Chọn Hình Tượng Phật

Hình Phật Đẹp! Là đẹp xấu... tùy người đối diện.
Cách nhìn:
Tiêu chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất về một hình Phật là cái hình chữ Vạn ngay trước ngực. Nó là hai chữ "S" để thẳng góc với nhau. 
Vì đây là sự biểu hiện của cái Tâm đã hướng về Chân Lý.

Hoa Sen thì chỉ có năm (5) cánh và nhìn vào có cảm giác rất là chắc chắn, mập và mạnh
Kế đó là áo chỉ là áo choàng, áo mới, được ủi (là) thẳng thớm
Ngồi theo kiết hoặc bán già: thì chân phải ở trên, chân trái ở dưới.
Tay bắt ấn thì âm dương cho đúng: Phải ở trên, Trái ở dưới.
Đầu bự hơn thân hình
Tại sao lại có tướng: đầu bự hơn thân

1. Tính khách quan được thể hiện đầy đủ qua những phát biểu và nhận xét từ các em bé: Những kết quả rất là cần thiết khi trình bày giáo pháp vì nó thẳng thắn không nể vì ai hết. Vì vậy Pháp Thân có tướng Đầu To.

2. Còn thân thể là của người lớn vì Ngài đã có rất là nhiều các kinh nghiệm thâm diệu về Tâm Linh.

Màu sắc: Chỉ có màu vàng khè
Và phải có cái "thiền vị" khi nhìn vào cái hình.
Tìm ra được cái hình có chừng đó tiêu chuẩn là bở hơi tay!
Lubu có nghệ nhân chiến đấu về chuyện này.
*****
Do vậy khi các Bạn đi mua tượng thì nên đi tìm người biết cách nhìn mà lựa cho.
Đừng nên, hễ mà tượng Phật là rinh về, vì nó trật là Ma nó nhập vào đó đó!. Đừng có nhắm mắt cho rằng cái gì ở Chùa đều là số một! Hoặc là nhiều người khen đẹp rồi mình cũng làm theo!
Nên nhớ:
Có thể họ là số đông, nhưng chưa chắc là họ đều đúng.
Tượng nhìn vào y như Ma, thì Ma nó ngự.
*****
Hình Phật Đẹp. Nhưng lại ... Đẹp chết người!
Người ta có nói đến những chuyện về cái đẹp và trong đó lại cảnh cáo: Coi chừng, có những cái đẹp chết người.
Tượng Phật rơi vào cái đẹp... chết người nhiều nhất.
Thật ra chuyện vẽ sai là ý đồ của các Thầy và Tổ:
Dụng ý của cái vẽ sai là một cách giáo dục ngược và cũng rất là hay của các Thầy Tổ hồi xa xưa.
Chuyện tưởng là phịa, nhưng có thật 100%:
Còn gì vui bằng là một hành giả sau khi tu tập một cái gì đó thì lại đi gặp Thầy vừa bí mật, vừa thỏ thẻ, vừa trợn trợn:
- - "Thưa Thầy (trợn trợn), Tối tối trò thấy tường tậng (trọn trợn) ... thứ thiệt (trợn trợn)!
Thầy thấy thế, thoái thác tứ tung:
- - "Thôi thôi, trò tường thuật trước tui thôi! tụi thầy tu trong Thiền Tự thấy Trò thỏ thẻ tưởng trò ... tỏ tình trước tượng Tổ, tượng Thầy thì thối thất tâm tu ".
Thầy truyền tiếp:
- - Tới Tám tháng tư! Thì trò tới tận Thất tui. Trò tường thuật từng thời, từng tý, truyện Trò thấy thứ thiệt!
Trò thất tha thất thiểu, tự than thở:
- - Trời! Truyện thứ thiệt, thì Thầy thưởng thức tức thời! Thiệt tình! Tới tận Tám Tháng Tư thì tui ... tử!
Thế là Thầy trò cũng có lúc nói chuyện với nhau:
Thầy lấy kinh ra và nói với trò bằng một giọng đầy trịnh trọng:
- - Đây là kim ngôn ngọc ngữ (lời nói vàng bạc) của Thầy Tổ để lại, không thể nào mà sai chạy được!
Rồi thủng thẳng, Thầy lật từng tờ sách ra và làm như vô tình Thầy lật ra cái hình Đức Phật!
Người đệ tử phản ứng liền tức khắc:
- - Không phải vậy, hoa sen không có nhiều cánh như vậy mà chỉ có 5 cánh mà thôi!
- - Gì mà bận lung tung như vậy? Chỉ có một cái áo và màu vàng. Tóc, da ... cái gì cũng màu vàng!
Cuốn sách mà Thầy tưng tiu, nâng niu trước quần chúng, thì nay lại rớt đánh rầm xuống đất!
Thầy nhìn thẳng vào mắt của Trò và nói:
- - Cái mà ông thấy, thì tui đã thấy.
Còn gì sướng hơn hớ!
Như vậy, đây là những yếu tố của một tượng Phật đúng cách:
1. Hình hoa sen là khi nhìn vào là thấy được 5 cánh hoa (chớ không phải là hoa sen là chỉ có tổng cộng là 5 cánh hoa mà thôi đâu! Mà thật ra là 8 cánh hoa (nếu nhìn từ trên nhìn thẳng xuống).
2. Năm cánh cùng nằm trên một đường thẳng.
3. Ngài ngồi hay là đứng trên đó thì áo choàng và chỉ có màu vàng, cái gì cũng vàng.
Vì những tình trạng ảo giác có thể xảy ra, nên khi vẽ tượng Phật thì tránh không cho chuyện này xảy ra (nhìn hình AoGiac bên dưới).
Như là hình Phật ở bên dưới: Chú ý vào 3 vòng tròn màu xanh dương

Click vào đây để xem hình khổ lớn
Bàn tay ấn bên trái là... phi thường Grin Không có ai có thể làm được như vậy cả. Bàn tay trái bị xoắn đến kỳ lạ. Ngón cái đụng ngón út mà lật cả bàn tay ra ngoài đến lọi xương mà không không thể nào làm được luôn (thử thì biết). Hoặc là bàn tay có tật!

Vả lại hai bàn tay mà để như vậy thì không thể nào mà vào Chánh Định được! Vì khi mà nó phê thì nó lại rớt ấn. Do đó, chỉ ở "Cận Định" là tối đa.
Phật mà ở "Cận Định" là chưa có ngon lắm.
Bàn chân trái ở trên bàn chân phải sẽ làm âm (-) dương (+) đảo lộn.
Tượng Phật ngồi thì tay trái có thể nhìn ra hai tư thế:
1. Ngón cái đụng ngón trỏ.
2. Ngón cái đụng ngón út. Nhìn ra như vậy thì bàn tay trái nằm trong tư thế phi thường (bàn tay có tật), không có ai có thể bắt ấn này được cả.
Vả lại bàn tay phải lại có thể hiểu thành hai cách:
1. Là Ngài bắt ấn như vậy. Chuyện này hoàn toàn ngược với thực tế:
Để giữ cái bàn tay y như trên thì hành giả không thể nào nhập định được, mà chỉ là nhập vào phần nông của các từng trời, hay là "Cận Định" mà thôi.
2. Ngài đang thuyết pháp thì lại đúng với thực tế. Do vậy những hình để tay tương tự với một vài tu sĩ ngồi ở tiền cảnh thì lại được.
Hào quang thì chỉ có màu vàng! Trong hào quang không có cái gì cả: Không có hoa, lá, mây.
Tại sao lại đưa vấn đề này ra và gọi là "Cái đẹp chết người"?
Là vì nếu mà chỉ đem tượng Phật về rồi... thì thôi. Thì cũng chẳng có việc gì xảy ra đâu.
Nhưng khi hành giả dùng hình ảnh để mà tu luyện chuyện gì đó thì... Ma nó nhập vào như chơi.
Do vậy mà tibu rất là kỹ lưỡng trong vấn đề này, nhất là khi trong nhà có người tu hành dựa theo hình tượng.
Nói thì nói cho hết ý:
Tuy nhiên, chuyện ma nhập vào tượng chỉ có xảy ra khi phước báu không có.
Phước báu Vô Lậu mà nhiều thì chẳng ăn thua gì.
Phước báu Vô Lậu mà nhiều có thể hiểu là:
15 phút tập dợt đúng phương pháp là ngon lành hơn là xây dựng và chu cấp cho 1000 cái chùa (Phật Ngôn).
Nói tới tượng Phật thì nói leo qua chuyện thắp hương.
Trong nghi thức tụng niệm, các Tổ và Thầy đã nói lên tiếng nói "vô vọng" (Nói ra mà chẳng hy vọng gì có người nghe) là:
Giới Định hương và Trí Huệ hương là số một! Không có hương nào mà hay hơn và tốt hơn cái này!
Phật Ngôn:
--Ông nào mà thương tui thì nên thực hành theo cách của tui.
Toàn là thực hành!
Bây giờ tibu cũng nói lên tiếng nói "vô vọng":
Trong các cõi giới, danh từ chuyên môn gọi cõi này là: Hương Ấm Thần (các ông thần ăn hương thơm, ở những nơi có hương thơm như là Trầm ...).
Nhưng trong kinh: Chú giải Người và Cõi.
Có bàn về "Càn Thát Bà":
Trích đoạn:
[...]
Có 10 hạng Gandhabba sanh ra từ cây có mùi hương là:
1- Mūlagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong rễ cây.
2- Kandagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong gốc cây.
3- Sāragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lõi cây.
4- Pheggugandhabba: Càn Thát Bà sanh trong giác cây.
5- Tacagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ cây.
6- Papatikagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong vỏ ngoài .
7- Saragandhabba: Càn Thát Bà sanh trong nước thơm.
8- Dannagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong lá cây.
9- Pupphagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong hoa, bông.
10- Phalagandhabba: Càn Thát Bà sanh trong quả, trái cây.
Cả 10 hạng Chư Thiên Càn Thát Bà này gọi là Katthayakkha.
[...]
Hết phần trích đoạn.
Thì người có màn tivi (Thiên nhãn) sẽ thấy rất là rõ những loại Thần này, họ thích mùi hương đến độ mà họ không thể nào bỏ đi nới nào khác được! Ngay cả khi bị đốt cháy, họ cũng bị cháy theo y như là người nằm ngủ trong nhà và cái nhà bị ai đó đốt cháy!.
tibu và Nhí, nhất là Bé Hạt Tiêu, cũng đã từng ngửi mùi khét y như là mùi thịt cháy khi có người vì vô tình mà đốt hương... cúng Phật, mời ông bà về, cúng thí thực!
Thiệt là đau đầu! Hành động là tốt từ đầu đến cuối, như là:
Thề là không ăn thịt chúng sanh, giữ giới búa xua hết!
Nhưng vì phong tục, vi vô minh mà đốt cháy người ta để mà gọi là cúng dường Chư Phật, Chư Bồ Tát!
Thử tưởng tượng 99.99% làm nghi lễ là làm chuyện này!
Cách xác định một Đức Phật là:
Coi hai bên của Đức Phật gồm những Bồ Tát nào:
Nếu cặp bài trùng:
Ngài Quan Thế Âm (bên Phải của Ngài) và Ngài Đại Thế Chí (bên trái của Ngài)
Thì đây là Ngài A DI ĐÀ PHẬT 
Nếu hai Ngài Bồ Tát lại là:
 Ngài Phổ Hiền (bên Phải của Ngài) và Ngài Văn Thù Sư Lợi (bên Trái của Ngài)
Thì đây là Ngài Phật Thích Ca
Nếu lại là:
Nhật Quang (bên phải) và Nguyệt Quang (bên trái)
Thì đây lại là Ngài Dược Sư Quang Vương Phật
Đặc Biệt:
Ngài Tỳ Lô Giá Na
Thay vì chỉ có hai vị Bồ Tát như các Đức Phật khác! Ngài Tỳ Lô Giá Na lại có hai hệ thống Bồ Tát.
Một hệ thống ngồi bên Trái của Ngài (đại điện cho bên Trí Tuệ)
Một hệ thống lại ngồi bên Phải của Ngài (đại diện cho bên Thực Hành)
Đặc biệt hơn hết là:
Chính Ngài Tỳ Lô Giá Na lại hóa hiện ra Ngài Hắc Bì Phật khi Ngài xuất hiện ở cõi Vô Sắc (từ Không Vô Biên Xứ cho tới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.
Gọi là Hắc Bì (Da Đen) là vì Ngài còn "đen hơn cả màn đêm của cõi Phi Phi Tưởng Xứ"
Tibu ghi lại cho rõ.
Tibu ghi lại cho rõ.