Bàn về Cái Biết - Tibu

Cái biết nằm ở Chân Như thuộc về Chân lý của Vũ Trụ. Đó là cái Biết do Nhập Định mà Biết. Nghĩa là cái Biết không thuộc về lý luận, quan niệm hay khái niệm hoặc tập quán, hay sự hiểu biết trên ngôn ngữ danh từ của kinh sách, không nằm trong sự hiểu biết của trí thông minh hay bất cứ một sự hiểu biết nào của thế gian định đặt ra cả, mà là cái Biết khi hòa nhập với vũ trụ lúc mình nhập định mà Hiểu Biết. - BHT

Bây giờ lại bàn về cái biết:
Đặc tính:
1.Cái trí thông minh là một cái biết và chỉ biết được hiện tượng đang xảy ra. Còn muốn biết hơn thì phải đoán, Và chỉ trúng 70%. 
2.Cái trí của Chư Thiên thì có thể thấy được chừng mực nào đó (40 kiếp sống là tối đa) Nguyên nhân: Do bản ngã vẫn còn, nên nó hạn chế cái tầm hiểu biết. 
3.Cái Trí của Chư Phật thì có thể bức phá kiếp thứ 41 và có thể đi xa hơn nữa! Là vì nếm được tình trạng Vô Ngã rồi.

Khả năng:
1.Trí thông minh thích tìm hiểu về diễn tiến, theo kiểu: Rồi sao nữa?
2.Trí Chư Thiên có thể theo dõi sự diễn tiến của các hiện tượng, theo kiểu càng xa thì càng yếu đi (Tức là khi coi tới 40 kiếp thì chỉ còn một câu với đại ý câu chuyện của kiếp đó), càng sâu thì càng mù mờ (ví dụ như: Đi sâu vào tính tình thì thô tâm hiện ra rất là dễ, nhưng coi đến phần Vi Tế tâm thì ù ù, cạc cạc).
3.Trí Chư Phật thì đều đều và rõ ràng, chính xác không chê vào đâu được.

Sự liên quan của Phật Trí và Niết Bàn:
Khi được hơi hám của Niết Bàn Hữu Dư (có nghĩa là: Vào Niết Bàn rồi, mà còn sống nhăn răng. Hiện tượng này còn được gọi là Nhập Đại Định hoặc là nhập vào Diệt Thọ Tưởng Định) nên cũng được hơi hám của Vô Ngã. Từ đó cái Trí có phần nào khá hơn cái Trí của Chư Thiên.
steelich: Nếu Phật Tánh dựa vào cái biết thì mọi chúng sanh đều có Phật Tánh, nhưng khai thác tiềm năng của Phật Tánh thì gồm có những gì?
Tibu: Gồm những phương pháp đi vào đó, qua các cách tu hành tùy theo biệt nghiệp.
steelich: Người ta gọi nó là hạt châu vô lượng, vậy ngoài ý nghĩa là nó không sanh không diệt, nó có tác dụng gì không? Nó có làm cho hành giả có thêm thần thông không?
Tibu: Nó cho biết cái thần thông thứ sáu: Có tên như là Lậu Tận Thông
steelich: Màn tivi có liên quan tới cái biết này như thế nào?
Tibu: Không, màn tivi chỉ là một công cụ để tìm hiểu này nọ, và nó cũng thường . Sau khi đã sử dụng nhiều lần màn tivi, thì hành giả sẽ có những kinh nghiệm về sự hiểu biết trực tiếp. Cái mà các Hành Giả Chuyên Nghiệp có gọi là Không Trí hay là Trí Tuệ Bát Nhã. Có nghĩa là cái Biết Trực Tiếp này nó không do màn tivi, không do Mạn Đà La (vòng phép), không do Linh Ảnh Bổn Tôn, Không do nhập Chánh Định luôn! Đó là phần Chánh Đạo. Tức nhiên không cần phải bàn đến phần Tà Đạo là: Không do Thiên Ma, hay các cõi giới thấp khác nhập hoặc dựa vào xác luôn.
Tibu cũng có một hai lần làm được. Và có cảm giác là nó từ Chân Như trực tiếp lóe sáng.
bt: bt chưa nghe ai nói hay sách vở nào cho biết vào Vô Dư Niết Bàn rồi mà vẫn chui ra được. Phật Thích Ca cũng chỉ có thể vào khi nhập diệt. Tuy vậy, nghe chú Tibu nói rằng Pháp Thân của ngài vẫn còn ở Sắc Cứu Cánh (Tứ Thiền Hữu Sắc).
Tibu: Đây là Pháp Thân nghĩa là một dạng thân thể có được từ cái biết của Đức Bổn Sư. Thân thể ở tại cõi này và đang thuyết pháp khi có người hỏi. Còn chính Ngài thì đã nhập Niết Bàn rồi.
Bé hạt tiêu: Ông Phật bự không có nhập Niết Bàn đâu, ổng ngồi ở trên trời tập với BHT và mọi người hằng ngày mà... Cứ lên trển đi thì sẽ thấy ổng liền hà..
Tibu: Tất nhiên có thể đoán mò là đây là một trong những Hóa Thân hay là Pháp Thân của Ngài đây.
củkhoaisùng: Thực hư việc nhập Niết Bàn của Đức Bổn Sư là thế nào
Tibu: Thì Ngài đã nhập Niết Bàn rồi!
Qua công thức nhập Chánh Định đi lên (Ngài vào Sơ Thiền và nhập dần lên tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ: Để nghiên cứu lại coi các chỗ ở này có trường tồn hay không? Và tất nhiên là Ngài biết là: Ở những nơi này, chỉ là trường thọ và không có trường tồn)
Rồi Nhập Chánh Định đi xuống (Lần này thì Ngài lại nhập vào các cách nhập Chánh Định của các Chư Thiên này với mục đích là: Ngài nghiên cứu các chúng hữu tình với trình độ nhập Chánh Định như vậy có thể trường tồn được hay là không? Dĩ nhiên là cũng chỉ có một kết quả: Đó là trường thọ thì có, chớ trường tồn thì lại không!)
Và sau cùng là Nhập Chánh Định vào Tứ Thiền Hữu Sắc (Với sự hiểu biết về các cõi theo kiểu: Cả trong lẫn ngoài, một cách tường tận này rồi, thì Ngài từ Sơ Thiền vào lại Tứ Thiền vốn là cõi mà Ngài có thể làm chủ hoặc là điều khiển được cái tư tưởng của Ngài)
Và từ đó Ngài Nhập Diệt (dĩ nhiên bằng ba Pháp Ấn: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã).
củkhoaisùng: Sẽ thế nào nếu không nhập Niết Bàn
Tibu: Có thể đây là một dạng Nhất Xiển Đề (một dạng chúng sanh... Không tin là có quả báo, không tin là có Niết Bàn...), và cũng có thể đây là một dạng Bồ Tát thứ bự có tầm ảnh hưởng cả Liên Hoa Tạng do bi nguyện mà các Ngài ở lại làm việc.
củkhoaisùng: mà cũng không tái sinh (ở các cõi giới)?
Tibu: Các Ngài Bồ Tát thứ dữ này với bi nguyện quá to lớn: Các Ngài tan biến và đi vào tạo thành các chủng tử Bồ Đề nằm trong tâm thức của các chúng hữu tình! Với mục đích là âm thầm kích động cho đến khi nào những chúng hữu tình này.... thành Phật. Thật là điều không thể suy nghĩ và bàn luận được.
GiacTanh: Nhờ BHT quán xét lại xem có phải là "Xá Lợi" không?
Tibu: Không phải rồi. Thông thường Xá Lợi là sự kết đọng lại của một công trình tâm linh nào đó.
Do vậy, sau một công trình tâm linh dài dẳng, người này có triệu chứng đau lưng dọc theo xương sống. Và khi thiêu xác thì để lại Xá Lợi. Nhưng cũng có khi vì dân tình không có đủ phước báu nên không thể nào giữ lại được (bị biến mất, và Xá Lợi được đem về lại Thai Tạng).
Khi dùng thiên nhãn nhìn vào những gì còn lại, người nhìn, thường hay nhìn ra được công trình này. Và khi không có công trình tâm linh kèm theo, nên không phải là Xá Lợi. Do vậy mà có Xá Lợi của Chư Thiên, và một đôi khi là các Ông/Bà Tiên. Làm sao mà biết? Chỉ cần dùng thiên nhãn và nhìn vào công trình tâm linh thì sẽ phân biệt được tức khắc.
Việc dùng lửa để đốt thì trong nghề đồ gốm có những vật sau khi nung xong được gọi là "biến dạng" hay còn được gọi là gì đó và tibu lại quên rồi. Có nghĩa là do nhiệt độ ra sao đó mà trong lượt nung, những vật dụng đó: Cũng chừng đó men, cũng chừng đó màu,.... nhưng kết quả lại khác hẳn những vật khác tuy rằng cũng trong một lần nung! Sự khác biệt này có thể xảy ra qua màu sắc và đôi khi hình dạng cũng bị thay đổi luôn. Và đương nhiên, với hiện tượng lạ đời này thì không thể là nhiều được. Có khi vài năm nung nướng mới có vài ba cái "biến dạng". Những vật đặc biệt này được để riêng và được bán với giá đặc biệt dành cho người sành điệu. Có thể nói lại là đây là những hình ảnh của một "biến dạng" khi được nung ở nhiệt độ cao.

BHT không thấy công trình gì về tâm linh nên đã nói là không phải Xá Lợi.