Cây Bồ Đề

Cây Bồ Đề« on: June 01, 2011
Tibu: Chào Bà Con Cô Bác!
Con cái nó hè nhau nó hỏi và sau khi hỏi xong, nó nói là tibu ghi lên diễn đàn luôn cho bà con cô bác đọc chơi cho vui. Kính mời Bà Con giảm vận tốc đọc lại vì đường lại trơn trợt
- - Ba, cho con hỏi: Cây Bồ Đề nó ra làm sao ba?
- - Ừ nhỉ, cái cây này nó là cái gì mà chính Đức Phật Thích Ca đi bộ qua bên kia đồi và cám ơn "nó" tới một tuần "không chớp mắt". Cây này là cái gì mà khi Đức Bổn Sư không có mặt thì Ngài có đề nghị là:
- - Bà con cứ gởi đồ cúng dường ngay gốc cây, và coi như là Như Lai đang có mặt ở đây.
Trích từ Đức Phật và Phật Pháp (Nãrada) Ngay vào cái đoạn
Ngài tu thành công vào tuần lể thứ hai.
Tuần Thứ Nhì
Tuần lễ thứ nhì trải qua một cách bình thản, nhưng trong sự yên lặng ấy Đức Phật đã ban truyền cho thế gian một bài học luân lý quan trọng. Để tỏ lòng tri ân sâu xa đối với cây Bồ Đề vô tri vô giác đã che mưa đỡ nắng cho Ngài suốt thời gian chiến đấu để thanh đạt Đạo Quả, Ngài đứng cách một khoảng xa để chăm chú nhìn cây Bồ Đề trọn một tuần không nháy mắt.
[4]
Noi theo gương lành cao quý và để kỷ niệm sự thành công vẻ vang, hàng tín đồ của Đức Phật đến ngày nay vẫn còn tôn kính, chẳng những chính cây ấy mà đến các cây con, cháu của cây ấy. [5]
Ghi chú:
[4] Về sau, chính nơi Đức Phật đứng trọn một tuần lễ để nhìn cây Bồ Đề, vua Asoka (A Dục) có dựng lên một bảo tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, đến nay vẫn còn.
[5] Một nhánh, chiết từ phiá tay mặt của cây Bồ Đề nguyên thủy này được Ni sư Sanghamitta Theri đem từ Ấn Độ sang Tích Lan (Sri Lanka) và Vua Devanampiyatissa trồng tại Anuradhapura, cố đô xứ Tích Lan. Cây này vẫn còn sum suê tươi tốt.
Lại trích một đoạn khác:
Cây bồ đề Ananda
Cây Bồ Đề mang tên là Ananda vì chính Ngài đã trồng nó.
Lúc bấy giờ, thiện tín đến hầu Đức Phật thường mang theo bông hoa hay những tràng bông để cúng dường. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì thiện tín đặt những thứ hoa ấy trước cửa tịnh thất Ngài rồi ra về. Trưởng giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) thấy vậy thỉnh cầu Đại Đức Ananda bạch với Đức Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng
dường trong lúc Đức Phật mắc bận châu du hoằng Pháp, không có mặt ở chùa.
Đại Đức Ananda vào hầu Đức Phật và bạch:
"Bạch hóa Đức Thế Tôn, có bao nhiêu bảo vật để chúng sanh lễ bái cúng dường (Cetiyani)? Xin Ngài hoan hỷ giải thích."
- Này Ananda, có tất cả ba. Đó là: Những vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân (Sarikira) [4], những vật liên quan đến đồ dùng riêng (Paribhogika), và những vật để tưởng niệm Đức Phật (Uddesika).
- Bạch hóa Đức Thế Tôn, trong lúc Ngài còn tại tiền, có nên xây dựng tháp thờ Ngài không?
- Không, vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân chỉ nên được kiến tạo sau khi Như Lai nhập diệt. Vật lễ bái cúng dường để tưởng niệm Đức Phật hoàn toàn thuộc về tinh thần, những vật kỷ niệm ấy chỉ là những vật tượng trưng, không có một căn bản vật chất. Nhưng cây Bồ Đề to lớn mà xưa kia đã có lần che mưa đỡ nắng cho Như Lai là vật để chúng sanh lễ bái cúng dường, dầu Phật còn tại thế hay đã nhập diệt.
- Bạch hóa Đức Thế Tôn, khi Ngài đi thuyết Pháp phương xa, Tịnh Xá Kỳ Viên rộng lớn này không còn nơi nương tựa, và thiện tín đến đây không biết hướng vào đâu để lễ bái cúng dường. Bạch hóa Đức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ cho phép con lấy một hột của cây Bồ Đề mẹ để gieo trồng trước cổng Tịnh Xá.
- Được lắm này Ananda, hãy trồng đi. Làm thế ấy cũng như luôn luôn có mặt Như Lai ở đây. [5]
Đại Đức Ananda thuật câu chuyện lại cho những vị đại thí chủ như ông Anathapindika (Cấp Cô Độc), Bà Visakha và Vua Kosala, rồi xin Đức Moggallana (Mục Kiền Liên) giữ lại một trái chín mùi từ cây rơi xuống và trao lại Đức Ananda để Ngài dâng cho Vua. Vua đưa cho trưởng giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) trồng. Một cây Bồ Đề sớm mọc lên tươi tốt, mang tên là Bồ Đề Ananda. [6]

Tibu bàn tiếp:
Chà cây này là cây gì mà Đức Phật đã bỏ ra một tuần cám ơn không chớp mắt! Trong khi đó: Ngay cả Ba của Ngài, người đã sanh Ngài ra, thì Ngài chỉ lạy có ba lần!
Chắc chắn là không có chuyện Ngài lại đọc lẩm nhẩm như các cụ:
- - Cám ơn cái cây, cám ơn cái cây,… trong suốt cả một tuần!
Là vì: Đọc như vậy thì đâu có gì là Trí Tuệ đâu nè!
Đọc lại nguyên tiểu sử của Ngài. Điều cực kỳ kỳ lạ là Ngài không chỉ định cho bất cứ ai sẽ là người thay mặt Ngài để hướng dẫn những thế hệ sau này! Nhưng riêng cây Bồ Đề thì Ngài lại nói ngon ơ là:
- - Khi không có tui ở đây thì có cây Bồ Đề. Mà có cây Bồ Đề, là có mặt tui ở đây!
Một lần nữa: Cây Bồ Đề này là cái cây như thế nào mà lại quang trọng kinh hồn như vậy cà! Đây hẳn nhiên là một chuyện rất là hấp dẫn! Đến độ mà ngay cả Đức Phật, ngài đã bị câu chuyện này thôi miên và Ngài đã đứng trồng để coi và quên cả chớp mắt trong vòng một tuần! Vâng, đúng vậy! Chỉ khi nào thấy được câu chuyện thì tu sĩ mới có thể thông cảm cho Ngài về những quyết định lạ đời, này nọ như trên mà thôi.
Tibu lại cố gắng giải thích:
Về vận tốc quay lại quá khứ để coi kiếp thì Anh Sơn (cư sĩ A La Hán trên Đà lạt) đã có thể coi với vận tốc kinh hoàng là: 23 kiếp sống trong một giờ! Một vận tốc kỹ lục vào thời bây giờ!
Như vậy số kiếp mà Đức Phật có thể coi ngược lại trong vòng
một tuần lể là:372
23 x 24 (giờ trong một ngày) x 7 ngày (trong một tuần) = 3864
kiếp.
Tibu lại bàn thêm cho rõ ở chỗ này:
Những kiếp này chỉ là những kiếp mà Ngài đã có ngồi tu dưới cây Bồ Đề này mà thôi đó nghe bà con . Có nghĩa là:Ngài ngồi lần đầu tiên dưới cây Bồ Đề thì Ngài tìm ra được một mảnh vụn về Chánh Pháp. Rồi kiếp liền sau đó thì... Và cứ thế thời gian trôi qua, cho tới khi Ngài lại ngồi được dưới cây Bồ Đề thêm một lần nữa và y như lần dầu tiên: Ngài lại tìm ra được thêm một mảnh vụn nữa về Chánh Pháp khác nữa! Và cứ thế mà thời gian cứ trôi lăn cho đến 3864 lần sau, và cộng thêm một lần cuối cùng của chính kiếp này, thì Ngài mới có dịp tổng kết lại được nguyên cả cái Chánh Pháp để cho chúng ta tu hành như ngày hôm nay!
Tóm lại cho rõ nè!
Giửa hai lần ngồi tu dưới cùng cội Bồ Đề thì Ngài đã trải qua một thời gian dài... rất là dài một cách tùy hứng … để sau đó là Ngài lại gặp cây Bồ Đề và….Khi Ngài ngồi dưới gốc cây này thì Ngài lại khám phá ra thêm một tý xíu nữa vế Chánh Pháp.
Thì thử hỏi trong 3865 lần ngồi được dưới cây Bồ Đề thì Ngài đã bỏ ra bao nhiêu thời gian để tu hành? (thêm một kiếp nữa, là cho kiếp cuối cùng của Ngài). Thời gian là không thể nghĩ bàn! Vì giữa hai lẩn ngồi thì mình lại không hề biết là Ngài đã phải sống bao nhiêu kiếp! Việc gặp lại cây Bồ Đề này hoài là một chuyện không thể nghĩ bàn luôn.
Điều kỳ diệu:
Một bên là Con Người với tính di động tùy hứng. Một bên là cái cây cổ thụ đứng im tại chỗ mà lại vẫn cứ gặp nhau! Qủa thực mảnh lực hấp dẫn của nghiệp lực nhìn từ bên ngoài: Tuy là hờ hững nhưng thật là khó mà né tránh! Điều cực kỳ kỳ diệu ở đây là trên ba ngàn lần ngồi tu bên gốc cây này, và trong một thời gian dài tưởng như là vô tận: Ngài đã tìm ra từ từ từng đoạn một và sau cùng là Ngài đã tổng kết ra được manh mối
con Đường Giải Thoát. Tuy là im lặng, dường như là vô tri, vô giác: cây Bồ Đề đã có mặt ngay từ giây phút đầu tiên cho tới khi Ngài Thành Đạo. Với Một Người Bạn quá tuyệt vời như vậy thì đương nhiên, Cây Bồ Đề thật là xứng đáng đại diện Ngài, và đồng thời là sự có mặt của Ngài ngay cả khi Ngài đã Nhập Diệt là hoàn toàn hợp lý! Và câu nhận xét sau đây lại càng nâng cao giá trị của Cây Bồ Đề: Thập Phương Chư Phật không chấp nhận bất cứ một sự tình cờ nào!
Viết xong câu chuyện ngắn này: Tibu mới hiểu thế nào là Phật Pháp rất khó gặp! Và tibu cũng như một số bà con cô bác hữu duyên trong kiếp này, thật là quá hên khi gặp được nhau trong cái chùa ở trên trời này.
Tibu cũng cám ơn những yếu thường quân đã bỏ xu, và bỏ thời gian ra để duy trì cái chùa này . Câu chuyện này chưa hết và khó có thễ mà hết được!
lengoctao27: Thầy ơi, cho con hỏi: Do nhân duyên gì mà Baothoho nhà ta lại có dịp ngồi tu dưới cây Bồ Đề đó .
Trường hợp này thật là một dịp may hiếm có trong ACE
Tibu: Baothoho là người copy được chân dung của một Cổ Phật (Ngài A Di Đà bằng gỗ) thì khi đứng trước con cháu của cây Bồ Đề thì phải bị cái chiều thời gian nó rờ một cái là cái chằc. Trong những người tới được cây Bồ Đề này, cũng có người khóc, cũng có người bị chấn động tâm linh này nọ nhưng riêng Baothoho thì thật là xứng đáng.
hoasentrenda: Admin trích từ email:
Baothoho:
Kính chào Anh Hai và toàn thể ACE,
Một câu hỏi tưởng chỉ để nghe chơi vui, Một câu trả lời tưởng như kể một câu chuyện cổ tích, nhưng với Anh Hai, tất cả đã biến thành một bài pháp ẩn chứa một lời khuyên, một sự khích lệ cho những ai đang... gieo mầm trên đá...
Kể cả hành động của Phật TC đứng ngắm nhìn cây Bồ Đề với niềm tri ân sâu sắc cũng được Anh lập lại trong bài viết này...có phải chăng các mạnh thường quân (mà Anh Hai gọi la Yếu thường quân) cũng chính là hình ảnh cùa một cây Bồ đề? Mà anh đã có lời cám ơn trong bài viết,, nếu thế những công sức của các ACE này thật không uổng phí......
Tiện đây cho Em hỏi ngoài lề một chút. Lần đầu tiên (trong kiếp này). Khi đứng trước cây Bồ Đề tai Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ),(nơi người ta nói cây BĐ này là nơi Phật TC thành đạo) Một số phật tử tự nhiên khóc sướt mướt.... kể cả khi đứng một mình,, có phải cây này có một thần lực gì đó khiến người ta rơi lệ, (xin nói nhỏ, trong đám khóc hu hu đó....em) hihihi
Bức tượng Ngài A Di Đà này được chụp năm 2003 tại SLC,Utah. Tuy chỉ là phần mặt, nhưng vẫn gởi lên đây để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Một kỳ công của anh BTH mà cô Vân và cô Trang đều tấm tắc khen ngợi: … Giống Y Chang …..(Lời của chú Tibu kể lại).
Thật đúng là câu chuyện khó có thể hết được dưới cái cây ….HSTD này … … Yếu thường nhân thì nhiều, nhưng đặc biệt có hai ông.
- Một ở USA.
Ông này ngoài việc bỏ tiền túi ra để duy trì trang mạng hàng năm, còn đóng góp đủ dạng bài viết. Và tuy rất lubu với những công việc Đời thường còn bỏ rất nhiều thì giờ đảm nhận tất cả vấn đề thuộc kỹ thuật vi tính của trang mạng, điều hành và tham gia với tất cả sinh hoạt của HSTD …..
- Hai ở VN cũng lubu không kém. Đảm nhận tất cả việc linh tinh khác: cũng đóng góp bài viết, chịu trách nhiệm trình bày trang chủ, giúp điều hành Diễn Đàn, liên kết thành viên gặp gỡ, viếng thăm, hỏi han, cố vấn, động viên, giúp đỡ những trường hợp khó khăn trong nhóm …..
Nhân dịp chú Tibu lên tiếng, Hoasentrenda thay mặt cả cái Chùa, cám ơn hai lubu này.
lá chuối: Hồi nhỏ con có đọc truyện nói tiền thân Đức Phật có kiếp là cây bông sứ. Con thấy trong các chùa hầu như đều trồng cây này ngoài cây Bồ Đề. Và khi Đức Phật nhập Diệt, Ngài chọn chỗ nằm dưới tán hai cây Sala. Nhân duyên gì mà chọn cây Sala Thầy ha? Con nghĩ chắc không phải chọn khơi khơi vì cây này cao to, có bóng mát và hoa đẹp...hihihi... . Con théc méc lâu rồi mà không nghĩ ra là hỏi kiểu nào, khi nào Thầy
khỏe Thầy kể thêm cho tụi con nha Thầy!
Tibu: Cái ngoạn mục ở đây là hai cây này nở hoa trái mùa! Câu hỏi là... tại sao? Tibu cũng được nghe những chuyện mà con người đã bị đau gần chết và những nhận xét của những người này. Người ấn tượng nhất là ông Thầy dạy tibu học nghề rèn. Trong một lúc vui câu chuyện xuân, Thầy Năm Tờn đã kể lại kinh nghiệm bản thân như sau:
- - Cũng vào ngày hôm nay, vào năm 1968, anh mầy ở Tiểu Khu Đà Lạt trong trận này, anh mầy lảnh hai viên, một viên ngay ngực và một viên ngay chân. Anh mầy đau gần chết, cơn đau lên thấu trời xanh thì sau đó là nó lại bớt dau, mồ hôi to như hột bắp chảy nhễ nhại, anh mầy biết là sắp chết tới nơi!Anh mầy nhớ lại từ hồi nhỏ cho tới nay, chưa có một ngày nào mà được sung sướng, con thì đói, vợ thì đau, lương lính có đủ thiếu gì đâu?
Nay thì bị đau quá, và gần chết, anh mầy mừng thật là mừng vì sắp được theo Ông Bà, và sẽ hết đau khổ! Anh mầy gom toàn lực lại cố gắng vùng dậy vẫy tay chào anh em ở lại mạnh giỏi, để Nam Tờn này ra đi cho nhẹ nhàng! Do hành động mừng rở này, mà anh em lại thấy và tưởng lầm là
Năm Tờn này đang giãy chết, nên anh em đã cứu chữa và anh mầy còn sống tới hôm nay. Sau này, Thầy Năm Tờn lại bị mảnh sắt nóng bay vào mắt và Thầy đã bị mù. Ngày Thầy chết có tibu đến hộ niệm. Thầy nóng
đầu và ra đi nhẹ nhàng .Kể lại câu chuyện xưa này, tibu có ý nhấn mạnh cái niềm vui khi sắp chết của một người khi còn sống đã trải qua quá nhiều đau khổ, ác nghiệp khổ sai không buông tha, cứ bám dai như đỉa! Thầy Năm Tờn đã cực kỳ vui sướng khi biết mình sắp chết...
Nay tibu lại bàn tiếp về cái ngày cuối cùng của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong thời gian đau khổ này, Ngài bị kiết lỵ nhiễm trùng máu, Ngài bị hành hạ tới mức tối đa: Ngài bị mắc rặn (do kiết lỵ), sốt cao, khát nước, đau quặn bụng, tuổi già, lỏng gối đi không muốn nổi, quần áo bê bết hôi tanh, Ngài chỉ còn cách vào Tứ Thiền Hữu Sắc để tránh cơn đau. Nhưng khi thi triễn thần thông như vậy, Ngài cũng rơi vào tình trạng
lạm dụng. Một khi lạm dụng thì thần thông nó không có điều kiện để thể hiện. Cơn đau ập tới hành hạ tối đa.

Tới cây Sala thì Ngài nằm định hướng đàng hoàng. Sau đó là Ngài dùng công thức Nhập Niết Bàn để nhập diệt. Niềm vui khi sắp chết lại được dịp bùng vở! Nhưng khác với người không tu hành: Ngài biết rằng cơn đau này sẽ là cơn đau cuối cùng, Ngài sẽ vĩnh viễn chấm dứt đau khổ! Niềm hạnh phúc, mà chính Ngài đã nói tới nói lui cách đây cả chục năm, từ cái Tâm của Ngài phóng ra rất là mạnh mẻ. Cái Chơn Hạnh Phúc này trong chớp mắt đã xâm nhập vào hai cây SaLa. Sự tươi mát này đã làm cho hai cái cây tưởng lầm đây là mùa Xuân nên sự kiện lịch sử đã diễn ra: Cả hai cây này nở hoa trái mùa! Lá chuối ơi, Lá chuối à! Nguyên nhân mà Ngài chọn chỗ nảy để Nhập Diệt, tibu biết, nhưng lại khó nói lắm!__