Chày Kim Cang

Chày Kim Cang26-04-2011
1. Công Dụng:
Nó mang chấn động của sự Trung Tính là cái yếu nhất.
Nó còn có thể mang cả cái "Trí Tuệ" của Mạn Đà La (vòng phép), hoặc là cả Liên Hoa Tạng khi mà mình đem nó lên trên đó, Hoặc là Nguyên Tắc Phản Bổn Hoàn Nguyên (lubu gọi là: 5 ông nhập một), một khi nó được đem vào những chỗ đó.

Tuy nhiên cái hay nhất là nó cho mình biết được là:
Tinh thần cũng là ảo giác.
Vật Chất cũng là ảo giác.
Chỉ có cái Trí Tuệ Giải Thoát thì mới là mục đích tối hậu. 
Tu sĩ ưa tu hành: Có thể tự "ếm xì bùa" bằng cách là nó cứ ở bên  mình, khi rảnh thì đem ra xăm soi chơi cho vui. 
2. Chất Liệu Chày:
Cái bằng gỗ Lim là thứ dữ dằng nhất, Kế đó là gỗ Giáng Hương là hiền và hay nhất, gỗ Vong là hội tụ năng lượng hay nhất, gỗ Trầm thì hồi sinh hay nhất.
Khi làm, cái tốt nhất có sớ gỗ song song với trục của chày kim cang. Làm nhỏ nằm trong lòng bàn tay. Kích thước chính xác tibu không nói được cho đại chúng và sẽ sẵn sàng tiết lộ khi nào có tu sĩ tu hành chuyên khoa về chày Kim Cang  GrinCheesyWink

Còn bằng Kim Loại thì phải xét lại coi hành giả có bị... dị ứng với nó hay không. 
3. Cầm Chày:
Thì cứ cầm theo cái ấn Kim Cang. Có nghĩa là: Bàn tay để ngửa để cái chày lên lòng bàn tay. Và sau đó co hai ngó tay giữa và ngón áp út vào lòng bàn tay. Thế nào cho hai ngón này nó cuộn lên cái cục tròn của cái Chày Kim Cang. Ba ngón kia cứ duổi thẳng và thư giãn tự nhiên. Tư thế của bàn tay có cả cái chày bên trong thì sao cũng được.
- Khi công phu, thì làm như trên.
- Khi hộ thân, thì hộ thân xong thì mới cầm chày mà tập dợt
- Khi chữa bệnh, Cận ĐịnhKhông nên làm gì cả. Lý do là do tâm chưa được ổn định nên chày có thể bị Tha Hoá Tự Tại nhập. Chỉ làm sau khi có Chánh Định vững chắc (Tứ Thiền Hữu Sắc). 
4. Ý Nghĩa Chày Kim Cang và Vũ Trụ:  
Cái câu này mới thật là hay đó nghe. Bà Con Cô Bác Giảm Vận Tốc Đọc lại, đường trở nên cực kỳ trơn trợt
Cấu trúc của Chày Kim Cang (CKC):
Hình dạng chung là gồm ba cục tròn.
Có thể tưởng tượng là dồn ép ba cục này thành một cục gọn lỏn Và đó là cái viên mãn của Trí Tuệ.
Khi bung ra (thành ba cục) thì hai cục ở hai đầu đại diện cho hai phần:
1. Vật Chất (cục bốn khía)
2. Tinh Thần (cục bốn khía).
3. Và cục ở giữa là cái cục của Trí Tuệ.

Như vậy là CKC có nguồn gốc là Đại Vũ Trụ vì nó gồm cả ba phần: Vật Chất, Trí Tuệ, và Tinh Thần.
Nếu nó chỉ dừng lại như vậy thôi thì cũng gọi là thường thôi.

Nhưng trong quy trình đi tìm ra Đức Tỳ Lô Giá Na:
Hành giả lặn lội từ trú xứ của mình (Nam Thiện Bộ Châu) lên đến Liên Hoa Tạng.
Tới đây rồi thì mới nhìn cho ra cái trung tâm của tập hợp các núi Tu Di. Và nhờ Thần Lực của Bổn Tôn để đưa mình vào cái núi Tu Di này. Và Ngài Tỳ Lô Giá Na xuất hiện.
Sau đó là nhờ chính Ngài Tỳ Lô Giá Na đưa mình vào cái đảnh của Ngài.

Và tại đó thực hiện 
quy trình Phản Bổn Hoàn Nguyên. 

Quy trình này, không dễ gì thực hiện được. Là vì chính nơi này sẽ hội tụ, đầy đủ năm Ngài Bổn Tôn (gồm Phật A Di Đà, Ngài Quan Thế Âm, Ngài Hộ Pháp và chính Hành Giả).
Năm Ngài này sắp xếp như là hình xí ngầu ở mặt số năm (5). Với Đức Tỳ Lô Giá Na ở ngay giữa.
Sau khi đã ổn định vị trí thì tất cả đều cầm mỗi người một cái CKC và đồng loạt quăng hướng vào ngay giữa.
Vừa quăng và cũng đồng thời vừa tác ý bay vào ngay giao điểm mà năm cái chày này chạm nhau:
Quy trình này tạo một sức nén vô cùng mạnh mẽ, và cùng với tiếng nổ long trời lở đất cùng với ánh sáng chói loà,... Năm Ngài đã hoà tan vào thành một và hoàn thành câu chuyện tu hành từ cái Có qua cái Không.

Dấu vết còn đọng lại trên CKC ở vào hai đầu. Chỗ mà năm nhánh giao lại với nhau ở hai phần Vật Chất và Tinh Thần.

Một ít ý so sánh về Thiền và Mật Tông:
Tất cả các pháp hữu vi, sự vật đều là Phật và Thân này là Phật. Đây là phần nhân sinh quan sâu sắc và cũng là điều quan trọng khác biệt giữa cái nhìn của Mật Tông và Thiền Tông.

- Thiền: Trực chỉ Chơn Tâm, kiến tánh thành Phật: Do đó cái nhìn của Thiền là trở về Nội Quan, nên Thiền chủ trương Phá Tướng nhập Tánh.
* Mật chủ trương Dụng Tướng nhập Tánh! 

Ngoài ra:
- Thiền chủ trương: Từ Tỉnh vào Định.
* Mật chủ trương: Từ Động vào Định.

Như vậy:
- Thiền là trở về Nội Tâm: Mọi Tướng đều Phá.
* Mật là: Nội Ngoại dung thông, Tướng Tâm Đồng Dụng.

- Tinh thần Thiền là phá chấp triệt để.
* Mật là chẳng chấp tướng mà cũng không phá tướng: Nhưng từ Hữu Tướng mà vào Vô Tướng.

- Chỗ ngồi của Thiền là Đương Xứ: Tức là Ở Đây, Chỗ Này, Không Quá Khứ, Không Vị Lai.
* Chỗ ngồi của Mật là: Tự Tại Vô Ngại, Ra Vào Dung Thông, Nhiếp cả Tam Thế (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới).

- Thiền cho rằng: Một giờ Thiền là một giờ Phật, một ngày Thiền là một ngày Phật, một đời Thiền là một đời Phật. 
* Mật cho rằng Phật ở trong Ta, Phật ở ngoài Ta, Phật hằng có đó, Phật chính là Ta. 

- Thiền quyết định: gặp Phật cũng đuổi, gặp Ma cũng đuổi: Xua đi tất cả chỉ còn Tâm ta.
* Mật quyết định:
                 Ta gởi Ta nơi Phật, Phật gởi Phật trong Ta,
                  Cả hai đều cứu độ: Chẳng còn Phật, còn Ta.


- Thiền chủ trương ngoài chẳng nhờ trợ duyên, trong không mống Tâm tạo tác.
* Mật chủ trương ngoài cần cầu Tha Lực, trong Tự Lực khởi sanh: Tự Tha đều là một, mọi việc mới viên thành.

Tóm lại người tu Mật đi từ:
- Sanh diệt môn vào Chơn Như, Tự Tánh.
- Từ Tướng Dụng đi vào Thể.
- Chuyển Phước Nghiệp Hữu Lậu thành Công Đức Vô Lậu nhờ vào phương tiện là Chơn Ngôn. 
Thông thường là Chơn Ngôn ngon lành nhất là do mình tự chế ra. Nó mới thật là hợp với mình. Thời gian gần đây: Nhí đã tiến tới cung cách này rối. Đó là những tu sĩ trứ danh của Nam Thiện Bộ Châu.
Phần tu sĩ bình thuờng thì nên nương theo các ý nghĩa của các câu Chú thông thường mà mình đọc hằng ngày. 
Câu chú giá trị hơn hết đó là vui số 10. 
Trích Từ Diễn Dàn HSTD:
http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=4469
"Đọc cho kỹ, suy nghĩ cho kỹ, hỏi cho kỹ và làm cho thật là kỹ thì may ra mới tới đích được." HL