Ăn ngay nói thật_ Một góc nhìn

Hôm nọ con nhìn vô cái thời khi Nam Thiện Bộ Châu mới hình thành. Và tại sao sau này xã hội lại đa dạng đến vậy. Khi mới hình thành, vẫn chưa có địa ngục, súc vật, chưa có nam-nữ v...v... lúc ấy có các chư vị muốn xuống nếm thử vị đất ( cái này trong kinh có ghi), thấy ngon nên họ sinh tâm tham đắm. Và sau đó cơ thể mất dần ánh sáng và mới bắt đầu có các thô lậu. Nhưng phần tiếp theo mới hay này. 

1.Lúc đó vì phước báu còn nhiều nên họ cứ hưởng thôi, không phải lo nghĩ giành giật. 

2. Một thời gian sau, khi phước báu giảm đi, bắt đầu mới có chuyện Giới hạn trong các vật thụ hưởng, và bắt đầu phát sinh chuyện Tranh Giành. Để giành giật, bắt đầu mới sinh ra chuyện Che Dấu Tâm Thức để dành được phần hơn (Nghĩa là anh biết đối phương như thế nào và nghĩ gì, mà đối phương không biết gì về anh thì anh thắng, anh dành được phần nhiều hơn). Ban đầu là việc đóng tâm thôi, nên mất dần ánh sáng và bị giới hạn. Một thời gian sau thì không những đóng tâm, mà còn Nói dối để dành được phần lợi hơn. Vậy là Bắt đầu mới có Nói Vậy mà Không Phải vậy, là cái sơ khai nhất. 

3. Bởi càng lúc càng phải che đậy thật nhiều, nên xã hội lại càng phải sinh ra nhiều ngành, nhiều bộ môn, lý thuyết để giải mã. Nhưng có giải mã thì lại phải nghĩ ra  các hình thức che đậy khác. Cho tới nay thì :

- Phần huyền học có các môn giải mã gồm: bói bài, gieo quẻ, tử vi, chiêm tinh. 
- Môn nghiên cứu hành vi gồm: kinh tế học, xã hội học, tâm lý học..
- Koa học thì có: máy phát hiện nói dối, quản lý thông tin dữ liệu qua mạng xã hội, data mining. ... 

Sau khi ngó quanh một hồi thì hiểu rằng: Nếu muốn quay lại cái bản tính thiện lương trong sáng nhất thì mình cần Cái Ăn Ngay nói Thật đó. Dần dần mình sẽ bóc tách dần, để khi mình nói không những là Thật mà nó còn mang lại lợi lạc cho mình và những người xung quanh. Và lúc đó tâm sẽ không bị che đậy, sẽ mở ra được; sẽ có lại ánh sáng, sẽ không bị giới hạn.
1.Theo cách tiếp cận mà thầy thường chỉ cho tụi mình, thì hiểu rằng đây là cách tiếp cận từ số ít đến nhiều, ban đầu là từ trục trung tâm, người gần nhất và mình tin tưởng nhất-> Khi tâm đã rộng mở hơn và mình đã quen hơn thì chuyển sang làm với nhiều người hơn

2.   Hôm nay, Mun xin chia sẻ một cách tiếp cận khác mang tính Cao-Thấp, sẽ giúp mọi người phân loại các mức độ Ăn Ngay Nói Thât  khác nhau. Ở đây xin chia sẻ cách đặt người khác làm trung tâm và đối tượng của câu nói khi mình quyết định sẽ Nói Thật


Theo như bảng phân loại, chúng ta sẽ rất dễ biết được mình đang ở cấp độ nào trong quá trình Chuyển Hoá bản thân
1.   Hại người- hại mình: Mặc dù là Thật nhưng lời nói đó không mang lại bất cứ lợi ích gì. Đây là lời nói phung phí nhất. Vd như: Anh A mang chuyện xấu của anh B đi kể cho C mà B-C cũng không có nhiều mối liên hệ tới nhau, quả thật chuyện đó là thật, nhưng nó vừa bất lợi cho B, mà anh A cũng chỉ thoả mãn được cái Tâm Sân của mình trong phút chốc
2.   Hại người-Lợi mình: Hình thức rất thường thấy trong cuộc sống hiện nay. Để dành được ưu thế, người ta thường tìm cho được điểm xấu hoặc chưa hoàn hảo của người kia để nâng mình lên. 
3.   Lợi người-Lợi mình: Lời hay ý đẹp, mang tính chất sách tấn nhau. Không khen ngợi quá đà mà chỉ tập trung vào điểm tốt thực sự để phát triển dần lên.
4.   Lợi người: Bỏ qua cái tôi của bản thân và nói những lời giải thoát ( chỉ chư Phật mới làm được).

Omule có một thắc mắc. Nếu cấp độ từ thấp đến cao thì 1. Hại người lợi minh và 2. Hại ngươi hại mình có lẽ hợp lly hơn..


Ở 1 mặt, thì cái này chú nói đúng. Nhưng vì cháu đang nhìn theo hướng "miếng bánh phước báu" nên cháu chia ra như vậy. Lấy 1 ví dụ đơn giản nhất là: có 1 cái bánh cho A và B
1. Hại A và Hại B: Nghĩa là cả anh A và B, không ai được ăn cái bánh đó 
2. Hại A, lợi B: Nghĩa là anh B chiếm phần hơn của cái bánh. 
3. Lợi A, Lợi B: Nghĩa là cái bánh đó không những cả 2 cùng được ăn, mà nó còn phình to ra

Tibu:

Đức Bổn Sư đã dạy tụi mình là:

1. Chuyện gì mà hại mình và hại cho người thì... nhất định không làm.
2. Chuyện gì mà hại mình và lợi cho người thì... cũng không làm.
3. Chuyện gì mà lợi mình nhưng hại người thì... không làm.
4. Chuyện gì mà lợi cho mình, và lợi cho người thì không những là nên làm, mà cứ thấy là làm, và làm hoài thôi.


BM:
Ăn ngay nói thật với bản thân thì nó lại nằm về việc tự đánh giá bản thân một cách thật trung thực:

- Tôi thực sự muốn gì?
- Tôi đã thực sự làm tốt chưa hay còn gì chưa hay chưa tốt? 
- Người ta khen mình như vậy, mình thấy có đúng không hay mình còn có cái dở?
- Hôm nay nói tập 9h, nhưng không làm được, là do khách quan hay chủ quan do mình lười biếng?
- Hôm nay, mình nói với người khác chuyện như này, điều đó có mang lại lợi ích cho mình và người không?

Tự kiểm điểm giúp mình tự đánh giá được bản thân, từ đó giúp mình Tự Sửa thông qua Sám hối. Nghĩa là: Nếu chính bản thân anh anh còn không thể trung thực được, thì anh khó mà hoàn thiện được chính mình.  Chuyện này Mun đã làm từ khi còn bé cỡ 7,8t. Mỗi tối trước khi đi ngủ, Mun thường nằm xuống và điểm qua tất cả nhưng việc trong ngày, sau đó mới ngủ; thành ra dần dà nó thành một thói quen luôn.  Khi biết tới đạo thì cái điểm qua của mình mang tính cáchnghiêng về Tự Sửa nhiều.  


Ngủ với Cha Mẹ cho tới khi 7-8 tuổi

Đứa bé sẽ cố gắng vượt qua các khó khăn mà vô tình cha mẹ đã tạo ra:

1. Tính Độc Lập: 

Khi có vấn đề: đứa bé chỉ có một vũ khí đó là tiếng khóc.

Tất nhiên, hể mà cha mẹ phản ứng liền là chạy vào, bồng lên, nói chuyện... thì đứa bé lại hiểu đây là một trò chơi!

Thế là đứa bé cứ "sai nguyên cả gia đình" bằng cách la lên một tiếng là cả nhà bay vào!!! Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy

Đây gọi là "thái quá".

Kết quả: Lớn lên đứa trẻ sẽ mè nheo, rụt rè đủ thứ.

========

Nếu mà cả gia đình họp lại và lấy quyết định là: Nó khóc thì nó lớn phổi, chỉ vào gặp khi tới giờ ăn mà thôi.

Thì đứa bé sẽ khóc dai, rồi vì chả thấy ai vào thì nó tự động giải quyết cái khó khăn này. Như là quơ đại một cái khăng nhỏ (nhà gọi là "khăng ghiền"). dụi dụi vào mũi và ngủ ngon lành!

Đây gọi là "bất cập".

Kết luận đứa bé khi lớn lên sẽ có một cuộc sống độc lập. Đến độ, chả coi gia đình ra gì hết. 
Gia đình chỉ biết kết quả, sau khi nó đã thực hiện xong! Và thông thường do nghe bạn bè xúi dục nhiều hơn... người gia đình: nên kết quả là dở nhiều hơn hay.

========

Tốt hơn hết là cho đứa trẻ cùng ngủ với Cha Mẹ nó cho tới khi nó 7-8 tuổi thì đứa bé sẽ có nhiều phản ứng "nghiêng về hoà bình hơn".

========

Bây giờ lại quay về chuyện... không cho uống nước trước một tuổi.

Tất nhiên, đứa bé không thể chết được. Nhưng nó sẽ sống một cuộc sống bị căng thẳng thần kinh "ngay từ đầu". Hệ thần kinh đối giao cảm sẽ co cứng vì tình trạng "stress" tạo nên cái lưng gồng cứng đầy sức chịu đựng.

Và đây là "Bất cập".

Lớn lên đứa bé sẽ không coi gia đình ra gì hết. Lý do nó đã độc lập, tự mưu sinh thoát hiểm ngay từ lúc sơ sinh! Thì lớn lên, nó không coi ai ra gì hết là đúng pháp!

Còn nếu mà trật pháp, có nghĩa nó lại là một bé ngoan thì phải nói gia đình này nhiều phước báu thiệt. 
Mong lắm thay.

Lại bàn về phước báu

Lại bàn về phước báu:
1. Phước báu từ việc thực hành công phu tu tập.
2. Phước báu do tích luỷ việc thiện mà ra.

(1): Phần này có hai phần:
- - Phước báu có tính cách lôi kéo tu sĩ về vấn đề Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đây là vấn đề lớn, cho nên Niết Bàn sẽ là mục tiêu trước tiên.
- - Sau đó mới tới vấn đề phát nguyện ở lại để làm cái gạch nối giữa Vô Minh và Chân Lý, qua những "hành động vô nghĩa"... nhưng có tính giáo dục cao.

========

Trong phần câu hỏi, TNT có nhắc đến Đức Bổn Sư về việc Ngài bỏ cung điện ra đi và đi tu...
Đoạn này ít được nhắc đến và bàn cho nó ra lẻ. Bà con hay bàn về Đức Bổn Sư theo chiều hướng "sách giáo khoa" là y như trên. (câu chuyện này, ai mà chẳng biết! Xin đọc: Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada).
http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=15772.0

Nay lại khui ra chuyện dài này cho bà con hiểu thật sự Bật Chánh Đẳng Chánh Giác ra đời như thế nào?
==========
Ngay từ đầu là Đức Bổn Sư đã sống một cuộc sống đầy đủ trách nhiệm với cữu huyền thất tổ... mà số lượng là 1250 vị.

Khi Ngài thành Phật, thật ra rất là lâu đời rồi! (chả phải là vào cái ngày như bà con mình biết), Ngài liền vạch kế hoạch thu mua ve chai! Ý là... Ngài đi tìm và gặp từng người; rồi gom góp lại cho đầy đủ con số 1250 vị. 

Tất nhiên đây là một thời gian dài... không tưởng!

Trong thời gian này: Chính Ngài đã xém thành Độc Giác Phật là vì chả có ai tu thành công cả! 
Và chuyện này cũng hợp lý thôi! Đâu có phải kiếp nào Ngài cũng đụng đệ tử... thượng căn đâu?

Sau khi đã có đầy đủ con số. 

Cả băng tập họp tại cõi Đâu Xuất. 

Rồi từ cõi này, Ngài và cữu huyền thất tổ của Ngài... phóng chúi xuống Trái Đất và đồng loạt đầu thai trong một chu vi rất là nhỏ bé. 
Tại đây, các Ngài đóng một vở kịch cuối cùng: (theo sách vở ghi, thì cách đây trên 2500 năm... bà con mình đã biết là có một Vị Phật ra đời...).

Từ cái nhìn này... không phải dể gì mà thấy được một Bật Chánh Đẳng Chánh Giác!

Từ câu chuyện dài này, bà con mình đã được biết: Ngài bỏ nhà đi tu, rồi thành Phật và Ngài đã độ tử, độ sanh thành công! Cuối cùng Ngàì Nhập Niết Bàn!

Có như vậy mới thấy được sự hiếm có của Bật Chánh Đẳng Chánh Giác.

Những Sự Kiện

Những Sự Kiện
 
Tháng/Năm
Tu Sĩ
Sự Kiện
Ghi chú
5/4/1954
Nguyễn Văn Phước
Sinh tại Đà Lạt, Việt Nam.
Tên nhà: Tibu 
1971

Học châm cứu tại Sài Gòn.
10 năm hành nghề châm cứu thí không tiền.
1974

Tự tu tập.
  
1982

Vào Diệt Thọ Tưởng Định (DTTD) 4 lần.

1983

Phật A Di Đà thọ ký chữ Hrih trên ngực.
Bắt đầu độ tử cho bà con ở DL.
1983

“Tu đã xong, học đã thành. Tui làm việc tui làm.”
Đệ Bát Địa Bất Thối Chuyển Bồ Tát. Trường đào tạo QTA ra đời.
1983 Vào Liên Hoa Tạng, Linh hồn trú ở Nhị ThiềnĐức Phật Tỳ Lô đề nghị trú ở Nhị Thiền để độ bạn bè hiệu quả hơn. Xem ảnh ở trang chủ của hoasentrenda.com
1/1990
Baothoho
Điêu Khắc Tượng QTAVN – Cô Ba Hột Nút
“Nơi nào có hình tượng gỗ, nơi đó có Cô Ba Hột Nút.” HL
2/1990
Cô Ba Hột Nút
Tu xong trong vòng 3 tháng - Vào Diệt Thọ Tưởng Định (DTTD). Quả vị A La Hán. Xong luôn cả Thiền Tịnh Mật.Vào Liên Hoa Tạng, Linh hồn trú ở Nhị Thiền
Học trò đầu tiên tu xong. Lập kỷ lục về thời gian tu tập của hoasentrenda.

1990
Nguyễn Văn Phước
Giảng Pháp lần đầu tiên.

Nói pháp Abhidhamma, tại nhà anh Vinh Sen ở Đà lạt. Có khoảng 7 người, và khoảng 4000 người phía bên kia thế giới đến nghe và cổ vũ.
1990

Hà Rubi ngộ đạo khi nghe pháp.
(Thầy HL có cố ý tạo sự kiện ngộ đạo này.)
Sau khi nghe bài pháp “Tại sao mình sợ chết”trong 2 ngày 1 đêm.
6/1991

Tài liệu Hướng Dẫn Tu Tập Giải Thoát
Tập tài liệu đầu tiên viết tại Saigon, Vietnam




1992baothohoKhắc tượng gỗ Phật A Di ĐàCô Vân và Cô Trang đều nói là giống như thật
1993
Nguyễn Văn Phước
Cùng gia đình vợ và hai con di cư sang Mỹ.
Lúc đi làm, xếp Mỹ gọi tên là Hi-Lwa
1996
Hai Lúa
Tham gia diễn đàn Phật Giáo, năm 2001 tham gia vn-buddhism có nick name là HL
Có khoảng ngàn bài viết.
2005
Cô Ba Hột Nút
Tiền thân của 5 Tập Tin.
Đánh máy lại và copy bài viết của HL gửi bằng email, thành những tập tài liệu copy nhỏ cho lubu DL.
2007
Trigia
Tuyển tập 5 Tập Tin từ vn-buddhism.
Tập rồi tin, tin rồi tập. 
1/2008
Cô Ba Hột Nút
Đi Thay áo (Chết). Quả vị là QTA, đang làm việc bên kia “ống đen” chờ đón các bạn hữu duyên.
Trú xứ Sơ Thiền ở Liên Hoa Tạng
-Linh tính biết là Đạo Sư Hai Lúa đi xuống, và Cô Vân đi xuống Sơ Thiền từ Nhị Thiền, Nhưng không rõ là Thầy của Cô đã chuyển về trú xứ ở Nội Đâu Xuất.
-Lubu Đà Lạt mất đi một vị Thầy.
2008
Các Nhí
Các Nhí xuất hiện.
Tu tập tiến nhanh như vũ bão. 




6/2008
Hai Lúa
Video: Cuộc Đời Và Đạo Pháp Đạo Sư Hai Lúa 24 DVD
Đoàn làm phim và phỏng vấn: Thọ Vi, Bảo Thân, Tấn và… 
6/2008
5 Nhí
Học Đàn Pháp Thiên Thủ Thiên Nhãn (TTTN), Phân Thân.
Mỗi Nhí có dạng TTTN khác nhau. Không ai giống ai.
1/2009
Hai Lúa
Thành lập trang nhà và diễn đàn hoasentrenda.com
Username là Tibu, còn gọi là chú Tibu trong đạo tràng.
2/2009

Mục Chia Vui - Độ Tử.
Hai Nhí DL đã độ vô số  Cửu Huyền Thất Tổ cho bà con.
2009

Trú xứ (linh hồn ở cận định) về Nội Đâu Xuất, xếp hàng chờ tu thành Chánh Đẳng Chánh Giác.
Thành lập lực lượng đặc biệt gôm góp người thân, bạn bè về Nội Đâu Xuất.
7/2009
12/2009
2 Nhí DL
Tốt nghiệp:
-Quy Trình Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phân Thân.
-Thiền Tịnh Mật nhập một.
-Quy Trình Tu Tập HSTD – SuBham (1)
-Linh hồn trú ở Tứ Thiền ở Liên Hoa Tạng
-Thường Trú Tam Bảo loại (1).
Nói đúng nơi, đúng lúc.
Bồ Tát trụ ở Tứ Thiền thì tác pháp chính xác hơn là trụ ở Nhị Thiền
2011
Chú Tibu
Về thăm lại lubu Đà Lạt.
Bị tai biến lần thứ 6. Không nghiêm trọng lắm.




7/2011

 
Brightmoon00
Tốt nghiệp:
-Quy trình Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phân thân.
-Quy trình Subbam.

-Linh hồn trú Tứ Thiền ở Liên Hoa Tạng

-Kinh Kim Cang Đảnh
Bồ Tát trụ ở Tứ Thiền thì tác pháp chính xác hơn là trụ ở Nhị Thiền

4/2011
Timchansu
Bộ Chuông Chày Kim Cang bằng gỗ, và Còng Lưỡng Kim.
Dùng kỹ thuật và công nghệ hiện đại thay vì làm bằng tay.
10/2011
Tudieude
Bộ Chuông Chày Kim Cang bằng đồng đúc theo mẫu của hoasentrenda.
Với sự chung sức của tabatamsu
2/2012
Tabatamsu
Pháp Âm HSTD.
Khởi sự đọc pháp âm những bài pháp hay.
2012
Tiểu Liên Hoa
Tốt nghiệp:
-Thiền Tịnh Mật nhập một.
-Quy trình Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phân thân.
-Quy trình Subham. 
-Linh hồn trú ở Tứ Thiền ở Liên Hoa Tạng
-Diệt Thọ Tưởng Định (DTTD)
Bồ Tát trụ ở Tứ Thiền thì tác pháp chính xác hơn là trụ ở Nhị Thiền

5/2012
Tiểu Liên Hoa
Cốc chủ - Nhập Cốc Online.
TLH theo dõi và hướng dẫn tu sĩ  hoasentrenda tu tập online.
Hiện tại 2015 đang nghỉ phép, sẽ thông báo sau.
10/2012
Le Le
Chuyển ngữ từ Pháp âm “Lá Cây Trong Rừng Đại Nguyện” thành văn viết.

2013-2015Brightmoon00-Diệt Thọ Tưởng Định (DTTD) - 3 lần 
2/2013
Ánh Sáng
Tập Ảnh HSTD
Góp nhặt và sáng tạo bộ ảnh Phật, Bồ Tát, Pháp Thân, v.v.. rất sống động.
"Nh Ánh Sáng mà bà con mi có th thy rõ nhng khái nim v Tâm Linh."HL
2/2014
Chú Tibu
Nhận thẻ đỏ.
Làm việc nhiều quá.
Bị tai biến lần thứ 7. Hộ Pháp rút thẻ đỏ, treo giò mấy tháng.




3/2015
Con trai của Reborn và Beatificus
Nhí Thánh Tăng (Công Giáo) đã ra đi theo Chúa Jesus Christ.
Sau khi cùng chị chữa bệnh cứu mẹ.
4/2015
Chú Tibu
Thêm danh mục Tu Sĩ Gạo Cội trong đạo tràng hoasentrenda.
Tập hợp những bài viết của các tu sĩ giỏi.
3/2016Chú TibuBài Pháp về Bi Nguyện Và Tái SanhQuy trình Tái Sanh cho tu sĩ chưa có nghề của hoasentrenda
Cảm Tạ:
Chân thành cảm ơn tất cả tu sĩ, mạnh thường quân, yếu thường quân, và những thân hữu đã đóng góp ít nhiều trong việc tạo thành những sự kiện của Dòng Pháp Kim Cang Hoasentrenda. Mọi thiếu xót về hình thức cũng như nội dung, mong được góp ý và thông cảm.