Ăn ngay nói thật_ Một góc nhìn

Hôm nọ con nhìn vô cái thời khi Nam Thiện Bộ Châu mới hình thành. Và tại sao sau này xã hội lại đa dạng đến vậy. Khi mới hình thành, vẫn chưa có địa ngục, súc vật, chưa có nam-nữ v...v... lúc ấy có các chư vị muốn xuống nếm thử vị đất ( cái này trong kinh có ghi), thấy ngon nên họ sinh tâm tham đắm. Và sau đó cơ thể mất dần ánh sáng và mới bắt đầu có các thô lậu. Nhưng phần tiếp theo mới hay này. 

1.Lúc đó vì phước báu còn nhiều nên họ cứ hưởng thôi, không phải lo nghĩ giành giật. 

2. Một thời gian sau, khi phước báu giảm đi, bắt đầu mới có chuyện Giới hạn trong các vật thụ hưởng, và bắt đầu phát sinh chuyện Tranh Giành. Để giành giật, bắt đầu mới sinh ra chuyện Che Dấu Tâm Thức để dành được phần hơn (Nghĩa là anh biết đối phương như thế nào và nghĩ gì, mà đối phương không biết gì về anh thì anh thắng, anh dành được phần nhiều hơn). Ban đầu là việc đóng tâm thôi, nên mất dần ánh sáng và bị giới hạn. Một thời gian sau thì không những đóng tâm, mà còn Nói dối để dành được phần lợi hơn. Vậy là Bắt đầu mới có Nói Vậy mà Không Phải vậy, là cái sơ khai nhất. 

3. Bởi càng lúc càng phải che đậy thật nhiều, nên xã hội lại càng phải sinh ra nhiều ngành, nhiều bộ môn, lý thuyết để giải mã. Nhưng có giải mã thì lại phải nghĩ ra  các hình thức che đậy khác. Cho tới nay thì :

- Phần huyền học có các môn giải mã gồm: bói bài, gieo quẻ, tử vi, chiêm tinh. 
- Môn nghiên cứu hành vi gồm: kinh tế học, xã hội học, tâm lý học..
- Koa học thì có: máy phát hiện nói dối, quản lý thông tin dữ liệu qua mạng xã hội, data mining. ... 

Sau khi ngó quanh một hồi thì hiểu rằng: Nếu muốn quay lại cái bản tính thiện lương trong sáng nhất thì mình cần Cái Ăn Ngay nói Thật đó. Dần dần mình sẽ bóc tách dần, để khi mình nói không những là Thật mà nó còn mang lại lợi lạc cho mình và những người xung quanh. Và lúc đó tâm sẽ không bị che đậy, sẽ mở ra được; sẽ có lại ánh sáng, sẽ không bị giới hạn.
1.Theo cách tiếp cận mà thầy thường chỉ cho tụi mình, thì hiểu rằng đây là cách tiếp cận từ số ít đến nhiều, ban đầu là từ trục trung tâm, người gần nhất và mình tin tưởng nhất-> Khi tâm đã rộng mở hơn và mình đã quen hơn thì chuyển sang làm với nhiều người hơn

2.   Hôm nay, Mun xin chia sẻ một cách tiếp cận khác mang tính Cao-Thấp, sẽ giúp mọi người phân loại các mức độ Ăn Ngay Nói Thât  khác nhau. Ở đây xin chia sẻ cách đặt người khác làm trung tâm và đối tượng của câu nói khi mình quyết định sẽ Nói Thật


Theo như bảng phân loại, chúng ta sẽ rất dễ biết được mình đang ở cấp độ nào trong quá trình Chuyển Hoá bản thân
1.   Hại người- hại mình: Mặc dù là Thật nhưng lời nói đó không mang lại bất cứ lợi ích gì. Đây là lời nói phung phí nhất. Vd như: Anh A mang chuyện xấu của anh B đi kể cho C mà B-C cũng không có nhiều mối liên hệ tới nhau, quả thật chuyện đó là thật, nhưng nó vừa bất lợi cho B, mà anh A cũng chỉ thoả mãn được cái Tâm Sân của mình trong phút chốc
2.   Hại người-Lợi mình: Hình thức rất thường thấy trong cuộc sống hiện nay. Để dành được ưu thế, người ta thường tìm cho được điểm xấu hoặc chưa hoàn hảo của người kia để nâng mình lên. 
3.   Lợi người-Lợi mình: Lời hay ý đẹp, mang tính chất sách tấn nhau. Không khen ngợi quá đà mà chỉ tập trung vào điểm tốt thực sự để phát triển dần lên.
4.   Lợi người: Bỏ qua cái tôi của bản thân và nói những lời giải thoát ( chỉ chư Phật mới làm được).

Omule có một thắc mắc. Nếu cấp độ từ thấp đến cao thì 1. Hại người lợi minh và 2. Hại ngươi hại mình có lẽ hợp lly hơn..


Ở 1 mặt, thì cái này chú nói đúng. Nhưng vì cháu đang nhìn theo hướng "miếng bánh phước báu" nên cháu chia ra như vậy. Lấy 1 ví dụ đơn giản nhất là: có 1 cái bánh cho A và B
1. Hại A và Hại B: Nghĩa là cả anh A và B, không ai được ăn cái bánh đó 
2. Hại A, lợi B: Nghĩa là anh B chiếm phần hơn của cái bánh. 
3. Lợi A, Lợi B: Nghĩa là cái bánh đó không những cả 2 cùng được ăn, mà nó còn phình to ra

Tibu:

Đức Bổn Sư đã dạy tụi mình là:

1. Chuyện gì mà hại mình và hại cho người thì... nhất định không làm.
2. Chuyện gì mà hại mình và lợi cho người thì... cũng không làm.
3. Chuyện gì mà lợi mình nhưng hại người thì... không làm.
4. Chuyện gì mà lợi cho mình, và lợi cho người thì không những là nên làm, mà cứ thấy là làm, và làm hoài thôi.


BM:
Ăn ngay nói thật với bản thân thì nó lại nằm về việc tự đánh giá bản thân một cách thật trung thực:

- Tôi thực sự muốn gì?
- Tôi đã thực sự làm tốt chưa hay còn gì chưa hay chưa tốt? 
- Người ta khen mình như vậy, mình thấy có đúng không hay mình còn có cái dở?
- Hôm nay nói tập 9h, nhưng không làm được, là do khách quan hay chủ quan do mình lười biếng?
- Hôm nay, mình nói với người khác chuyện như này, điều đó có mang lại lợi ích cho mình và người không?

Tự kiểm điểm giúp mình tự đánh giá được bản thân, từ đó giúp mình Tự Sửa thông qua Sám hối. Nghĩa là: Nếu chính bản thân anh anh còn không thể trung thực được, thì anh khó mà hoàn thiện được chính mình.  Chuyện này Mun đã làm từ khi còn bé cỡ 7,8t. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Mun thường nằm xuống và điểm qua tất cả nhưng việc trong ngày, sau đó mới ngủ; thành ra dần dà nó thành một thói quen luôn.  Khi biết tới đạo thì cái điểm qua của mình mang tính cáchnghiêng về Tự Sửa nhiều.