thần kinh phát triển rất mạnh với sự sản sinh của hàng triệu tế bào thần kinh (2.5 triệu tế bào mỗi phút),  thai nhi bắt đầu có thể chuyển động. Hệ thần kinh lúc này vẫn chưa chịu sự điều khiển của não
- Tuần thứ 11: Toàn bộ các bộ phận đã hình thành, và giới tính ( tức bộ phận sinh dục) cũng sẽ được xác lập trong thời gian này
Chính bởi đây là giai đoạn quan trọng nhất thành hình một cơ thể mới, cha mẹ cần giúp đỡ đứa trẻ này trong cả vấn đề Tâm Linh lẫn Thể Xác. 
+ Ở dạng thể xác, người mẹ bắt đầu bồi bổ chất dinh dưỡng cho Thai nhi để nó có một hệ thần kinh, tim, não khoẻ. Nên ăn Hột Vịt Lộn để trẻ sau này có một cái Thóp khoẻ mạnh. Cơ thể nên giãn nhẹ nhằm giúp cho chất bổ không bị chặn lại
+ Ở dạng Tâm Linh, cần chú ý tạo một môi trường nhẹ nhàng, tránh nhiễu động. Linh hồn cần thực sự an tĩnh, để nó xác định được giới tính của nó. Những biến động trong Tham Dục, Stress khiến Linh Hồn bị nhiễu. Nếu nó không đủ mạnh, nó sẽ rơi vào trường hợp: Thân Nam nhưng cái Ái lại thiên về Nữ hoặc ngược lại; hoặc Thân Nam/Nữ nhưng lại Ái cả 2 giới tính. Khi lớn lên: Chính cái Sinh Linh mới này lại mất rất nhiều thời gian để ổn định lại xáo trộn cảm xúc. Người mẹ nên Niệm Phật và truyền tình thương an tịnh thật nhiều tới đứa trẻ.
b. Từ tháng thứ 3 trở đi:
-  Vào cỡ tuần thứ 15- 16 của Thai kì, chính thức Hệ Thần Kinh chịu ảnh hưởng của Não. Tức tất cả những vận động bắt đầu được Não điều khiển. Đây là thời kì chính thức đánh dấu: Thể Xác, Linh Hồn, Tư Tưởng hoà vào làm 01. Đứa trẻ lúc này chính thức có thể điều khiển thể xác.
- Các giác quan: Thanh, Hương, Vị, Xúc chính thức được xác lập kể từ giây phút này. Thai Nhi bắt đầu Cảm nhận vị trần ( tức 4 giác quan) thông qua người Mẹ. Để những giác quan này được phát triển trung tính, không sai lệch; người mẹ đưa tâm về Chánh Định, Trung Tính. Khi ăn, khi chơi, khi làm việc, khi cảm nhận cuộc sống; người mẹ truyền 1 tư tưởng tới Thai Nhi: Mẹ ăn cái này ( Sữa, Đồ ăn) cho bé khoẻ. Người mẹ ăn và cảm nhận vị chua cay mặn ngọt, cảm nhận mùi thơm ngọt bùi; bàn tay chạm vô đồ ăn; và cơ thể người mẹ đang ra sao…; khi tâm truyền tâm; Đứa bé sẽ học cảm nhận về thế giới mới này ( Một thế giới với những Cảnh mới) thông qua người mẹ của Nó 
* Từ tuần thứ 28: Não mới bắt đầu ghi nhớ những Bài học đầu tiên của một Cảnh mới, tức là người mẹ có thể dạy cho trẻ cách cảm nhận cuộc sống bắt đầu từ lúc này, đặc biệt là qua Thính Giác

* 1 tháng trước khi sinh: Mí mắt thai nhi động đậy qua lại, là dấu hiệu ở việc Nó đang mơ. Nó y hệt như giấc mơ của chúng ta khi đang ngủ say. Thai nhi kết hợp việc Học cách cảm nhận cuộc sống mới thông qua người mẹ 
( Ý Thức) với cái Mong muốn nó đã nuôi dưỡng khi bắt đầu nhập thai. Nó mơ thấy mình học cách thực hiện Mong Muốn của nó trong cái Cảnh sắp tới của kiếp sống mới này. Nó sẽ là ai? Một vị bác sĩ giúp người? Một vị thầy tu? Hay một anh thường dân bình thường? Đứa trẻ mơ thấy nó làm việc, nó sử dụng những kĩ năng mới trong cuộc sống mới với những Phương Tiện mới. Những gì nó mơ có khác xa với Thực Tế hay không, liệu nó có thực hiện được Giấc mơ của nó hay không? Nó sẽ thực hiện Giấc mơ này nhanh hay chậm khi ra ngoài Đời Thật, khi mở đôi mắt Thịt ngắm nhìn cuộc đời mới này bằng Thực tế?  Đó là câu chuyện của Nghiệp Duyên đưa đẩy, khi nó lớn lên và bắt đầu tự hỏi: “Tôi là ai? Tôi đến nơi này để làm gì nhỉ?” Chỉ biết rằng Nó đã cố gắng hết sức mình và làm rất tốt nhiệm vụ của nó khi quyết định Tái Sanh làm người. 

* Kết luận: Trên đây là khái quát quá trình tâm linh của một Linh Hồn khi nhập thai và 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Cuộc sống sau khi nó ra đời chỉ là một hành trình mới với những Cảnh mới; nhưng tính ứng biến của Thân Tâm, Cái Nguyện khi nó tìm một cơ thể mới để ra đời lại Phụ thuộc rất rất nhiều ở giai đoạn trong bào thai.
--------
* Ghi chú: (1) Chuyển cảnh là quá trình chuyển từ Cảnh A sang Cảnh B. Lấy ví dụ ngay trong 1 kiếp sống, khi chúng ta di chuyển từ Việt Nam sang Anh, Mĩ. Kĩ năng đã tích góp khi sống ở Cảnh cũ vẫn còn, nhưng khi sang 1 Cảnh mới, nó gần như không còn dùng được nữa. Cá nhân đó phải học lại từ đầu, học một ngôn ngữ mới để thể hiện được suy nghĩ; học kĩ năng mới để sinh tồn với nơi ở mới. Chuyển Cảnh khi Tái Sinh cũng tương tự y như vậy, nhưng sẽ bao gồm nhiều giai đoạn hơn, không chỉ là một cơ thể mới, mà còn là những Kĩ Năng mới để sinh tồn cũng bị đảo lộn lại từ đầu. 
(2) Tham khảo: Trong tử cung của National Geographic https://www.youtube.com/watch?v=VbqAqamdCcY&t=5198s


TLH và Tibu cũng có ý kiến:

TLH: Trước khi có bầu, nếu Mẹ thật sự khoẻ mạnh và cơ thể hoàn toàn đủ chất thì không cần ăn uống gì bổ sung. Nhưng bình thường thì đều cần uống thuốc vitamin tổng hợp cho bà bầu. Ví dụ như Procare hay Elivit. Thuốc đủ sắt, canxi và đặc biệt là acid folic.

Bởi để hình thành một tế bào thì cần rất nhiều năng lượng và vật chất. Y như khi mình muốn xây một căn nhà. Mình cần chuẩn bị cát, đất, xi măng, các thứ. Hoặc thậm chí xây nhà bằng đất thì cũng phải có tre, rơm rạ, nước. Chứ không phải từ đất bốc lên mà xây được thành nhà. Dù nền đất đó cao hơn đất xung quanh, thì một mình đất tự xây thì nhà cũng không bền vững được.

Để sinh xương, sinh thịt, sinh các tế bào cần một năng lượng và vật chất rất lớn. Nên cần liên tục bổ sung.

Người ta nói ba tháng, đầu thai kỳ, là quan trọng, bởi vì nó hình thành cơ sở tinh vi tổ chức. Ví dụ: tim, não, gan, thận... nên cần giữ gìn để tránh bệnh. 
Làm ảnh hưởng tạo tế bào đó. Làm gián đoạn và có thể đột biến gen. Sinh ra dị dạng.

Còn ba tháng cuối, không quan trọng, quá trình giữ tránh bệnh như ba tháng đầu. Nhưng nó là thời gian cấu tạo bắp thịt. Đắp thịt cho bộ xương, khung tinh vi đã hoàn chỉnh. Nên ăn uống được thì con mập. Ăn ít thì con còi bé.

Tất cả các yếu tố đều có thể gây đột biến. Như: rau giống mới(*), khí thải ôtô trong không khí.

========
Nên bà bầu ba tháng đầu, và ba tháng trước khi có bầu, nên sống... như con búp bê nuôi trong tủ kính.
========

Để tránh một em bé bị biến dị gen. Nên ví dụ việc tiếp xúc hoá chất như nhuộm tóc, sơn móng tay, chất tẩy rửa, hay bệnh tật như cúm, rubella, sởi... tất cả đều nên tránh xa.

Dĩ nhiên, không cần kiêng cũng được. Từ việc làm, hoá chất, cho tới bệnh tật. Không có ai bắt phải kiêng cả. Nhưng không kiêng thì vẫn có khả năng sinh được con bình thường. Nhưng khả năng cao là em bé sẽ không được bình thường. Hoặc là em bé rất yếu ớt.

Tibu: Một huyệt tử... có thể bị mà không cách gì mà đỡ được. Đó là vào những tháng đầu, cơ thể phải phấn đấu nhiều... cho nên có cảm giác bị mỏi mệt. Và do ác nghiệp, nên bà mẹ cứ tưởng là bệnh cảm! Theo thói quen là hể bị cảm là... uống aspirin (át pi rin) tylenol (ti lê nôn)! Chỉ cần một viên thôi, đứa bé bị chất độc xâm nhập... có thể gây nên bệnh khờ.

TLH: Tại sao phải kiêng ba tháng trước khi có bầu? 
Bởi vì cấu tạo cơ thể con người có tính tích luỹ. Y như việc, tại sao ta ăn nhiều hôm nay nhưng tích luỹ đến vài ngày sau, một vài tháng sau, thậm chí kể cả một vài năm sau. 

Cái chỗ thức ăn ta đã ăn vào, nó chuyển thành mở, hoặc mô và giữ mãi ở đấy không biến mất.

Điều đó có nghĩa nếu ba tháng trước khi có bầu, ta tiếp xúc với hoá chất nhiều thì hoá chất đó cũng được tồn trữ trong cơ thể, và nó có khả năng ảnh hường đến thai nhi.

Tibu: Tuy nhiên, đã lở bị chất độc thì nên niệm Phật Dược Sư một cách chuyên nghiệp luôn! Thì cũng đở phần nào.

(*) Rau giống mới (GMO: Genetically Modified Organism is any organism whose genetic material has been altered using genetic engineering techniques.):

Tuy nhiên vẫn có những cách này!



TLH: Binh ơi, Cái phản xạ không điều kiện. Nó là tên một loại cơ chế thần kinh - nằm trong phạm trù hệ thần kinh của cơ thể sống. 
Chứ không phải bản năng sinh tồn nhé. Bản năng sinh tồn là phạm trù khác hoàn toàn ạ.

Tibu:
1. Phản xạ không điều kiện là những phản xạ có từ khi sinh ra : + Tự nhiên, bẩm sinh mà có. + Không dễ bị mất đi. + Mang tính chủng thể, di truyền. + Số lượng có hạn. +Thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não... (trích từ Yahoo).
2. Bản năng sinh tồn: Trong mỗi con người chúng ta đều có một bản năng sinh tồn dù nhiều hay ít. Bản năng này sẽ được dịp trỗi dậy khi con người đối diện với sự nguy hiểm, với cái chết. ( trích từ Vikimedia)

========

TLH: Trong quá trình mang thai. Người cha liên lạc với em bé qua tình thương. Bởi em bé được tạo từ tinh cha (1 hữu hình dương) + 1 huyết mẹ (1 hữu hình âm) = hợp tử ( hữu hình). Sau 7 tuần thì cái hữu hình này là âm gom được cái thần khí ( dương) từ trong trời đất. Do có âm, có dương mới tạo thành một chỉnh thể hoàn hảo. Mới được gọi là em bé. Chính lúc này mới hình thành hệ thần kinh, hay nói cách khác là hình thành linh hồn.

Theo cái không nhìn thấy, linh hồn này, thật ra, đều đã có rồi. Nhưng, nó tản mác do sự kết hợp của một phần cơ thể người cha, và một phần cơ thể của người mẹ. Mẹ là nồng cốt. Cha là hàng rào bảo vệ. 

(Tibu: hai thành phần này chưa có thể kết nối lại được).

TLH:
Vì thế khi người mẹ mới có bầu. Có cha ở bên để bảo vệ, thì sẽ hình thành cái thần khí trọn vẹn, cái linh hồn hoàn chỉnh mà không bị khiếm khuyết. 

[Tibu: Linh hồn mà khiếm khuyết thì... tâm bị chao đảo sanh ra đủ thứ triệu chứng bệnh tật...  từ thân ( yếu tim) và tâm (hay hoảng sợ)... hoặc là có những triệu chứng kỳ lạ: mãi... sau này, như bỗng nhiên lại trở thành Đồng Tình Luyến Ái, sau khi đã lập gia đình đàng hoàng]!!!

TLH: Sau này suốt quá trình mang thai. Người mẹ là người cho huyết, tức là người cho máu thịt để tạo nên em bé. Người cha luôn có một vai trò là tiếp tục cung cấp thần khí qua từ trường từ cha... lồng ghép vào từ trường cơ thể mẹ. Và chính cái này tạo nên linh hồn em bé. 

(Tibu: ông bà có thói quen rất là độc đáo là: khi sinh hoạt nhẹ nhàng thì người mẹ hay lấy áo của người cha để choàng, khoát vào thân thể mình gọi là... "lấy hơi").

TLH: Nói rõ hơn:

Có nghĩa là, không phải chỉ có người mẹ mới quan trọng khi mang thai. Mà người cha cũng quan trọng không kém. 

Chỉ là: 
Nếu sinh ra, cơ thể khiếm khuyết này nọ, thì sẽ thấy ngay! Nên sanh ra thói quen... coi mẹ là quang trọng. Vì mẹ cho máu thịt, nuôi dưỡng. 

Nhưng... cái linh hồn em bé không phát triển toàn diện, trọn vẹn thì... không ai nhìn được. 

Chỉ sau này, lúc trưởng thành, lại thể hiện ra. Nên người ta không biết và thường xem nhẹ vai trò của người cha trong quá trình mang thai.

Trước khi thụ thai. Nên bồi bổ cho cơ thể mẹ cho đủ sắt, canxi, acid folic và rất nhiều chất khác để tràn đầy năng lượng mà chuẩn bị tạo cân cốt cho em bé có... xương, có thịt. Nên thường ăn đa dạng, lành mạnh và uống thêm thuốc bổ (Vitamin) vì nhiều loại chất không có được từ đồ ăn.

========

Còn chị TNT nói ý ạ. Cái vụ người mẹ khó chịu khi uống thuốc. Là bởi mẹ mới có em bé lần đầu tiên. Nội tiết tố bị ảnh hưởng. 

Nên cơ thể dể mệt. 

Vì thế dễ chán nản và cáu gắt, tự bài trừ mọi thứ ( kể cả thuốc bổ) - nhiều khi chỉ 1 con muỗi bay qua trước mắt, cũng cáu gắt muốn đập đổ. Nói chung là sự khó chịu rất vô lý. 

Ngoài ra, còn có khả năng người mẹ bị dị ứng, hoặc loại trừ một thành phần nào đó trong thuốc. Vì con người dị ứng với nhiều thứ lắm ạ. Dị ứng, mà nhiều khi, không phát hiện ra ý ạ.

Còn về sự không nhìn thấy là: 

Cơ thể con người là một chỉnh thể hoàn hảo. Y như Vũ Trụ hoàn hảo ý ạ. Giờ, tự dưng, bị một nhân tố can thiệp vào. Sẽ làm cái Vũ Trụ đó bị đi lệch khỏi quỹ đạo! Y như hai Vũ Trụ 

========
(Tibu: giải ngân hà) va vào nhau.

Giải ngân hà ( tụi mình đang ở) lại đụng với giải ngân hà khác (Andromeda M31)... sau này lận, cách thời điểm này khoảng 3,843 tỷ năm.
========

TLH: Nên thường làm người mẹ không dễ chịu cho lắm. Và, sau một thời gian, cái tình yêu thương mới dung hoà được điều này. Thì mẹ mới dễ chịu hơn.

========

Còn vụ ăn hột vịt lộn. Không phải cứ vào 3 tháng cuối là ăn. Bởi hột vịt rất nhiều chất. Chỉ ăn: khi bé bị nhỏ, yếu. Còn bé mà đã to, mà cứ ăn hột vịt lộn thì sẽ gây khả năng to quá mà... khó sinh. 

(Tibu: Khi sanh, lúc nào cũng nên sao chép một bảng cân em bé. Trong bảng này có hai vạch, vạch dưới là vạch giới hạn của bé quá nhẹ, quá yếu.
Vạch trên là giới hạn của bé quá nặng, quá phát triển.
Cách sử dụng: nếu khi cân bé mà sức nặng nằm trong hai vạch là an toàn trong ăn uống).
Sơ đồ cho con gái:
Sơ đồ cho con trai:

=========
TLH: Thật ra nên ăn ở giai đoạn đầu ( nếu không bị nghén) để nó đủ chất và canxi tạo xương thịt bé.

TLH: À, còn câu cuối ạ. 

Tại sao mà tuần thứ bảy: hệ thần kinh được hình thành dần? 

Và sau đó linh hồn mới có được?

Là bởi vì linh hồn đã canh sẵn. Nhưng quá trình nhập thai thì nó bị tản mác đi. Vì thế cần có sự kiên cố và sẵn sàng của nền tảng ( là phôi thai) thì khi đó linh hồn mới, của kiếp này, mới được chính thức tái tạo. Dựa trên nền tảng linh hồn cũ, sự hoà hợp của linh hồn ba mẹ, và đồng thời... sự thuận theo thiên nhiên và vũ trụ. 

Đó là linh hồn hoàn chỉnh - là cái mà em đề cập ở phía trên đó ạ.