Dọn bàn thờ (file 2.24 phút 23.8)

0. một là tu 2 là chơi cao bồi
1.Đk nhìn thấy bùi nhùi (Cận Định)
2. Bắt ấn
3. Tất cả các chúng hữu tình trên cái bàn thờ này ko có phận sự với gia đình này lui ra nếu ko sẽ bị tổn thương.(1 lần)
4. Vô công phu thấy bùi nhùi, rồi nói: Tất cả chúng sanh ko có phận sự trong cái bàn thờ này lui ra, ko thôi bị tổn thương (2 lần)
5. Tôi đã bắt ân Phá thiên ma đây, tôi mà xả ra thì những người nào tự tôn tự đại sẽ biến thành lửa, người nào tự ti mặc cảm biến thành nước .
6. Tất cả các chúng hữu tình trên cái bàn thờ này ko có phận sự với gia đình này lui ra nếu ko sẽ bị tổn thương.(lần 3)
7. Tôi xả nè nhe (xả ấn ra)



7,14,21t

7t là phát triển trí tưởng tượng.
14t là giao lưu giữa trai và gái
21t là giao lưu giữa lập gia đình và ko lập gia.
Ngay lúc giao thời thì đánh dễ vô.

(D1.37.mp3)

Người tu , Ngũ hành và 4 mùa


Mun
Con người tu hành cũng phân ra thành như thế: cái tươi trẻ, sung mãn của sức trẻ, mùa xuân đưa Ng ta đến nhiệt huyết đỏ lửa của mùa hạ, sau ấy là cái Tinh tấn, Cứng Rắn đập không vỡ của kỉ luật, của Kim Loại Mùa Thu có pha chút lạnh, Sau cái Rắn Quá Độ lại tới cái Lòng nó Lạnh của Lý Trí mùa Đông. 
Giữa 4 giai đoạn ấy, chỉ có một tấm lòng Ấm Áp, Bao Dung, Chịu Đựng của Đất là bổ trợ. Xuân sắc quá thì mơ mộng, 
Nhiệt Huyết quá thì Nóng Ruột, 
Cứng Rắn quá thì Gẫy, 
Lạnh Lùng quá của Lý Trí thì Giết chết. 
Ng tu cũng vậy thôi. Đi qua từng phương pháp tu đều sẽ trải qua những giai đoạn như thế. Chỉ có thể biết mình đang ở chỗ nào, thì dùng các cặp đối xứng qua lại để giữ. 
Vd như ng Tinh tấn gò mình quá độ vào Kỷ Luật, dùng chút Mộng mơ vô lo nghĩ của tuổi trẻ để khắc chế nó; thêm cái Ấm Áp ôn tồn để nuôi dưỡng nó.

V.A: Hay quá. Có thể rõ hơn chút nữa ko Mun? Nghe xúc tích, hay mà vẫn hơi mông lung vì thấy nó với mình vẫn hơi xa xa. Diễn giải thêm tý nữa để tự nhận ra m đang ở đâu mà khắc chế, nuôi dưỡng.

Mun: Cái nì là khẩu quyết. Còn ghi luận ra thì tốn cả cuốn sách mất. Ghi thế là cái cốt, để mọi người dựa vào đó phát triển lên.

BKL: Mình chưa hiểu đoạn Lý trí thì Giết chết là gì?

Mun: Thuần Lý Trí là sự lạnh lẽo. Đông lạnh lẽo quá thì giết chết mầm sống.

Gacon: Ví dụ: Hít le muốn xã hội toàn là giống người A ri ăng hoàn hảo, những ai không hoàn hảo thì..tiêu diệt hết...cho xã hội được tốt đẹp, đó, thuần lý trí na ná vậy đó. He he

Mun: Sự sống ở đây là cái sự ngây thơ, vui tươi của mùa xuân í.Nó có thể là một hạt giống tâm hồn đang cần ươm mầm, chả hạn thế.

V.A: Mình thì chưa rõ phần “1 tấm lòng ấm áp, bao dung, chịu đựng của Đất là bổ trợ”

Mun: Đọc Hạnh của Đất trong kinh Phật chưa cưng?

V.A: Trời, m chỉ giở đi giở lại đp&pp thôi, kinh nhiều thế, mà đọc thử rồi, ko hiểu.

BĐ: Học hạnh của Đất, Nước, Lửa, Gió:
Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của đất. 
Dù người ta có đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hoa hương, nước ngọt và sữa thơm, hoặc người ta có đổ lên đết những thức hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước rtiểu, đàm giải và phân rác thì đất cũng tiếp nhận những thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc tự hào và cũng không oán hờn hay tủi nhục. 
Tại sao? 
Tại vì đất là địa đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa. 
Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con buồn tủi và khổ đau.

Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của nước. 
Dù người ta có đổ xuống nước những chất thơm tho đẹp đẽ hoặc giặt rửa trong nước những thứ dơ bẩn và hôi hám thì cũng không phải vì thế mà nước bị vướng mắc, tự hào hoặc cảm thấy oán hờn và tủi nhục. 
Tại sao? 
Tại vì nước là thủy đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng lưu chuyển, có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả những gì đã tiếp nhận. 
Nếu tâm con rộng lớn, bao la, vô lượng như nước, thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể làm cho con buồn tủi và khổ đau.

Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của lửa. 
Lửa có thể tiếp nhận và đốt cháy mọi thứ, dù là những cái xấu xa dơ bẩn, mà lửa vẫn không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. 
Tại sao? 
Tại vì lửa là hỏa đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng thiêu đốt và chuyển hóa tất cả những gì người ta đem tới. 
Nếu tâm con không kỳ thị, không vướng mắc, con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức, và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn được hạnh phúc và bình an trong con.

Này La Hầu La, con hãy học cách hành xử của gió. 
Gió có thể tiếp nhận, thổi đi và chuyển hóa mọi mùi hương, dù thơm, dù thối, mà không bị vướng mắc, tự hào, hoặc buồn khổ hay tủi nhục. 
Vì sao? 
Vì gió là phong đại, có dung tích rộng lớn, có khả năng di động phi thường. 
Nếu tâm con rộng lớn, nếu tâm con có khả năng chuyển hóa và di động thì con cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả mọi bất công và oan ức mà những kẻ khác trút lên con, và những thứ ấy sẽ không thể nào làm xáo trộn được sự bình an và hạnh phúc trong con được
- Kinh Phật -

Gacon: Hì hì, đọc xong thấy xí hổ. 😳. Đi ra chợ mà người ta mới nói oan ức cho 1 chút là đã "quắc mắt chu mỏ lên nói lại ngay rồi". Hu hu

Mun: Hổng kiến thức quá. Dp và pp là tóm lược từ lúc nhỏ đến thành đạo, các đại thí chủ, các giáo lý căn bản...Pháp cú là các khổ thơ nhỏ về các đức tính của vị tu hành. Trung Bộ Kinh giải thích dài dòng hơn, chủ yếu xây dựng Lối Suy Nghĩ chánh. Nhưnh tất cả sẽ là trên giấy nếu không có Atcndtm. Cho nên, nó bổ trợ qua lại cho nhau.

BachNguyet: Hihi, mình cũng nhớ đã đọc đoạn này nhưng ra ngoài đụng chuyện lại quên Cheesy

TLB: Mình thì đọc và học kỹ quá. Rồi thấy cần phải học cái hạnh nhẫn nhục, thế rồi tự nhủ: Tui là cái dẻ chùi chân, ai muốn lau cái gì lên đó cứ lau,,,. Rồi mình hành thật. Nhưng do có chút chút lực nên nó có công hiệu. Và ôi thôi do hành quá lố so với sức của mình nên mọi thứ nó đổ dồn cho mình một đống để thử sức... nào là bị giáng chức, nào công việc bị đì, trong kinh doanh thì bị lấy hết tiền từ mọi phía..., bla bla các kiểu gần như bị kiệt sức,,,, cho đến lúc gặp Thầy và các bạn thì nhập chánh định, phát nguyện lại...cho đến giờ chưa hết thở dốc.

TLB: Nhưng qua đó vẫn lượm đc một bài học về cái hạnh của đất. Chẳng qua là mình làm hơi lố thôi (inlove)

Mun: Nhiệt huyết sục sôi mà lại. Cũng may là nó chưa đi quá giới hạn. Em thì chủ yếu là đông lạnh nhưng vẫn còn có chút mầm sống, chút ấm áp, chút cứng rắn; đặc biệt Thiếu Đất (laugh)  Cũng là chưa đến giới hạn nên Đông chưa đủ lạnh để áp đảo tất cả, nên còn vớt được.

Mun: 
Bốn mùa hay lắm. 
Lấy Vd như miền Nam nó không có đủ 4 mùa rõ ràng, thiên lệch, nên vùng đất đó chỉ có làm rồi ăn chơi, thiếu hụt hẳn phần tinh thần. 
Bên này thì cái chỗ Cali cũng thế, mùa hè kéo dài, bầu trời lúc nào cũng chỉ có 1 màu xanh; nên nơi đấy tiền rất nhiều, nhưng thiếu hẳn người tu hành thực giỏi. Vùng mình phân hẳn 4 mùa rất rõ rệt, trời chuyển rõ ràng; nhưng vì nó mưa hơi nhiều, nên cũng lệch đi tẹo. Người Ấn đủ 5 hành đều đẹp ( ấn trắng í nhé): cơ thể cao vừa cân đối, da màu đất vàng, mắt ánh xanh, răng trắng ngà, tóc đen bóng, môi đỏ. Đi xa một chút, dân da Trắng thiên hẳn về Kim, tóc vàng da trắng, tính cách cứng rắn, thiên về Luật Pháp. Trắng quá đến mức lạnh thì là tụi Đức, nhưng Đức qua Nga cũng chết lạnh, bị đánh cho sấp mặt, nên tụi Nga còn ác hơn cả Đức (eek) Nói chung chung, chứ nơi nào cũng có người tốt, chỉ là đang phân biệt chút về địa lý và ngũ hành thôi.

NBT: Bên này 2 tuần nay có đủ cả 4 mùa. Cuối xuân (hoa vẫn rất nhiều), đầu hè (trời bắt đầu nóng và nắng oi), lại tự nhiên mưa nhiều của mùa đông + gió má đôi khi cũng tợn, thổi lá tùm lum (cái thế của mùa thu). Thành ra đủ cả. Hihihi. Có điều con người sống trong điều kiện đủ 4 mùa 1 lúc như vậy thật chẳng khoái chút nào. Hihihi. Mùa nào tiết đó, theo thứ tự tuần hoàn, dễ đoán hơn. Ké tí.

Mun: Đúng rồi đúng rồi. Mùa nào tiết đó là đúng đấy.

NBT: Tâm lý con người mà chạy theo bốn mùa trong một ngày thì quả thật nó kẹt. NZ nổi tiếng là thời tiết có thể thay đổi bốn mùa trong ngày. Chẳng biết đâu mà rờ.

Mun: Vùng gì mà đảo kinh vậy, chắc tỉ lệ người bị điên hơi nhiều.

NBT: NZ nói chung nó vậy. Auckland này đây cũng thế. Nói đến chuyện người điên nhiều ít thì không biết nhưng mỗi năm nz với dân sốn khoảng 4.5 triệu người thì đã có khoảng 600-700 vụ tự tử rồi.

NBT: Nếu nói hẹp hơn một tí về chuyện mùa nào tiết đó thì ở tại một thời điểm (hoặc một khoảng thời gian ngắn dài nào đó), thì tâm lý mình cũng nên ở trụ ở (hoặc chuyển cho hợp với) một Tứ Đại thôi chứ Mun nhỉ. Như thế thì cái vấn đề gì thì cũng giải quyết nó dễ dàng hơn. Suy...luận lẹo dzậy được ko hé?

NBT: Mỗi năm họ đều trưng bày trong khuôn viên của trường các đôi giày của những người (trẻ) mà tự tử để gây/tăng nhận thức về cuộc sống. Mình đều tự hỏi tại sao nhưng cũng không biết trả lời thế nào.

Mun: Được. Nên thế. Nếu 4 mùa hè điều hoà, khoẻ thì mùa nào tiết ấy. Nhưng khi 1 mùa kéo quá dài, hoặc nó quá khắc nghiệt, vd như mùa đông đã phải đi rồi, để nhường chỗ cho một mầm sống, mà nó cứ ở lì đấy, lạnh tê tái, thì mình phải can thiệp. Can thiệp bằng thiền định, thường mình quán cái gì mà khó ra, vd như đất, nước, gió, lửa, mà cái ấy nó khó ra, thì là trong cái cơ thể hay tính cách của mình nó bị lệch đó chứ.

Mun: Tất nhiên, hình ảnh là một cái dấu hiệu ban đầu để nhận biết. Từ hình ảnh, nhìn sâu vào sẽ thấy chi tiết hơn. Đó là hoàn thiện bằng atcndtm. Còn không thì phải làm thô sơ.

NBT: Cái vụ quán TĐ này thì nbt chịu. Quán cũng không ra nên ko biết đâu mà rờ. Hihihi. Chỉ biết quan sát cái tâm của mình để biết nó cục cựa, bậy bạ, hay ngã theo cái chiều nào để cân chỉnh lại.
NBT: Còn cái cơ thể vật lý thì cũng quan sát cái ăn của mình để tự cân chỉnh. Như mấy ngày nay, 2 hàm răng cứ như muốn rụng vậy, ăn nhai rất đau. Hóa ra là nó thiếu canxi do đợt nhịn ăn mấy tuần trước. Bây giờ đang bổ sung uống canxi thôi.

Mun: Cũng có thể do thời tiết đổi thì hàm răng nó đau. Nếu là trời lạnh thì ngậm rượu 1 phút xong nhổ đi, có khi nó hết. Đáng mà thiếu canxi thì khớp tay phải đau trước chứ? Hoặc là chuột rút.

Chữ Vạn - Tình Thương


Trích đoạn chú Omule (chú Thăng) hỏi Mun:
“ Omule: Chào Mun nhé! Không biết anh Thái đã hỏi Mun về chuyện chóng mặt của chú Thăng vào chiều tối ngày 20 tháng 8 năm 2018 chưa nhỉ?
Mun: Chưa được ngộ đạo nhưng cũng gần rồi đấy ạ. Hiện nay chữ vạn ở trên ngực chú đang khoảng 5cm. Bao giờ 10 cm thì sẽ ổn định. Chú cố gắng nhé!
Omule: Cám ơn Mun nhiều lắm.Chú hứa tiếp tục cố gắng hơn. Trong quá trình tu tập cháu quan tâm nhé. Có gì chệch hướng thì nhắc chú ngay! “
Hết trích dẫn

Tieulubu: Mun kiểm tra cho bác Thăng rồi à
Mun: Dạ vâng ạ. Chú có nhắn tin hỏi
Tieulubu: Hôm qua bác Thăng kể, anh cũng tính để hôm nay hỏi Mun. 
Tieulubu: Nhìn bác í hôm qua trông rạng rỡ hơn hẳn mà
Mun: (inlove)(inlove)(inlove)
Mun: Hay quá

Mun: Anh dặn chú tinh tấn nhưng nhớ là ăn uống, tập cũng vừa phải. Vì chú Thăng là cũng khá nóng, nên nếu mà hăng quá thì máu dồn lên não nhiều, cũng không hay lắm đâu.
Tieulubu: Ok để chiều nay anh sẽ nói lại, bác í còn quên túi thuốc bổ Cô Vy tặng ở đây

Mun: Thực ra chữ Vạn nó dễ hiểu lắm. 
Trên cơ thể con người có 7 cái luân xa, nó cũng xoay thành xoáy nhỏ. 
Khi con người không tập, nó vẫn xoay. Nhưng khi tập và kích hoạt Tình Thương, thì cái luân xa ở Ngực nó bắt đầu nở rộng ra, và nhìn chậm thì nó có hình chữ Vạn ( 4 cạnh xoay theo chiều kim đồng hồ, ở 4 góc thì lại có 4 cái mút hướng ngược kim đồng hồ). 
Nó thể hiện là Người đó từ nay (vòng xoáy 10 cm) sẽ sống, và thực hành với cái nếp sống tự nhiên. 

Đó là sự đánh dấu, qua vài năm khi người đó tiếp tục tập, người ấy sẽ sống đơn giản, biết cho, và biết tự vui với những thứ giản dị.

Mun: Rồi khi tâm lực mạnh, người đó kích hoạt cái Luân xa ở huyệt Bách Hội ( một cách tự nhiên đề mục trồi lên đỉnh đầu). Nếu tiếp tục sống giản dị, và duy trì Thiền định, thì kiến thức hay là cái Huệ tự nhiên nó có.
Tieulubu: Hay quá và rất dễ hiểu

Tieulubu: Tuy nhiên thì khi ở mức 10cm là mức có thể nhìn đó để đánh giá và ghi nhận tình trạng tâm thức đã đi vào vùng an toàn và tạm đặt tên là “ Ngộ đạo” đúng ko Mun
Mun: Vâng, tạm đặt tên Ngộ Đạo, nghĩa là Chấn Động với cái lực tự nhiên. 
Sau Ngộ là Sống trong, nghĩa là Cảm Nhận. 
Sau Cảm Nhận là Ghi Nhận và Ghi chép ra thành Kinh Nghiệm Tâm Linh Được.

Khi chết đi, 7 vòng xoáy chập lại thành 1, lưu giữ vòng xoáy to nhất. 
Khi nhập thai, vòng xoáy vào noãn đã được thụ thai, bắt đầu phát triển thành cột sống có chứa 7 vòng xoáy, và người đó làm tiếp việc dang dở. 
NBT: Hay hay. Thế tại sao phải có cái chóng mặt thì chữ Vạn mới hiện ra ? Theo lời Mun thì chữ Vạn đã ở đó rồi, đúng không ?
Mun : Nó nở đột ngột thì như luồng lực nó nở ra đột ngột ấy, người không quen  sẽ bị chới với.

NBT: Hỏi vậy vì nbt cũng tò mò muốn biết mình có chữ Vạn không ? Hay là phải như thế nào ? Hihihi.
Mun : Nbt chưa có (yummi)
NBT: (yummi)(yummi)(yummi) Buồn !!
Mun: Đâu có sao. Từ từ có (yummi)
NBT: Có phải vì thiếu cái Tình Thương mà Mun đề cập ở trên ?
Mun: Chính xác luôn đấy nbt. 
Vì nó được coi như năng lượng gốc giúp gắn kết thành tính quy luật. 

Nên khi ô Phật đưa tay chỉ vào đất, chỉ bởi vì trên trái đất này, đất là thứ tồn tại lâu nhất và dài qua các thời kì, nên lưu vào đất là an toàn, lâu bền.

NBT: Hỏi thêm: việc có hay không chữ Vạn có phải là tiền đề để vào Diệt Thọ Tưởng Định? Nếu đúng là tiền đề thì...hỏng.
Mun: Đâu có đâu. Nó cũng khác nhau. Vào Diệt Thọ Tưởng Định là tiêu luôn tính Quy Luật. Cho nên vào Diệt Thọ Tưởng Định thì tự quyết định ở lại hay đi luôn.

NBT: Vậy (1) nó giống nhau ở chỗ nào Mun ? (2) Khi đã vào Diệt Thọ Tưởng Định rồi mà không có tình thương thì...khó mà ở lại nhỉ ?

Mun: Đúng rồi. Khi vào Diệt Thọ Tưởng Định mà không có tình thương thì sẽ hết cái xác thân là đi luôn. 
Nó giống nhau ở chỗ:
Vào Diệt Thọ Tưởng Định mà có tình thương thì sẽ sống có tính quy luật, nhưng cái tính quy luật đó, người Diệt Thọ Tưởng Định mạnh hơn người ngộ đạo nhiều lần, vì họ có tâm lực và có quy củ cùng 1 lúc; lực quay sẽ mạnh hơn.

Mun: Nbt hiểu rằng: người Diệt Thọ Tưởng Định là người đi từ Chỗ Không, vào lại Chỗ có, nên họ nắm được cái Có đó 1 cách rõ ràng mạch lạc.

Người ngộ đạo là Người sống không chệch với chiều quay tự nhiên, họ là ở trong chiều quay đó, nên họ mất một thời gian mới nắm được tính quy luật.

Người chưa ngộ đạo là người nay đây, mai đó, hôm nay họ quay hướng này, ngày mai họ lệch hướng khác. Cuộc đời bị chi phối bởi 8 cơn gió độc của thế gian.
========
Ghi chú về 8 cơn gió độc của thế gian:
1. Lợi: điều gì làm cho thỏa mãn ý muốn của mình.
2. Suy: điều gì không làm thỏa mãn ý muốn của mình.

3. Hủy: lời chê bai sau lưng mình.
4. Dự: lời khen ngợi sau lưng mình.

5. Xưng: lời khen ngợi trước mặt mình.
6. Cơ: lời chê bai trước mặt mình.

7. Khổ: đau thương, buồn phiền.
8. Lạc: vui mừng, sung sướng.
========
NBT: Hay nhỉ! Vậy có 2 trường hợp: 
(1) nbt là đang tập để đi luôn đây. Như vậy thì buồn thật. 
(2) Nếu muốn quay về thì 
        (2a) học cái tình thương trước rồi cố vào dttd, hay 
        (2b) vào Diệt Thọ Tưởng Định rồi thì có học được cái tình thương không?
Mun: Học cái tình thương trước rồi vào Diệt Thọ Tưởng Định, vì nbt muốn vậy.

NBT: Cái gốc nữa là: nếu mình là người không có cái tình thương thì nó vì lý do gì vậy ? Làm gì để xóa cái gốc đó và bắt đầu học lại tình thương ?
Mun: Thực ra thì cũng bắt đầu có rung động rồi mà. Học từ gia đình mình đấy. Thương mấy người trong nhà mình trước: bố mẹ, vợ con. Khi mình rung động được với những người thân nhất của mình, là được.
NBT: Uhm, Nhiều lúc mình cũng không biết được định nghĩa của tình thương luôn!!! Vì có lúc thì thấy gọi là thương, nhưng đôi khi cũng thấy không phải vậy. Bó tay nbt !!
Mun: (laugh)(laugh)(laugh) Định nghĩa rất dễ mà đối với nbt lại khó hiểu
NBT: Mình 'hug' tụi nó một ngày mấy lần vào vẫn bảo 'I love you, buddy!' và cũng có thể nói là sống chết vì tụi nó được. Nhưng khi có chuyện la rầy thì mình đều căn dặn tụi nó phải biết lo cho bản thân trước, có trách nhiệm với mình cái đã vì sẽ không có ai giúp mình. Thành ra nó thương mà không thương là vậy !
Mun: Đã là cảm nhận thì khó mà miêu tả được. Nên cái này phải tự học và trải nghiệm lấy mới được. Hi hi.
NBT: Đúng là phải cảm nhận. 
Câu hỏi cuối: 
Cái tình thương cần thời gian để thấm, còn cái tập thì hàng ngày. 
(1) Thế muốn có cái tình thương rồi vào Diệt Thọ Tưởng Định, thì nên tập từ tốn thôi. 
(2) Hay có tập nhiều thì cũng chưa vào được cho đến khi cái tình thương nó tròn đầy.
Mun: Nếu cái tâm mình nó có cái kẽ đó, thì cũng khó vô, vì trong vi tế là muốn biết thế nào là Thương đã; tâm lý chưa thoả mãn thì chưa đi tiếp. Nên cứ làm đồng thời cùng 1 lúc 2 chuyện đi.
NBT: Cám ơn Mun nhiều lắm. 
Mới đọc lại cái phần Mun đã viết trước đây, chuyện ở Cali tháng 4/2018: "Nín thở” luôn. Phải hiểu là để một người robot 😪, sống theo thuần lý trí mà lấy lại được cảm xúc mạnh của một con người là khó vô cùng lắm, nhất là cái cảm xúc ấy nó là từ Duyên đưa tới, chứ không phải là mình có thể tự bắt ép nó phải có được. Túm lại là cô Cúc chết rồi mà vẫn làm được bài học cho nhiều người, mỗi người hôm ấy đều thu được 1 bài học riêng. He he...". Để robot thành người thì...khó thật.
Mun: Hi hi
Tieulubu: Hay quá. Mun ơi, NBT ơi !! Anh định đưa đoạn chát này lên đạo tràng được không ?
Mun: Được ạ (happy)
NBT: Dạ, anh 
Tieulubu: Cảm ơn Mun, cảm ơn NBT (inlove)(inlove)(inlove)
Tieulubu: Con chờ Thầy cho ý kiến ạ

Thầy Tibu:  Khi bê ra ngoài nhóm để khoe của, thì cũng nên nhấn mạnh chỗ này cho kỹ:
Hiện tượng tự nhiên... chỉ xảy ra khi tâm lực đủ mạnh! Lúc đó đề mục tự nhiên hướng thượng lên huyệt Bách Hội.

Nó rất là khác với Tha Hóa Tự Tại: do tham dục còn nên tâm lực rất là yếu (Cận Định). 
Và những bệnh nhân này vì tham đắc pháp quá! Cho nên đã "tự ý kích hoạt huyệt Bách Hội" (và thay tên huyệt này thành "Nê Hoàn" đồng thời… lắp ghép lung tung (với Niết Bàn)!
Theo tính cách "Vô Minh sinh Hành"... của Tha Hóa Tự Tại.


Tieulubu: Vâng, để con đưa lên đạo tràng !!!

Truyền Thần

Khi lang thang trên khắp nẻo đường tu tập, có lần nào bà con mình tự hỏi là nếu muốn "Truyền Thần" về Đức Bổn Sư thì bà con mình sẽ làm gì không?

Ngay lập tức, tibu nghĩ đến "Bảo Thợ Hồ"! 

Lý do, Lão này mà làm chuyện gì thì ra chuyện đó!!! Cho nên tibu... mướn/mượn tay chân và khối óc của Lão này thì chắc ăn... hơn bắp!!!

Nhưng nếu chỉ là "Truyền Thần" đủ để tóm gọn Đức Bổn Sư... lên trên điện thoại thì, một lần nữa, tibu sẽ lặn lội đi tìm Ánh Sáng. 

Lão này mà hứng chí lên thì chuyện "Truyền Thần" này nọ, lên điện thoại, chả có gì là khó! Bà con cứ lẳng lặng mà nhìn công trình của Lão này trên chùa thì bà con tự hiểu.

Mách nhỏ cho bà con hay là Chùa mình có hai ký hiệu nho nhỏ đủ để ngắm rồi.

Nhưng nếu mà tibu chỉ dừng lại ở đây trong ngày Đại Lể Ngày Thầy Cô (20/11/2018) thì tibu cũng chả ra gì luôn!!!

Cho nên tibu mới ôm đầu, ôm óc, méo mõ... méo miệng, méo mó nghề nghiệp... ra một chuyện tầy trời đó là tibu thử "Truyền Thần" Đức Bổn Sư cho bà con... nghe cho nó đã màn nhĩ!!! Wink Smiley Cheesy  Shocked Roll Eyes Kiss

 

À hèm...

Nhớ lại những năm sau 1975 lúc mà tibu ăn cắp cái nĩa (Tibu làm thợ rèn, rồi do to con, cho nên tibu đã úp nguyên cái nĩa vào mông và đem ra cho anh Tám Tờn bán được 40 đồng, rồi lên quán Thầy Hưỡng ở đường Minh Mạng) và mua được cuốn sách Đức Phật và Phật Pháp của Tăng Thống Tích Lan, Ngài Nãrada.

Từ biến cố đó, tibu đọc cho Má của tibu nghe, và đọc từ bìa này, qua bìa kia hết thảy là 8 (tám) lần! Mà tibu không hiểu gì hết!!! Trong khi đó, Má (bị mù chữ) đã nhiều lần nói tibu đọc đi, đọc lại những đoạn hay!

Vậy mà  tibu vẫn cứ... không hiểu!!!

Đủ thấy tibu Vô Minh, mất căn bản về Phật Pháp... đến như thế nào rồi!!! Shocked Roll Eyes Cry

Bấy giờ thì tibu chỉ có thể hiểu Đức Bổn Sư là một ông nhà giàu, đẹp trai, học giỏi, văn võ song toàn!!!

Và dĩ nhiên nếu tibu có "truyền thần": 

Ngài là một người phi thường, với nét mặt cương nghị, ở trần... sẽ thấy rõ sáu cục, bắp thịt cuồn cuộn, thân hình to lớn, màu da rạm nắng, với ngoại cảnh là rất nhiều mỹ nữ vây quanh, xoa bóp!!!

Nhưng, vì đọc đi, đọc lại tới tám lần, nên tibu đã thay đổi nhận xét về Ngài:

Nếu được "truyền thần"! 

Thì lần này, Ngài không thể nào còn bắp thịt cuồng cuộn nữa! Mà thân thể sẽ mảnh mai, nhẹ nhàn thanh thoát hơn!!! Tướng đi thẳng thắn, ánh mắt sẽ biểu lộ rõ tính: "Tui đây hồi trước, lúc chưa tu, cũng như mấy ông mà thôi". Với y phục rách rưới, nhưng gọn gàn. (Vì Ngài chỉ có ăn... một ngày, một bửa và Ngài ăn ít... như chim).

Và như vậy là hết!!!

========

Nhưng mãi đến những năm 1980, lại có một giai thoại kỳ lạ (đối với tibu thôi) như sau:

Trong một buổi uống cà phê với bạn bè, tibu chưng hửng khi nghe được tin tức là Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian này lâu lắm rồi, rất là lâu nữa là đằng khác!

- - Hả? Cái gì? Anh nói lại cho em nghe thêm một lần nữa.

- - Thì Đức Phật xuất hiện trên Trái Đất này... trước cả Thiên Chúa và... cách đây 2523 năm (bây giờ (năm 2018) là trên 2561 năm) rồi!!!

========

Ngài sanh ra... khoảng vào năm 543 Trước Tây Lịch

========

Rồi tất cả anh em lao xao:

- - Sao vậy? Sao vậy? Ông có sao không vậy? Sao xanh lè, xanh lét hết vậy?

Một bạn lo lắng lại nhận xét tiếp:

- - Đã nói là không nên nhịn đói nữa! Làm cái nghề châm cứu thí mà còn nhịn đói thì làm sao mà chịu nỗi!!!

Tibu lên tiếng:

- - Không sao đâu, em không sao hết đó! Chỉ xây xẩm thôi!

===================

Lý do tibu xây xẩm là vì nhưng nguyên nhân sau đây:

1. Với khoảng cách xa xăm (2561 năm) như vậy: 

Nếu đem... Kiến thức phổ thông của lớp 12 mà đem so sánh với kiến thức vào thời đó thì rõ ràng Đức Phật sống vào Thời Kỳ... Đồ Đá!!!

2. Nhưng khi đọc cho thật là kỹ thì kiến thức của Đức Phật không hề thô sơ như vậy!

    a. Bằng chứng là Ngài chỉ thuyết pháp bằng cách đi bộ. Ngài chỉ đi lại... quanh quẩn dưới núi (bây giờ là Hy Mã Lập Sơn - Hymalaya) Mà Ngài đã có nhận xét tỉnh queo là: Núi này là một ngọn núi cao nhất thế giới!
Nhận xét: 
Vào cái Thời... Đồ Đá đó. Thử nghĩ có Người nào. khi đi bộ dưới một ngọn núi thì Người đó có đủ kiến thức để tuyên bố là:
- - Đây là ngọn núi cao nhất thế giới, không?

    b. Không những vậy, khi tuyết pháp này nọ: Ngài còn đưa một chi tiết rất kỳ lạ:

Nước Bốn Biển thì nhiều, nhưng sữa mà chúng ta uống vào... còn nhiều hơn Nước Bốn Biển nữa!!!

Về vấn đề (Bốn Biển) này:
Từ năm 2000 thì thế giới chính thức được công nhận là có 5 đại dương. Tổ chức thủy văn quốc tế (IHO) đã xác nhận vùng nước quanh lục địa Nam Cực là đại dương thứ 5, gọi là Nam Đại Dương. Quan niệm này đã thay thế cho quan niêm cũ đã xem vùng nước này là phần kéo dài của Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương về phía Nam
Còn thiều Bác Băng Dương (là Đại Dương nhỏ nhất vào thời bấy giờ!
========
Như vậy Đức Phật lại có lý về nước Bốn Biển!!!
========
    
    c. Còn nữa, khi nhắc về con số thì chỗ này tibu phải mở ngoặc chỗ này:

Mở ngoặc:

Các bà con thuộc về "dân tộc thiểu số" sống tại Mỹ, họ sống trong những hang núi xa xôi. Rất xa, đến độ... không có máy bay nào bay trên bầu trời... Và dĩ nhiên, ở những chỗ này: khi đếm số thì các bà con chỉ có thể đếm được... đến số ba (3) là hết cở!!! Còn những số lớn hơn thì họ chỉ có một cách trình bày đó là: "Nhiều".

Có nghĩa là: 

4 là "nhiều".

16 là "nhiều".

100 cũng chỉ là "nhiều"...

Đóng ngoặc

Ấy vậy mà... Vào thời đó, chính Đức Phật đã cho biết một cách đếm một con số với số lượng cực kỳ to lớn! Đó là: "Vô Lượng"!!!

Xin nhắc lại, đây không phải là một khái niệm về Vô Lượng, mà là một con số đàng hoàng:

Con Số... Vô Lượng.

Đức Phật đề nghị như sau:

-- Lấy một cục đá vuông vức 1 "do tuần", độ cao cũng là một "do tuần" (9216 mét)
-- Lấy một miếng vãi lụa vuông vức bằng cục đá.
-- Phớt nhẹ miếng lụa đó theo một chiều của cục đá:
-- Điều này sẽ làm cho một vài... bụi đá rớt ra.
-- Lập đi lập lại cho đến khi cục đá bị mòn dần và cuối cùng... biến mất.
-- Đếm lại hết số lượng bụi đã thâu thập được: Ta có con số Vô Lượng.

Trí Tuệ nào mà có thể nghĩ ra cách đếm này, vậy ta? Shocked  Roll Eyes

    d. Cuối cùng (của tibu, vào lúc đó):

Ngài lại bàn về xác suất thống kê! Roll Eyes Shocked Một môn mà chỉ khi nào lên đến lớp 12 ban B, hoặc là Ban A (Ban toán lý hóa, và Ban Sinh Hóa) thì mới có thể học và hiểu được!

Nhưng ở đây, Ngài lại dạy về xác suất thống kê mà chẳng cần biết trình độ của các học sinh! Một chuyện chỉ có thể xảy ra với một Trí Tuệ của Đức Phật.

Ngài dạy ra sao?

=========

Đức Phật dạy:

"Nầy chư Tỳ Khưu, thì dụ như toàn thể vùng đất mênh mông nầy trở thành nước, và người kia bỏ xuống nước một cái ách xe bò, trên ách có một lỗ. Rồi có một cơn gió thổi, đẩy trôi cái ách từ Đông sang Tây, một cơn gió khác thổi cái ách từ Tây sang Đông, rồi một cơn gió nữa đẩy cái ách từ Bắc xuống Nam, và một cơn gió khác từ Nam lên Bắc. Và cứ như thế, cái ách triền miên trôi dạt trên mặt nước. Trong khi ấy có một con rùa mù, mỗi năm nổi lên mặt nước một lần. Như vậy, có thể nào con rùa mù, sau một trăm năm, trồi lên mặt nước và thọc đầu ngay vào cái lỗ duy nhất của cái ách được không?

- Bạch Hóa Đức Thế Tôn, quả thật con rùa mù khó làm như vậy.

- Nầy chư Tỳ Khưu, cùng một thế ấy, được sanh vào cảnh người cũng khó vậy. Cùng thế ấy, khi có một đấng Như Lai thị hiện trên thế gian. Cùng thế ấy, Giáo Pháp (Dhamma) và Giới Luật (Vinaya) mà một đấng Như Lai tuyên bố, được truyền bá trong thế gian quả thật vô cùng hy hữu.

Nhưng nay, nầy chư Tỳ Khưu, quả thật vậy, trạng thái làm người đã được thành đạt, một đấng Như Lai đã thị hiện trên thế gian, Giáo Pháp và Giới Luật mà Đức Như Lai tuyến bố đã được truyền bá trong thế gian.

Vậy, nầy chư Tỳ Khưu, các con phải kiên trì tinh tấn để chứng ngộ: Đây là đau khổ, đây là nguyên nhân sanh đau khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ." [3]

========

Xác suất thống kê theo cách dạy bảo này thì hể mà có trí khôn là hiểu cái rụp và không hề sai chậy!!!

Đúc Phật đưa ra được cùng một lúc hai đáp án cực kỳ hợp lý:

Đó là: 

1. Chuyện không thể nào xảy ra được (được ví như chuyện con rùa đã bị mù mà đòi chui vào cái lỗ trục của bánh xe bò). Vả lại trên Đại Dương với biển động!

2. Đồng thời vẫn có thể xảy ra được ngon lành như thường luôn!!! Nếu rùa mù lại chui trúng!!!

==========

Trở về vấn đề "Truyền Thần" Tibu hiểu là chỉ có Trí Tuệ là ăn tiền.

Và Đức Phật lại rất gần gũi Nếu có đũ phước báu.

Như vậy Avatar cuối cùng là: cảnh sinh động của một con rùa bị mù nhưng đã chui lọt lòng vào cái lỗ của trục bánh xe bò!

Ở đây, không có gì để vẽ cả! Kể cả hình ảnh Đức Phật! 
Mà chỉ còn pháp hành và phước báu, nhất là phước báu Vô Lậu

Suy nghĩ về Truyền Thần này: 

Tibu, cũng như bà con cô bác ở trong chùa này vẫn còn ở trong cảnh vô vọng, nhưng kỳ lạ là... vẫn có hy vọng. 

========

Xin trao tặng các Thầy Giáo, Cô Giáo đã, anh dũng tiến bước trên con đường Siêu Nghệ Thuật.

Thể xác - Linh hồn - Tư tưởng

A. Đầu tiên hết: tất cả đều là năng lực:
Thể xác: Năng lượng hội tụ lại và... đậm đặc nhất.
Linh hồn: là một thể xác khác nhưng vì năng lực hội tu yếu hơn, nên ít có ai lại thấy được. Ngoại trừ lúc nằm mơ!
Tư tưởng là năng lực cuối cùng. Nó cứ ở lại theo thể xác, và được chấp nhận một cách tự nhiên qua cái tự nói, tự cười.

========

Riêng Phật Giáo thì cho rằng:
Cái thân thể có thể chết (dĩ nhiên).
Cái Linh hồn có thể tồn tại trong một số điều kiện (Dục Giới và Hữu Sắc). Ngoài hai chỗ này thì không có linh hồn.
Cái tư tưởng được cho là cái đồ dõm nhất. 
Thực tế, nó rất là mạnh! Nếu và chỉ nếu ..Tu Sĩ trụ vào các cõi Vô Sắc.

B. Niết Bàn: Vốn là cái khó hiểu nhất.

Thật ra không có cả ba cái ở trên. Nhưng nó lại không phải trống không. 

Cảm giác nghe qua tưởng đây là một người khùng hay là điên... vì nhận thức rất là trái chiều nhau, và cực kỳ khó hiểu:

Khi tui vào Niết Bàn:
Tui không có ở đây, nhưng tui lại ở tất cả mọi nơi.

Hay là còn khùng điên hơn nữa! Qua câu nhận xét sau đây: 

Quá khứ, Hiện tại, Vị lai... đều là ảo giác.
========
Nhưng tui là cả ba cái đó cộng lại! 
Vì tui có thể gôm cả ba tình trạng đó lại, vào một chỗ. Khi làm được như vậy xong:
Và cái gì tui cũng biết, tui cũng hiểu, tui cũng thấy được!!! Một cách hết sức dễ dàng luôn!

Và như vậy: 
Ai tu theo Phật Giáo đều biết đây (Niết Bàn) là mục đích của Con Người Tu Hành Theo Phật Thích Ca.

Hãy Tìm Sẽ Gặp

13/10/2018

Còn một vế nữa: Hãy tìm Người thì Người sẽ đến.  Xin Thầy Tibu giảng tiếp ạ!
Tibu:
Google thì chẳng thấy câu này ở đâu cả? Tuy vậy, câu này là một câu hỏi hay, rất là hay nữa là đằng khác! GrinGrinGrin
Câu này có hai vế:
Vế 1.
Hãy tìm Người... Trong phần này lại đụng đến tình trạng "Nồi Nào Úp Vung Nấy".
Có nghĩa là Ăn cướp mà đi tìm thì quanh quẩn chỉ là gặp ăn trộm, ăn cắp... vậy thôi.
Vậy thì phải là người tu hành (làm nghề nghiệp Tu Sĩ) thì mới có thể đi tìm ra được Người.
Ở đây có một biến khúc là không thể nào tìm được Người được khi "tu sĩ chỉ mới tu ở cái miệng"!
Như vậy, một khi đã thực sự tu hành, lúc nào cũng có thể tìm ra Người.
Lấy bà con... trong chùa ra làm ví dụ:
Đặc điểm:
Các Tu Sĩ này đã kiểm soát tư tưởng liên tục trước khi gặp HSTD.
Tu sĩ số một: Làm chuyện này từ khi bảy tuổi.
Tu sĩ thứ hai: Làm chuyện này qua cách như sau: một chuyện nào mà đã ra tay là chưa có lần nào thất bại. Thái độ làm là cứ vậy mà ủi tới!
Nguyên văn: Y như con trâu! Không thèm (lại nguyên văn: em lại... lười, rất là lười) nhìn trái, nhìn phải!
Khi té xuống, là đứng lên ngay tại chỗ đó và càng lầm lỳ ủi tới!
Ủi tới!!! Cứ ủi cho tới khi xong, thì mới thôi!
Với đặc điểm này, hai Tu Sĩ đi tìm cách tu và đã gặp được Người!
Vế 2:
Thì Người sẽ đến!
Đến bằng... một phương pháp rõ ràng từ A tới Z, theo kiểu dọn sẳn, chỉ còn múc ra ăn mà thôi!
Tất nhiên, khi tu rất là giỏi, sẽ tìm thấy được những cái dở của phương pháp này!
Ủa? Sao có cái vụ này nữa! Câu trả lời là: Hãy đến mà coi! (Ý là tu cho xong rồi, coi lại... nó ra sao)? 
Ngay lúc đầu khởi tu, cả hai đều hiểu là:
Đây rồi! Cách này sẽ đi đến đích đây!
Và dĩ nhiên là ủi tới! Ủi riết thì... nó cũng phải xong.
Tibu ca hát (ké) lên rằng (vì đây là lời của Anh Thái ở Đà Lạt):
Học Trò Hay, mới thấy Ông Thầy Giỏi!!!
========
Đó là chuyện ở chùa!
========
Bây giờ, chuyện của mình thì sao?
Những dụng cụ nên có khi "tu theo":
1. Mẫu mã (Tu Sĩ 1 và Tu Sĩ 2)
2. Bám sát theo mẫu mã, cố gắng hết sức làm theo (và làm liền): thế nào cho mình càng đồng dạng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Có nghĩa là các Tu Sĩ này tập 24/24 thì mình cũng cố gắng mà tập càng nhiều bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Nhất định không cho tình trạng: Nhắm mắt, nghĩ chuyện đời!
Bám bằng cách nào?
Để tự khuyến khích:
Chưa bao giờ câu của Ngài Xá Lợi Phất lại ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy hết:
========
Cách áp dụng câu của Ngài Xá Lợi Phất:
- - Tôi không muốn thấy sắc pháp này nữa, vì tôi biết là tôi còn rất nhiều việc phải làm! (Sau đó là cứ đề mục mà đánh tới qua cách thức sau): Niệm liên tục đề mục, và cố An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt trên đề mục của mình.
Tất nhiên, là tâm tánh nên nhu thuận, tính tình càng hiền bao nhiêu, lại tốt bấy nhiêu.
========
Cũng có thể áp dụng cách của chính Đức Bổn Sư khi gặp khó khăn trên đường tu tập (trích trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp):
Trích dẫn:
Kinh Maha Saccaka Sutta, mô tả hạnh tinh tấn của Bồ Tát như sau:
Lúc ấy tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi:
"Hay là ta cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát vào nắp vọng, rồi dùng tâm (thiện) đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những tư tưởng (bất thiện)!"
Rồi tôi cắn chặt răng lại, ép lưỡi sát vào nắp vọng, và nỗ lực đè nén, chế ngự, và tiêu diệt những tư tưởng (bất thiện) bằng tâm (thiện). Lúc tôi chiến đấu như vậy thì mồ hôi từ trong nách chảy tuôn ra.
Như người mạnh nắm lấy đầu hay hai vai một người yếu rồi đè xuống, dùng sức cưỡng bách và khắc phục, không cho ngóc lên, cũng dường thế ấy, tôi chiến đấu và khắc phục (những tư tưởng bất thiện).
"Sự tinh tấn của tôi quả thật kiên trì và bất khuất. Tâm niệm của tôi thật là vững chắc và không hề chao động. Tuy nhiên, thân tôi mòn mỏi và không an lạc sau khi cố gắng một cách đau khổ -- thể xác phải chịu khuất phục trước sự nỗ lực kiên trì. Mặc dầu những cảm giác đau đớn phát sanh đến thân tôi, nó không làm tổn hại đến tâm tôi chút nào.
Hết trích dẫn.
========
Xấu hổ chưa?
Ngài tập như vậy đó, còn mình thì... nhắm mắt thì lại nghĩ chuyện đời!
Như vậy, trên 2500 năm rồi mà còn ạch đụi, ở lại lớp như vậy thì... đúng quá rồi, than trách gì nữa!
Chưa kể, hở ra là... ngủ thiền!!!
========
Kế hoạch:
Ngày một tý, không cần làm nhiều: Chỉ cần nhắc nhở cái tâm là:
- - "Em à, vào đây là tập nghe em. (đọc tên các mẫu mã) và nhắc nhở rõ ràng là:
Các Tu Sĩ Gạo Cội này, không bao giờ làm như mình cả, mà chỉ lo tinh tấn tu hành.
Rồi cố gắng mà ủi tới... tới luôn.
Nhất định không thèm "đổ thừa"
Nhất định "không thèm chịu thua"
Trên đường tinh tấn tu hành... Ở đâu cũng làm như vậy, người người cũng thực hiện như vậy... để mà tiến tu hết, Chẳng qua đó là sự chưa quen của một "thói quen mới mà thôi!
======== 
Chưa hết, mỗi lần thức dậy, là hô to tên của mình: 
Phước!... Dạ!
Phước!... Dạ!
Phước!... Dạ! 
Và tuyên bố:
Hôm nay tui điều khiển ông, chớ không phải như trước đây, ông lại điều khiển tui! Nghe chưa?
[i]Bắt cái tâm nó làm theo ý của mình![/i]
Trích dẫn từ đạo tràng hoasentrenda:

Chết sẽ lên cõi Nhị Thiền nếu theo Chánh Pháp

TIBU:
Phật Ngôn:
Gặp thời không có Phật, về nhà thờ Cha Mẹ tức là Thờ Phật.
==========
Khi chính mình gặp Chánh Pháp, bất cứ ai cũng có thể nói là do công của chính mình. 

Nhưng Đức Bổn Sư nói lại là công đức đó là do Cha Mẹ của mình sinh ra gần nơi có Chánh Pháp, cho nên câu tuyên bố vừa rồi là chưa đúng.

Vì lý do này mà HSTD khuyên nên coi Cha Mẹ là bất khả xăm phạm.
==========
Mặt khác, khi tu hành theo Chánh Pháp và nếu chết đi giữa chừng thì... 
1. Tu Sĩ đó lên cõi Nhị Thiền (cõi của Niềm Tin) và từ đó... 
2. Chứng, và đắc Đạo Pháp luôn! 
3. Không còn về lại đây nữa.

Làm từ thiện

1. Thí tài, thí sức khỏe, thí pháp.
Thí Pháp là hay nhất. Chỉ cho người ta tu là hay nhất.
Thí tài thì sau này giàu
Thí sức khỏe thì được sức khỏe.
from Tuthien.mp3

chết

Con xem thấy người ta có dùng phương pháp dùng thuốc tê hay mê gì đó để bệnh nhân mất ý thức và rơi vào trạng thái ngủ để đỡ đau. Người vợ thì muốn níu kéo nên lại ngừng gây mê nửa chừng để ông chồng động đậy. Đến đoạn này con bối rối luôn. Ông chồng nhìn buồn và đau lắm, ảnh hưởng tâm lý trước khi chết nhưng mà Thầy nói hôn mê, mất ý thức khi chết rất nguy hiểm. Vậy hành động nào mới hợp lý ạ? 


Tibu:
Nó có hai nguyên tắc để làm việc:
1. Nhân sinh quan: Làm theo quan niệm người sống. Là không đau đớn chừng nào hay chừng đó... miễn sao còn thở được là tốt lắm rồi. Thông thường sống càng lâu càng tốt, càng tốn tiền chừng nào thì hay chừng đó...

2. Khoa học của sự chết: Làm theo quan niệm Tâm Linh. Có nghĩa là: làm/lo cho người chết. Có nghĩa là đã hết thuốc chữa rồi thì nên làm theo y như Bác Sĩ người Nhật... đã di chúc lại.

Từ quan niệm Tâm Linh này: ngoài thân thể ra, con người, còn có linh hồn và tư tưởng. 
Trên nguyên tắc:
    a. Thể xác đã chết thì xoay qua lo cho linh hồn. 
    b. Nếu linh hồn chết luôn(*) rồi thì lo cho tư tưởng. (bà con xem phần ghi chú cuối bài)

Và muốn lo được thì không nên giảm đau (thuốc tê, thuốc mê, thuốc phiện, ma túy...) mà cần giữ cho thể xác tỉnh táo được chừng nào hay chừng đó.

    c. Nếu đã dùng mấy thứ thuốc trên thì... quanh đó nên tìm cho ra Tu Sĩ Gạo Cội (còn khỏe mạnh) để lo vụ độ tử.
Trong trường hợp này Tu Sĩ Gạo Cội bị mất rất nhiều sức lực (tâm lực).

Ghi chú: 
(*) linh hồn chết luôn: Chỉ có thể xảy ra, khi Tu Sĩ An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt được vào cõi Vô Sắc. Có nghĩa là Tu Sĩ đang ở tại một trong bốn cõi Vô Sắc sau đây:
1. Không Vô Biên Xứ
2. Thức Vô Biên Xứ
3. Vô Sở Hữu Xứ
4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Bốn cõi này chỉ là biến khúc của Tứ Thiền Hữu Sắc mà thôi.

Tibu:
Chữa bệnh nhằm vào sự hạp hay không hạp để có thể từ giảm triệu chứng, cho đến việc... hết bệnh luôn. 

Cho nên HSTD đứng ngoài hoàn toàn việc giới thiệu này nọ. 
Và cũng rất hiểu cái chuyện Phước chủ, may thầy.

Tibu chỉ làm cái việc:

Chỉ làm chuyện mình nói và nói cái chuyện chính mình đã làm mà thôi con.

Nhất tự vương chú của thầy Văn Thù Sư Lợi – THTT sắp xếp lại cõi giới

Hstd Thầy Phước   

Trời Utah lạnh tàn bạo, người Tibu lại yếu mà còn cứ cho là chì là gồ cho nên chọn một cái hố vọng tâm và ngồi lên đó. Thế là lạnh toát người luôn. Tibu dùng Nhất Tự Vương Chú của Thầy Văn Thù Sư Lợi tụng vài biến thì thân thể ấm lại và dợt luôn một lèo.   
Cảm giác có sự sắp xếp lại của cõi Tha Hoá Tự Tại rất là rõ ràng. Không hiểu những sư phụ mình có cảm nhận gì hay hơn không?
…………559   
Thầy ơi! ''Cảm giác sự sắp sếp lại của cõi THTT rất là rõ ràng'' là sao ạ Smiley?
Hstd Thầy Phước   
THTT khi đứng trước một khó khăn bất kỳ nào đó thì lại sắp xếp lại cõi giới cho nó gọn gàng lại hơn. Sau khi làm vậy thì cảm giác khó chịu sẽ biến mất. Có Thiên Nhãn sẽ học được cách sắp xếp này. THTT làm y chang như là tướng đi duyệt binh vậy đó cho nên chỗ nào lộn xộn, không ngăn nắp... thì chỗ đó tinh khí cứ lung tung cả lên. Một khi đã sắp xếp lại thì triệu chứng sẽ yên lành hơn.
…………559   
Oh! Họ cũng hay phết thầy nhỉ, cũng biết tự giác xếp hàng Smiley)
Hstd Thầy Phước   
Họ điều khiển các cõi Dục Giới, và sắp xếp lại cho gọn gàng hơn vậy thôi. THTT là vua cõi Dục Giới mà con hihihi. Thôi tibu đi ngủ đây. Sẽ dợt tiếp và đi ngủ luôn đây nghe bà con.

Tỉnh thức trong đời sống – Con đường tu của ông Tibu – Tập trung, tự làm, tự nhớ, tự trải nghiệm thì nó mới bền.

Thien Dang   

Thầy ơi, tiếp theo bài này, sự tỉnh thức của thiền sư thì như thế nào ạ.

Con thấy chiêu tỉnh thức này thiết thực quá. Con mà được tỉnh thức như Ngài Suzuki trong câu chuyện thì bữa sơn nhà sẽ không bị đổ sơn vào người, lái xe cũng an toàn hơn, làm việc cũng hiệu quả hơn.   
Bright Moon   
Tỉnh Thức này thì diễn đàn mình cũng có vài người làm được mà. Đối với chị thì thường khi có người bưng đồ mà cái ly chuẩn bị đổ, 1 mắt chị vẫn đang nói chuyện với bạn nhưng tay kia thì cầm chặn ly nước của bạn đang bê luôn. Nghĩa là vận tốc thấy ly đổ, tay đưa ra, cầm chính xác, nhanh hơn vận tốc ly nước đang đổ. Hoặc như khi mở cửa đi vào thang bộ, cái cửa phía sau nó đóng lại cái rầm, bạn đi bên cạnh giật mình hét lên, nhưng chị vẫn tỉnh bơ, vì là biết cái cửa sẽ đóng như thế từ trước. Nói chung cứ tập đều đều thì đến lúc sự bình tĩnh, nhận biết đủ để dùng. Đây chỉ là biểu hiện của tâm nhanh nhạy, thuần thục.
Thien Dang   
Hay quá chị!!!   
.........726   
Thấy TLH kể phóng xe trên phố 80km/h Smiley)
.............145   
Chắc phóng đâu đấy chứ phố mà 80 thì chắc hông nổi quá anh Smiley))
Thien Dang   
Éc, con số làm được thật là khiêm tốn!!!
..........174   
Phụ nữ có khả năng đồng thời làm được nhiều việc, man thì thua không được như vậy... Khi chụp hình bộ não sẽ thấy đốm lỗ chỗ (phụ nữ), còn nam thì chỉ 1 cục... .
Thien Dang   
Các Nhí thì không nói, còn người lớn như chị, còn phải đi làm lo đời sống. Sao có thể làm được và cân bằng được hay vậy ạ? 
Tiểu Liên Hoa   
Chả có gì là ko thể cả. Mấy chuyện đó rất là tầm thường. Ko có gì là ghê gớm. Chỉ đơn giản là sự tập trung. Làm việc gì cũng tập trung cao độ thì ko có gì là ko thể. Nếu ai từng được tlh đèo xe máy hoặc đi xe máy cùng tlh thì sẽ thấy. Tlh đi tới đoạn nào là biết đoạn trước đó 10m-20m có ổ voi, ổ gà nào. Chỗ nào sóc, chỗ nào có gồ. Chỉ cần đường đó đã đi 1 lần. Dù là duy nhất thì dù đoạn đường có dài 100km vẫn biết từng cái gồ nhỏ nhất trên đoạn đường đấy. Còn nếu là đường đi lần đầu. Ko được chính xác thế nhưng cũng cảm giác đường rất tốt- cụm từ này là người khác nhận xét
Còn chuyện phân đoán 1 vài giây sau xung quanh sẽ chuyển động theo hướng nào thì lại ko có gì khó.
Như mình đã từng tâm sự. Mình từng như phân cực. 101 người bên trong. Vì thế chỉ 1 giây. Có 1 hành động gì đó thì trong đầu đã có 101 phương án nảy ra từ mọi góc độ. Và cả kết quả của 101 phương án đó.
Người khác ko có sự phân cực đó thì chỉ đơn giản là toàn tâm toàn ý làm cái gì mà thôi. Con bản thân cứ lơ ngơ, lơ mơ giữa đời. Làm ko ra làm, chơi chả ra chơi. Cứ lớt phớt giữa cuộc sống thì sẽ ko có độ tập trung để làm cái gì cả.
Đời hay tập. Bất kể là cái gì. Đem tâm mà làm. Toàn tâm toàn ý làm việc đó. Thì lúc nào cũng có kết quả tốt nhất. Còn bản thân cứ hở hững. Đứng ở đây nhưng cứ nhìn chỗ kia thì sẽ ko có được thành quả tốt nhất đâu.
Đường tu cũng vậy. Đích đến cuối cùng chỉ có 1- giải thoát. Nhưng con đường đi tới thì có rất nhiều. Rất nhiều con đường có người tới thành công. Ko phải chỉ có con đường của ông Tibu. Các bạn có thể tham khảo, có quyền lựa chọn các con đường khác, con đường nào bạn cảm thấy tin tưởng, bạn cảm thấy dễ đi, cảm thấy phù hợp. Nhưng làm sao để tới được đích mới là vấn đề. Con đường của ông Tibu là do ông đi trước. Mở ra con đường hoang sơ, kể lại kinh nghiệm cho ai muốn đi thì có thể đi theo. Còn vì sao cách đi của ông Tibu lại là đặc biệt. Cách đi của ông Tibu khác các cách đi khác thế nào thì bạn đi tới 1 độ nào đó sẽ hiểu. Hoặc đủ nhân duyên, đủ phước báu gặp người đi tới độ nào đó. Người đó tâm sự lại cho mà nghe. Nhưng là. Làm đi thì thấy. Đừng mải vùi đầu vào mớ lý luận suông. Rồi sẽ mắc kẹt trong đó. Đem so sánh với đường này, đường kia. Rồi muốn tham khảo đủ thứ. Mình nói thật. Con đường của ông Tibu đã đi. Tới những gì mình đi thì mình thấy nó rất hoàn thiện- dù còn vài chỗ hoang sơ cần sửa sang cho hoàn chỉnh. Đừng thêm thắt cách này cách kia. Chỉ là vẽ rắn thêm chân mà thôi.
..........174   
Hỏi thử có con đường nào mà full level như của Tibu đâu nè, kiếm mòn con mắt  nhưng vì nó quá siêu, ngắn ngủn nên nhiều khi bị sốc . Càng nghiền ngẫm thấy càng thấm.
Thien Dang   
''Còn vài chỗ hoang sơ cần sửa sang cho hoàn chỉnh'', xin chị nói rõ luôn ạ, đưa người phải đưa sang sông ạ hihi.
Thay Phuoc   
Nhập cho được Chánh Định đi cái đã rồi “hoang sơ” tính sau.đó là căn bản nhất. 
Thien Dang   
Chỗ này mà kêu hoang sơ thì con xin...tắt thở ạ. Còn cách các Ngài xa quá!
Tiểu Liên Hoa   
Ko nói được bằng cách nhắn tin. Và lại càng ko thể nói được với người chưa đi tới đó. Nên là. Muốn được nghe thì đi đi. Đi tới đâu, vướng ở đâu thì có người chỉ ở đó. Ko làm mà chỉ lý luận suông. Mình ko ưng.
...........174   
Do cái đầu nó đã quen với lý luận xưa nay rồi... Khó bỏ đó mà... Bởi vậy tai hoạ, ì ạch, mới thấm đòn..
Tiểu Liên Hoa   
Cách của ông Tibu là con đường thực hành. Nên bạn chưa làm được thì ko thể chỉ được gì cho bạn cả. Có ngã thì mới có người nâng, chưa bắt đầu đi, chưa ngã mà cứ đòi người ta nâng hay chỉ cách nâng thì biết chỉ làm sao? Tập bằng con tim. Toàn tâm toàn ý mà tập. '' tu chết bỏ'' đó là chìa khoá để thành công.
Brightmoon   
Nghi ngờ, so sánh thì cũng không phải là xấu hoàn toàn. Con người phát triển được tới ngày nay cũng là nhờ biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời cho những cái họ nghi vấn.Những năm 1600, những ai theo toà thánh thì đều cho rằng mặt trời và những hành tinh khác quay quanh trái đất, và chúng ta là trung tâm. Nhưng có 1 người tên Bruno thì tỏ ý nghi ngờ. Ông ta tìm được 1 cuốn sách được viết cách đây 1500 năm nói về: nếu 1 vị thần bắn 1 mũi tên, sẽ có 2 khả năng xảy ra: 1 là mũi tên đó trúng vào cái cây, 2 là mũi tên bay xa mãi- nghĩa là tất cả không gian này là vô hạn, và trái đất thì chẳng phải là trung tâm. Nếu rơi vào trường hợp 1, vị thần đó lại bay sang cái cây có chứa mũi tên và bắn tiếp, và cứ thế cứ thế thì có nghĩa là thế giới này cũng lại là vô hạn. Ông ta bảo vệ cho cái trường phái này, nên bị tra tấn, bị xử tử chỉ vì nó đi ngược lại với lý thuyết và lợi ích của Toà thánh, he he. Rồi sau đó, Galileo là 1 nhà thiên văn học, khi nhìn kính viễn vọng, ông ta đã nhìn ra rằng: trái đất là quay quanh mặt trời chứ chẳng phải mặt trời quay quanh trái đất. ĐIỂM KHÁC BIỆT của những người này là khi họ nghi ngờ 1 vấn đề, thì họ bỏ rất nhiều thời gian để chứng minh rằng Điều họ nghĩ là đúng bằng chính việc họ nghiên cứu, tìm, ghi chép và làm (làm chết bỏ).  Còn những người nghi mà chỉ hỏi hoặc là chỉ nói, thì chỉ là những người đi theo đám đông, chỉ là chạy theo xu hướng Bầy Đàn, chứ chính họ cũng không thể nào Tự Hiểu cho được. Vì chỉ là cái thích nhất thời, nên nay họ khen cái này, mai họ chạy đi khen cái khác vậy thôi. Có thể hiểu cái nghiệp này dẫn tới việc họ cứ đứng im, vì cứ di chuyển được 1 chút thì lại thụt lùi trở lại, vì sợ sai, vì tiếc. Nếu muốn Chê và chứng minh 1 điều là sai lầm, y như ông thầy đã từng nói: Làm. Làm và về đập thẳng vào mặt cái tụi mà mình cho là ba hoa kia 1 lý lẽ do chính mình thấu hiểu, trải nghiệm. (eek) Đó chính là đột phá, là phá rào mà đi, là hoán cải, và tất cả sẽ cám ơn người đó, vì họ đã góp phần giúp phát triển, hoàn thiện.  - Bây giờ nói đến vấn đề làm thế nào để chọn cái nghi vấn đúng này. Thường thì trong hàng loạt các nghi vấn B,C,D,E...cái gốc nó nằm ở A. Vậy nếu tìm được liên kết của B,C,D,E tới A và chứng minh cái A đó là sai, thì mới là cách nghi vấn đúng. Còn cứ mỗi một ngày đi hỏi B, B1,B2, C, C1,C2 mà không mò được ra sợi dây liên kết và cái điểm A kia thì có mãn kiếp cũng không giải quyết được nghi ngờ đâu. Tìm về lại điểm A và phá nghi từ đó thì mới thành công được. Kể cả hỏi về các hiện tượng tâm linh cũng thế, vì mình chưa thấy gốc nên mình mới đi hỏi ngọn, hỏi rất nhiều ngọn mà không quy được về gốc thì rồi sẽ lại quên, kiếp sau hỏi nữa hỏi nữa, hỏi mãi mà không nhớ. Nên chỉ có thể tự làm, tự nhớ, tự trải nghiệm thì nó mới bền. Tất nhiên, ô Phật thì cứ có người hỏi là sẽ trả lời. (eek).   
Tiểu Liên Hoa   
Thế nên cái câu từ rất lâu của ông Tibu ý. Luôn nhắc là làm gì phải làm cho thật kĩ: hỏi, nghĩ, hiểu, làm . Cái đó không chỉ trong đạo mà kể cả ngoài đời cũng thế. Bất kì 1 việc nào. Dù là nhỏ nhất. Nếu bạn tập trung, nghĩ, tính toán, rồi bắt tay vào làm mà thật chắc tay cho từng hành động nhỏ thì ít khi có sơ xót sảy ra lắm. Nó sẽ vẫn có sai số ngoài sự tính toán và cố gắng của mình. Nhưng nó sẽ ít hơn rất nhiều khi mà cứ làm mà chưa nghĩ nghĩ kĩ, tính toán, dự trù kĩ. Chỉ ví dụ 1 việc đơn giản như tay cầm đôi đũa gắp đồ ăn thôi, ko tập trung thì đưa tay với( hành động cầm vào) đôi đũa, chuyển đôi đũa để tay kia cầm chuẩn bị gắp, nếu ko tập trung và cẩn thận thì đũa rơi liền chứ ko nói các sự việc lớn khác như khi đi xe, khi làm việc. Nên đa phần sự việc làm ra có sai xót là do mình chưa đủ tập trung, chưa đủ cố gắng, tính toán, sự tinh ý quan sát xung quanh.... còn 1 phần ít là chi phối nghiệp quả...  ở đây mình muốn nhắc là thay vì mình tìm hay chìm vào cái lý thuyết nào đó với mục đích làm việc gì đó ở đời tốt hơn. Thì mình chỉ cần tập trung hơn vào cái việc ở đời của mình tốt hơn là đã có thu hoạch tốt hơn rồi, chưa kể còn đỡ mất thời gian lý luận suông rồi cứ chìm trong đó, thắc mắc, hỏi.... (uhm. Thật khó để nói hết nghĩa hay diễn giải được hết ý. Thôi thì cứ vậy đã).
Hay nói như này cho dễ hiểu này. Có thể nói là làm bất kì việc gì với cả con tim, (hoặc nhiều người coi con tim là biểu tượng của cảm tính thì có thể dùng là làm bằng cả linh hồn). Hoặc cứ nghĩ sau khi mình làm việc này xong thì có thể mình chết. Tức là đây có thể là hành động cuối cùng của mình. Thì dĩ nhiên mình sẽ tập trung để làm cái việc cuối cùng đó tốt nhất, hoàn hảo nhất. Đó. Cứ nghĩ vậy là sẽ tập trung và làm trọn vẹn hơn chứ không cần phương pháp nào thức tỉnh hay gì cả. Việc lớn hay việc nhỏ. Việc đời hay việc đạo đều áp dụng vậy đcc.   
Duc Thien   
Thức tỉnh với kiểm soát tư tưởng liên tục có phần nào giống nhau ko em? Có thể dùng cái sau thay cho cái trước không? Tất nhiên là để phục vụ tu tập.   
Tiểu Liên Hoa   
Theo em thì 2 việc ko giống nhau hoàn toàn nhưng đem lại kết quả gần giống như nhau. Và dĩ nhiên là cái kiểm soát tư tưởng liên tục vẫn được ông Thầy khuyến khích mà. Không phải chỉ trong tu tập mà cả các việc đời cũng vậy. Đều áp dụng rất tốt.
Brightmoon   
Ksttlt nghĩa là theo dõi tư tưởng, kiểm tra nó. Thức tỉnh nghĩa là tỉnh táo, nhận biết. Sau một thời gian ksttlt va atcndtm thì tâm sẽ im lặng. Im lặng thì sẽ nhận biết. Vậy nên thức tỉnh là biểu hiện của 1 cái tâm nhu nhuyễn. Có rất nhiều biểu hiện khác ngoài Thức Tỉnh. Đó là Thanh Tịnh, An Lạc, Trí Tuệ phát sinh.
Tim chan su   
Với những người tu tập atcndtm giỏi thì khi làm việc ở đời họ có thể nào quên đầu quên đuôi hay là làm việc ở dạng vô ý thức được không Mun?. Ngày xưa a hay quên đầu quên đuôi và luôn làm việc trong trạng thái không có kiểm soát. Hiện giờ thì khả năng tập đã đỡ hơn, làm việc gì thì hiểu là mình đang làm cái gì và thường làm đến nới đến chốn và trí nhớ cũng phục hồi rất nhiều.  Đề mục của a thì chưa có gì là ổn định nhưng cái cách sống, thói quen sống của a nó thay đổi liên tục theo hướng tích cực. Và a có cảm giác là còn rất nhiều cái nữa cần thay đổi, đặc biệt là cho đến nay thì hoàn toàn vẫn chưa biết Phật Pháp là gì luôn.
Bri oon   
Atcndtm giỏi, và cơ thể đã đủ quen với cường độ, ít nghiệp sát thì không có quên đầu quên đuôi được đâu anh ạ. Em làm việc rất là tỉnh táo luôn. (eek). Tỉnh đến mức con bé cùng cty nó nhận xét: bt em thấy chị nhìn qua như không để ý, nhưng cứ báo cáo em đưa ra là chị biết chỗ sai ở đâu (eek) Có điều cũng cần hiểu là nếu cơ thể mệt; thì mặc dù Tâm rất tốt nhưng có một lớp chắn giữa Tâm và Thể Xác, dẫn tới việc bị gián đoạn, như ngơ, quên trước sau. Cái này thì không tránh được vì Thể Xác yếu quá.   
Tim chan su   
Nếu trường hợp mình bị thể xác quá yếu, xảy ra tình trạng quên trước quên sau thì mình phải làm gì tiếp theo, giảm cường độ tu tập rồi sám hối, làm thiện pháp theo sức mình,,, hay là nên làm như thế nào e?   
Brightmoon   
Mình làm 70% sức mình. Thầy luôn chỉ trong phần thực hành rồi ạ (inlove). Quên trước sau có thể là do máu không lên não, bị chặn ở cổ (với ai chuyên giết người bằng cách chặt đứt cổ người khác), hoặc do thiếu máu, hoặc huyết áp thấp quá, hoặc cao quá. Cái đó thì lại cần bác sỹ cho thuốc để mình có đủ tinh khí. Rồi mình tập để đẩy tinh khí lên đầu. Khi thấy nhức đầu quá mức là mình đã làm quá. Mình giảm cường độ lại. Đó là thông thường. Còn với người đã bị gấu rượt, thì mặc dù sức đang 1, bỗng nhiên từ đâu nhảy vọt lên 10, thế là họ cứ chạy vèo vèo qua các tầng thiền. Sau khi chạy xong, họ cũng phải nghỉ lấy hơi, giống như vận động viên chạy nước rút; chứ không có ai mà chạy liên tục được. Chạy liên tục là cháy máy khét lẹt liền. He he.
Tim chan su   
Lúc a bị chiếu bí nhiều mặt trận, a ngồi trầm ngâm suy nghĩ mọi thứ và a thề rằng “ từ nay trở đi không làm ác pháp nữa” rồi a bắt tay vào giữ giới luật bắt đầu bằng việc bỏ hút thuốc, bỏ bia rượu và hạn chế thật tối đa chuyện thích ngắm các cô gái đẹp. Sau một thời gian như vậy thì a mới biết được là “mình đang là dạng không có hiếu” và a bắt đầu nắn chỉnh cái suy nghĩ của mình để đi vào hướng có hiếu. Và sau thời gian thực hành như vậy thì bây giờ a lại hiểu cách đối xử với bà xã của mình là một vấn đề lớn cần được nhìn nhận và đưa ra hướng giải quyết cho nó ổn thoả. Chỉ đến đây thôi chứ chưa có hướng chính xác là như thế nào nhưng nó sẽ theo hướng là có lợi cho đối phương và sẽ đâm chém cái bản ngã của mình cho nó suy yếu dần.
Brightmoon   
Hay đấy anh! Bỏ được 1 thứ thì những thứ khác, kể cả bản ngã sẽ dần sụp đổ thôi.

BM:
Biết người, biết ta là biết quá khứ, vị lai luôn rồi đó chứ. Một người ưa cái vẻ bề ngoài nhiều hơn là cái Tính chân thật hiền lành bên trong, thì cái sở thích đó nó phát ra một cái sóng là: "Tôi thích, nhào vô". Vậy là trong hàng ngàn mối quan hệ đụng mặt nhau hàng ngày ấy, có một ánh hào quang chiếu rọi làm sáng đối tượng kia lên và làm lu mờ những vật cản xung quanh khác; và trong mắt người đó, ấy chính là Lựa chọn, là Tương lai, là Con đường họ sẽ đi cùng nhau qua năm tháng. Rồi đến khi cái mong cầu đó không thành, họ sẽ có 2 chiều hướng:

- Với cái tính biết nhìn lại bản thân, họ hiểu ra: Hoá ra đó chính là do mình, do từ cái Tâm hướng ngoại nên mình lôi kéo và bị lôi kéo. Từ nay mình sẽ nhìn vô bên trong, chứ chẳng ưa cái vẻ bề ngoài nữa. Và một Sở Thích hay là cái Tật sẽ bị triệt tiêu ngay thời điểm ấy với tâm lực mạnh mẽ.

- Với cái tính thích đổ lỗi, họ cho rằng Đây chính là Sao La Hầu rơi trúng đầu, nếu không có nó, hẳn đời mình sẽ sung sướng biết bao nhiêu. Thế là họ thù ghét đối tượng kia, và đi tìm đối tượng khác để khoả lấp. Rồi cứ thế, cho đến khi gặp lại ở một Tương Lai không xa, họ lại cứ thế tiếp tục mà đâm sầm vào nhau. 

-> Biết người, nhưng cần biết rằng: Là do cái Tật của mình lôi kéo Người tới, để tạo ra Cảnh cho mà nếm. Dũng cảm mà vượt thoát, hay uỷ mị khóc lóc đổ lỗi, thì 2 bàn tay ấy đã vỗ thì phải thành tiếng. 

-> Đấy chính là khởi đầu của Nhân Duyên và Con Đường của Nhân-Quả đó. Nó bao trùm không những mối quan hệ giữa người với người, mà còn là tất cả lựa chọn trong đời mình. 
* Mun nghe nhiều câu chuyện quá khứ vị này là hoàng hậu, vị kia là hoàng phi, vị này là tướng, vị kia là lính, nhưng rồi câu chuyện ấy có ích gì nếu nó chỉ là câu chuyện cho vui, còn người trong cuộc thì không rút ra được bài học gì cho bản thân. Một cuộc đời không rút ra được gì, mà chỉ là xem cho có cái để kể, thì câu chuyện đó không có nhiều giá trị.