Thầy Thông Lạc dạy 'bơi bướm'

Tibu:

Mấy ngày nay, tibu có ý viết về chiến thuật của Thầy Thông Lạc trên con đường đi đến Chân Lý. Thì nay, lại được dịp.
Trong cờ tướng, người đứng ngoài lúc nào cũng thấy rõ hơn người trong cuộc.

Sau đây là nhận định của tibu:

1. "Qua được bên bờ bên kia" là cụm từ hay dùng để chỉ việc Thiền Sư đã tu xong rồi.
Thầy Thông Lạc là một thiền sư đã tu xong rồi.

2. Ước mơ của Thầy là đào tạo ra thêm một A La Hán nữa, để rồi mới thận trọng thay đổi nền tảng của Phật Giáo. Nhưng lại không thành.
Vấn đề không thành của Thầy được ghi lại rất rõ theo đường link sau đây:
Rất tiếc,
tất cả những bài pháp liên quan đến vấn đề này đầu bị xóa cho nên tibu không có link để cho bà con hiểu. Xin thành thật xin lổi bà con. (có thể là do máy PC của tibu quá yếu chăng)?

Đường link tận bên nước Nga lại chạy được:

Lời bàn:
Qua bài nói chuyện cuối cùng của Thầy, nếu bà con có nghiên cứu cách tu của Thầy thì bà con sẽ nhận xét rằng: Cách tu này chỉ xuất hiện sau khi Thầy đạt được độ nhập Chánh Định vào cõi Không Vô Biên Xứ. 

Chuyện qua bên bờ bên kia trong Tu Hành... có thể tưởng tượng thành chuyện bơi qua bên kia bờ sông. Và cũng có thể ví như Thầy đã... 

Thầy đã biết bơi rồi.

=========
Một Lực Sĩ biết bơi, khi xuống nước là... không bị chìm cho dù là không cần làm gì hết, Lực Sĩ cũng nỗi rất là dể dàng, không bị uống nước, ngộp nước... như người tay mơ... chưa biết bơi, chưa một lần xuống nước.

Người tay mơ này mà bắt chước Lực Sĩ thì y như rằng khó có thể tồn tại khi xuống nước! Hiện tượng sặc nước, uống nước, ngộp nước không thể nào tránh khỏi. Và hể mà xuống nước thì bị sặc nước, khó thở... thậm chí nếu cố gắng thì việc chết ngộp không thể tránh khỏi!!!
=========
Từ hai hiện tượng này: Thầy Thông Lạc lại đề nghị và cương quyết... chỉ cho tất cả các tu sĩ tu theo mình... bơi qua sông, bằng cách chỉ được sử dụng một kiểu duy nhất đó là "Bơi Bướm"!!!
=========
Dĩ nhiên với tiêu chuẩn cao cấp như vậy, thì cho tới khi Thầy Chết... cũng chả có ai làm nổi!!! 
Đó là lẻ đương nhiên.

Ý thức, tưởng thức

BM:

Ý thức, tưởng thức thì cũng là phát sinh từ thói quen mà ra cả. 
- Tưởng: Nhìn cành cây tưởng con rắn
- Ý: Nhìn con rắn biết con rắn

Có điều, dù là Tưởng hay Ý thì anh vẫn là nằm trong vòng xoay của chính Thói Quen của bản thân mình. Ừ thì khi tôi làm tôi biết tôi làm, nhưng tôi có thoát ra được cái việc tôi làm hay không? Khi tôi sân tôi biết tôi sân, biết cả lí do tôi sân, nó bắt đầu lúc nào, diễn tiến ra sao, kết thức thế nào. Nhưng rồi cuối cùng tôi có thoát được nó hay không? Hay cứ hết lần này đến lần khác, tôi cứ lặp lại cái thói quen ấy. Cũng giống như con kiến, cứ đi hoài quanh miệng chai, bất kể nó có biết nó đang nhấc bước chân đi thế nào, rung cái râu ra sao. Nhưng đến một ngày, nó nhận ra nó đang đi quanh cái vòng lặp, thì đó mới là Ý niệm ban đầu nó biết nó bị Trap. Rồi biết thì sao, nó vẫn phải đi trên cái vòng đó; cho đến khi nó chuyển hẳn hướng đi, thì nó mới chạy ra được cái vòng do nó tự tạo ra. Trường phái Zen có vẽ một hình tròn bằng bút thư pháp thể hiện rất rõ cái dụng ý, vòng tròn ấy nhất định là có một kẽ hở, thể hiện cho việc con người đã vượt ra được vòng lặp.

Phương pháp thì nhiều, và mỗi một chỗ đều có cái hay riêng không thể phủ nhận,  nhưng tất cả đều hướng tới một cái kết quả đó thôi. Sau tất cả, anh làm sao để vừa thay đổi bản thân mình để tốt hơn với chính bản thân mình và những người xung quanh, nhận ra được cái mình thiếu, cái người xung quanh thiếu. Nhận ra nghĩa là phải theo dõi Tâm, thay đổi nghĩa là phải Hướng nó tới những điều đẹp đẽ, cố định nó lại không cho chạy bậy, và khi nó quen làm những điều đẹp thì nó tự giải thoát cho chính nó khỏi những vướng mắc mà chính nó đóng đinh các giá trị vào.

BM:
Mình trả lời ở phía trên rồi đó thôi. Con đường tu nó dài. Do đó: "Nhận ra được cái mình thiếu, cái người xung quanh thiếu. Nhận ra nghĩa là phải theo dõi Tâm, thay đổi nghĩa là phải Hướng nó tới những điều đẹp đẽ, cố định nó lại không cho chạy bậy. Và khi nó quen làm những điều đẹp thì nó tự giải thoát cho chính nó khỏi những vướng mắc mà chính nó đóng đinh các giá trị vào"

->Muốn đi đúng đường thì phải Hướng Thượng đã. Bởi vì: Ý thức cũng chỉ là cái nhìn theo cái giá trị mà tự bản thân người có Ý Thức ấy cho là như thế mà thôi. Vd như một người đứng trước một toà nhà có nhiều góc cạnh rất là to lớn, nếu người A ấy đứng ở hướng A, thì người đó sẽ mô tả toà nhà ấy theo cái góc A. Người B sẽ miêu tả toà nhà ấy theo cái góc B. Người C, D cũng vậy. Thêm vào những nhận định cuả Ý thức đó là những từ ngữ, định lượng, tính thẩm mỹ, đẹp xấu được cho thêm vào khi miêu tả. Vậy cuối cùng, ai mới là người miêu tả cái toà nhà ấy cho nó đúng. Mỗi người đều đánh giá dựa trên Ý thức của họ, nhưng chính trong cái Ý thức ấy, nó đã có những điều dù là Thật ngay trước mắt, mà lại Không Như Thật rồi.  
 
Nhưng khi cứ làm đều đều với cái tâm và việc làm Hướng Thượng, thì cái Nhìn, sự đánh giá nó sẽ rộng hơn, nó không xen vào những giá trị mà người tập Thiền cho nó là như này như kia nữa. Tưởng thức hay Ý Thức, người ấy hiểu nó chỉ là công cụ. Nó rộng hơn vì người ấy biết "Nhận ra được cái mình thiếu, cái người xung quanh thiếu. Nhận ra nghĩa là phải theo dõi Tâm, sống ở hiện tại. Thay đổi nghĩa là phải Hướng nó tới những điều đẹp đẽ, cố định nó lại không cho chạy bậy. Và khi nó quen làm những điều đẹp thì nó tự giải thoát cho chính nó khỏi những vướng mắc mà chính nó đóng đinh các giá trị vào". 
Để đi được cho tròn, không chỉ là bó thân mình vào trong Định, mà còn là trải nghiệm nó trong cái thế giới Người này. 
Đây là nơi để Hành, để nhào nắn các Hạnh rất là tốt, mà khó có nơi nào cho mình cơ hội này được. 
Nó có đau của thể xác khi đói đau bệnh; 
Nó có vui khi được khoẻ mạnh, khi mọi việc chạy thuân xuôi; 
nó có Buồn của sự chia ly; 
nó có Cay của việc ở cạnh người mình không thích, 
nó có Cú vì phải nghe những điều không hay-> 
Nó là nơi giúp mình sử dụng Định để học được thế nào là Nhẫn, Bi, Trí, Dũng; 
để trải nghiệm và có một cái nhìn rộng lớn hơn. 
Nó không phải cứ một cái định nghĩa thế nào là Nhẫn, Bi, Trí, Dũng mà mình có thể thấu được, nó cần nhiều nỗ lực, niềm tin, phước báu, thời gian…để trải nghiệm. 


Huyền ký của ngài Adida về Thầy thọ 120 tuổi.

Huyền ký của ngài Adida về Thầy thọ 120 tuổi.

……..725
Con chào Thầy, vậy là chuyện đi thay áo đang đuợc chuẩn bị, tụi con con đã đuợc hiểu và ...chỉ tập, tập, tập, tập, tập, nhưng! Có một vài bài viết trong tập tin và diễn đàn có nói  về sự huyền ký của Ngài Adiđà về con số 120,  cũng như Chú Sơn có nói :  '' sau này anh ( Thầy ) cô độc lắm,''  tụi con đã hiểu là dòng nghiệp thức chuyển, Nhưng, những tu sinh sau này, hoặc những người tham khảo , khi đọc và đụng đến những vấn đề như vậy : sự huyền ký, tiên đoán của bậc Alahan, và sự ra đi của Thầy, không khớp, sẽ đem lại sự hoài nghi vốn có của con người đang tìm tòi Pháp để tu. Hôm nào khõe và rảnh rang Thầy cho bài Pháp hẵn hòi lên diễn đàn nha Thầy, riêng bản thân con Cám ơn Thầy nhiều lắm.
Hstd Thay Phuoc
Tuy là tập giỏi, nhưng tibu chưa là gì hết trong vấn đề Tâm Linh bao la bát ngát! Cái chính yếu đã được biết, nhưng nhiều vấn đề vẫn chưa được sáng tỏ. Cho nên tibu không hứa là sẽ soi sáng những điều chỉ vì tò mò. Mà chỉ là lo củng cố những vấn đề cần thiết cho vấn đề Giải Thoát mà thôi. 
Vấn đề không khớp là do phước báu là chính.   
……….559
Có liên quan đến Nguyện nữa đúng ko Thầy? Trong Video thầy có nói nếu hỏi pháp 1 ông 90 tuổi thì sẽ sao... Muốn tìm 1 thân xác tốt hơn sẽ giúp đc nhiều hơn trong chuyện nói Pháp và Tu Tập
Hstd Thay Phuoc 
Trong một chừng mực nào đó. Phước báu có thể thay đổi từng giây phút một. Cho nên những tiểu tiết này nọ đều không đâng để bàn tới.
……….969
Thưa Thầy, để có thân xác mới khỏe mạnh thì cần 3 tháng để sám hối. Vậy 1 linh hồn thì sao ạ? Con nhớ Thầy có nói là linh hồn của Thầy không còn, chỉ còn thể xác, nên phải mất thời gian để tái tạo lại. Linh hồn này có gì khác với linh hồn vốn có trước đây không ạ?
Trong bài pháp âm: Gởi Lại Bà Con... Thầy có nói trong số 9 tỉ người, chỉ thấy có 6 Người (thấy chứ không phải đi kiếm), nhưng con thấy chỉ có 5 Người: Thầy, Cô Vân, C Mun, C TLH, Cô Trang. Còn Người thứ 6 là ai ạ. 6 Người này là sao ạ? Con vẫn chưa hiểu rõ lắm ạ.
………..559   
http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=17601.0 Là cô Beautificus Smiley   Mình có nghe cả Pháp Âm nữa. Nhưng quên mất tên rồi. Sorry bạn, đến giờ mình tập. Khi nào rảnh, mình tìm cho.
………..969   
Người Mẹ Xã Hội đúng không bạn.
Hstd Thay Phuoc    
Hihihi, khi mua bán này nọ, với số lượng nhiều, càng nhiều, càng tốt thì chỉ còn cách là mua tận gốc.  Trở lại vấn đề hỏi này nọ của bà con: cho tới bây giờ thì phần kiến thức phổ thông đã chấm dứt.  Những bà con nào thật sự thắc mắc thì chỉ còn cách là phăng lần ra tận gốc. Nói chung lại: 1. An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt  2. Tâm lực mạnh mẻ 3. Đề mục là cái đang thắc mắc 4. Liều mạng với vấn đề một thời gian 5. Ra vấn đề. Hay một cái là: đã ra vấn đề, với dụng cụ tâm linh này (tâm lực mạnh mẻ) thì có cả vũ trụ để tìm hiểu!  Tất nhiên, đây là “tận gốc”!(inlove) Những tu sĩ đang đi trên đường này: Nhỏ nhất có BHT Lớn tuổi hơn thì có Nhí Lớn hơn nữa lại có Mun Và TLH. Già gần chết tới nơi: lão Tibu.
………..726   
Vậy là cứ cắm đầu vào làm 5 mục Thày vừa nói trên.
………..085   
Thương Thầy quá! Thầy vất vả với tụi con nhiều ghê!
………..969   
Dạ! Con cảm ơn Thầy! Con tập đây ạ!
Hstd Thien Dang   
@A Minh : tụi mình đừng nên nhìn đạo Phật dưới góc độ huyền bí, đừng nên nhìn các Ngài như là các vị thần quyền lực tiên tri phán quyết điều gì là chính xác điều đó.  Đạo Phật là đạo chuyển nghiệp, là đạo chuyển hóa nhân quả nên mỗi Người đều có quyền chủ.
Duc Thien
Đức Phật là đấng toàn giác. Tức là giác ngộ hết thảy, người có thể nhìn quá khứ và tương lai rõ như lòng bàn tay. Ngài cũng khuyên là hãy nhổ mũi tên độc ra trước rồi hẵng tìm hiểu chi tiết về nó. Tức là Ngài hiện ra nơi đời để chỉ chúng sinh thoát khổ, chỉ cho chúng sinh con đường để có tri kiến của Ngài. Các câu chuyện mà Ngài nói ra cũng chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh như thế. Mặc dù Ngài rất mạnh nhưng em hiểu rằng Ngài chỉ nói những gì ích lợi như thế. Còn ông Thầy mình mới tu xong, mới chỉ cho bà con mấy chục năm thì tất nhiên còn xa mới mạnh như ông Phật. Những câu hỏi mà ko thiết thực (như câu hỏi của em trên) thì Thầy sẽ không mất sức vào để trả lời nó đâu. Còn nếu anh đang vướng, đang bí ở đâu trong lúc cố gắng vươn lên thì ông Thầy với lòng bi mẫn của mình sẽ lại mang sức khoẻ ra hy sinh để gỡ rối cho anh.
Duc Thien
Anh thích một ông Thầy bồ tát mạnh khoẻ đi tái sinh hay một ông Thầy sống 120 tuổi chết rồi nhập niết bàn. Em thích phương án trước hơn.  Khi mà ổng è cổ ra để chỉ cho mọi người thì làm sao ổng khoẻ mãi mà sống dai được.  Hồi trước mới đọc em cũng thích Thầy sống lâu lắm, vì có gì thì mình lại ôm lấy chân Thầy mà ăn vạ. Sau này em mới nhận ra. Ông Thầy sống lâu cũng là một thứ ngăn cản sự tiến tu. Mình sẽ ỷ y vào đấy mà biếng nhác. Thành ra em thấy chơi hết mình rồi đi lại là hay hơn cả. Sau này ông tái sanh có trời mà biết ông sẽ khai triển lại pháp kiểu gì. Biết đâu thay vì ổng bảo ''ờ thì con làm cái này cũng được, ờ thì con làm cái kia thì nó có lý hơn ...'' Thì ông lại dí cho mình sấp mặt xuống để mà biết sợ mà tu thì híc híc oan lắm anh ơi. (smiley)(smiley).   
Hstd Thay Phuoc   
Gần Noel rồi: ân oán gian hồ đầy rẩy!  Có phương án quà cáp nào mà khi mua là không bị dư, không bị trùng, không bị nghi kỵ này nọ?    

Việc hồi hướng khi Thầy đi tái sanh

Việc hồi hướng khi Thầy đi tái sanh.

……….085
Thầy ơi, Thày đi tái sanh con hồi hướng Thầy có nhận được không ạ? (nếu con hồi hướng lúc Thầy đi đó ạ).
Hstd Thay Phuoc
Chắc được nhưng máy bay sẽ bị rung động. Kèm theo bảo táp nữa...
……….085
Sao vậy Thầy? Con không hiểu?
Hstd Thay Phuoc
Là vì máy bay đã yếu, và đang chú ý để đáp cho nên nó sẽ bị dao động.
……….085
Dạ. Vậy thì không được đúng không ạ! Ví như Thầy đã nhập thai thì hồi hướng vẫn tới đúng không Thầy!
Hstd Thay Phuoc
Em bé còn yếu xìu và đang mưu sinh thoát hiểm. Cho nên yên tịnh được chừng nào hay chừng đó.

Nghiệp bất hiếu xúi mình đi nhanh, thế cái gì xúi mình đi chậm.

Nghiệp bất hiếu xúi mình đi nhanh, thế cái gì xúi mình đi chậm.

Đức Thiện
Thầy có bảo là nghiệp bất hiếu nó xúi mình tu thật nhanh, dí mình làm hết sức, xong mình đừ là mình hư luôn. Thế còn cái nghiệp gì mà nó cứ xúi mình đi chậm thôi, chậm thôi hả Thầy?
4 Hstd Phuong
Đang chờ câu trả lời luôn đây. Cảm ơn câu hỏi hay.
Hstd Thay Phuoc
Làm biếng hihihi. Nghiệp sát, họ không thích mình thoát khỏi tầm kiểm soát của họ! Cho nên họ tạo nhiều vọng tâm, làm biếng để giữ mình lại!!!  Để chờ dịp mình sơ hở là họ hành hạ mình!
Đức Thiện
Dạ. Như thế có nghĩa là mình chơi với họ lâu rồi, thành thói quen của mình rồi. Bây giờ mình muốn thay đổi thì họ tìm cách ngăn lại ạ.   
Hstd Thay Phuoc
Không có chơi nhưng họ tìm cách cầm chân mình lại để chờ dịp trả thù.
Đức Thiện
Ối chu choa. Cái này đối trị bằng tinh tấn có được không ạ? Thế nếu mình cố gắng tinh tấn vượt qua được thì họ tìm ai đc ạ. (con hiểu là do phước báu mình đang còn nên họ chưa tìm đc khe hở để trả thù).
………..085
Con cũng định nói làm biếng... hihi
Hstd Thay Phuoc
Chỉ cần làm đều đều, 70% thành công lực thì họ chỉ còn đứng phía ngoài la hét vậy thôi.(inlove). Tu khó là leo lên dốc! Mà lên là hay rồi! Còn tu dể thì bị họ lừa.
Đức Thiện
Vâng ạ. Hỏi như vậy vì mỗi lần con thấy sắp ra gì, con nhấn ga lên thì y rằng sau đấy sẽ lan man sang các việc đời việc đạo khác. Việc khác tuy cũng tốt nhưng hok cần thiết bằng đề mục.
Hstd Thay Phuoc
Hihihi tìm ra manh mối rồi đó con (wink)
@ canthan: do nghiệp sát thì đúng hơn. Dùng Thiên nhãn sẽ thấy nguyên cả hệ thống nghiệp sát (bị mình hại, bị mình giết, bị mình hà hiếp) họ nhao nhao lên theo kiểu: - - Ê! Ê! Đừng làm vậy! Sao lại nghe thằng Tibu? Đừng có đi theo nó!!!
..........085
Dạ. Như riêng con thì con thấy con làm biếng thiệt. Nhưng giờ con đỡ hơn lúc trước rồi Thầy, siêng năng hơn.... hihihi... lâu lâu Thầy đá con cái cho con bớt đủ thứ nha Thầy! 😂😁

Cái tâm tôn trọng chuyện Ăn Ngay Nói Thật

Tibu:
Cái tâm của con mà tôn trọng chuyện Ăn Ngay Nói Thật, thì hầu hết những tác pháp đều an toàn.

BM:
Cho con ké cái này chút. Ăn ngay nói thật, nó hay lắm nhé. Khi quan sát vài chục người trong hstd, cách họ hỏi, thực hành thì con hiểu rằng, cái linh tính quan trọng vô cùng. Nếu không có nó, làm gì cũng lệch trái, lêch phải; nhưng cứ giữ Ăn ngay nói thật và đề mục, thì những lần sau biên độ lệch càng giảm, cho đến lúc làm đâu trúng đó.

Vd một vài việc đời thường thôi:

 Khi con đi ăn các món buffet với mọi người, ngày này con chọn món này, nhưng 2 tháng sau ghé qua, con lại không động vào, vì khi nhìn vào thì thấy nó có vấn đề. Mọi người vẫn tiếp tục chọn, và ăn được 1 miếng thì họ nói: Sao hôm nay nó mặn, bã... vậy. 

 Trong công việc thì cô bé lễ tân có ý kiến: Em thấy bình thường em nói gì chị cũng chỉ gật đầu như không lưu tâm, nhưng cuối tháng em đưa ra là chị biết nó sai ở đâu vậy. 

 Rồi có một lúc, khi con ngồi làm thuế cho người ta, 2 vợ chồng ngồi bàn bạc bằng ánh mắt và cái giọng rất nhỏ, mà tai không nghe được, thì ý nghĩ nó cũng lọt từ tai phải sang trái (họ ngồi bên phải). Ô chồng hỏi: Thế mình có khai tiếp ở đây không? Bà vợ đưa mắt: "Ừ, thì cứ ngồi xem thử sao. Nếu được trả lại nhiều thì mình làm, không thì mình qua chỗ khác, cũng đâu mất đồng tiền nào". Con tiếp tục làm, và đến phút cuối đưa họ xem con số thì 2 vợ chồng cười hớn hở.  Grin

 Và khi đi trên xe, cô bé đó chỉnh bài: Those were the days. Con nhìn thấy hình ảnh chiếc xe kéo cũ, mấy đứa đang đốt lửa, uống cafe. Tầm 1 phút sau thì cô bé nói: Em nghe bài này, em nhớ đến lần tụi em đi chỗ này.

Tất cả đều dựa vào linh tính, và những giác quan nhanh nhạy, nên khi làm việc gì đó thì nó ở mức đúng, và giảm thiểu sai sót ở mức tối đa. Đôi khi, nếu cái nghiệp quá lớn nó xen vào, và sức mình không đủ, thì nó cũng làm lệch chút đỉnh, nhưng đừng lo, khi mình hiểu được cách vận dụng thì rồi nó lại đúng thôi.