Tập với tư thế nào?


Lê Lê: Tập với cái tư thế cuối cùng trước khi mình thức dậy là sao em?

Tiểu Liên Hoa: Là cái tư thế đó là tư thế dễ chịu nhất do thân thể và linh hồn lựa chọn. Nên buổi sáng anh ngủ dậy. Anh nhìn xem anh đang nằm như nào. Nhìn nhiều lần. Và lấy theo số dáng nằm anh nằm nhiều nhất . Thì đó là tư thế anh dễ nhập định và nhập định sâu mà cơ thể thoải mái nhất ý

Lê Lê: Khi biết được tư thế dáng ngủ nhiều nhất rồi thì khi bắt đầu tập thì mình nằm y chang như vậy mà tập hả?

Tiểu Liên Hoa: Dạ vâng

Lê Lê: Anh hay nằm úp trước khi thức dậy. Nhưng với tư thế đó anh không biết là nó có khó cho mình sử dụng hay không  thì anh chưa thử. Để tối nay anh thử rồi anh nói.

Tiểu Liên Hoa: Nằm úp thì sẽ tức ngực khó định đó ạ. Nhưng anh cứ thử coi sao

Lê Lê: Nằm úp còn đầu thì nghiên qua một bên nữa.Nhưng anh để ý hôm nào anh tập ngon là nó không có nằm úp

Tiểu Liên Hoa: Oh. Vậy thì tư thế nằm úp đó ko phải tư thế chuẩn rồi. Vậy anh coi hôm nào anh tập ngon. Anh ngủ dậy tư thế nào nhiều lần trong những ngày tập được ý. 

Vòng lưỡng kim & Hộ phù


Còng Lưỡng Kim ngoài sự hộ trì còn là tấm gương sức khỏe của người đeo nó.
Sức khỏe tốt, còng sáng chói.
Sức khỏe kém hay đang bệnh, còng tối đen lại. 
Và trước đó còng đã lộ ra chiều hướng này rồi. Các bạn nên để ý và bảo trọng ngay sức khỏe của mình thì có thể tránh được bệnh tật sắp đến.



Còng Lưỡng Kim nghiêng về tật bệnh chung chung.
Hộ Phù nghiêng về tật bệnh Biệt Nghiệp.



Hộ phù gồm có nhiều loại như: gỗ, đá quý, kim loại.

Thông thường người ta hay dùng nhiều nhất là những loại đá quý thiên nhiên, (loại nhân tạo không có tác dụng bằng). Những loại thường dùng nhất là: mã não, cẩm thạch, saphia, hoàng ngọc, ngọc trai.
   

Vì mỗi loại đá quý phát ra những hào quang khác nhau. Những hào quang này có thể đẩy lui những ác xạ và hỗ trợ cho hào quang của người đeo hộ phù được tốt đẹp hơn, nên những loại đá quý này chữa được một số thân bệnh, đồng thời cũng giúp cho những hành giả tu tập ít bị chướng ngại hơn.

Công dụng của mỗi loại (gồm về thân và về tâm):

1)  Cẩm thạch: có màu xanh ngọc

     Về thân: chữa bệnh phổi, ruột già.

     Về tâm: giúp hành giả tiếp thông tốt hơn.

2)  Mã não: có màu đỏ hoặc cam.

     Về thân: chữa bệnh tim, ruột non.

     Về tâm: giúp tăng lòng từ bi

3)  Saphia: có màu xanh dương.

     Về thân: chữa bệnh gan.

     Về tâm: giảm sân hận.

4)  Hoàng ngọc (Topaz): có màu trắng hoặc vàng.

     Về thân: chữa bệnh đau đầu

     Về tâm: giảm nghiệp sát.

5)  Ngọc trai: có màu trắng.

     Về thân: chữa bệnh thận.

     Về tâm: giảm nghiệp si

6)  Ruby: Có màu đỏ

      Về thân: Chữa bệnh máu loãng

 Về tâm: Ma cà rồng (vampire) - Giảm tình trạng hấp tinh

 đại pháp của người bịnh 

(Chú ý: mục 6  mới thêm vào sau này – HL)

- Trọng lượng: phải nặng từ hai kara trở lên.

- Vị trí: phải đeo hộ phù tiếp xúc với da và nằm ngay huyệt Chiên Trung (chính giữa ngực).



hì nó không bị rạn nhiều qúa. Và dây nào cũng được.
Giải thích chỗ bị rạn, nứt nhiều quá:
Vì chỗ bị nứt hay rạn nhiều quá thì tạo ra phản lực ở trong viên ngọc (y như là nam châm bị bể ra làm hai vậy! Hai mảnh này lại đẩy nhau!).

Như vậy, đá quý chỉ giúp chữa một số bệnh căn bản từ nội tạng - còn đối với những bệnh do căng thẳng thần kinh như tiểu đường, cao huyết áp... thì em chưa nghiên cứu.

Về phần tâm linh: tuy hộ phù có tác dụng hỗ trợ cho hành giả trên đường tu tập nhưng không có nghĩa là chỉ cần đeo hộ phù là có thể đi đến giải thoát - mà hành giả cần phải nỗ lực, tinh tấn theo khả năng của mình.

Trên đây là những điều em biết về đá quý, còn nhiều điều em chưa biết, mong được học hỏi thêm. Cô Ba Hột Nút.

ĐIỀU THÂN, ĐIỀU TỨC

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THÂN


TƯ THẾ THIỀN: Nhớ để nguyên CÁI LƯỠI tiếp xúc với HÀM ẾCH.

Định nghĩa: 
Là một tư thế ĐƠN GIẢN, thăng bằng, an toàn, ít bị mỏi.

Phân loại: 
Có hai tư thế thường dùng: NGỒI và NẰM.
     Ngồi: Ngồi ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi. Nếu thích ngồi BÁN GIÀ thì nên theo cách đã được trình bày ở các sách HATHA YOGA (Nhớ để bàn chân PHẢI trên bàn chân TRÁI). Nếu chọn tư thế ngồi trên ghế thì để hai gót chạm nhẹ vào nhau.
     Nằm: Nằm ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi

Phương Hướng:
Có những người không hề bị DỊ ỨNG thì sẽ có (4) cảm giác chính sau:
- Cảm giác không ĐÃ, hay không AN TOÀN khi quay mặt về hướng đó.
- Khi công phu BỊ VẶN CỔ một cách đột ngột về một hướng khác.
- Cảm giác NHƯ BỊ NGHIÊNG, mà thật ra mình ngồi rất thẳng.
- Cảm giác LẮC LƯ nhẹ nhàng, ngay cả lúc nằm cũng vậy.

Giải quyết:
Cứ XOAY từ từ cả thân hình qua hướng khác (nhớ xoay theo chiều kim đồng hồ).
Ví dụ: Nếu lần này ngồi ở hướng BẮC thì tới lần công phu sau sẽ ngồi quay mặt về hướng ĐÔNG BẮC. Nếu lại không được, thì ở lần sau, ta lại xoay qua hướng ĐÔNG…

THƯ GIÃN:

Định nghĩa: 
Là không gồng bất cứ bắp thịt nào KHÔNG CẦN THIẾT trong lúc công phu: Vẫn giữ hàm răng KHÍT, cả cái lưỡi tiếp xúc với hàm ếch (vòm họng).

Mục đích: Tránh VỌNG NIỆM thường xuất hiện vào lúc mới vô công phu.

Thực hành:
Buông thả tất cả các bắp thịt từ đầu ngón chân, qua các khớp, lên đến đầu. Nếu trong lúc buông thả mà có chỗ nào bị trở ngại thì:
Gồng nhẹ nó lên rồi thả ĐỘT NGỘT (Như 1 sợi dây đang căng bị cắt đứt đột ngột !). Điều thân cho ngon lành đã, rồi mới thực hành TIẾP TỤC…

a) Buông xả mọi việc và ý tưởng.
Đã buông xả thì buông xả thể xác trước, rồi tới tư tưởng sau: Thì mới đi xa được. Cách buông xả của Hai Lúa tôi, khi ngồi, như sau: Từ tư thế ngồi cứ một hơi thở hít vô rồi thở ra, tôi để ý đến ngón chân và khi thở ra: tôi buông thả nó, xong tới bắp vế, rồi tới đùi, hậu môn, vai, cổ hơi cúi đầu xuống (Gập cằm, nhẹ thôi!), dùng đầu như “đội trần nhà sẽ làm xương sống thẳng một cách tự nhiên.

b) Đếm hơi thở
Sau đó tôi đếm hơi thở như sau: Hít vào thở ra, tôi tưởng tượng vẽ một con số trong các loại đồng hồ điện tử xuất hiện đằng trước mặt như sau:
1, 2, 3... cho tới 12. 

Lặp đi lặp lại ba chu kỳ, những con số chỉ cần xuất hiện “Mờ Mờ” thôi là đủ rồi vì đây chỉ là cách để làm cho tâm quên đi những việc thường ngày thôi (buông xả tư tưởng).



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TỨC


Định nghĩa: 
Là sự chú ý vào sự RA, VÀO của hơi thở, dựa vô đó có thể thư giãn được dễ dàng hơn, chỉ đưa tu sĩ tới CẬN ĐỊNH thôi, đừng quá tin vô kinh sách.
Sự phân bổ khí lực:
Khi hít VÀO: Khí lực bị CHẶN ĐỨNG. Khi thở ra: Khí lực được LƯU THÔNG.
Vì thế, nên thư giãn các cơ bắp vào lúc: THỞ RA (thở ra dài hơn hít vô).

Mục đích:
Nối tiếp tình trạng CẬN ĐỊNH với CHÁNH ĐỊNH:
Từ CẬN ĐỊNH qua CHÁNH ĐỊNH là qua hai trạng thái tâm lý rất khác nhau:
Ở cận định: THAM DỤC còn rất nhiều (không thể hết được!).
Ở chánh định: THAM DỤC càng ngày càng mất đi (tùy theo độ nhập định).
Nên khi đi từ cận định đến chánh định, ta sẽ không tránh khỏi một sự đảo lộn về tâm lý. Như chúng ta sẽ thấy như sau:
"BẤT CỨ SỰ DAO ĐỘNG TÂM LÝ NÀO ĐỀU DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ: tuột định."
Do đó nên giải quyết như sau:
    
Thực hành:
Với hai ngõ vào (mũi, miệng) và hai chỗ chứa (phổi, bụng), ta có ngay sự phân bố về đặc tính ÂM (-), DƯƠNG (+) như sau:
Mũi (+) --- VÀO --- (-) Miệng
PHỔI (+) --- CHỨA --- (-) BỤNG
Ta nhận xét như sau: nếu khi thở, mà dùng MŨI với PHỔI là thuần DƯƠNG (+,+):
Ta sẽ bị nóng tính, hồi hộp, dễ kích động, KHÓ THƯ GIÃN…
Nếu khi thở có sự phối hợp giữa MIỆNG và BỤNG là thuần âm (-,-): Ta sẽ bị: chết vì kiệt, hay yếu xìu, bệnh nặng…

Vì vậy: Ta nên dùng MŨI và BỤNG: Âm dương điều hòa: (+,-) là hơi thở TRẺ THƠ!
CHÚ Ý TỚI HƠI THỞ RA nhiều hơn HÍT VÀO (thở DÀI ra nhưng đừng quá mức).
Ví dụ: Nhắm mắt lại, khởi sự bằng hơi HÍT VÀO, khi THỞ RA lại tưởng tượng:
-Con số xuất hiện (mờ mờ) ngay đằng trước mặt trong một khung hình nhỏ.
-Lập lại ba (3) chu kỳ; mỗi chu kỳ gồm 12 con số hay 12 HƠI THỞ.
-Chú ý đến việc TÁC Ý vô những con số đó để làm cho chúng RÕ lên.
-Nên thở chậm thôi, cố gắng phồng BỤNG lên khi hít VÀO. RỒI SẼ QUEN

Vì rượu là bất tịnh

1./Uống rượu:
Thưa thầy: - Con nhận thấy là có người khi chưa uống rượu thì rất tử tế, hòa nhã với mọi người. Nhưng khi đã say thì tính tình biến đổi khác thường, họ trở nên hung bạo, trở nên buồn chán hoặc tươi vui. Có những lúc họ làm những chuyện mà khi chợt tĩnh cơn say họ không ngờ mình lại có thể gây ra những chuyện như thế.
Thầy cho con hỏi:
Người nghiện rượu có khi nào bị ma quỹ nhập mà không cần tác ý?
Cũng có, nhưng ít khi xảy ra lắm.
Trích dẫn
Người say rượu thì đầu óc nó bấn loạn, quay cuồng và rất khó để tập trung suy nghĩ một việc gì. Nhưng thực tế có nhiều chuyện “rượu vào thơ ra” còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là trường hợp của những thi sĩ uống rượu như hũ chìm nổi tiếng Trung Quốc, như là:
- Lý Bạch (Dân gian gọi là thi Tiên).
- Đỗ Phủ (Dân gian gọi là thi Thánh)
- Lý Hạ (Thường được gọi là Thi Quỉ )
- Lưu Linh (Nổi tiếng với câu nói “Tử tiện mai” – Chết đâu chôn đó).
Những vị này khi uống rượu vào là thơ cứ tuôn ra ào ào Grin Làm thơ trong lúc say mà còn hay hơn nhiều người khi tỉnh táo Grin
Xem thêm trích dẫn tại:
http://www.vuonghaida.com/VAN/TuongTienTuu.htm
Say sơ sơ thì làm thơ được chớ say quá thì không được gì! Là vì khi dùng chất say thì có khi người ta có thể thấy vài linh ảnh này nọ.
Trích dẫn
Thầy cho con hỏi trường hợp uống rượu làm thơ của mấy ông này có liên quan gì đến chuyện nhập xuất của Tha Hóa Tự Tại không ạ?
Cái gì mà lạm dụng thì đều có tai hại: Một đôi khi Tha Hóa cũng ghé qua, nhưng rất là hiếm. Vì rượu là bất tịnh.

2./Vì sao Đức Phật lại không cho nằm giường cao?
Chắc Ngài sợ té bể đầu chăng? Hoặc là thời đó trên giường cao còn có em út trên đó nên phải tránh chăng? Có nghĩa là dân Đại gia!
Trích dẫn
3./Vì sao Đức Phật lại không cho xứt nước hoa, thoa dầu thơm?
Do chất cùa con chồn và cá voi nên nó đem cái tham dục (xứt vào là thấy cái giường!). Hào quang lúc đó phình to ra bên dưới và teo nhỏ lại bên trên. Do đó mà: Tham dục nhiều, Trí tuệ lại ít.
Chỉ có thể xứt tinh dầu hoa thi không bị gì!
Trích dẫn
4./ Vì sao không được ăn quá giờ ngọ?
Là vì đồng hồ sinh học của Đông Phương chính xác và có ghi rằng: vào giờ Ngọ (11 giờ trưa đến 1 giờ chiều) thì đường khí lực cùa kinh Ruột Non và Tim chạy với năng lượng tối đa, nên cơ thể sẳn sàng hấp thụ thức ăn. (xem sách Tý Ngọ Lưu Trú). 
Trích dẫn
Nhờ thầy giảng thêm đoạn này:
Trong luật Phật dạy: "Chư thiên ăn sớm mai, Phật ăn giờ ngọ, súc sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn tối. Chư Tăng học Phật phải ăn đúng giờ ngọ"
Đây là do dân kỳ thị và cuồn tín đưa ra và hoàn toàn vô căn cứ:
Chư Thiên không có bao giờ ăn thức ăn! Mà chỉ ăn hình ảnh do chính mình thiền định ra. Do vậy mà ăn 24/24.
Phật đã xong rồi thì có còn ăn cái gì? Có chăng là do bọn Tha Hóa Tự Tại giả danh hiện ra mà thôi.
Ngạ Quỷ là quỷ đói thì ăn 24/24 chỗ nào có đồ dơ, hư, thúi là họ kéo tới ăn.
Trích dẫn
5./Xem ca hát nhày múa thì có ảnh hưởng gì đến chuyện tu tập? Xem phim kinh dị thì ảnh hưởng gì đến cá tính và chuyện tu tập ạ?
Nó mà loạn tâm là khó tu hành.
Tuy nhiên cực đoan mà nói thì Địa Ngục là dữ dội, Chư Thiên là êm dịu tươi mát, đẹp hết chê! Nhưng Nhí vẫn tu hành giỏi? hehehe cũng khó nói hớ!
Tuy nhiên:
Do loạn tâm cả bên trong lẫn bên ngoài nên tu hành không được mà thôi.

Tập thể dục cho Mắt

Bài tập thể dục mắt này có tác dụng làm cho cả hệ thống thần kinh não mạnh lên, khi thần kinh mắt mà mạnh rồi thì ý chí của mình nó mạnh lắm đó.

Trong một dịp bờm hỏi Thầy một chuyện có liên quan đến con mắt, Thầy có nói cho bờm nghe về một bài tập thể dục cho con mắt. Bài tập này của một đạo Bà la môn, và đã bị thất truyền từ lâu lắm rồi đó.

Thầy nói Con mắt mình nó hay chê khen, nó dzữ lắm, khi tập bài tập này thì con mắt nó trở lại đúng vị trí của nó đó là con mắt hiền hòa và nhận định đúng lắm.

Trong lúc đợi Thầy trở lại diễn đàn, bờm xin phép Thầy cho bờm trình bày lại bài tập này để các Anh Chị Em tham khảo.  

Bài tập thể dục này gồm 3 bài, trước khi tập thì nên quán ra cái để mục của mình đếm khoảng 12 giây, hoặc chỉ cần nghỉ tới đề mục và thấy nó sáng rõ là được rồi, Thầy nói không cần phải nhắm mắt, nhăn mặt, nghiếng răng để quán ra đề mục đau hihihi, làm như vậy thì tập bài tập này nó ép phê lắm, nhưng Thầy nói cận định thì cũng đã dư xăng rồi hihihi.

Bài tập thứ nhất : Nhìn Vách tường

Đứng úp mặt vào vách tường, khoảng 1 với tay,
-   Nhìn thẳng vào 1 điểm rõ ràng trên vách tường, ngang với tầm nhìn.
-   Sau đó nhìn rộng ra vùng xung quanh điểm đó.
-   lập lại tới lui như vậy (nhìn vào 1 điểm rồi nhìn rộng ra vùng xung quanh điểm đó), tập như vậy khoảng 30 giây.
-   Tiếp tục liếc qua trái nhìn rõ vào 1 điểm bên trái, liếc qua phải nhìn vào 1 điểm bên phải, liếc lên trên và xuống dưới cũng vậy, hoặc giỏi hơn thì nhìn 1 vòng vách tường chiều này chiều kia, từ từ thôi, nhìn thấy cho rõ và cũng khoảng 30 giây thôi.

(Bổ sung : Thầy có nói khi mình nhìn một điểm bên trái thì chỉ có con mắt bên trái nó hoạt động mạnh mà thôi, tương tự nhìn bên phải thì chỉ có con mắt bên phải tập trung mạnh vào điểm bên phải.

Cho nên khi mình nhìn điểm bên trái, phải hoặc vòng tròn thì mình nên tác ý cho hai con mắt hoạt động đồng bộ.

Giải thích : khi mình tập bài tập mắt thì nó có tác dụng đưa máu tới vùng tiểu não, nên khi hai con mắt hoạt động đồng bộ, độ tập trung như nhau thì máu được đưa tới vùng tiểu não trái và phải đều nhau, não của mình sẽ rất cân đối.)

-   Sau đó nhắm mắt lại, nhắm mạnh thật mạnh, rồi nhả ra, nhưng không mở mắt, rồi lại nhắm nghiền mắt mạnh thật mạnh, rồi lại nhả ra, khoảng 2 hoặc 3 lần. 

Thầy nói khi tập bài tập này thì hết bị cận thị luôn đó, lúc trước Thầy bị loạn sắc và bị cườm, tập một thời gian ngắn cũng hết luôn hihihi. Hay thật ha, tin vui cho những ai bị bệnh về mắt, bờm thấy thời bây giờ sao có nhiều người bị cận thị quá.

Bài tập thứ hai : Nhìn Mặt trời

-   Khi nào trời nắng đẹp thì ra đứng trước mặt trời, nhắm mắt lại, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mắt mình.
-   Sau đó xòe bàn tay để phía trước mắt, khoảng 5 cm, quơ qua quơ lại giống như mình chào ai để cho mấy ngón tay nó cắt ánh sáng. Làm vậy khoảng 30 giây thôi.

Bài tập thứ ba : Nhìn Xa gần

-   Đứng quay lưng lại với mặt trời, khoảng 3 hay 4 giờ chiều.
-   Sau đó nhìn vào một điểm gần mình khoảng 1 với tay, nhìn cho rõ điểm đó nha, rồi nhìn ra 1 điểm xa thật xa, nếu nhìn thấy được chân trời thì tốt, nhìn chậm chậm thôi.
-   Cứ lập lại như vậy ( nhìn vào 1 điểm gần rồi nhìn ra một điểm xa), với điều kiện đừng cho ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mình, méo méo sao cũng được để đừng bị chói, khoảng 30 giây thôi.

Cái sườn bài là như vậy nhưng không nhất thiết phải tập theo thứ tự, và rãnh lúc nào thì tập lúc đó.
Khi nào mà thấy nóng nóng rát rát đằng sau con mắt có nghĩa là đã tập nhiều rồi, nếu hôm đó rãnh thì cũng không tập nữa. 

Bài tập thể dục mắt này có tác dụng làm cho cả hệ thống thần kinh não mạnh lên, khi thần kinh mắt mà mạnh rồi thì ý chí của mình nó mạnh lắm đó.

Bài tập trông thật đơn giản nhưng lại có tác dụng thật là lớn, thật là lợi lạc Thầy ạ, tụi con cám ơn Thầy nhiều lắm.  

 Chú ý : Khi mình tập bài tập con mắt này thì máu sẽ đưa tới vùng tiểu não, nên các ACE cẩn thận, chỉ nên tập mỗi động tác 1 lần trong ngày. Nếu đã tập lâu và quen thì không sao.


1.Bản thân tibu bị tai biến mạch máu não và bị mù. Nay tập thấy lại được. tibu có lục lọi internet để tìm nhưng hiện gìơ chưa ra hehehe