Lại bàn về phước báu

Lại bàn về phước báu:
1. Phước báu từ việc thực hành công phu tu tập.
2. Phước báu do tích luỷ việc thiện mà ra.

(1): Phần này có hai phần:
- - Phước báu có tính cách lôi kéo tu sĩ về vấn đề Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Đây là vấn đề lớn, cho nên Niết Bàn sẽ là mục tiêu trước tiên.
- - Sau đó mới tới vấn đề phát nguyện ở lại để làm cái gạch nối giữa Vô Minh và Chân Lý, qua những "hành động vô nghĩa"... nhưng có tính giáo dục cao.

========

Trong phần câu hỏi, TNT có nhắc đến Đức Bổn Sư về việc Ngài bỏ cung điện ra đi và đi tu...
Đoạn này ít được nhắc đến và bàn cho nó ra lẻ. Bà con hay bàn về Đức Bổn Sư theo chiều hướng "sách giáo khoa" là y như trên. (câu chuyện này, ai mà chẳng biết! Xin đọc: Đức Phật và Phật Pháp của Nãrada).
http://www.hoasentrenda.com/smf/index.php?topic=15772.0

Nay lại khui ra chuyện dài này cho bà con hiểu thật sự Bật Chánh Đẳng Chánh Giác ra đời như thế nào?
==========
Ngay từ đầu là Đức Bổn Sư đã sống một cuộc sống đầy đủ trách nhiệm với cữu huyền thất tổ... mà số lượng là 1250 vị.

Khi Ngài thành Phật, thật ra rất là lâu đời rồi! (chả phải là vào cái ngày như bà con mình biết), Ngài liền vạch kế hoạch thu mua ve chai! Ý là... Ngài đi tìm và gặp từng người; rồi gom góp lại cho đầy đủ con số 1250 vị. 

Tất nhiên đây là một thời gian dài... không tưởng!

Trong thời gian này: Chính Ngài đã xém thành Độc Giác Phật là vì chả có ai tu thành công cả! 
Và chuyện này cũng hợp lý thôi! Đâu có phải kiếp nào Ngài cũng đụng đệ tử... thượng căn đâu?

Sau khi đã có đầy đủ con số. 

Cả băng tập họp tại cõi Đâu Xuất. 

Rồi từ cõi này, Ngài và cữu huyền thất tổ của Ngài... phóng chúi xuống Trái Đất và đồng loạt đầu thai trong một chu vi rất là nhỏ bé. 
Tại đây, các Ngài đóng một vở kịch cuối cùng: (theo sách vở ghi, thì cách đây trên 2500 năm... bà con mình đã biết là có một Vị Phật ra đời...).

Từ cái nhìn này... không phải dể gì mà thấy được một Bật Chánh Đẳng Chánh Giác!

Từ câu chuyện dài này, bà con mình đã được biết: Ngài bỏ nhà đi tu, rồi thành Phật và Ngài đã độ tử, độ sanh thành công! Cuối cùng Ngàì Nhập Niết Bàn!

Có như vậy mới thấy được sự hiếm có của Bật Chánh Đẳng Chánh Giác.